
Lược sử Giáo
xứ Ngô Khê
I. Địa thế
Làng Ngô Khê thuộc Tổng Phong Quang, Huyện Yên Phong, Tỉnh Bắc
Ninh (nay gọi là Hà Bắc). Theo đường chim bay làng Ngô Khê cách
tỉnh Bắc Ninh 2 Km. Nhưng theo đường bộ th́ vào khoảng 5 Km, băng
qua Dương Ú (Đống Cao) và Phố Ó. Làng rộng khoảng 10 mẫu ta
(36,000m2) và được bao quanh bằng con đê ba mặt giáp ranh các làng
bạn :
-
Bắc giáp làng Châm Khê (Bùi ) bên kia sông Ngũ Huyện Khê.
- Đông giáp làng Đào Thôn bên kia sông Ngũ Huyện Khê.
- Nam giáp làng Dương Ú (Đống Cao) và Hạ Giang (Cống Rừng) bên kia
sông Ngũ Huyện Khê.
- Tây là cánh đồng Mùa và Chiêm, chạy dài giáp tới làng Đông Yên.
Sông Ngũ Huyện Khê bắt nguồn từ ao Cả Vực - Đê Phúc Yên và đổ ra
sông Cầu ở làng Đặng Xá.
H́nh thể làng giống h́nh bầu dục, được bao quanh bằng lũy tre xanh
và một hàng ao hồ bên ngoài lũy tre xanh. Làng có ba con lộ chính
là đường Vườn Dội, đường Vườn Ngoài và đường Đỗi Đ́nh. Một giếng
nước chung cho cả làng dùng được đào sát đường Đỗi Đ́nh. Năm 1953
một giếng nước mới đuợc đào ngay cổng Đỗi Đ́nh, nhưng dân chúng
vẫn ưa nước giếng cũ. Nước ngon ngọt, trong lành và mọi ngựi có
thể đi xuống tới mặt giếng để kín nước, không phải dùng giây kéo
thùng.
Băi ruộng sau nhà Quan Cư là ruộng Chùa (Quan Gọi). Các đường đi
trong làng được tổ chức khang trang, sạch sẽ và gọn gàng cho cả
hai xóm : xóm Ngơ Cả (ông Cả) và xóm Ngơ Lẻ (ông Lẻ).
Ngô Khê đă được h́nh thành từ lâu (1800?), nhưng không có bút tích
để lại nên không ai rơ làng do những cụ tổ nào. Một điều chắc chắn
là lúc đầu làng rất nhỏ, qui tụ dăm gia đ́nh thuộc 4 họ Nguyễn,
Ngô, Vũ và Đào tới lập nghiệp. Sau này dân cư trở nên đông đảo nên
nhà cầm quyền địa phương mới đặt thành làng. So với các làng lân
cận, Ngô Khê chỉ là một thôn nhỏ. Ngô Khô đă bị giặc Cờ Đen Lưu
Vĩnh Phúc đă đến cướp phá thời Pháp thuộc.
II. Danh xưng
Theo truyền khẩu, có một cây Ngô Đồng mọc gần bờ sông Ngũ Huyện
Khê, nên dân làng lấy chữ NGÔ cho nửa tên đầu. Ngũ Huyện Khê là
con sông nhỏ chảy qua năm huyện, đổ ra cửa sông Cầu. Sông cạn về
mùa đông nên nửa phần thứ hai được gọi là KHÊ. Nhà chức trách ghép
hai chữ lại thành NGÔ KHÊ thay v́ Ngũ Khê. Bởi ngũ đă là tên của
sông rồi.
III. Dân số
Tính đến năm 1954, nhân số nam phụ lăo ấu tại Ngô Khê vào khoảng
700 nhân danh. Bốn mươi bốn năm sau (1998) dân số đă gia tăng,
nhưng v́ thời thế 1954 và 1975, dân di chuyển rải rắc nhiều nơi
tại Bắc Nam trung và hải ngoại, nên không có được con số chính xác.
Dân số phỏng đoán hiện nay là :
Tại Ngô Khê khoảng 600 nhân danh.
Tại Lạc Lâm, Lâm Đồng khoảng 300 nhân danh.
Tại Kênh 3 Cái Sắn, Kiên Giang khoảng 300 nhân danh.
Tại Hố Nai, Đồng Nai - Thành Phố Hồ Chí Minh - Bảo Lộc, Long Khánh
- Kontum - Ban Mê Thuột - Vũng Tầu - Cần Thơ - Sóc trăng khoảng
200. Tổng cộng khoảng 1500 nhân danh.
IV. Nghề Nghiệp
Nông nghiệp là sinh kế chính của dân làng. Mỗi gia đ́nh đều có
những thửa ruộng lớn (3600m2) hoặc nhỏ (36m2) để cầy cấy. Họ
Nguyễn đông nhất nên chiếm đa số ruộng và khá giả hơn các họ khác.
Hiện nay v́ nhu cầu, dân làng đă phát triển nhiều tiểu công nghệ
khác như làm nón, làm giấy, đan chài lưới, kết lăng, chặng, câu,
hải sản, thợ mộc, thợ nề, g̣ vá thúng, nồi soong. Tại kênh 3 Cái
Sắn, Kiên Giang, ngoài nông nghiệp, dân chúng gia tăng nuôi gia
súc, nuôi cá, trồng trọt và buôn bán vật liệu xây cất. Tại Lạc lâm,
dân chúng chuyên trồng các loại rau bốn mùa. Tại Long Khánh và Ban
Mê Thuột chuyên trồng cà phê, hột điều, hồ tiêu, ớt, đậu và các
cây ăn trái như chuối, đu đủ, chôm chôm. Tại Bảo Lộc dân chuyên
trồng các loại trà.
Thiểu số là tiểu thương như cắt kính, bán buôn vật liệu xây cất,
giáo chức, y tá, tài xế, công chức, bộ đội. Theo truyền thống,
hằng năm vào ngày 15 tháng giêng âm lịch có đại hội toàn dân. Đại
hội sẽ lập sổ nhân danh, phân loại các giới phụ lăo, quan viên,
thanh niên :
-
Từ 70 trở lên là thượng thọ.
- Từ 60 đến 70 là hạng lăo.
- Từ 45 đến 60 là quan viên.
- Từ 44 trở xuống là tráng đinh lo phục vụ và tạp dịch.
- Tuổi 18 được chính thức ghi danh vào làng là bạch đinh.
