
Lược sử Giáo
xứ Bạch Xa
Ngược ḍng sông Lô từ tỉnh Tuyên Quang lên phía tỉnh Hà Giang, du
khách có thể thấy ngỡ ngàng với một dăy núi cao nhấp nhô giống h́nh
một con Bạch Xà tọa lạc ngay phía bên tay phải của du khách. Ở lưng
chừng núi có một cái hang, trong đó có một bức tượng Đức Mẹ Ban ơn,
đó là linh địa Bạch Xa. Bạch Xa cái tên gắn liền với sự tích Bạch Xà
đă ăn sâu vào tâm trí của mỗi người con dân trong giáo xứ này.

Về địa lư: Giáo xứ Bạch Xa cách Ṭa Giám mục Bắc Ninh 205km về
hướng đông nam. cách thị xă Tuyên Quang 71km dọc theo quốc lộ 2 lên
tỉnh Hà Giang. Là giáo xứ thuộc giáo hạt Tuyên Quang, sống xen kẽ
với các dân tộc đồng bào. Được biết Tuyên Quang hiện nay có 23 dân
tộc anh em cùng sinh sống. Giáo xứ Bạch Xa hiện nay gồm 4 giáo họ, 3
giáo khu, giáo dân vào khoảng gần 2250 nhân danh, với địa bàn trải
rộng trên 6 xă của huyện Hàm Yên – tỉnh Tuyên Quang. Từ quốc lộ 2 du
khách có thể đi đ̣ qua sông Lô sang phía bên tay phải để đến với
giáo xứ. Thời kỳ đầu, giáo họ nằm gọn trên khu vực soi bờ sông, diện
tích khoảng 2km2 đất đai bằng phẳng, màu mỡ. Mạn bắc, mạn đông có
dăy núi đá vôi án ngữ. Mạn tây, mạn nam có ḍng sông Lô trong xanh,
thơ mộng lượn quanh bao bọc. 2
Về bối cảnh lịch sử: Giáo họ Bạch Xa thời kỳ đầu gồm 8 hộ gia
đ́nh làm nghề đánh cá, là giáo dân ở họ Vân Tập - Vân Cương thuộc 1
giáo xứ cách thị xă Tuyên Quang khoảng hơn 20km về phía tỉnh Phú Thọ
lên đây lập nghiệp. Họ làm nhà bè, neo đậu dưới bến nước đền Bà Cô ở
cuối thôn. Vào năm 1875, thời kỳ này chưa có họ Bến Đền như ngày
nay, cả khu vực đất đai bằng phẳng, ph́ nhiêu này chỉ có vài gia
đ́nh dân tộc Tày sinh sống. Những gia đ́nh dân tộc Tày này làm ruộng,
cấy lúa và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Làng chỉ có một con đường nhỏ
đi từ làng Pḥng Trao ra Bến Đền, lúc đó c̣n có tên gọi là Bến Tăng
của Làng Tăng. Từ Bến Tăng xuống cuối thôn có một con đường ṃn men
theo bờ sông đi vào Nà Đát, Phù Hương xuống xă Minh Khương.

