
Lược sử Giáo
xứ Tư Đ́nh
VÀI NÉT LỊCH SỬ VỀ GIÁO XỨ TỬ Đ̀NH

Tử Đ́nh là giáo xứ duy nhất của Giáo phận Bắc Ninh nằm trong nội
thành của thành phố Hà Nội, với số giáo dân khoảng 1,937 người, sống
dải rác trên 8 họ đạo là họ nhà xứ Tử Đ́nh, Ngọc Lâm, Kim Lan, Ngọc
Động, Xuân Thụy, Hạ Dương, Nông Vụ và Đề Trụ.
Giáo xứ Tử Đ́nh toạ lạc trên phần đất thuộc phường Tư Đ́nh, quận
Long Biên, thành phố Hà Nội, cách Toà Giám mục Bắc Ninh khoảng 30 km
về hướng Đông Bắc; phía Tây giáp sông Hồng, bên kia sông Hồng là
Tổng Giáo phận Hà Nội; phía Tây Bắc giáp giáo họ Ngọc Lâm, phía Đông
Bắc giáp giáo xứ Cẩm Giang; phía Nam giáp giáo họ Kim Lan, Ngọc Động
và Xuân Thụy; phía Đông Nam giáp họ giáo Hạ Dương, Nông Vụ và Đề Trụ.
Từ cầu Long Biên về phía hạ lưu khoảng 3,5km, nhà thờ xứ Tử Đ́nh
nằm bên tả ngạn sông Hồng, với ngọn tháp chuông cao vút và thiết kế
độc đáo, sừng sững cổ kính, hiên ngang với thời gian và có niên hiệu
từ năm 1915 – một biểu tượng đức tin đáng tự hào cho mọi người dân
giáo xứ Tử Đ́nh. Như vậy tính đến ngày nay, ngôi nhà thờ này vừa
tṛn 100 tuổi.
NHỮNG TÍN HỮU TIÊN KHỞI
Theo như các cụ cao niên trong giáo xứ kể lại th́ vào khoảng
những năm 1880, làng Tử đ́nh vẫn chưa có ai theo đạo Công giáo.
Trong làng khi đó cụ Cai Ngay là người dân làng Tử Đ́nh, Cụ rất đạo
đức và khát khao t́m sự công chính. Cụ đi lính cho triều đ́nh An-nam.
Công việc của Cụ là hàng ngày phải bảo vệ kho lương thực tại tỉnh
Bắc Ninh. Những ngày được nghỉ, v́ thích nghe các linh mục giảng đạo
nên Cụ thường đi tham dự thánh lễ tại nhà thờ Chính ṭa Bắc Ninh.
Nghe nhiều nên Cụ đă mến Đạo lúc nào không hay. Cụ đă nhận biết đạo
Công giáo chính là con đường ngay thật, rất phù hợp với nền tảng đạo
đức, văn hóa của người Việt Nam. Với ơn Chúa giúp, Cụ đă quyết định
khuyên bảo vợ con cùng gia đ́nh người em trai là cụ Lực gia nhập đạo
Công giáo. Đó là hai gia đ́nh đầu tiên của làng Tử Đ́nh theo Đạo
Chúa… và đó cũng chính là những viên gạch đức tin xây dựng nên giáo
xứ Tử Đ́nh ngày nay.
THÀNH LẬP GIÁO XỨ TỬ Đ̀NH
Cũng trong khoảng thời gian đó, nạn dịch tràn lan khắp nơi, đâu
đâu cũng thấy có người chết, nhất là trong làng Tử Đ́nh. Hồi đó, tại
Ṭa Giám mục Bắc Ninh có bà mụ Công nổi danh là thầy lang giỏi, bà
có thể chữa được nhiều bệnh nan y. Nghe tin, bà cụ Lực (vợ cụ Lực)
liền lên Bắc Ninh mời bà mụ Công về chữa bệnh cho dân làng. Bà cụ
Lực đă phải năn nỉ, nài xin, cuối cùng bà mụ Công mủi ḷng đồng ư
theo bà cụ Lực về chữa bệnh cứu dân làng Tử Đ́nh.
