|

Lược
sử Giáo họ Lưỡng Quán 2
Chi tiết bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com

.................................
LỄ
KHÁNH THÀNH NHÀ THỜ LƯỠNG QUÁN 2
THỨ BẨY, NGÀY 10-12-2011
Sau gần nửa thế kỷ khắc khoải với việc tu
dưỡng và bồi bổ tâm linh, những ngày đầu tháng 12 này, bà
con dân họ Lưỡng Quán 2 đã bước vào những ngày hồng phúc
“cổ kim bất phùng”, mọi người sốt sáng tĩnh tâm, lãnh ơn hoà
giải, hoàn thiện những phần việc c̣n lại của ngôi Thánh Đường. Tối
hôm trước ngày Lễ Khánh Thành đă có 6 cha dâng Thánh Lễ đồng tể Tạ
ơn. Giáo Họ Lưỡng Quán II, nằm trên ven đồng bằng châu thổ Sông Hồng,
thuộc thôn 2, xă Trung Kiên, Huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Ngôi
Thánh Đường mới khang trang, ấm cúng cao vút lên giữa không
gian xanh ngắt của vùng nông sản. Đức Cha Bắc Ninh đang giảng
pḥng cho quí Thầy sắp lănh nhận chức phó tế, nên Đức Cha Laurenso
Chu Văn Minh, Phụ tá Tổng Giáo phận Hà Nội, Giám Đốc Đại
Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội, thay mặt Giáo Hội, đă cùng với 15
linh mục, 1 thầy Phó tế và hơn 1 ngàn người cả lương lẫn giáo, cử
hành THÁNH LỄ TẠ ƠN, làm phép Nhà thờ mới.
Giữa bạt ngàn màu xanh của nông thôn thuần
tuư, Lưỡng Quán II với tích truyện là sự kết hợp của hai
tộc họ: một từ trung du xuống, một từ miền xuôi cuối bãi
sông Hồng ngược lên, cùng kết hợp xây dựng mái nhà chung (Quán
= nhà) cho cả hai nhà (lưỡng = hai) nâng đỡ, sinh sống đề huề,…
được các bô lão truyền lại cho con cái, như lời nhắc nhở
cộng sinh, sống trọn đạo bác ái. Nhìn vào đám đông chen vai
sát cánh hướng tâm hướng hồn cùng tham dự thánh lễ Tạ ơn,
Đức Cha Laurensô thổn thức: “Có lẽ đây cũng còn là lời mời
gọi hướng tha nhân nhiều hơn nữa. Giữa anh em là lương lẫn
giáo đang vui vẻ ngồi bên nhau mà cùng Tạ Ơn Thượng đế của
chúng ta, và cùng tha thiết xin được giữ gìn, nâng niu nhau
trong bình an của những anh em chí thân chí nghĩa”. Cha Chánh
xứ, Fx. Nguyễn Huy Liệu, bổ sung thêm trong Thánh Lễ ban
chiều: “…Đó cũng là cơ hội để tất cả mọi giáo hữu Lưỡng
Quán 2 thực thi vai trò ngôn sứ, để truyền giáo cho muôn dân.
Nên mọi người đều phải ý thức việc gìn giữ những gì mình
đang có, là sự thuận thảo, là cảm nghiệm ân sủng đang bao
trùm giáo họ,…và xác tín hơn trong đường hướng mục vụ và
truyền rao Tin mừng theo cách thức đơn sơ thuần hậu của
người dân sống với luỹ tre làng, chiếc cày, con trâu…”.
Mà thực, có mặt ở Lưỡng Quán trong những
ngày qua, người viết đã có dịp mục sở thị những sinh hoạt
bác ái giữa các thế hệ, giữa những con người thuần hậu
không kể lương hay giáo phấn khởi hồ hởi giúp nhau tô vẽ, sơn
phết để hoàn chỉnh những góc nhà, góc sân quanh nguyện
đường; khênh vác, tíu tít bên khoảng không gian dành cho hậu
cần. Cha xứ, khách mời,… hoà mình vào bầu khí của lễ hội.