Một sự kiện mà ai cũng phải nhắc tới đó là hàng mấy thế kỷ, người
dân ở đây không thể đông lên được, v́ không nhà nào sinh con đầu
ḷng mà nuôi được. V́ vậy mới có sự tích về thần Bạch Xà “Con Rắn
Trắng” đă bắt các trẻ nhỏ để ăn thịt. Hẳn sự việc này Thiên Chúa đă
định sẵn từ trước, để mảnh đất này sẽ là “Miền Đất Hứa”.
Từ năm 1875 đến năm 1926 cũng vẫn chỉ có hơn 10 hộ gia đ́nh. Biết
sự việc trên nên Cha Quang đang quản nhiệm giáo xứ Đồng Chương ở
Tuyên Quang đă lên cho xây tượng Đức Mẹ ở trên núi. Ngọn núi này là
núi đá vôi cao khoảng 80m, với h́nh dáng nhấp nhô. Trên lưng chừng
núi có một cái hang rộng khoảng 10m, chiều sâu chừng 5m. Từ chân núi
nh́n lên tới bức tượng khoảng 50m. Muốn chèo lên hang th́ phải chèo
lên dăy núi khá thẳng đứng với đá tai mèo sắc nhọn, có chỗ trơn phải
dùng dây xích đu lên. Đến gần cửa hang th́ có một ḥn đá lớn dốc
đứng án ngữ, rất nguy hiểm. Phía trên miệng hang là một cái ṿm rất
đẹp nh́n vừa giống h́nh miệng một con Sư tử hung dữ lại vừa nh́n
giống một trái tim hiền lành.
Năm 1926 Cha Quang dẫn theo mấy người thợ đến, với sự giúp đỡ của
bà con giáo dân đă bắt đầu công tŕnh xây tượng Đức Mẹ trong hang đó.
Công việc lúc đầu quả thật là rất khó khăn và nguy hiểm, để trèo lên
tới hang th́ mọi người phải đục đá thành những lỗ sâu rồi chôn nhưng
đoạn sắt to như xà beng xuống, sau đó quấn xích sắt vào, lấy những
cây tre vầu đóng và kết thành mảng vững chắc rồi cứ thế từng bước
chèo lên tới hang. Các thanh 3 niên nam, nữ đă buộc những bao xi
măng, nước và những vật liệu khác vào lưng rồi bám theo dây xích sắt
mà leo lên tới hang để xây dựng tượng.
Cha Quang đă cho xây bức tượng Đức Mẹ ban ơn, tượng cao gần 2m
dưới chân tượng có một bệ phẳng ghi ngày 15 - 4 - 1926, có lẽ đây là
ngày khánh thành bức tượng. Với ân ban đặc biệt của Đức Mẹ Ban ơn
cho toàn dân trong vùng, kể từ đó cuộc sống b́nh yên đă thực sự đến
với mảnh đất này. Dựa vào nội dung của sự tích Đức Mẹ núi Bạch Xà
th́ việc xây tượng Đức Mẹ trong miệng “Con Rắn Trắng” đă chống hàm
nó, không cho nó ăn thịt các con đầu ḷng của người dân ở đây nữa.
Nếu như trước đây, mỗi lần nhắc tới núi Bạch Xà thường để lại
trong tâm trí mọi người nỗi hoang mang, lo sợ, th́ từ đây Bạch Xà đă
trở thành “ Miền Đất Hứa” đang vươn lên mạnh mẽ. Từ đó, người ta
thấy tiếng cười trong trẻo của những trẻ thơ, mà hàng mấy chục năm
trước những đứa trẻ đầu ḷng sinh ra đă không được lớn lên trong
vùng đất này. Từ đó, tên gọi Bạch Xa dần dần đă thay thế cho tên gọi
Bạch Xà.
Rất nhiều các Linh mục, tu sĩ nam, nữ và bà con giáo dân ở nơi xa
đến đây khi nghe được sự tích Mẹ núi Bạch Xà đă không quản ngại vất
vả, hiểm nguy để leo lên tới bức tượng Đức Mẹ Ban ơn mà cầu nguyện
và xin ơn lành của Mẹ.
Theo sự phát triển tự nhiên, giáo dân từ ngày đó đă tăng nhanh
chóng, yêu cầu về sinh hoạt công giáo đă trở nên sinh hoạt thiết yếu.
Năm 1932, ngôi nhà thờ đầu tiên, nhỏ bé, đơn sơ đă được dựng nên
trên khu đất cao. Giáo dân đă lấy tên là họ Bến Đền (v́ toàn bộ nhà
bè neo đậu ở bến nước gần đền Bà Cô của người địa phương). Sau đó,
số hộ đông lên thành làng nên cũng được gọi theo tên của họ đạo là
làng Bến Đền thay cho làng Tăng xưa.
Tên gọi làng Tăng đă đi vào dĩ văng từ đây. Thời đó, giáo họ đă
bầu cụ Tuyên người Vân Tập lên lập nghiệp làm trùm chánh tiên khởi
của giáo họ. Năm 1962, do nhà thờ đă quá chật hẹp và xuống cấp, giáo
họ đă làm một ngôi nhà thờ khác to hơn, kiên cố hơn và đẹp hơn bằng
gỗ rừng. Ngôi nhà thờ này tồn tại được 35 năm.
Thời kỳ năm 1930 dưới xă Minh Dân (cách giáo họ Bạch Xa khoảng
12km) lập họ. Có Cha Tịch về ở một thời gian ngắn rồi đi. Khoảng 40
năm ấy giáo họ Bạch Xa được Cha Thịnh và Cha Cử ở Tuyên Quang coi
sóc.
Năm 1987, sau trận lụt lịch sử, nhà thờ nhiều ngày bị ngập sâu
trong nước. Khi nước rút, các cơ sở vật chất bị hư hỏng hầu hết.
Giáo dân đă làm lại ngôi nhà thờ khác trong thời gian gấp gáp là hơn
1 tháng. Vật liệu làm nhà do giáo dân đóng góp và tự làm lấy.