- Từ 50 tuổi sấp lên được miễn tạp dịch, nghĩa là được miễn đi phu
và được ngồi mâm cao ở nơi đ́nh chung.
Đại hội kết thúc với sổ nhân danh chi tiết và đầy đủ. Sau đó có
cuộc liên hoan. Thắc mắc đuợc giải đáp, oan ức được phân tỏ và mọi
người ra về trong yêu thương và đoàn kết.
V. Văn Hóa
Khi làng mới được h́nh thành, rất ít người được đi học. Sau v́ sự
giao dịch với các làng bạn, các nhà khá giả mời thầy đồ về dậy chữ
nho cho con cháu. Thấy việc học là quan trọng cho tương lai nên
trai tráng trong làng bắt đầu xin ghi danh học. Pḥng ốc chưa có
nên học tṛ phải ngồi đất, lúc viết phải nằm dài ra. Thầy ngồi
trên phản ra lệnh bằng chiếc roi mây. Tṛ làm biếng và ngỗ nghịch
phải nằm sấp và bị phạt bằng những lằn roi mây trên mông và khoanh
ṿng tṛn quanh sườn để làm gương.
Khoảng năm 1950, làng Ngô Khê dùng quan cư làm địa sở cho trường
tiểu học. Các làng lân cận phải gởi con sang tu học.
VI. Tôn Giáo
Khi mới thành lập dân làng Ngô Khê theo đạo ông bà một hợp thể của
Khổng Lăo Nho và Phật. Một ngôi chùa và đ́nh đă được xây cất bên
ngoài làng trên đường Đỗi Đ́nh. Di tích ngày nay c̣n lại là băi
Chùa. Sau khi gia nhập đạo công giáo (1894) đời đức cha Khâm, dân
làng đă trục xuất sư tăng và phá hủy ngôi chùa. Truyền khẩu cho
hay rằng ban đêm sau khi phá Chùa, có một luồng sáng to như cái
thúng từ đất băi chùa bay lơ lửng trên không. Các cụ, các ông và
trai tráng trong làng ra ngó và ḥ hét đuổi đi. Nhưng không ai dám
lại gần v́ sợ. Sau một thời gian, cục sáng này bay đi và biến mất
vào không gian. Có lẽ đây là sự vĩnh biệt của thần làng. Câu
chuyện này chính tôi được nghe cụ Ngô văn Thức kể tại San
Francisco vào năm 1978. Cả làng ṭng giáo là một biến cố lớn và
đáng nhớ trong lịch sử làng Ngô Khê. Biến cố này cần được ghi lại
để hậu sinh rơ nguồn gốc. Đức tin công giáo đă biến Đỗi dân làng :
hết dị đoan, biết đọc và viết, đỗ đạt, làm quan.
Biến cố quan trọng
Cụ cố Ngô văn Thừa cưới bà Nguyển thị Lệ, con gái cụ Tổng Cần (con
bà hai) kể câu chuyện cả làng trở lại sau đây cho con trai Ngô văn
Thức và được ghi lại như sau :
Ông Nguyễn văn Cần làm chánh tổng Phong Quang. Ông Tổng Cần rất
giầu có. Hầu hết ruộng tại Ngô Khê đều là sở hữu của ông. Ông được
dân các làng chung quanh kính sợ và nể phục. Đi đâu ông cũng đều
cưỡi ngựa và có hai cận vệ theo hầu. Một mang gươm để bảo vệ sinh
mạng. Một mang theo điếu cháp phục vụ nhu cầu của ông. Chiều chiều
gío mát ông cưỡi ngựa đi ṿng quanh đê giải nồng. Muốn ăn thịt heo
hay chó, ông chỉ vào bất cứ ai đi qua lại bên kia bờ đê và truyền
mang thực phẩm đến nhà ông. Có thể ông là một trong các “cường hào
ác bá” và “coi trời bằng vung” rất phổ thông của các quan Tổng,
Huyện và Tuần phủ thời đó. Dân trong tổng ai cũng sợ oai và không
dám cưỡng ư ông.
Được quan huyện nể nang và thưong yêu nên bao nhiêu ruộng tốt
quanh vùng đều do ông làm chủ. Xóm Ông Lẻ (khi chưa thành làng) là
ruộng của ông. Ông sống rất xa hoa, ngày nào cũng phải có thịt heo
hay chó. Trong nhà kẻ ăn người ở tới lui tấp nập như hội hè hằng
ngày.
Người hầu tuy đông, nhưng hết thẩy chỉ làm chiếu lệ và cẩu thả. Họ
ăn nhiều nhưng làm chẳng bao nhiêu. Thóc lúa họ để vung văi ngoài
cổng. Cơm đổ trắng xóa ở cầu ao.
Cuộc đời vàng son, xa xỉ và coi trời bằng vung của ông Tổng Cần
chấm dứt khi ông bị quan Tuần phủ Bắc Ninh bắt giam để điều tra.
Ông bị cáo là đă ăn chặn thuế đinh điền của dân. Ông đă không nộp
thuế cho quan huyện, lại c̣n vu cáo là những chủ ruộng chưa chịu
đóng thuế. Sau khi điều tra hư thực, ông Tổng Cần bị quan tuần phủ
kết án đầy đi Côn Sơn. Bị tịch thu hết ruộng nương và tài sản để
hoàn trả phần thuế thiếu hụt.
Đang khi bị giam ở Bắc Ninh (cổ đeo gông), ông Tổng Cần xin gặp
Đức cha Khâm (người Tây Ban Nha) ở ṭa giám mục Bắc Ninh và xin
ngài giúp thoát cảnh lưu đầy. Đức cha Khâm ra điều kiện là ông và
cả làng Ngô Khê phải ṭng giáo th́ đức cha sẽ can thiệp với quan
chánh xứ Bắc Ninh xin ân giảm án cho.
Ông Tổng Cần nhận lời nên đức cha Khâm can thiệp với công sứ Pháp.
Mấy hôm sau ông Tổng Cần đuợc tha về làng nhưng vẫn phải hoàn trả
đủ số thuế đinh điền của làng Ngô khê. Sau khi được tha, ông Tổng
Cần lo ngay đến việc ṭng giáo của dân làng. Đức cha Khâm sai thầy
giảng và bà phước về làng dậy kinh.
