|

Lược sử Giáo
xứ Yên Thịnh
Giáo xứ Yên Thịnh nằm cạnh quộc lộ 37 cách thành phố
Tuyên Quang 4km, cách Tòa Giám Mục Bắc Ninh khoảng 160km. Yên
Thịnh là một giáo họ được thành lập khá lâu. Trước kia xứ
Yên Thịnh thuộc giáo xứ Đồng Chương. Suốt một thời gian khá
dài, giáo phận Bắc Ninh thiếu linh mục, giáo xứ đã được
các cha giáo phận Hưng Hóa coi sóc, đến khi giáo phận có
linh mục, giáo xứ được giao cho cha Giuse Trần Quang Khiêm,
Giuse Hoàng Văn Lịch; đến khi Yên Thịnh trở thành giáo xứ
thì cha Giuse Trần Văn Chỉnh được đặt làm chánh xứ tiên
khởi.
Giáo xứ Yên Thịnh có 28 giáo họ, họ xa nhất cách Yên
Thịnh 70km và gần nhất 6km, đường đi khó khăn, phần lớn các
giáo họ chưa có đất, chưa có nhà thờ, thánh lễ phải cử
hành ở nhà dân.
Xem thêm : Đức Giám Mục Bắc Ninh thăm mục vụ Giáo Xứ
Yên Thịnh
Chi tiết bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com

.....................................