Kể từ khi có giáo dân đến năm 2017 giáo họ có 9 đời trùm chánh là:
Cụ Tuyên, Cụ Hiệp, Cụ Giấy, Cụ Kim, Cụ Lương, Ông Chương, Ông B́nh,
Ông Thường và Ông Chung.
Năm 1998, lần đầu tiên mảnh đất này được vị Chủ chăn của giáo
phận là Cố Đức Cha Giuse Maria Nguyễn Quang Tuyến lên kinh lư mục vụ.
Trong 2 ngày kinh lư của Ngài là những ngày lễ hội kéo dài của giáo
họ. Lần đầu tiên nhiều người mới được biết đến Đức Giám Mục của ḿnh.
Năm 2004, Ngài về mục vụ cho giáo họ lần thứ 2. Trong thời gian
này, Ngài đă quyết định thành lập giáo xứ Bạch Xa. Sau đó Ngài đă
khảo sát, xem xét và quyết định chỗ đất sau này sẽ xây dựng nhà xứ
tương lai.

Đầu năm 2008, giáo phận đă chấp nhận lời xin và cử Cha Giuse Trần
Quang Khiêm “Cha quê hương” lên làm Cha xứ tiên khởi. Cha Cosma
Hoàng Văn Đạt (khi ấy chưa tấn phong Giám mục) đă đưa Cha Khiêm về
nhận xứ. Mở đầu việc xây dựng giáo xứ Bạch Xa. Ngày Chúa nhật mỗi
khi kết thúc thánh lễ, mọi người quay về phía hang đá Đức Mẹ để đọc
kinh viếng Đức Mẹ. Bổn mạng chính của giáo xứ là thánh Phêrô, Cha
Giuse Trần Quang Khiêm c̣n xin Đức Cha cho giáo xứ Bạch Xa nhận Đức
Mẹ Bạch Xa làm bổn mạng nh́ của giáo xứ, kính ngày 15 - 4 dương lịch
theo ngày ghi dấu khánh thành tượng Đức Mẹ Bach Xa trên núi.
Cha Giuse Trần Quang Khiêm tiên khởi coi sóc giáo xứ đến năm 2011
th́ Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt cử Cha Giuse Ngô Ngọc Đoàn về kế
nhiệm.
Năm 2012, Đức Cha lại cử Cha Giuse Hoàng Anh Tuấn về kế nhiệm
thay Cha Giuse Ngô Ngọc Đoàn. Thời kỳ này giáo xứ Bạch Xa có nhiều
thay đổi, việc thay đổi lớn nhất là xây nhà thờ giáo 5 xứ. Khởi công
ngày 29 - 6 - 2016, tới ngày 4 - 12 - 2016 Đức Cha Cosma Giám Mục
giáo phận lên cử hành thánh lễ đặt viên đá xây dựng.
Như vậy, kể từ năm 1875 bắt đầu từ những giáo dân đầu tiên định
cư ở đây cho đến năm 2017 giáo xứ Bạch Xa đă có 142 năm tuổi. Thời
kỳ sinh hoạt trong khuôn khổ có tổ chức là từ năm 1932 đến năm 2017
là 85 năm. Có 7 Cha chính thức coi sóc, 3 Cha chính xứ trực tiếp coi
sóc, 2 lần được đón Đức Cha Giuse Maria Nguyễn Quang Tuyến về kinh
lư mục vụ. Ngày 18 - 3 - 2013, giáo xứ được vinh dự đón Đức Tổng
Giám Mục Leopoldo Girelli Sứ Thần Ṭa Thánh đến thăm.

Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt kể từ khi Ngài được tấn phong Giám
mục ngày 10 - 7 - 2008 cho tới nay Ngài đă thường xuyên lên kinh lư
mục vụ cho giáo xứ. Bạch Xa thân yêu! Một giáo xứ ở xa nhất cực bắc
của giáo phận, nhưng trong ḷng giáo phận Mẹ, Bạch Xa không hề xa.
Trái tim của mỗi người tín hữu Bạch Xa luôn hướng về giáo phận và sự
quan tâm chăm sóc của các vị Chủ chăn trong giáo phận đă làm cho
Bạch Xa trở thành một bộ phận không thể tách rời trong thân thể giáo
phận Bắc Ninh yêu quư.
Nơi đây đă, đang và sẽ là nơi hành hương đầy hứa hẹn cho các tín
hữu trong và ngoài giáo phận. Bức tượng Đức Mẹ Ban ơn ở trên núi cho
đến năm 2017 cũng được 91 năm tuổi.
Lịch sử Bạch Xa không thể bỏ qua việc xây dựng giáo xứ Bạch Xa,
càng không thể không gắn kết với sự tích bức tượng Đức Mẹ Bạch Xà
xây trên núi. Mẹ đă làm cho mảnh “Đất Chết” trở thành mảnh “Đất Hứa”
màu mỡ cả về đời sống đức tin và cuộc sống. Mọi giáo dân nơi đây
đang nỗ lực đoàn kết ngày đêm xây dựng giáo xứ thân yêu này của giáo
phận Bắc Ninh ngày thêm tươi đẹp.

Giáo xứ đang xây dựng ngôi thánh đường mới to đẹp, khang trang và
hơn thế nữa mọi người cũng đang nỗ lực xây dựng ngôi thánh đường là
chính con người của ḿnh để trở thành ngôi thánh đường xứng đáng cho
Thiên Chúa ngự. Những hạt giống đức tin đă được gieo văi nơi đây và
đang âm thầm lớn lên từng ngày để nơi đây sẽ trở thành thành tŕ đức
tin vững vàng.
Xin mọi người hăy nhớ đến linh địa Bạch Xa thân yêu trong lời cầu
nguyện và ước ǵ mỗi người trong chúng ta cũng sẽ ít là một lần được
đến kính viếng Đức Mẹ Bạch Xa trên ngọn núi lịch sử này.
Cầu xin Hiền mẫu Maria luôn ǵn giữ, che chở cho giáo xứ Bạch Xa
chúng con luôn biết sống yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Xin cho chúng
con luôn biết hướng về Mẹ để nhờ Mẹ dẫn dắt chúng con tới Thiên Chúa.
Amen!
Phaolô Nguyễn Văn Tuyến
Chi tiết bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com

|