|

Lược sử Giáo
xứ Yên Thủy
Đôi nét về giáo
xứ Yên Thủy
Yên Thủy là một Giáo xứ truyền giáo thuộc Giáo hạt Thái Nguyên,
Giáo phận Bắc Ninh. Trải dài trên hai huyện Phú Lương và Định Hóa,
tỉ lệ số tín hữu Công Giáo trên dân số vùng là 0,0055%. Hạt giống
Tin Mừng đă được gieo xuống vùng đất này đă được 40 năm với 1146
giáo hữu.
Năm đón nhận Tin Mừng: 1975
Năm thành lập Giáo họ: 1989
Năm thành lập Giáo xứ: 12.2008
Bổn mạng: Thánh Giuse thợ (01.5)
Địa chỉ: Xóm 4, Yên Thủy, Yên Lạc, Phú Lương, Thái Nguyên
Từ thành phố Thái Nguyên chạy dài tới Bắc Kạn, với 90 km đường
trường, nơi đây bạt ngàn đồi chè xanh mơn mởn đang vươn lên giữa
trời, tạo vị cho đời. Những đồi chè trùng trùng điệp điệp mọc lên.
Những bậc thang xanh mướt được bao phủ bằng đặc sản chè đất Thái.
Tạo nên khung trời cảnh đẹp cho bao người chiêm ngắm.
Qua làng nghề Bánh Chưng Bờ Đậu nổi tiếng không chỉ trong tỉnh
Thái Nguyên mà c̣n được nhiều nơi khác biết đến, cách riêng là mỗi
dịp tết đến xuân về. Không dừng lại trong nước, bánh chưng Bờ Đậu
c̣n vượt ra ngoài lănh thổ Việt Nam. Bánh chưng Bờ Đậu được làm từ
gạo nếp thuần chủng và lá dong nếp lấy từ trên rừng huyện Định Hóa,
nước để làm bánh là nguồn tự nhiên ở địa phương được lấy từ những
giếng khơi trên núi. Tạo nên chiếc Bánh Chưng đậm đà bản sắc dân tộc
Việt, với hương sắc của núi rừng Phú Lương, hương vị cuốn hút ḷng
mỗi người.
Ngoài vô số đồi chè, làng bánh chưng Bờ Đậu, khu vực này có có lễ
hội Đền Đuổm. Lễ hội dâng hương tưởng nhớ người anh hùng dân tộc,
Dương Tự Minh. Ông được triều đ́nh giao cho cai quản phủ Phú Lương,
dưới thời các vua Nhân Tông, Thần Tông và Anh Tông. Ông đă làm việc
tích cực, góp phần làm cho địa phương phát triển mạnh mẽvà giữ ǵn
an ninh vùng rừng núi phía Bắc.
Cứ ngỡ, chạy đường trường 90km, mỏi chân, chẳng có điểm dừng. Thế
nhưng, giữa đồi chè thăm thẳm, Tin Mừng đă đặt chân đến đây được 40
năm. 40 năm hồng ân. 40 năm chúc tụng Thiên Chúa giữa núi đồi Tây
Bắc.
Hạt giống Tin Mừng
Tháng 3.1975, theo tiếng gọi nhà nước, một số thanh niên người
thuộc làng Hoàng Nguyên, Tri Thủy, Phú Xuyên, Hà Đông (cũ) đă lên
đất Yên Lạc, Phú Lương, Thái Nguyên để khai phá, ngơ hầu xây dựng
quê hương mới, xây dựng kinh tế miền núi.
Sau đó ít lâu, có 5 gia đ́nh Công Giáo đầu tiên đă lên tới đất
đồi chè truyền thống Khe Cốc. Đó là cụ Ambôsiô Nguyễn Văn Hoàn, cụ
Phụ, cụ An, cụ Ngọc, cụ Đốc.
Mục nát và nảy mầm
Tuy có chút nỗi niềm thương nhớ quê hương cũ, tuy đi xa nhà v́
chút Đạo, nhưng đó cũng là một cách Chúa đă thực hiện cho con người
thấy rơ chương tŕnh t́nh yêu của Ngài. Đó là nhà nước lo xe đưa đón,
ôtô chở người, xe tải chở đồ từ quê lên miền sơn cước. Nợ nần từ nay
chẳng c̣n, chăn màn, đồ đạc cơ bản được cung cấp miễn phí, lương
thực được trợ cấp, giống cây trồng được đưa đến với dân. Quan trọng
hơn nữa, qua điều không mấy rơ ràng này, Thiên Chúa đă dùng nó để
trao ban niềm vui Tin Mừng đến với con người và vùng đất nơi đây.