Mỗi tối ông Tổng Cần bắt cả làng đi học kinh bổn. Ông cầm đèn gío
đi từng nhà thúc giục mọi người đi học để chuẩn bị cho phép rửa
tội. Ban ngày ông lo xúc tiến việc phá đ́nh, phá chùa, xây nhà thờ,
nhà khách và nhà quan cư. Dân làng sợ oai ông, nên dù chán và
không thuộc kinh, nhưng vẫn phải đi học.
Kinh nguyện thủa ấy rất khó nhớ. Các cha ḍng Đôminicô chuyển âm
tiếng latinh ra quốc ngữ nên nhiều chữ không thể đọc nổi như:
trinidadê, Phiritô Sangtô, sacramentô, yghêrixa v.v... Sau khi măn
khóa, đức cha Khâm về rửa tội cho dân làng. Nam giới lấy thánh
Giuse làm bổn mạng và mừng lễ vào ngày 19 tháng 3. Nữ giới lấy bà
thánh Philômena làm bổn mạng.
Sau phép rửa tội, đức cha Khâm tiếp tục phái thầy ǵa và bà phước
về dậy giáo lư. V́ bận việc đồng áng người lớn không thể đi dự,
nên chỉ có các nhi đồng đến học. Trừ những thanh niên nam nữ đă có
niềm tin, c̣n các ông ǵa bà cả vẫn ngờ vực. Một trật họ vừa đi
nhà thờ làng, vừa đi cúng vái và coi bói ở các nơi khác.
Bởi vậy theo đạo đă 20 đến 30 năm mà nhiều người vẫn không thuộc
kinh và vẫn sang các làng bạn xin quẻ và coitướng số. Mặc dù thầy
ǵa và bà phước dậy “đạo cấm mê tín dị đoan”, các trẻ về nhà không
dám thông đạt hay đề cập vấn đề đó với cha mẹ.
Dân làng, sau 50 đến 60 ṭng giáo, đức tin vẫn yếu ớt, giáo lư vẩn
không tường, kinh vẫn không thuộc và thường sang các làng bên cúng
vái nên không đủ sức lôi cuốn bạn hữu theo đạo. Hằng năm vào lễ
thánh Giuse, làng tổ chức rước sách, kết hoa kiệu, hát lễ và đánh
chén một hai ngày và mời bà con ở Đống cao, Châm Khê, làng Bến và
Hạ Giang đến tham dự, nhưng vẫn không có một ơn trở lại nào. Các
thầy từ Bắc Ninh được mời về tổ chức lễ v́ cả làng không ai thuộc
kinh, không ai có thể hát nhạc Latinh. Mọi người yên lặng như vịt
nghe sấm và ngớ ngẩn như chú chệt nghe kèn tây vậy. Cái yếu điểm
và tự ti mặc cảm là cả làng không có ai có thể đọc chữ quốc ngữ
thời ấy. Việc học kinh v́ thế thêm khó khăn và thời gian học cần
kéo dài thêm v́ phải thuộc ḷng.
VII. Thánh Đường
Khi mới ṭng gíao, dân làng dựng một thánh đường nhỏ bằng tre, lợp
mái tranh ở khu đất nhà ông cố Lượng. Sau di chuyển nhà thờ ra
giữa làng. Nhà thờ dài 35 thước, rộng 10 thước. Không có ghế qùy,
trải chiếu mỗi khi đọc kinh hay dự lễ. Lúc đi chặng đàng thánh gía
sự di chuyển trong nhà thờ thật hỗn độn.
Năm 1930-1931 cha già Tân cổ động xây nhà thờ mới. Nhà thờ có nền
rất cao (bằng đường đê), xây gạch và các cột đều bằng gỗ lim. Nhà
thờ mới rất khang trang, thoáng khí dài 80 thước, rộng 25 thước,
có hai hàng gỗ tạp và nhiều cửa sổ với chấn xong sắt cao chừng 90
phân. Mái lợp ngói tây đỏ.
Nhà thờ ở giữa làng phân biệt rơ hai xóm Cả và xóm Lẻ. Nhà cha ở
đầu nhà thờ, nhà quan cư (hội quán) ở cuối. Công tŕnh xây cất nhà
thờ do cụ trùm Phúc và cụ trùm Dụng đốc công. Tháp chuông và đường
kiệu chung quanh nhà thờ do cụ trùm Thiệp và cụ trùm Hưng hoàn tất.
Nhà thờ có hai qủa chuông. Chuông Annam do dân họ mua sắm. Chuông
tây trên tháp cao do gia đ́nh cụ Hưng và cụ Huynh công đức năm
1952. Tên gia đ́nh các ân nhân dâng cúng được ghi trên qủa chuông
tây. Từ các làng bên ngọn tháp chuông cao ngất của nhà thờ Ngô Khê
luôn được nh́n thấy.
VIII. Sinh Hoạt Tôn giáo
Ngô Khê là họ lẻ của giáo xứ chính toà Bắc Ninh nên nhà thờ họ
không có linh mục tháng 3 và tháng 8 hằng năm, các cha từ Bắc Ninh
về mở tuần đại phúc. Tuần đại phúc kéo dài 10 ngày. Đây là cơ hội
giúp giáo dân lănh bí tích ḥa giải và sống mùa Phục Sinh. Thời
gian tháng 3 và tháng 8 là hai thời kỳ dân làng rảnh rỗi lo việc
thiêng liêng và đạo đức. Tháng 3 vụ lúa chiêm đang thời con gái và
cũng thường là mùa chay thánh. Tháng 8 vụ lúa mùa đang có đ̣ng và
có gió mát trăng thanh.
Có năm tuần đại phúc được tổ chức trước lễ thánh Giuse bổn mạng
làng. Sau tuần pḥng là đại lễ. Các gia đ́nh đều chung đụng thịt
heo hay thịt chó và thường có khách phương xa tới tham dự. Quang
cảnh thật nhộn nhịp và tưng bừng. Các hội đoàn công giáo tiến hành
như Ḍng ba Đaminh, Hội áo Đức Mẹ Camêlô, ca đoàn Cêcilia, hội
khấn Đức Mẹ Fatima, Hội Imelda, đội kèn tây, đội trống trắc, hội
dâng hoa họp nhau mừng lễ. Hội bà thánh Philômêna đông hội viên
nhất nên thường mổ heo. Hội thanh niên công giáo thích ăn thịt chó.
Hội thiếu nữ công giáo qui tụ tại nhà bà trương ăn mừng cho bơ
những ngày dâng hoa và dâng hạt.