Là một Ki-tô hữu nhiệt thành và muốn làm sáng danh Chúa, bà mụ
Công đă không quản ngại ngày đêm, mưa nắng đến cứu chữa người bệnh;
kẻ giàu người nghèo đều được bà đối xử như nhau, ai uống thuốc của
bà đều được khỏi bệnh, mọi người coi bà như có “phép mầu”. Với sự hy
sinh, gương phục vụ quên ḿnh và đặc biệt là ḷng cậy trông vào Chúa
của bà mụ Công đă được dân làng Tử Đ́nh hết ḷng cảm phục. Mọi người
không ai bảo ai nhất loạt cùng theo Đạo Chúa Ki-tô, như các gia đ́nh
cụ Lư Bật, cụ Biện Vành, cụ Biện Thích, cụ Phấn, cụ Vách, cụ Chua,
cụ Ba Châm… Để cho các tín hữu mới gia nhập đạo được hiểu biết về
Chúa, bà mụ Công đă mở các lớp dạy kinh bổn và các lẽ trong Đạo. Mọi
người rất háo hức, vui mừng v́ hàng ngày được nghe và hiểu về vị
Thiên Chúa tốt lành, thánh thiện.
Tuy nhiên, có một số người không theo Đạo đă đến quấy rối, đánh
đập những người theo Đạo đang hội họp học hỏi Lời Chúa. Cụ Chánh Cai
(tức là cụ Cai Ngay) đă phải lên Ṭa Giám mục Bắc Ninh tŕnh bày sự
việc với Đức Cha Antonio Colomer Lễ và xin ngài thương giúp giải
quyết. Sau khi xem xét và cân nhắc cẩn thận, Đức Cha đă quyết định
thành lập giáo xứ Tử Đ́nh và cử cha Thái về coi xứ đạo Tử Đ́nh.
Với tài khéo léo và đức hạnh của cha Thái, ngài đă thuyết phục
được vị thiền sư và các vị chức sắc bên lương, ḥa giải được hai bên
lương – giáo sống ḥa thuận với nhau. Từ đó không những người Công
giáo mà cả những người lương dân đều mến phục ngài.
Đúng là:
“Bầu ơi thương lấy Bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.
Cha già Thái trông nom xứ Tử Đ́nh hơn 10 năm. Nhưng v́ lư do sức
khỏe nên ngài đă được nghỉ hưu tại Ṭa Giám mục Bắc Ninh.
THỜI KỲ HƯNG THỊNH
Sau đó Đức Cha Maximin Valasco Khâm lại bổ nhiệm cha Giu-se Sĩ về
coi sóc xứ Tử Đ́nh. T́nh cha Giu-se và giáo dân rất gắn bó, vui vẻ
và yêu thương nhau. Để đáp ứng nhu cầu số giáo dân ngày một gia tăng,
năm 1910, cha Giu-se cùng giáo dân quyết tâm xây dựng ngôi nhà thờ
giáo xứ Tử Đ́nh. Ngôi nhà thờ được xây dựng với chiều dài 32m, rộng
10m và tháp chuông cao 25m phía Tây Bắc nhà thờ và nhận Thánh Gio-an
Tẩy giả làm quan thầy giáo xứ. Sau 5 năm xây dựng, biết bao mồ hôi
công sức của bà con giáo dân, ngôi nhà thờ đă được khánh thành vào
năm 1915. Quả thực, đây là một công tŕnh vĩ đại thời đó.
Cha Giu-se Sĩ trông coi xứ Tử Đ́nh được hơn 30 năm. V́ tuổi cao
sức yếu, vào một buổi sáng mùng 3 Tết năm Quư Dậu (1933), Chúa đă
gọi cha già Giu-se về khi ngài đang điểm tâm sáng. Cha già Giu-se Sĩ
ra đi một cách thanh thản, nhẹ nhàng. Hồi chuông thương tiếc tiễn
đưa cha già Giu-se. Giáo dân xứ Tử Đ́nh đều bàng hoàng, nuối tiếc,
khóc thương ngài: “Chúa ơi! Xin cho linh hồn cha già Giu-se về an
nghỉ trong Chúa”. V́ những công lao to lớn đă làm cho giáo xứ Tử
Đ́nh mà ngài đă được an táng tại chính giữa ngôi nhà thờ, nơi mà
hàng ngày ngài dâng lễ cầu nguyện cho giáo dân. V́ lẽ đó vào ngày
mùng 3 Tết hàng năm, giáo xứ Tử Đ́nh dâng lễ cầu nguyện cho ngài.