Có bà bảo: “Tất tật đều do mọi người bỏ công bỏ sức cộng
tác với nhau đấy cha ạ. Những gì tận dụng được từ các gia
đình, chúng con đều mượn nhau và nhờ nhau”. Trong đêm văn nghệ
mừng giáo họ, chúng tôi cũng đã lấy làm ngạc nhiên khi mới
trước đó được biết giáo họ chỉ gói gọn trong con số 20 hộ
gia đình, với 121 nhân danh, nhưng dàn “diễn viên” thiếu nhi đã
ngót nghét số ấy. Ông trùm trưởng Fx. Nguyễn Văn Quế, cười
xoà: “Thì đấy, các em người lương không đấy cha ạ!”.
Được biết, trước biến cố 1954, Họ Lưỡng
này hầu như toàn tòng, nhưng thời cuộc và những lượt người
di dân đã không chỉ làm xáo trộn cộng đoàn, mà còn cấy
“cỏ lùng” vào “lúa”, cho xôi và đỗ trộn lẫn trong nhau, nên
một cộng đoàn đa dạng hơn. Cũng có những “lúa” đã đồng hoá
mình với “cỏ lùng” khi điều kiện sinh hoạt tôn giáo không
thuận lợi, khi không có thánh lễ hàng ngày,… “Có nhiều
người đã được rửa tội, nhưng xao nhãng việc đạo. Nên các
thế hệ sau họ cũng vì thế mà khô khan, chẳng biết lễ
nghĩa gì nữa cả”- ông Quế ưu tư. Nên, có nhiều người được
gọi là lương dân, nhưng vẫn có chút gốc tích từ dân đạo.
Lại có những người sốt mến, tuy chưa học giáo lý buổi nào,
nhưng vẫn tha thiết dự tất cả các buổi lễ trọng, ngay cả
khi phải đạp xe lọc cọc qua tận Dân Trù…
Nhưng, trong hiện tại, với mối tương quan
thắm thiết giữa các thành phần, đó lại là khởi nguồn của
niềm hi vọng mới. Kể lại cho linh mục đoàn đồng tế nghe
chuyện chạy tới chạy lui động viên tinh thần ban hậu cần
giữa 1, 2 giờ đêm; cha Chánh Xứ hồ hởi: “hầu hết đều là
người lương, tự nguyện tới giúp để anh em bên giáo được
thảnh thơi tham dự các nghi lễ bên đạo cho trọn vẹn”. Những
ngày lễ họ Lưỡng Quán cũng vì vậy mà nên như hội chung
của làng vậy.
Niềm vui nối tiếp niềm vui. “Chưa bao giờ
giáo họ heo hút này được các cha tới đồng tế đông như thế
– ông Quế chia sẻ –những 15 cha và cả Đức Cha phụ tá Tổng
Giáo phận Hà Nội chủ tế, rồi Ông thầy chùa tới dự từ đầu tới
cuối nữa”. Sau Thánh Lễ buổi tối, mọi người lại quây quần
bên nhau để cùng thêm lời Tạ Ơn cuối ngày với nhau và với
ân thân nhân, chia sẻ niềm vui cùng những điều cần rút kinh
nghiệm trong vai trò của ban tổ chức. Cha xứ cũng tranh thủ
những giây phút riêng tư với cộng đoàn để huấn dụ và tỏ
bày những thao thức của người chủ chăn với đoàn chiên về
nhiệm vụ giữ đạo và đóng vai trò ngôn sứ giữa lòng đời
hôm nay.
“Và đất chúng ta sẽ nở hoa công chính”. Lời
thánh vịnh còn vang vọng trong từng lời kinh sáng – trưa –
chiều từ cộng đoàn bé nhỏ ấy. Lưỡng Quán 2, được Đức Cha
Laurenso ví von đặt vào guồng chảy của văn hoá Việt khi
nhìn nhận như sự vận hành hài hoà của 2 cực âm dương, đạo
đời,… đang khởi sự với lời mời gọi của Giáo hội trong giai
đoạn khích lệ tái truyền tải Phúc âm cho người đã từng
nghe lời Chúa. Ai cũng trầm trồ khi hoà mình vào những
ngày hội của Họ Lưỡng, ai cũng cầu chúc Chúa ban phúc
lành để họ được lớn lên. Ước mong sao nỗ lực của con người
sẽ được đáp trả cân xứng. Amen.
Fx Minh Nhật OP
Nguồn : Website Gia đ́nh Bắc
Ninh
|
|