Các linh mục đă về Ngô Khê coi họ gồm
có
Cha Tuần, cha Tân, cha Trung, cha Phương, cha Trang, cha Tự, cha
Thái, cha Mỹ (đúc cha Lạng Sơn), cha Lô (Lorenzo Iphanho), cha
Khoa, cha Quyền và cha Huyền.
Đời cha Tân là thời kỳ khó khăn nhất v́ làng mới theo đạo và chính
cha khởi công xây cất nhà thờ hiện nay.
Cha Trang có công làm cho dân họ hiểu và sống đạo. Trong tuần đại
phúc mỗi ngày cha giảng 3 bài. Lời giảng hay và thấm thía nên nhà
thờ chật ních người tham dự. Sau thánh lễ mỗi ngày, cha đi thăm
viếng các gia đ́nh, khuyên bảo người nguội lạnh, an ủi kẻ nghèo
khó. Nhiều người trễ nải lâu năm, bê tha, cờ bạc, rược chè đă cải
tà qui chính và đi dự tuần đại phúc hằng ngày. Cha đă thành lập
nhiều hội đoàn, nhất là hội Nghĩa Binh Thánh Thể. Các em nam nữ
đua nhau vào hội, sốt sắng đi lễ hằng ngày và đánh thức mọi người
tới dự lễ. Vừa đi các em vừa ca xướng :
Nghĩa Binh Thánh Thể ta ơi !
Ḱa chuông Chúa gọi, ta thôi ngủ mà
Qủi ma giục xác thịt ta,
Đừng mê ngủ nữa mà ra bội t́nh.
Quân binh ta hăy dâng ḿnh,
Cho đẹp ḷng Chúa vừa ḷng mẹ cha,
Mau mau ta bước chân ra,
Xông pha mưa rét, công ta trên trời.
Khi đoàn Nghĩa Binh Thánh Thể tập họp trước cửa nhà thờ là lúc mọi
người đă đến nhà thờ dự lễ và nghe giảng sốt sắng. Đây là thời kỳ
Chúa Thánh Thần đốt lửa kính mến, tăng ḷng đạo đức, thay đổi ḷng
người và biến tín hữu Ngô Khê nên những chiến sĩ Phúc Âm.
Từ thời cha Trang, các nghi lễ trong nhà thờ, các lễ bổn mạng đều
do giáo dân tự đảm đang. Làng không phải mời các thầy từ Bắc Ninh
về và các ông trùm họ đỡ gánh nặng tiếp đăi các thầy.
Kể từ thời cha Khoa, họ Ngô Khê không thuộc xứ Bắc Ninh nữa. Việc
đạo rất phồn thịnh. Mùa chay có ngắm đứng thi, có mộ thánh, có
hoạt cảnh quân dữ bắt Chúa, và có táng xác Chúa. Có thể nói đây là
thời kỳ trưởng thành đức tin, thời kỳ vàng son thiêng liêng đáng
nhớ và chuẩn bị cho cuộc phân ly năm 1954 : Ngựi ở lại kiên tŕ
sống đức tin “hang toại đạo” và kẻ biệt xứ vững chí đi tung gieo
tin mừng.
Các linh mục và tu sĩ nguyên quán Ngô
Khê
Đức tin đă bén rễ và ăn sâu vào tâm hồn các tín hữu, gia đ́nh và
ḍng tộc. Đức tin đă đến hồi khai hoa kết qủa và đưa danh làng Ngô
Khê lên ngang hàng với các xứ đạo lớn và sầm uất trong giáo phận
Bắc Ninh. Đức tin đă dâng hiến những thành phần ưu tú của làng vào
công việc truyền giáo của giáo phận Bắc Ninh nói riêng, của giáo
hội Việt Nam và giáo hội hoàn vũ nói chung.
Thời kỳ ấu trĩ, mê tín dị đoan và u minh lúc h́nh thành và phát
triển đă biến dạng. Thời kỳ nở nhị, khai hoa và kết qủa đă rộ nở
với con số 20 linh mục và 5 nữ tu. Đây là phúc lành Chúa ban và là
công ơn rất cao qúy cụ Tổng Cần lưu lại cho hậu thế. Cụ Tổng qủa
là một nhà truyền giáo nhiệt tâm và thời danh vậy.
Các Linh Mục
1. Linh Mục Giuse Ngô văn Yên
sinh năm 1900, theo ơn gọi lúc 10 tuổi do sự bảo trợ của cha cố
Joachim Phạm Khải. Năm 1919 vào chủng viện Đạo Ngạn. Năm 1933 thụ
phong linh mục tiên khởi của Ngô Khê do đức cha Chỉnh. Cha Yên đă
coi xứ Dân Trù, Trung Xuân (Vĩnh Phúc Yên), Cẩm Giàng. 1954 Làm
đại diện giáo phận Bắc Ninh di cư. 1958 coi xứ Tân Bắc, Hố Nai.
1963 mở trường Trung Học Quang Minh, Sài gon. 1982 tạ thế tại xứ
Tử Đ́nh, Xóm Mới. RIP.
2. Linh mục Giuse Nguyễn văn Nghĩa
sinh năm 1900. 1920 vào chủng viện Đạo Ngạn. Lănh chức
linh mục năm 1934 đời đức cha Chỉnh và tạ thế năm 1944 tại nhà xứ
Bắc Ninh. RIP. Cha Nghĩa có dưỡng tử là cha Nguyễn văn Nghi.
3. Linh Mục Giuse Nguyễn văn Quyền
sinh năm 1908, theo ơn gọi do cha cố Linh hướng dẫn. Lănh chức
linh mục năm 1939 do đức cha Minh (Hedge) giáo phận Lạng Sơn. 1954
di cư vào nam và thành lập giáo xứ tại Pleiku. Tạ thế năm 1980.
RIP.
4. Linh Mục Giuse Vũ Toàn sinh
năm 1911, theo ơn gọi do cha cố Linh hướng dẫn. Sang Pháp du học
lúc 16 tuổi. 1935 trở về Hà Nội học tại Xuân Bích. Lănh chức linh
mục năm 1941 do đức cha Hedge (Minh) tại Lạng Sơn. Coi xứ Lạng Sơn,
xứ Lộc B́nh. 1954 di cư vào nam lập xứ Lạng Sơn, Xóm Mới. 1957 di
dân xuống kinh 3, Cái Sắn, Kiên Giang lập xứ Lạng Sơn. Cổ vỏ ơn
gọi và bảo trợ thành công với 6 linh mục, trong số này có 4 thuộc
nguyên quán Ngô Khê : B́nhAn, Tŕnh, Điểm và Diễm và 8 nữ tu
Đaminh Lạng Sơn : Chuyền. Ba, Phương, Thân, Là, Huệ, Hiến, và Vân.