Cũng xin nói thêm một chi tiết là trong những năm tháng cha già Giu-se
Sĩ trông coi xứ Tử Đ́nh, có thầy giảng Đa-minh Oánh luôn kề cận và
rất nhiệt thành trong các công việc mục vụ giúp cha xứ. Thầy Đa-minh
tạ thế ngày 5/12/1934 và được an nghỉ bên cạnh nhà thờ.
Quả thực Thiên Chúa quan pḥng mọi sự. Trước khi cha già Giu-se
Sĩ mất khoảng 2 năm, Đức Cha Théodore Gordaliza Phúc đă đưa cha Toàn
về làm phó xứ Tử Đ́nh để giúp cha già Giu-se. V́ thế, sau khi cha
già Giu-se qua đời, cha Toàn lại tiếp tục các công việc của cha già
Giu-se để lại như xây dựng bên ngoài nhà thờ, sửa gian cung thánh và
khu vực nhà chung.v.v…
Cha Toàn coi xứ được hơn 10 năm và ngài lại nhận bài sai của Đức
Cha Eugène Artaraz Chỉnh đi làm mục vụ nơi khác. Đức Cha lại bổ
nhiệm cha Quyền về coi xứ Tử Đ́nh. Cha Quyền trông coi xứ được
khoảng hơn 5 năm th́ Đức Cha lại sai cha chính Bảo về làm mục vụ cho
giáo xứ Tử Đ́nh. Cha chính Bảo ở Tử Đ́nh được 1 năm, Đức Cha lại
chuyển ngài đi làm mục vụ nơi khác.
Sau đó Đức Cha Eugène Artaraz Chỉnh đặt cha Huấn làm cha chính xứ
Tử Đ́nh. Với thời gian ngót 2 năm trông coi xứ Tử Đ́nh, cha Huấn rất
hăng say trong công việc tông đồ. Ngài cùng giáo dân đang xây tượng
đài Đức Mẹ th́ năm 1946 xảy ra có chiến tranh loạn lạc, t́nh thế
buộc dân làng phải chạy tản cư mỗi người một nơi.
Tuy nhiên, ngày 27-3-1947 bà con lại rủ nhau về nơi chôn rau cắt
rốn để lập nghiệp. Nơi đây chỉ c̣n là đống tro tàn, một cánh đồng
hoang vu, tiêu điều không bóng người qua lại. Đức Cha Eugène Artaraz
Chỉnh lại gửi cha Xuân (người Pháp) về phục vụ xứ Tử Đ́nh. Ngài đă
dâng lễ và làm mục vụ cho giáo dân khoảng 5 tháng.
Năm 1948, Bề trên lại bổ nhiệm cha Tự về làm chính xứ Tử Đ́nh.
Cha Tự rất hăng say làm muc vụ về mọi mặt, nhưng v́ hiện t́nh lúc
bấy giờ rất khó khăn, nên cha Tự đă có lệnh chuyển đi nơi khác.
Năm 1950, cha Giu-se Đinh Đồng Cương được Đức Cha Đa-minh Hoàng
Văn Đoàn bổ nhiệm làm chính xứ Tử Đ́nh. Từ năm 1950-1954 tuy thời
gian không dài, nhưng cha đă tổ chức toàn dân ủng hộ mua 2 quả
chuông; ngài củng cố lại phường kèn tây, xây dựng đài Đức Mẹ
Fa-ti-ma, các đoàn thể ngày một đoàn kết, yêu thương nhau trên con
đường đạo đức. Người dân Tử Đ́nh gọi đó là thời hưng thịnh của giáo
xứ.
THỜI KỲ KHÓ KHĂN VÀ CẤM CÁCH
Ngày 20/7/1954 đất nước tạm chia đôi, khoảng 4/5 giáo dân Tử Đ́nh
cùng cha xứ di cư vào miền Nam. Giáo xứ Tử Đ́nh khi đó c̣n lại rất
ít giáo dân, chỉ c̣n khoảng 20 hộ gia đ́nh và 100 nhân danh, họ phải
sống trong cảnh bơ vơ, không người chăn dắt.
Từ năm 1955-1956 giáo xứ Tử Đ́nh được cha Đa-minh Hoàng Nghĩa
Châu về dâng lễ.
