
Lược
sử Giáo họ Ngọc Lâm
Cách nhà xứ Tử Đ́nh khoảng 4km về hướng Tây, nhà thờ giáo họ Ngọc
Lâm hiện nay tọa lạc tại địa chỉ 189 đường Ngọc Lâm, quận Long Biên,
thành phố Hà Nội.
Khi t́m hiểu về nguồn gốc những người đầu tiên theo đạo ở đây th́
không c̣n ai đang sinh sống tại giáo họ c̣n nhớ hay biết về thời quá
khứ ấy. Chỉ biết rằng trước những năm 1954, giáo họ đă có những sinh
hoạt đạo và có nhà thờ ngoài đê sông Hồng. Mọi người trong giáo họ
vẫn đọc kinh cầu nguyện và thi thoảng cũng có thánh lễ tại ngôi nhà
thờ đó. Nhưng do được xây dựng ngoài đê, theo ḍng thời gian, nhà
thờ giáo họ Ngọc Lâm bị thiên nhiên tàn phá đến nay không c̣n vết
tích bởi ḍng chảy sông Hồng cuốn trôi. V́ thế, nhà thờ giáo họ được
chuyển vào vị trí của nhà thờ hiện nay cách chân cầu Long Biên chừng
800m.
Trước năm 1954 ngôi nhà thờ này từng là nơi nuôi dưỡng trẻ mồ côi.
Bánh xe lịch sử tàn khốc lăn qua đă xóa sổ mái ấm xưa, khiến người
nay khó có thể h́nh dung ra nổi. Khu đất xung quanh nhà thờ Ngọc Lâm
hiện nay vốn là của bà quản Chú (người lương dân), vợ của một
Esjudant (thượng sĩ, ông quản) thời Pháp thuộc. Bà làm nghề cho vay
nặng lăi (9 xu đổi một đồng) nên có nhiều của cải. Khu nhà của bà
hồi đó gồm ba gian giữa và hai chái phía bên phải. Ngôi nhà thờ hiện
tại chính là nhà tổ của bà Chú ngày xưa và được xây dựng trên băi
tha ma.
Năm 1945, Việt Minh giành chính quyền, họ tịch thu nhà của bà Chú
để làm trụ sở tự vệ. Một năm sau, quân Pháp trở lại đốt cháy ba gian
giữa để lại hai chái.
Năm 1948, cha Mai ḍng Đa Minh, quê ở Thiết Nham – Bắc Giang về
đây. Ngài mang theo ảnh tượng thánh Giu-se, Đức Mẹ và Thánh Tâm Chúa
Giê-su, quy tụ mọi người tới đọc kinh, dự lễ mỗi ngày tại một chái
nhà. Đồng thời, cha c̣n cho lập trại trẻ mồ côi với sự giúp đỡ của
hai cô con một ông giáo cùng quê. Cha Mai cho xây dựng bốn gian để
sinh hoạt, ăn ở và năm gian nhà để dạy học. Tại đây, cha đưa về được
30 em lang thang, cơ nhỡ để chăm sóc, dạy dỗ.
Năm 1949, giáo dân từ xóm Yên Tân (hay c̣n gọi là phố Khách) di
cư sang mạn Gia Lâm do nơi ở bị quân Pháp đóng bốt. Thấy vậy, cha
Mai liền giúp giáo dân xây dựng đời sống đức tin của ḿnh. Thời điểm
này, c̣n có bà Hoa và bà Muộn ở họ nhà xứ Tử Đ́nh và bà Ba vợ ông
Ngoạn làm việc giúp cha và hai cô tại nhà trẻ. Tuy nhiên, mọi người
chỉ biết các bà đó đă mất, ngoài ra không có thêm thông tin ǵ.