Giáo dân Yên Thủy về ṭa giám mục Bắc Ninh dự lễ
thời kỳ chưa có cha xứ
Mặc cho nỗi lo cây chè chưa thu hoạch được, lương thực đă hết,
nhưng sau ít tháng ổn định cuộc sống, các giáo dân quanh nhà cụ
Ambôsiô Hoàn đă đọc kinh liên gia. Trong những dịp trọng đại, một số
người về quê để lănh nhận Ḿnh Thánh Chúa và các phép. Giữa những
lần đi lại, cụ Ambôsiô Hoàn, được phép của Cha Chỉnh, chánh xứ Hoàng
Nguyên lúc đó, đă dội nước cho trẻ sơ sinh tại vùng mới đến định cư.
Đổ nước xong, ít lâu sau, cụ cùng gia đ́nh lại lo đưa trẻ nhỏ về
Hoàng Nguyên để cha làm phép bù, chịu rước lễ lần đầu và các bí tích
khác. Khi đó, cụ được Cha củng cố tinh thần sống đạo và giữ đạo tại
vùng trắng Công Giáo Phú Lương.
Được cuốn hút bởi Tin Mừng, cụ Ambôsiô Hoàn luôn thao thức cho họ
đạo, cho đức tin. Mỗi tối, đọc kinh xong tại nhà cụ, mọi người c̣n
tập hát, dạy kinh bổn (Hà Nội) cho nhau. Chẳng khác chi các tín hữu
tiên khởi, họ sống với nhau bằng tấm ḷng đơn sơ, phó thác nơi Thiên
Chúa Ba Ngôi.
Sống giữa rừng rậm rạp, cỏ cây um tùm nên ai đi đâu cũng giắt một
con dao ở ngang lưng. Dao để chặt, phát cây lau, cây sậy che đường
đi. Mở một lối ṃn. Giống như đời sống thiêng liêng của mỗi cá nhân
đều cần một con dao. Không để chặt, phát cây lau, cây sậy nơi núi
rừng, nhưng con dao ư chí này nhằm phát đi những ǵ cản trở con
người đến với Đấng Tạo Hóa đất trời.
Ư thức giữ đạo, cụ Ambôsiô Hoàn và cụ Phụ đă dựng giáo (mời gọi
mọi người đến nhà cụ Ambôsiô Hoàn để cùng nhau xưng tụng Thiên Chúa).
Hơn trước rất nhiều, các gia đ́nh quy tụ đông hơn và quy củ hơn. Ban
Hành Giáo được cắt cử: cụ Hoàn là tư tế, cụ Giuse Phụ làm tư liệu,
cụ Giuse Ngọc và cụ Giacôbê An làm tư lư và tư mệnh. Tại đây, trước
kia chưa gọi là ông trùm, ông quản, thế nhưng, công việc của quư
chức th́ khá vất vả. Tư tế chuyên lo xướng kinh và các phép trong
Đạo. Tư liệu lo hôn nhân, giáo lư, bí tích. Tư kư, sắp xếp, bảo quản
sổ sách trong họ đạo. Tư mệnh lo lắng chuyện sau hết cho giáo hữu.
Hai ông tư kư và tư mệnh thường xuyên dạy kinh bổn Hà Nội cho các em
trẻ và đưa về quê Hoàng Nguyên để rước lễ lần đâu.
Khoảng năm 1988, nhờ sự quang pḥng của Thiên Chúa, sự chăm sóc
của quư đấng bậc, tín hữu nơi đây được giới thiệu về Ṭa Giám Mục
Bắc Ninh. Để từ đây, con cái của Chúa nơi đất Phú Lương có một điểm
hẹn mới, địa phận Bắc Ninh. Điểm hẹn được bắt đầu từ Giêsu, nơi quy
tụ muôn con tim cùng hướng về. Mỗi dịp được về Bắc Ninh, địa phận
như ngôi nhà thân thương có một vị Chủ chăn luôn ǵn giữ đoàn con,
nơi Trái tim nhân lành.
Đến đây, lănh nhận các phép bí tích, mọi người đều bắt xe đ̣ về
Bắc Ninh theo ḍng người trong các xứ anh chị em bên cạnh.
Dần dà, năm 1989, họ đạo Kim Lan được chính thức thành lập, thuộc
về xứ Thái Nguyên (sau này đổi tên gọi là Yên Thủy). Ngay từ buổi
đầu, mọi người đă cùng nhau cầu nguyện, đọc kinh. Lúc này đă có ban
ca quy tụ một số thanh thiếu niên do ông Mátthia Chi phụ trách.
Nhờ ḷng mến Chúa và yêu việc cầu nguyện, một số gia đ́nh đă hiến
đất cho Giáo họ để làm ngôi nhà dâng kính Chúa. Năm 1990, có đất làm
nhà thờ, Giáo họ vui mừng khôn xiết. Mọi người, người góp cây tre,