Tạ thế 20 tháng 11 năm 1978 tại bệnh viện B́nh Dân, Saigon. RIP.
5. Linh Mục Giuse Nguyễn văn Ngự
sinh năm 1920. Lănh chức linh mục năm 1950 do đức cha Đoàn, Bắc
Ninh. Di cư vào nam 1954 và lập xứ Bắc Ḥa, Hố Nai. Cha là nghĩa
phụ của linh mục Nguyễn Quang Thế (Hoa Kỳ). Hiện cha đang hưu tại
Thủ Đức.
6. Linh mục Giuse Ngô văn Tố
sinh khoảng 1920. Lănh chức linh mục năm 1950 do đức cha Đoàn, Bắc
Ninh. 1954 giáo sư chủng viện Băc Ninh Thủ Đức. Nay đang hưu tại
Thủ Đức.
7. Linh mục Giuse Vũ Sĩ Hiệp (Ất)
sinh năm 1925. Học trường Xuân Bích. 1954 theo trường Alberto sang
học tại Hồng Kông. Lănh chức năm 1956 do đức cha Chi, phục vụ giáo
phận Bắc Ninh. 1956 giáo sư chủng viện Bắc Ninh. 1963 giúp xứ
Trung Bắc tại Xóm Mới. 1965 coi xứ Trả cổ, Định Quán. V́ thời thế
cha dời giáo xứ vế Hố Nai. 1978 bị bắt vô cớ và tạ thế tại nhà tù
năm 1979. Cha bảo trợ cháu ruột là linh mục Vũ văn Nhậm. RIP.
8. Linh Mục Giuse Nguyễn văn Bảo
sinh năm 1944. Theo ơn gọi phục vụ giáo phận Hải Pḥng, sau gia
nhập giáo phận Đà Lạt. Học tại Chủng Viện Chân phước Liêm (Mỹ Tho),
Thánh Phaolô (Phú Nhuận) Thánh Giuse, Saigon. Lănh chức linh mục
28 tháng 4 năm 1972 do đức cha B́nh tại vương cung thánh đường
Saigon. Giáo sư chủng viện Simon Ḥa Đalạt. Hiện coi xứ An Ḥa,
Đức trọng. Lâm Đồng.
9. Linh Mục Giuse Nguyễn Nam Bắc
sinh năm 1943. Theo ơn gọi phục vụ giáo phận Hải pḥng. Sau gia
nhập giáo phận Đàlạt. Ṭng học tại Chân phúc liêm (Mỹ Tho), Thánh
Phaolô (Phú Nhuận) và thánh Giuse - Cường Để Saigon. Lănh chức
linh mục tháng 12 năm 1972 tại nhà thờ chính ṭa Đalạt do đức cha
Simon Hoà Hiền. Hiện coi xứ Lạc Sơn, Đơn Dương, Lâm Đồng.
10. Linh Mục Giuse Vũ văn Nhậm
sinh năm 1946. Theo ơn gọi lúc 12 tuổi do sự hướng dẫn của cha chú
Vũ Sĩ Hiệp phục vụ giáo phận Bắc Ninh. Sau gia nhập giáo phận Xuân
Lộc. Ṭng học tại chủng viện Bắc Ninh (Thủ Đức), Piô 12 Chợ Lớn,
Thánh Phaolô (Phú Nhuận) và thánh Giuse (Saigon). Lănh chức linh
mục 28 tháng 4 năm 1973 do đức cha B́nh tại nhà thờ chính ṭa
Saigon. Coi xứ Phúc Lâm, Biên ḥa và tạ thế năm 1983. RIP.
11. Linh mục Giuse Nguyễn B́nh An
(Bân) sinh năm 1946. Theo ơn gọi do sự bảo trợ của cha cố Vũ Toàn,
phục vụ giáo phận Lạng Sơn. Sau gia nhập giáo phận Long Xuyên.
Ṭng học tại chủng viện thánh Têrêsa (Xóm Mới), Thánh Phaolô (Phú
Nhuận), Á Thánh Phụng (Châu Đốc), Thánh Giuse (Saigon). Lănh chức
linh mục ngài 1 tháng 5 năm 1974 tại kinh 3, Cái Sắn do đức cha
Ngữ. Coi xứ Kitô Vua, Phú Quốc. 1975 di tản ra hải ngoại. Phụ xứ
St. Michael, Annandale, VA, xứ St. Agnes, Arlington, VA, xứ St.
Louis, Alexandria, VA. Đặc trách văn pḥng người ti nạn Đông Dương
Albany, New York. Văn pḥng hướng nghiệp Biloxi, MI.1979 Coi cộng
đoàn Việt nam Omaha, NE. 1981 Coi xứ St. Peter and Paul, Panama
City. FL. 1987 Gia nhập ngành tuyên úy Hải quân Hoa kỳ. Phục vụ
tại MAG 15 Iwakuni, Japan 87-88. Navsta Philadelphia 88-91. Naws
Point Mugu 91-94. 2nd FSSG Camp Lejeune 94-96. USS John F.
Kennedy (Cv-67) 96-98. và hiện phục vụ tại MCRD (Marine Corps
Recruit Depot) San Diego (1998-2001) .
12. Linh mục Giuse Nguyễn văn Chữ
sinh năm 1950. Theo ơn gọi ḍng giảng thuyết. Ṭng học tại
Đaminh Học Viện Thủ Đức. Lănh chức linh mục ngày 14 tháng 5 năm
1975 do đức cha B́nh. Hiện phục vụ tại địa chỉ 190 Lê văn Sỹ, Phú
Nhuận.
13. Linh mục Giuse Vũ Đăng Tŕnh
sinh năm 1949. Theo ơn gọi muộn ḍng tên do cha Toàn bảo trợ. Sau
chuyển về giáo phận Long Xuyên. Ṭng học tại chủng viện Thánh
Giuse, Saigon. 1975 về học tại chủng viện thánh Tôma, Tác Ráng.
Kiên Giang. Lănh chức linh mục năm 1980 do đức cha Tuần. Coi xứ
Bùi Môn, kinh 3, Cái Sắn. Xứ kênh 2 B, Cái Sắn. Dậy triết tại
chủng viện Cần Thơ và tạ thế ngày 9 tháng 8 năm 97. RIP.