Năm 1957 có cha chính Đa-minh Đinh Huy Quảng về giúp kẻ liệt và
rửa tội cho trẻ em. Đồng thời ngài đă sai thầy già Triệu về dạy giáo
lư cho trẻ em được xưng tội rước lễ lần đầu. Sau khi cha chính
Đa-minh chuyển lên giáo xứ Bâm th́ từ năm 1958-1981, đức tin của
giáo dân Tử Đ́nh bị rơi vào khủng hoảng trầm trọng.
Từ năm 1958-1975, thỉnh thoảng có cha chính Gioan Đỗ Tông chính
xứ Cửa Bắc (thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội) về giúp kẻ liệt và rửa tội
cho các cháu nhỏ. Thời gian sau lại có thêm cha Giu-se Lê Đức Sinh ở
Ṭa Giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội về giúp kẻ liệt cho giáo xứ Tử
Đ́nh.
Trong thời gian đó, thời điểm rất khó khăn, giáo xứ Tử Đ́nh rất
hiếm khi có thánh lễ. Những ngày Lễ Trọng, một số giáo dân thường rủ
nhau đi tham dự thánh lễ tại Nhà Thờ Lớn Hà Nội hoặc nhà thờ Cửa Bắc.
Đời sống đạo của giáo dân rất hạn chế, ít người đi nhà thờ đọc kinh
cầu nguyện sớm tối, không xưng tội hiệp lễ, cũng không có lớp giáo
lư để dạy cho trẻ em hiểu biết về Chúa, nhiều người bỏ các phép Bí
tích. Đời sống tâm linh đă vậy, đời sống vật chất cũng chẳng khá hơn
là bao: mái ngói nhà thờ xuống cấp, nhà xứ bị dột nát, đền Đức Mẹ
đang xây cũng bỏ dở dang… Lúc đó một số giáo dân đạo đức c̣n sót lại
chỉ biết ngửa mặt lên trời kêu xin ơn Chúa soi trí mở ḷng cho con
cái giáo xứ Tử Đ́nh.
SỐNG ĐẠO ĐẸP Ư CHÚA
Tiếng kêu của người con giáo xứ Tử Đ́nh đă được Chúa nhận lời.
Năm 1982, Đức Cha Phao-lô Giu-se Phạm Đ́nh Tụng đă truyền cha Giu-se
Trần Đăng Can (Quản hạt) về kiện toàn lại Ban Hành giáo và dâng
thánh lễ cầu nguyện cho giáo xứ Tử Đ́nh được ḷng đạo đức trở lại
với Chúa. Cùng đồng hành với cha Giu-se hồi đó c̣n cho thầy Tín (Cha
Phê-rô Đỗ Văn Tín, chính xứ Đồng Đăng – Giáo phận Lạng Sơn) Lời cầu
nguyện sốt sáng của giáo dân hôm đó được Chúa thương nhận lời. Phong
trào học hỏi kinh bản được phục hồi, các đoàn thể trống trắc, kèn
đồng, dâng hoa, dâng hạt sinh hoạt trở lại. Tiếng kinh nguyện, tiếng
hát của giáo dân lại âm vang mỗi sáng tối, nhiều người đă ăn năn trở
lại và sốt sáng giữ đạo Chúa.
Tuy nhiên, do hoàn cảnh khó khăn, măi đến dịp lễ Phục Sinh năm
1994, cha Huỳnh mới về dâng một thánh lễ cho giáo xứ Tử Đ́nh.
Lễ Giáng sinh năm 1995, cha Gioakim Nguyễn Đăng Chí (Giáo sư
Chủng viện Thánh Giu-se Hà Nội) về dâng thánh lễ cho giáo dân.
Giáo dân Tử Đ́nh được Chúa thương cách đặc biệt, tuy trong thời
kỳ khó khăn là vậy, nhưng thỉnh thoảng vẫn có các cha về dâng thánh
lễ và cử hành các bí tích. V́ thế, ḷng đạo đức cũng như đức tin của
giáo dân vẫn được nuôi dưỡng cách âm thầm.
Năm 1996, Đức Cha Giu-se Ma-ri-a Nguyễn Quang Tuyến về kinh lư và
dâng thánh lễ cho giáo xứ Tư Đ́nh. Đồng tế với ngài khi đó là cha
Đa-minh Nguyễn Văn Kinh (Quản hạt).
Năm 1998, Giáo phận Bắc Ninh có một sự kiện lớn lao chưa từng có,
đó là ngày 29/6/1998 nhân ngày lễ hai thánh Phê-rô và Phao-lô Tông
đồ, Đức Cha Giu-se Ma-ri-a Nguyễn Quang Tuyến đă truyền chức cho 6
tân linh mục.