cây gỗ, người góp lá, nứa để làm nhà bốn gian, nơi cử hành đức tin.
Cùng nhau buộc nhừng những, nhào rơm với bùn để chát vào tạo thành
những bức vách tường ngăn bên ngoài. Sau vài tháng, Giáo họ đă có
nhà thờ nhỏ có cột tre, mái gối (cọ), vách, trải 2 tấm bạt nhỏ để
ngồi bên trong (nhà thờ này ở bên trái sân nhà thờ hiện tại). Từ lúc
này, đời sống đức tin trong Giáo họ bắt đầu thăng tiến. Ngày ba buổi,
mọi người cùng tôn vinh Thiên Chúa giữa núi rừng.
Niềm vui tiếp nối, Giáo họ được đón cô Trí, cô Sính đến truyền
giáo cho vùng Phú Lương thân thương này. Cũng từ đó đến nay, các cô
tận hiến (tu hội Đức Mẹ hiệp nhất) luôn hiện diện trong Giáo họ, góp
lửa cùng con người nơi đây.
Một thời kỳ mới
Đến năm 1994, họ đạo đă phát triển mạnh mẽ về mọi mặt. Số tín hữu
lên tới 474 do cha Đaminh Kinh chăm sóc. Mỗi dịp mùa Chay, ngài đều
đến với Giáo họ để mọi người cùng nhau trở về với Chúa và lănh nhận
muôn ơn lành.
Năm 1999, sau cha Đaminh Kinh, cha quản hạt tiếp theo là cha
Giuse Khiêmkế nhiệm. Đón nhận Giáo xứ Thái Nguyên, ngài cũng đón
nhận “nhà thờ ngàn sao” nổi tiếng của Giáo họ. Ngôi nhà thờ đến nay
đă xuống cấp nặng nề. Mái lá rách nát. Ngồi trong nhà thờ như thể
giữa bầu trời ngàn ánh tinh tú. Luôn ưu tư cho ngôi nhà Chúa của
Giáo họ, cha đă cùng cộng đoàn dân Chúa góp công, góp sức để cố gắng
xây dựng ngôi đền thờ khang trang hơn. Hơn nữa là ngôi đền thờ
thiêng liêng trong mỗi tâm hồn qua các bí tích và Thánh lễ.
Ngày 27.12.2005, lễ khởi công xây dựng nhà thờ. Nhà thờ bốn gian
được cuốn vào và chuyển ra ngoài để xây dựng nhà thờ mới. Thế nhưng,
khi làm, ngôi nhà thờ đă bị sập. Thế nên, cha Giuse Khiêm đă cho
Giáo họ 6 cột điện dùng để làm ngôi nhà thờ tạm để cầu nguyện trong
khi xây dựng nhà thờ mới (nhà thờ tạm này hiện nay được chuyển ra
sau nhà thờ, phía pḥng thánh được sử dụng làm nơi dạy giáo lư cho
trẻ nhỏ).
Trên diện tích khuôn viên nhà chung 2500m2, ngôi nhà thờ mới xây
dựng, dài 32m, rộng 9m, cao 9m đến nay đă được đưa vào sử dụng.
Sau cha Giuse Khiêm, năm 2007, cha Phanxicô Nguyễn Đức Đại tiếp
nhận nhiệm vụ coi sóc xứ Thái Nguyên. Tháng 3.2008, Giáo họ Yên Thủy
được nâng lên Giáo xứ thuộc hạt Thái Nguyên với ba họ trực thuộc:
Tân B́nh I, Tân B́nh II và Khe Cốc.
Ngày 11.12.2009, Đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt, giám mục giáo phận
đă cử cha Gioan Baotixita Nguyễn Như Định làm cha xứ tiên khởi. Từ
đây, Giáo xứ có một bước chuyển ḿnh quan trọng để sánh vai với các
xứ đạo bên cạnh.

Cha Gioan Baotixita Nguyễn Như Định
Hiện nay, họ Nhà xứ có các hội đoàn như sau: Huynh đoàn ḍng ba
Đaminh gồm 50 thành viên, thành lập năm 2010 với ḷng đạo đức trong
kinh chiều, chầu Thánh Thể thứ 3 hàng tuần, dâng hoa tháng hoa kính
Đức Mẹ; ca đoàn 30 thành viên; hội Kèn 20 thành viên; đoàn Thiếu nhi
Thánh Thể có 70 em được điều hành bởi 8 anh chị huynh trưởng.
Với diện tích 890km2, trải dài toàn bộ hai huyện Phú Lương và
Định Hóa, Giáo xứ Yên Thủy là một Giáo xứ truyền giáo. Vâng lệnh
Chúa Giêsu Phục Sinh, các giáo hữu lên đường rao truyền chân lư phục
sinh.
Chi tiết bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com

....................

|
|