14. Linh mục Giuse Nguyễn văm Điểm
sinh năm1952. Theo ơn gọi do sự bảo trợ của cha Toàn phục
vụ giáo phận Long Xuyên. Ṭng học tại Chủng viện Á thánh Phụng,
Châu Đốc và Long Xuyên, đại chủng viện Thánh Tôma, Tác ráng, Kiên
giang. V́ thời thế bị gian đoạn nên phải giúp xứ Mỹ Luông và Cù
Lao Giêng, Chợ Mới, An Giang. 1984 vượt biên và lănh chức linh mục
tại trại ti nạn Thái Lan do đức cha Martino, khâm sứ ṭa thành tại
Thái Lan. 1986 sang Hoa Kỳ phục vụ giáo phận Boston,
Massachussetts. Coi cộng đồng người Việt. Hiện làm phó xứ Mỹ.
15. Linh mục Giuse Nguyễn văn Diễm
sinh năm 1954 trên cây thông tại Lạc Lâm. Theo ơn gọi lúc 8 tuổi
do cha Toàn bảo trợ phục vụ giáo phận Long Xuyên. Ṭng học tại
chủng viện Á Thánh Phụng, Châu Đốc và Long Xuyên. Đại chủng viện
Thánh Tôma, Tác Ráng, Kiên Giang. V́ thời thế nên đă thụ phong
linh mục muộn hơn thường t́nh vào năm 1989 do đức cha Bùi Tuần.
Hiện làn cha sở xứ Hoà Hưng, Chương Thiện.
16. Linh mục Giuse Ngô văn Phiên
sinh năm 1950. Theo ơn gọi ḍng Chúa Cứu Thế. Ṭng học tại Cứu Thế
Học Viện, Thủ Đức. Khấn trọn và thụ phong linh mục ngày 8 tháng 12
năm 1994 do đức cha Nẫm Saigon. Hiện đang phục vụ tại DCCT Nha
Trang.
17. Linh mục Giuse Vũ anh Tuấn
sinh năm 1952. Theo ơn gọi ḍng giảng thuyết. Học tại
Đaminh Học viện, Thủ Đức. Khấn trọn và thụ phong linh muc ngày 8
tháng 12 năm 1994 do đức cha Nẫm Saigon. Hiện đang coi xứ B́nh
Chiểu, Thủ Đức.
18. Tu sĩ Giuse Vũ văn Đoàn sinh
năm 1950. Theo ơn goi ḍng Xitô, Đơn Dương, Lâm Đồng. Tạ thế ngày
... RIP
19. Linh mục Giuse Nguyễn văn Hiểu
sinh năm 1946. Kiên tŕ theo ơn gọi trong hoàn cảnh rất khó khăn,
phục vụ giáo phận Bắc Ninh. Học theo chương tŕnh “chui” đặc biệt
của giáo hội thầm lặng. Ngày tháng năm chịu chức chưa được nhận
diện. Hiện ở tại nguyên quán Ngô Khê.
20. Linh mục Giuse Vũ văn Nhuần
sinh khoảng 1965. Theo ơn gọi phục vụ giáo phận Xuân Lộc. Ngày
tháng năm chịu chúc chưa được nhân diện. Hiện ở xứ Phúc Lâm, Hố
Nai.
Các Nữ Tu
V́ tên thánh Philômêna bi gạch ra khỏi sổ các thánh nên phái nữ
gốc Ngô Khê được tự do lựa chọn tên thánh ḿnh ngưỡng mộ.
1. Chị Têrêsa Nguyễn thị Mai Phương
(Đủng) sinh năm 1948, theo ơn gọi ḍng Đaminh Lạng sơn, do
cha Toàn là nghĩa phụ. Ṭng học tại trường Dũng Lạc Xóm Mới. Khấn
tạm năm 1966. Tiếp tục học vấn tại trường trung học xứ Hoàng Mai,
Xóm mới và Đại học văn khoa, Saigon. Khấn trọn năm 1972. Dậy học
tại trường Dũng Lạc. 1997 sang Hoa Kỳ Tu nghiệp và đang ở tại Los
Angeles. Hiện đang làm việv tại giao xứ Oklahoma USA.
2. Chị Maria Ngô thị Điểu (Nhàn)
sinh năm 1950, theo ơn gọi ḍng Đaminh, Hố Nai. Khấn tạm năm
1971. Tiếp tục học vấn nhưng bị đứt đoạn v́ thời thế. Khấn trọn
năm 1977. Hiện đang phục vụ nhà ḍng tại Hố Nai, Việt Nam.
3. Chị Maria Nguyễn thị Huân (Năng)
sinh năm 1952. Theo ơn gọi ḍng Nazareth.
4. Chị Maria Nguyễn thị Xuân (Hoạt)
sinh năm 1959. Theo ơn gọi ḍng Mến Thánh Gía Bắc Ninh, Thủ Đức.
5. Chị Maria Nguyễn thị Lan theo
ơn gọi ḍng Đaminh Hải Pḥng.
IX. Tổ chức giáo hội làng
Làng cần một ban hành giáo gồm ông trùm, ông trương, bà trương và
bơ làng giúp các cha điều hành. Trong thời kỳ vắng linh Mục, ban
hành giáo này rất quan trọng trong việc điều hành giáo họ.
Chức vụ của ông trùm Họ
Dân làng đề cử một ông trùm họ. Ông có nhiệm vụ đón đưa các cha về
làm phúc, cơm nước cho các cha, các thầy và các cậu giúp lễ trong
các tuần đại phúc.
Để tài trợ nhiệm vụ này, làng trích ra một mẫu công điền, trao cho
ông trùm cầy cấy. Ông trùm dùng hoa mầu này làm nguồn lợi trang
trải 2 tuần đại phúc trong năm.
Ông trùm có nhiệm vụ coi sóc nhà thờ sạch sẽ và tu bổ những phần
hư hại. Ngày mồng một Tết Nguyên Đán, ông trùm đến nhà thờ lúc
tinh sương, đánh 3 hồi trống gọi là “khai thổ - động đất” ngày đầu
năm. Sau đó mọi người đến nhà thờ cầu kinh và tạ ơn Chúa. Sau giờ
kinh, ông trùm rao lịch hằng tuần và chính tay ông đốt bánh pháo ở
cuối nhà thờ mừng xuân nhân danh dân làng.