Sau này, cha Mai và hai cô đi và định cư tại Đà Lạt. Cụ trùm cựu
Giu-se Nguyễn Văn Sơn cho biết, cha Mai cũng đă thành lập một cô nhi
viện tại thung lũng xanh. Ít lâu sau, một linh mục người Tây Ban Nha
đă đưa các em nhỏ mồ côi sang một trại khác (được biết là bệnh viện
Lao phổi Trung ương tại Hoàng Hoa Thám – Hà Nội bây giờ). Vị linh
mục xứ Tây ban cầm cũng cho xây dựng một ngôi nguyện đường nhỏ để bà
con giáo dân có nơi cầu nguyện, tham dự Thánh lễ.
Khoảng năm 1950 – 1954, cha Cosma Hoàng Thế Sự về coi sóc nơi đây.
Cha Sự là linh mục gắn bó với nhà thờ Ngọc Lâm trong thời gian dài
nhất.
Sau hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, cha Cosma Hoàng Thế Sự cùng ḍng
người năm đó di cư vào miền Nam. Từ đó, đời sống cộng đoàn của người
giáo dân Ngọc Lâm cũng rơi vào khủng hoảng. Nhiều gia đ́nh di cư chỉ
c̣n lại một nhóm người nhỏ ở lại. Lợi dụng t́nh h́nh bất ổn, dân bên
ngoài “nhảy dù” vào chiếm dụng khu đất xung quanh nhà thờ xây dựng
nhà cửa. Tính cho đến nay, diện tích đất nhà thờ vẫn chưa được trả
lại hoàn toàn. Theo số liệu của thành phố, diện tích đất nhà thờ có
khoảng 700m2, nhưng nay trên thực tế nhà thờ chỉ có khoảng 100m2
diện tích trong ḷng nhà thờ sử dụng được, c̣n lại 200m2 sân phải
dùng chung với khu dân cư quanh nhà thờ.
Sau năm 2003, có cha Đa Minh Bùi Văn Sáu, cha Giu-se Trần Quang
Khiêm, cha Đaminh Vũ Quang Mỹ về coi sóc. Hiện nay, cha Giu-se Trần
Quang Thu – chính xứ Tư Đ́nh đang quản nhiệm giáo họ Ngọc Lâm. Hàng
tuần, thánh lễ 10 giờ sáng Chúa nhật được cử hành với lượng người
tham dự rất đông. V́ là giáo họ thuộc nội đô Hà Nội, nên không người
dân bản xứ, nhưng phần lớn là người di dân đến định cư hoặc lao động
và làm việc tại đây tham dự.
Đời sống cộng đoàn giáo họ Ngọc Lâm hôm nay có nhiều biến đổi.
Mặc dù chỉ có khoảng 50 nhân danh bản xứ nhưng thánh lễ luôn đông v́
lượng người di dân khá nhiều. Hội Giu-se được thành lập từ năm 2013
và chia làm 3 cụm nhưng nay không c̣n sinh hoạt nữa. Tuy nhiên, giáo
họ có hai ca đoàn đang sinh hoạt đều đặn với số ca viên khá đông. Ca
đoàn Mẹ Lên Trời chỉ với 15 chị em trung niên và ca đoàn thiếu nhi
Maria Goretti với 45 ca viên vẫn phục vụ nhiệt t́nh trong các thánh
lễ Chúa nhật hàng tuần.
Mỗi ngày, tiếng chuông từ ngôi nhà thờ nhỏ vẫn hàng ngày vang lên
giữa phố xá ồn ă. Ước chi tiếng chuông ấy có thể làm làm cho nhịp
sống nhanh và hối hả của thành phố chậm lại để con người có thể đến
với Chúa trong sự lặng thinh của tâm hồn. Ước chi qua việc nh́n về
một quá khứ, con người có thể t́m về một tương lai và giữ vững cùng
củng cố đức tin của ḿnh.
Nguồn : Linh mục Chánh xứ
Gx Tư Đ́nh
(1/1/2020)
Chi tiết bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com

|