Đức Giám
Mục Bắc Ninh thăm mục vụ Giáo Xứ Yên Thịnh
Bắc Ninh - Trong hai ngày thứ năm và thứ sáu
(18-19/11/2010), đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt, giám mục giáo
phận Bắc Ninh đã đến thăm và ban phép lành Toàn xá nhân
dịp Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam 2010 tại giáo xứ Yên Thịnh
và một số giáo họ như Phú Thịnh (Húc), Hoắc, Tân Lập, Xuân
Vân, Chuộng, Bụt và một số gia đình thuộc xã Thái Bình,
huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang do cha Giuse Trần Văn Chỉnh làm
chánh xứ.
Được đức cha giáo phận đến thăm, ai ai cũng vui mừng; vui
vì cha gặp được con cái, vui vì mọi người đều cảm nhận
được tình thương, sự quan tâm của đức cha đối với những
người con đang sống nơi vùng sâu vùng xa của miền sơn cước
Tuyên Quang.
Giáo xứ Yên Thịnh nằm cạnh quộc lộ 37 cách thành phố
Tuyên Quang 4km, cách Tòa Giám Mục Bắc Ninh khoảng 160km. Yên
Thịnh là một giáo họ được thành lập khá lâu. Trước kia xứ
Yên Thịnh thuộc giáo xứ Đồng Chương. Suốt một thời gian khá
dài, giáo phận Bắc Ninh thiếu linh mục, giáo xứ đã được
các cha giáo phận Hưng Hóa coi sóc, đến khi giáo phận có
linh mục, giáo xứ được giao cho cha Giuse Trần Quang Khiêm,
Giuse Hoàng Văn Lịch; đến khi Yên Thịnh trở thành giáo xứ
thì cha Giuse Trần Văn Chỉnh được đặt làm chánh xứ tiên
khởi.
Giáo xứ Yên Thịnh có 28 giáo họ, họ xa nhất cách Yên
Thịnh 70km và gần nhất 6km, đường đi khó khăn, phần lớn các
giáo họ chưa có đất, chưa có nhà thờ, thánh lễ phải cử
hành ở nhà dân.
Sáng ngày 18/11, lúc 9 giờ, đức cha dâng thánh lễ tại họ
Hoắc, giáo họ này có khoảng 180 nhân danh, chưa có nhà thờ,
thánh lễ được cử hành tại một nhà dân. Nhân ngày lễ cung
hiến hai Thánh Đường Phêrô và Phaolô, đức cha chia sẻ: “Thánh
Phaolô ngày xưa bị bắt đến Rôma và ở đó, ngài đã rao giảng
Tin Mừng cho người Rôma, còn chúng ta, chúng ta lên vùng đất
này để làm ăn sinh sống, không ai trong chúng ta bị bắt như
thánh Phaolô, nhưng chúng ta đến đây do tự nguyện. Vậy chúng
ta cũng phải bắt chước thánh Phaolô rao giảng Tin Mừng, để
hạt giống Tin Mừng được mọc lên trên mảnh đất này. Ngày hôm
nay, những khó khăn bớt dần, kinh tế khá lên, chúng ta phải
giữ vững đức tin và tiếp tục làm lan tỏa đức tin ấy cho
mọi người trên vùng đất thân yêu này”. Sau thánh lễ, đức cha
đã đến thăm một số gia đình thuộc giáo họ Hoắc.
Ngày hôm sau 19/11, đức cha dâng thánh lễ tại
họ Phú
Thịnh, hay còn gọi là (Húc), theo ông Chánh giáo họ Phú
Thịnh có người công giáo từ những năm 1930-1935, do “đất
lành chim đậu” cùng với việc nhà nước vận động di dân nhằm
phát triển kinh tế miền núi. Đến nay vẫn có nhiều bà con
từ các tỉnh Nam Định, Thái Bình tiếp tục lên đây để lập
nghiệp. Vì là vùng núi, cho nên đường đi khó khăn, kinh tế
còn nghèo nhưng nay cũng khá hơn. Hiện nay giáo họ có 153 hộ
với hơn 570 nhân danh và khoảng 120 giáo dân người dân tộc
thiểu số.
Trên đường đến Phú Thịnh, đức cha vào thăm một số gia
đình ở thôn Bụt, nằm sâu trong một dẫy núi, đường đi khó
khăn và không thể đi ô tô được, đức cha được cha xứ làm “xe
ôm” chở đến các địa điểm trong khu vực này. Nghe tin đức cha
đến thăm, ai cũng mặc áo đẹp, lòng đầy hân hoan, các bạn
trẻ chào mừng đức cha bằng bài hát “Gặp gỡ Đức Kitô”. Quả
thật, niềm vui hiện rõ trên khuôn mặt của mọi người, từ
người già đến trẻ em, ai cũng vui vì lần đầu tiên được gặp
đức cha và ngài cũng vui vì được gặp con cái, gặp những
người con là dân tộc Dao mới theo đạo, tình cha con đậm đà
thắm thiết và chan hòa niềm vui.
Sau khi thăm hỏi con cái ở làng Bụt, đức cha và các cha
lên “ngựa sắt” băng qua những con suối đến giáo họ Phú
Thịnh, còn gọi là (Húc) để dâng thánh lễ.
Thánh lễ thật sốt sáng và cảm động vì có sự hiện
diện của đông đảo những người con nơi vùng sơn cước, họ “như
bầy chiên không người chăn dắt” (Mc 6, 34). Trong thánh lễ có
một điều đặc biệt phần dâng của lễ đó là các em mang sắc phục
của người dân tộc thiểu số, hòa với lời ca tiếng hát của làn
điệu Then.
Sau bữa cơm trưa, cha con phải chia tay trong sự luyến tiếc,
nhưng ai cũng ấm lòng vì sự hiện diện của người cha chung
giáo phận, "Tình Thương và Sự Sống" được chan hòa và tình
cha con trở nên gần gũi, người chưa có đạo hiểu người có
đạo hơn, chính quyền và tôn giáo hiểu nhau hơn, và khi đã
hiểu nhau thì dễ dàng thông cảm cho nhau và sẵn sàng nâng đỡ
nhau trong cuộc sống.
Chuyến viếng thăm của Đức cha đã mang lại cho đoàn con
tràn ngập niềm vui, vui vì ơn lành của Chúa ban trong Năm
Thánh 2010, vui bởi tình cha con, và bởi “Tình Thương và Sự
Sống” được khơi lên trong tâm hồn người tín hữu và làm bừng
lên một sức sống mới trong Chúa Kitô.
Nguồn :
http://giadinhbacninh.com/
|
|