Thường th́ mỗi cuối năm dân làng bầu ông trùm mới. Ai được tín
nhiệm th́ có thể được tái bầu 2 hay 3 năm hay lâu hơn nữa. Điều
kiện làm trùm đ̣i ứng viên phải ít nhất 45 tuổi, nghĩa là đă lên
hàng quan viên.
Chức vụ của Ông Trương và bà trương
Ông trương và bà trương là quản giáo : Có trách nhiệm dậy kinh bổn
cho trẻ em và trông coi việc đọc kinh ở nhà thờ. Nhiệm kỳ quản
giáo là 3 năm. Nếu được tín nhiệm, quản giáo có thể được tái bầu
thêm một nhiệm kỳ. Ai có khả năng có thể được tái bầu thêm nhiều
nhiệm kỳ, trừ khi đương sự từ chối và xin nghỉ.
Nữ quản giáo thường vất vả hơn. Ngoài việc dậy kinh bổn, bà c̣n
phải dậy dâng hoa và dâng hạt. V́ nhiệm vụ, ông trùm, ông trương
và bà trương đều là những ngựi biết đọc và biết viết. Các ông
quản giáo nếu c̣n trong tuổi tạp dịch sẽ được miễn đi phu. Làng
trích ra 3 hay 4 sào công điền để phụ cấp cho chức vụ quản giáo.
Ruộng Hậu
Ruộng hậu là ruộng của những ai không có con trai nối dơi. Khi qua
đời họ dâng cúng vào qũy “hậu”. Hoa lợi ruộng hậu dùng để tổ chức
lễ giỗ và cầu nguyện cho người qúa cố hằng năm.
Đến ngày giỗ “hậu”, các quan viên (45-60 tuổi) được đi cầu nguyện
và dự phần “cỗ”. Trong ngày giỗ, tùy theo phần “hậu” lớn nhỏ, làng
sẽ mua lợn làm thịt và ăn cỗ ở quan cư. Cỗ chia ra từng mâm 4
người. Ai không đến ăn ở quan cư, làng chia phần cho đem về nhà.
Trước khi chia phần ăn, mọi người phải đến nhà thờ đọc kinh giỗ.
Khi ăn có anh “bơ” hay “câu” phục dịch.
“Giỗ hậu” thường là cơ hội để mọi người bới móc nhau. Rượu vào lời
ra qủa khó tránh. Đôi khi c̣n có cảnh “thượng cẳng tay và hạ cẳng
chân” là khác. Làng Ngô Khê tính đến năm 1954 có 10 giỗ hậu, nên
tháng nào cũng có mổ heo ở quan cư. Khi có giỗ hậu, các trẻ em
không được chơi đùa và các hàng qùa không được bầy bán ở quan cư.
Nhiệm vụ của “Bơ” hay “Câu” làng
Từ khi ṭng giáo, dân đă chọn một người làm bơ hay câu cho làng.
Làng trích 3 sào công điền thù lao cho bơ hay câu. Nhiệm vụ của bơ
hay câu là :
Đánh chuông nhà thờ sáng, trưa và tối. Quét dọn nhà thờ. Mua sắm
và giữ đèn nhang trong nhà thờ. Trải chiếu ở quan cư khi làng có
hội họp. Mời các thành viên đạo đời đến họp. Khi làng có đám quan,
hôn, tang, tế. bơ đi loan báo từng nhà. Mồng một tết, bơ đi mừng
tuổi các gia đ́nh. Thường th́ mỗi nhà đều đăi bơ một bánh chưng,
khoanh gị hay gói mứt. Bơ v́ thế không phải gói bánh chưng, đôi
khi qúa dư bơ phải đem bán lấy tiền xài. Bơ phải biết rơ địa thế
từng nhà. Khi đi mời, không gơ mơ mà chĩ nói vắn gọn “ngày mai,
ông bà Bê có đám cưới, mời ông bà tới mừng và chia vui” hoặc “ngày
mai có giỗ hậu, mời ông bà ra việc làng ăn cỗ”.
Lệ thường và theo giai cấp, dân làng không quen thân và đi lại
thăm hỏi gia đ́nh bơ. Bơ thường không phải là người trong làng và
rất vất vả trong mùa gặt lúa. Bơ nấu nước trà mạn nóng ngon, bánh
dán, bánh dầy gánh ra đồng mời thợ gặt nghỉ tay giải lao. Ai uống
nước phải trả một con lúa. Ai ăn bánh phải trả thêm một con lúa.
Đám thợ đông đôi khi phải trả đến hàng chục con lúa. Chiều về, bơ
thu lúa gánh về nhà đập, xảy, phơi khô và cất vào bồ.
Mùa gặt thương kéo dài cả tháng. Bơ tuy vất vả nhưng thâu được bộn
lúa. Có thể dư dùng trong cả mùa. Mỗi khi có đám giỗ, đám cưới,
đám tang, bơ đến giúp và nhà đám sẽ cho một mâm cỗ đầy. Sau giỗ
hậu, làng cũng cho bơ một mâm cỗ, một ḿnh một chiếu thảnh thơi
ngồi ăn ở đ́nh. Nhiều người v́ thế nghĩ là làm bơ rất nhàn hạ và
được nhiều bổng lộc.
X. Các cụ trùm và các cụ trương họ Ngô
Khê
Từ ngày ṭng giáo cho đến năm 1954, họ Ngô Khê có 8 cặp cụ trùm và
5 cặp cụ ông trương - cụ bà trương điều hành giáo họ :
Các đời trùm họ
1. Cụ trùm Thục và cụ trùm Tiệp (6 năm).
2. Cụ trùm Lạc (Điền) và cụ trùm “cố Lượng” Thừa (6 năm).
3. Cụ trùm Chanh và cụ trùm Hán.
4. Cụ trùm Lịch (Lược).
5. Cụ trùm Phúc và cụ trùm Dụng (xây nhà thờ).
6. Cụ trùm Trung và cụ trùm Lược.
7. Cụ trùm Thiệp và cụ trùm Hưng (xây tháp chuông và đường kiệu).
8. Cụ trùm Kỷ và cụ trùm Du (di cư vào Nam).
Các đời ông trương và bà trương
1. Cụ trương “Cố lượng” Thừa (40 năm) - bà trương Tịch.
2. Cụ trương Tịch - bà trương Ô.
3. Cụ trương Huynh - bà trương Được và Sơ.
4. Cụ trương Đủng - bà trương Xứng và Xế.
5. Cụ trương Cừ và Thiều - bà trương Cử và Xế.
Cụ cố Lượng Ngô văn Thừa được đức cha Artaraz Chỉnh, giám mục Bắc
Ninh cấp bằng tưởng lục Đệ Nhất hạng ngày 01-01-1941 v́ đă làm cụ
trùm 6 năm và làm cụ trương 40 năm. Cụ rửa tội cho khoảng 1500
linh hồn theo nghề Đông y của cụ. (30người x 50 năm).
