|

Lược Sử
Giáo Phận Bắc Ninh
(Nhân dịp mừng kỷ niệm 125 năm thành lập giáo
phận).
LM. Cosmas Hoàng Văn Đạt
(29.5.2008)
Nguồn :
GiaDinhBacNinh.Com
Cách đây đúng 125 năm, ngày
29.5.1883, Ṭa Thánh cho thành lập giáo phận Bắc Ninh. Hôm nay,
trong ngày lễ ấm cúng tại nhà thờ Chính Ṭa Bắc Ninh, chúng ta vừa
nghe lời Chúa mời gọi ca ngợi và tạ ơn về những ǵ Chúa đă thực hiện
cho chúng ta. Tôi rất hân hạnh và vui mừng được cùng với cả cộng
đoàn ôn lại những năm tháng đă qua để nhận ra trái tim và bàn tay
của Thiên Chúa dành cho giáo phận, và hướng nh́n đến những năm tháng
sắp tới để tin tưởng nh́n vào tương lai. Tôi là một đứa con lưu lạc
của giáo phận, nên không có tham vọng nói được hết mọi điều cần, chỉ
xin chia sẻ một vài tâm t́nh đơn sơ.
1. Năm 1627, khi hai
thừa sai Ḍng Tên lần đầu tiên là cha Pedro Marques và cha Alexandre
de Rhodes (quen gọi là cha Đắc Lộ) đặt chân đến Cửa Bạng Thanh Hoá
rồi đến Hà Nội, chắc chắn lúc ấy trên phần đất giáo phận Bắc Ninh
hiện nay chưa có một người công giáo nào. 32 năm sau, khi Ṭa Thánh
thiết lập 2 giáo phận đầu tiên của Việt Nam là Đàng Trong và Đáng
Ngoài, sử sách ghi nhận đă có một số giáo dân ở Kẻ Mốt (xứ Đức Trai),
Kẻ Nê (xứ Tử Nê) và Kẻ Roi (xứ Xuân Ḥa). 20 năm sau nữa, khi giáo
phận Đàng Ngoài được chia thành hai là giáo phận Đông (Hải Pḥng) và
giáo phận Tây (Hà Nội), th́ trên phần đất của giáo phận Bắc Ninh
hiện nay đă có 3317 giáo dân và 32 nhà thờ, do các cha Ḍng Tên coi
sóc. Vào ngày giáo phận được thiết lập, có 35 ngàn giáo dân trong 11
xứ và 28 họ, 22 linh mục, 50 thầy giảng và 8 nữ tu Mến Thánh Giá.
Hiện nay, giáo phận có 125 ngàn giáo dân trong hơn 50 xứ, hơn 300 họ,
do 42 linh mục và một phó tế coi sóc. Theo cách nói của Chúa Giêsu
trong Tin Mừng, th́ đó là một hạt cải nhỏ đă nảy mầm và lớn lên
thành một cây to.
2. Trước khi giáo phận
được thiết lập, hai trận siêu băo trong thế kỷ XIX mang tên Minh
Mạng và Tự Đức tưởng chừng đă tiêu diệt được cây non ấy từ trong
trứng nước, nhưng trái với điều loài người tính toán, Thiên Chúa đă
biến sự dữ thành sự lành, đă hội nhập ác tâm của con người vào trong
kế hoạch yêu thương.
Năm 1838, ngày lễ hai thánh
tông đồ Phêrô và Phaolô, quan quân triều đ́nh bao vây xứ Kẻ Mốt, bắt
cha Phêrô Nguyễn Văn Tự, Ḍng Đaminh, 42 tuổi cùng với thầy giảng
Đaminh Bùi Văn Úy, 26 tuổi, và 3 giáo dân trẻ. Đó là 3 thanh niên
nghèo quê ở Thái B́nh đến Kẻ Mốt làm thuê. Anh Tôma Nguyễn Văn Đệ 27
tuổi là thợ may, sinh ra và lớn lên trong gia đ́nh công giáo. Chính
anh d́u dắt 2 bạn đồng hương đến với Chúa. Anh Augustinô Nguyễn Văn
Mới, 32 tuổi, là nông dân, sinh ra và lớn lên trong gia đ́nh lương
dân, đă theo đạo tại Kẻ Mốt. Anh Têphanô Nguyễn Văn Vinh, 25 tuổi,
cùng là nông dân, sinh ra và lớn lên trong gia đ́nh lương dân,
thường đi đọc kinh dự lễ nhưng chưa được rửa tội. Cả 5 cha con bị
giam tại Lương Tài. Thầy giảng Phanxicô Xavier Hà Trọng Mậu, 38 tuổi,
ở họ Nội xứ Kẻ Mốt, đến Lương Tài để ḍ hỏi tin tức 5 cha con th́ bị
bắt. Cả 6 cha con bị đưa lên Bắc Ninh giam chung với cụ trùm Giuse
Hoàng Lương Cảnh. Năm ấy cụ 75 tuổi, quê ở làng Vân tỉnh Bắc Giang,
suốt đời làm lương y, bị bắt tại bến đ̣ Thổ Hà vào đầu tháng 7.
chính trong nhà giam, cha Tự đă rửa tội cho anh Vinh. V́ cả 7 cha
con không chịu bước qua Thánh Giá, nên bị kết án tử h́nh. Ngày
5.9.1838, cha Tự và cụ Cảnh bị xứ trảm. Ngày 19.12.1839, năm chứng
nhân c̣n lại bị xử giảo. Cả 7 chứng nhân đă được tôn phong hiển
thánh.