Dịp lễ thánh Gio-an Tẩy giả - Quan thầy giáo xứ - năm đó (24/6),
cha Đa-minh Nguyễn Văn Kinh (Quản hạt) đă về dâng lễ cầu nguyện cho
giáo xứ Tử Đ́nh.
Từ dịp lễ Giáng Sinh 1998 đến mùa Phục Sinh 1999 và các ngày Lễ
Trọng có cha Đa-minh Bùi Văn Sáu về dâng lễ cầu nguyện cho giáo dân.
Giáo xứ Tử Đ́nh sau một thời gian dài do chiến tranh hoạn lạc, do
thời thế khó khăn, ḷng đạo đức lệch lạc… nhưng Chúa vẫn thương cách
riêng. Giờ đây, giáo dân dần dần quay lại với Chúa, trông cậy, bám
víu vào Chúa hơn.
Khi ḷng đạo đức trở lại, mọi sinh hoạt của giáo xứ đi vào ổn
định, v́ nhu cầu mục vụ, Ban Hành giáo và bà con giáo dân cùng nhau
xây dựng, tu sửa nhiều việc như: sửa lại toàn bộ mái ngói nhà thờ,
nhà xứ; nâng cấp, đổ bê tông đường kiệu và sân nhà thờ; trang bị
toàn bộ ghế mới trong nhà thờ, làm trần và lát đá gian Cung thánh,
làm trần và lát gạch nhà xứ.
Giờ đây khuôn viên nhà thờ đă khang trang và sạch sẽ, khu vực nhà
xứ gọn gàng ngăn nắp. Việc tu sửa trên đây ngoài sự đóng góp của bà
con giáo xứ Tử Đ́nh, c̣n phải kể đến bà con giáo dân Tử Đ́nh miền
Nam, bà con Việt kiều, cùng rất nhiều gia đ́nh hảo tâm khác cũng như
quư vị ân nhân xa gần. Thậm chí, cả những gia đ́nh không cùng tôn
giáo, không cùng niềm tin cũng âm thầm chung tay công đức sức người,
sức của để tu sửa, xây dựng giáo xứ Tử Đ́nh.
Tháng 6 năm 2003, Đức Cha Giu-se Ma-ri-a Nguyễn Quang Tuyến đă bổ
nhiệm cha Đa-minh Bùi Văn Sáu làm chính xứ Tử Đ́nh. Lúc đó, cha
Đa-minh quản nhiệm cả 3 huyện Sóc Sơn, Đông Anh và Gia Lâm. V́ thế,
trong công việc mục vụ, ngài có rất nhiều việc phải làm. Năm 2005,
cha Đa-minh cùng với giáo dân dỡ bỏ khu nhà thầy cũ và xây dựng dăy
nhà giáo lư. Năm 2006, ngài cho sửa cầu thang gác đàn và trát lại
tường bên trong nhà thờ.
Tháng 1/2007 Đức Tổng Giám mục Giu-se Ngô Quang Kiệt bổ nhiệm cha
Giu-se Trần Quang Khiêm làm chính xứ Tử Đ́nh. Cha Giu-se củng cố các
hội đoàn đi vào nề nếp. Ngài cũng có dự định tu sửa nhà thờ để kỷ
niệm 100 năm nhưng do công việc mục vụ, tháng 2/2008 ngài được
chuyển đến giáo xứ Bạch Xa thuộc tỉnh Tuyên Quang.
Ngày 4/2/2008 Đức Tổng Giám mục Giu-se Ngô Quang Kiệt bổ nhiệm
cha Đa-minh Vũ Quang Mỹ làm chính xứ Tử Đ́nh. Cha Đa-minh tiếp tục
công việc của cha Giu-se Trần Quang Khiêm, ngài cho thay toàn bộ mới
mái ngói nhà thờ, làm trần gỗ trong nhà thờ và xây thêm một gian
pḥng thánh.
Tháng 6/2014 Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt đă bổ nhiệm cha Giu-se
Trần Quang Thu về coi sóc giáo xứ Tử Đ́nh. Là một linh mục trẻ trung
nên ngài hăng hái trong các công việc mục vụ, thánh lễ được cử hành
hàng ngày, các hội đoàn được củng cố hơn, các lớp giáo lư dự ṭng và
hôn nhân liên tục được mở, số nhân danh trong giáo xứ mỗi ngày một
tăng.