XI. Di tích
Theo truyền khẩu th́ Ngô Khê c̣n có những di tích và địa danh quen
gọi như sau :
1. Từ làng Đống cao (Dương Ú) sang làng Ngô Khê có : cây Cầu Chính
bắc ngang sông Ngũ Huyện Khê. Cầu Chính dùng trong mùa cạn. Một
bia đá dựng đầu cầu phía bên ruộng làng Ngô Khê. Trên đường vào
làng theo đường Vườn Dội có Băi Chợ, Băi Pháp, đỗi Vườn Dộïi và Ao
cầu Ngói.
2. Từ làng Châm Khê (Bùi) sang làng Ngô Khê có : cây cầu gỗ Châm
Khê bắc ngang sông Ngũ Huyện Khê, dân phải băng qua Đàng Chỗ, Băi
Bằng, Ḷ Ngói, G̣ nghè Lẻ, Băi Đỉnh Đường, Ao Vườn Ngoài và Chuôm
măng đi vào làng.
3. Từ làng Ngô Khê đi ra theo hướng Đỗi Đ́nh có : Giếng làng công
cộng, Cây Gạo, Cây Muỗm, Ngơ Ba, Ruộng Nghẻ Lễ, Ruộng Cầu Đừng,
Băi Chùa, Băi Nghè Cao Thấp, Ruộng Tam Vàng, Vàn, Từa, Ruộng Đồng
Sâu, Mốc, Cống Đông Yên và Cầu Vữt.
4. Ruộng Tam Vàng
Truyền thuyết kể rằng có một thầy địa lư Tầu, đến Ngô Khê t́m của
cải cha ông đă chôn giấu. Theo họa đồ ông t́m đến địa điểm và khi
biết rơ nơi chôn cát vàng, ông Tầu này thuê dân làng Ngô Khê đào
bới suốt ngày. Gần tối dân t́m được 3 chum nước chôn sâu dưới đất.
Thấy 3 chum nước, ông Tầu lăn ra khóc thảm thiết và kể lể phiền
trách cha mẹ nói sai v́ “vàng không có, chỉ thấy 3 chum nước lă.”
Dân Ngô Khê nghe vậy cảm động và thông cảm. Bụng đói, xác mệt nên
bỏ về mà không nỡ đ̣i tiền công một ngày đào bới. Sáng hôm sau dân
Ngô Khê chạy ra coi lại sự t́nh th́ ông Tầu đă cao bay xa chạy. Ba
chum nước lă vẫn c̣n nằm chênh vênh trên mặt ruộng. Nh́n xuống hố,
họ thấy dấu ba lỗ chôn 3 chum khác phía bên dưới ba chum nước lă
đă được đào lên và 3 chum đó đă biến mất. Lúc đó dân làng mới hay
là 3 chum ở bên dưới ba chum nước lă qủa thật là ba chum vàng ṛng.
Từ đó các cụ dùng đặt tên Ruộng Tam vàng để ghi nhớ biến cố bị lừa
khôn khéo này.
XII. Bốn ḍng họ lớn tại làng Ngô Khê
Cho đến nay con cháu không có tài liệu nào đề cập đến tên tục các
ông Tổ Thứ Nhất của các ḍng họ. Lư do v́ các cụ thường dùng tên
con trưởng để gọi. Các hậu sinh chỉ hồi nhớ tối đa đến các ông Tổ
Nh́. Chúng ta hiện có các ngành gốc như sau :
A. Họ Nguyễn là họ lớn nhất trong làng với 8 ngành :
1. Họ Nguyễn gịng cụ Tề
2. Họ Nguyễn gịng cụ Thục
3. Họ Nguyễn gịng cụ Chanh
4. Họ Nguyễn gịng cụ Du
5. Họ Nguyễn gịng cụ Tổng Cần
6. Họ Nguyễn gịng Cụ Hán
7. Họ Nguyễn gịng cụ Đắc
8. Họ Nguyễn gịng cụ Giảng
B. Họ Ngô có 3 ngành
1. Họ Ngô gịng cụ Ngô văn Dư
2. Họ Ngô gịng cụ Kiến
3. Họ Ngô gịng cụ Hai
C. Họ Vũ có 5 ngành
1. Họ Vũ gịng cụ Trác
2. Họ Vũ gịng cụ Quán
3. Họ Vũ gịng cụ Phùng
4. Họ Vũ gịng cụ Thực
5. Họ Vũ gịng cụ Chuẩn
D. Họ Đào có 4 ngành
1. Họ Đào gịng cụ Thế
2. Họ Đào gịng cụ Hỹ
3. Họ Đào gịng cụ Ḥa
4. Họ Đào gịng cụ Dụng
Kinh thời trước
Sáng Danh
Gloria Đức Chúa Dêu Cha, Đức Chúa Dêu Con và Đức Chúa Dêu Phiritô
Sangtô, đời đời trước sau vô cùng. Amen Giêsu.
Kinh Kính Mừng
Ave Maria đầy garathia, Chúa Dêu ở cùng Bà, Nữ Trưng Bà có phúc lạ
và Thái Tử Giêsu con ḷng Bà gồm phúc lạ. Sangta Maria, Đức Mẹ
Chúa Dêu, cầu cho chúng tôi là kẻ có tội cập phật đẩng tử hậu.
Amen Giêsu.
Thông báo
Trong tương lai sẽ có ấn bản “Ngô Khê” tập 2: nguyên quán từ 1954
đến nay và “Ngô Khê” tập 3: các ḍng họ hiện nay. Vậy xin các gia
đ́nh, các ḍng họ cung cấp các tin cần thiết như:
1. Địa chỉ
2. Đầy đủ tên các con cái
3. Ghi chú cần thiết nếu có
4. Tin vui, truyền thuyết ...
Mong mọi người cộng tác để sự liên lạc Ngô Khê không bị gián đoạn
dù cư ngụ khắp năm châu bốn bể.
|