Ngài cùng với giáo dân sửa sang lại nhà thờ: phục hồi lại hai cửa
ra vào bên cạnh nhà thờ, xây đường kiệu và tôn tạo khuôn viên, dựng
14 Đàng Thánh giá xung quanh nhà thờ, xây tượng đài Thánh Giu-se,
hang đá Đức Mẹ Lộ Đức, làm lại gác đàn mới.v.v… đặc biệt ngài đă cho
khởi công xây dựng công tŕnh Nhà Mục Vụ Giáo Xứ ba tầng với tổng
diện tích 810m2., với 9 pḥng, bao gồm 7 pḥng ở, 1 pḥng hội họp và
dạy giáo lư, và 1 hội trường lớn.
Thay lời cảm ơn,
Khi hạt giống Tin Mừng được gieo vào giáo xứ Tử Đ́nh, ngay lập
tức đă được tổ tiên, cha ông chúng con đón nhận trong hân hoan, đức
tin vô giá đă được lưu truyền. Giáo xứ Tử Đ́nh chúng con xin hết
ḷng cảm tạ t́nh thương bao la hải hà của Thiên Chúa đă đoái thương
tuôn đổ muôn hồng ân xuống trên mảnh đất “Địa Linh Nhân Kiệt” này,
và dẫn dắt cộng đoàn giáo xứ qua suốt thời gian dài, từ lúc khởi sự
- h́nh thành cộng đoàn - cho đến ngày hôm nay.
Nh́n lại lịch sử h́nh thành giáo xứ, chúng con cảm ơn các đấng
bậc tiền nhân và các vị ân nhân trong giáo xứ, chính các ngài đă hy
sinh của cải, sức lực, thậm chí đổ máu đào xuống trên mảnh đất thánh
thiêng này. Qua mọi biến cố thăng trầm của lịch sử, qua mọi gian nan
khó khăn của thời cuộc, tạ ơn Chúa, giáo xứ Tử Đ́nh vẫn đứng vững
như bàn thạch, hiên ngang sống đạo. Máu của cha ông tổ tiên chúng
con đă đổ ra không trở nên vô ích, nhưng làm cho hạt giống đức tin
được sinh hoa kết trái.
Cộng đoàn giáo xứ Tử Đ́nh chúng con giờ đây đă bước qua một trang
sử mới trong đời sống đức tin và xây dựng cộng đoàn mỗi ngày một tốt
đẹp hơn. Dưới sự hướng dẫn, dạy dỗ, d́u dắt đầy t́nh yêu thương và
hết ḿnh phục vụ đoàn chiên của các mục tử nhân lành, với ơn Chúa,
chắc chắn mọi gia đ́nh trong giáo xứ cũng như mỗi người giáo dân Tử
Đ́nh sẽ sống “tốt Đạo đẹp đời”. Qua đời sống yêu thương, giúp đỡ,
chia sẻ với mọi người chung quanh trong cuộc sống hàng ngày, để mảnh
đất Tử Đ́nh sẽ “trổ sinh hoa trái” và người lương dân sẽ nhận biết
“Cha của chúng ta ở trên trời”.
Giáo xứ Tử Đ́nh chúng con măi măi khắc ghi tri ân và biết ơn đến:
Quư vị cựu Ban Hành giáo qua các thời ḱ của giáo xứ trước đây cùng
tất cả quư ân nhân trong và ngoài giáo xứ đă v́ t́nh yêu thương cộng
đoàn giáo xứ Tử Đ́nh mà hy sinh quảng đại, góp công, góp sức để vun
đắp, xây dựng và chắp cánh cho cộng đoàn giáo xứ Tử Đ́nh mỗi ngày
một thêm đạo đức và phát triển hơn về mọi mặt.
Nguyện xin Thiên Chúa và Mẹ Ma-ri-a, qua lời bầu cử của thánh Gio-an
Tẩy giả - Quan thầy giáo xứ - ban xuống muôn phúc lành và trả công
bội hậu cho tất cả những ai làm ơn cho giáo xứ Tư Đ́nh thân yêu.
Tư Đ́nh – 2015, dịp lễ kỷ niệm 100
năm Hồng Ân
Nguồn : Linh mục Chánh xứ Tư Đ́nh Giuse Trần Quang Thu (30/12/2019)
Chi tiết bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com

|