Cuối năm 1859, tức là 20 năm
sau, thừa lệnh vua Tự Đức, quan tổng trấn Ninh Thái (Bắc Ninh và
Thái Nguyên) triệu tập các đầu mục, tức là những giáo dân đứng đầu
các họ đạo trong khu vực đến Bắc Ninh, và truyền lệnh của vua phải
xuất giáo. Các ngài từ chối, nên bị đánh đập dă man rồi cho biết sẽ
bị giam và đánh đập cho tới khi xuất giáo. Trong hơn 2 năm, nhiều vị
"thứ mục", tức là những người giúp việc các họ đạo, cũng bị bắt giam.
Do bị tra tấn dă man, một số đă xuất giáo. Có 3 chứng nhân đă chết
trong thời gian bị giam giữ và tra tấn. Ngày 4.4.1862, quan tổng
trấn Nguyễn Văn Phong ra lệnh chém đúng 100 chứng nhân c̣n lại, rồi
chôn trong hai hố tập thể ở cổng thành. Tiểu đội trưởng Aát, người
lương dân, thuộc thành phần đội thi hành án hôm ấy khai: "Quan án
sát truyền lệnh cho tôi phải chôn các đầu mục. Khi tới miệng hố mới
được đào trước đó không lâu để chôn họ, lính lập tức dùng gươm giáo
đâm chém chừng 30 người, nhưng chỉ có 5 hay 6 người bị chém ĺa đầu.
Lúc ấy viên chánh án ngồi trên cao nói lớn: Đây là phép nước. Phải
truy lùng, trừng trị, tiêu diệt chúng. Đẩy chúng xuống hố." Đại đội
trưởng Mẫu, cũng người lương dân, cầm đầu cuộc thi hành án hôm ấy
cho biết: "Tôi chỉ huy việc chôn họ. Tôi thấy các đầu mục bị trói,
nhưng rất hớn hở đến nơi thụ h́nh. Họ sốt sắng đọc kinh, nhưng tôi
không hiểu họ đọc ǵ, chỉ nhớ họ đọc lớn tiếng và liên tục. Tôi biết
rơ việc họ tới nơi thụ h́nh. Hôm sau, các hố chôn bị voi giày cho
bằng, để nếu ai c̣n sống sẽ chết mau hơn," 100 đầu mục tử đạo là một
biến cố lịch sử đông tây kim cổ chưa từng có.
Chúng ta cũng đừng quên cha
thánh Phêrô Almato B́nh, Ḍng Đaminh, người Tây Ban Nha, từng coi
sóc xứ Thiết Nham rồi Tử Nê và Thọ Ninh, cuối cùng đă hy sinh tại
Hải Dương cùng với hai thánh giám mục Giêrônimô Liêm và Valentino
Vinh tại Hải Dương năm 1861.
Tưởng chừng những biện pháp
ghê rợn sẽ làm nhụt chí các tín hữu, nhưng máu các vị tử đạo là hạt
giống trổ sinh đức tin: giáo phận qua cơn thử thách quyết liệt đă
vươn vai lớn mạnh như chú bé huyền thoại làng Phù Đổng.
3. Gần chúng ta hơn,
sau khi giáo phận được thiết lập khoảng 70 năm, một thử thách khác
không kém gay go mà các bậc cha anh trực tiếp của chúng ta đă trải
qua và vượt qua. Năm 1954, giáo phận có 68 ngàn giáo dân, 62 xứ, 413
nhà thờ, 80 linh mục và 28 đại chủng sinh. Sau hiệp định Genève chia
đôi đất nước, gần 40 ngàn giáo dân cùng với đại đa số các linh mục
và tất cả chủng sinh di cư vào nam. Ở lại giáo phận chỉ c̣n khoảng
30 ngàn giáo dân, 14 linh mục hầu hết già yếu, 12 thầy giảng và 11
nữ tu Đaminh. Trong t́nh trạng chiến tranh, và thời bao cấp, hoạt
động của các linh mục bị hạn chế tối đa. Đă vậy các chủng viện lại
bị đóng cửa. Có lúc giáo phận chỉ c̣n 1 hay 2 linh mục. Trong gần 30
năm, Đức cha Phaolô Giuse Phạm Đ́nh Tụng, nay là Hồng Y, không thể
đi thăm các xứ họ, đă dâng lễ trong một pḥng diện tích chưa đầy 8m2.
Tại đây, ngài đă âm thầm truyền chức cho một số linh mục trong và
ngoài giáo phận, và cả đến phong chức giám mục cho đức cha Đaminh
Quảng của Bắc Ninh và đức cha Vinhsơn Dụ của giáo phận Lạng Sơn..
Thiếu linh mục, ngài đào tạo giáo dân lănh đạo các xứ họ, kêu gọi
các cô tận hiến (nay là Tu Hội Hiệp Nhất) tiếp sức. Ngài soạn các
kinh và giáo lư Kinh Thánh bằng văn vần để giáo dân dễ nhớ và trẻ em
dễ học. Chính đức cố giám mục Giuse Maria trong một thời gian phải
hằng ngày đạp xe rời làng trước khi trời sáng, đi 30 km đến toà giám
mục để học, rồi lại đạp xe về khi trời đă tối. Mọi sinh hoạt được
tập trung tại Ṭa Giám Mục. Có những giáo dân nhiều khi phải đi tàu
lửa đến ga Yên Viên rồi đi bộ 20km đến Bắc Ninh dự lễ. Có những
người phải đạp xe hàng trăm cây số để được xưng tội hay làm phép
cưới. Có những giáo dân phải dùng xe cải tiến đi 70 km chở củi trong
đêm tối đến giúp Ṭa Giám Mục có chất đốt. Năm 1993, khi tôi đến
thăm một họ ở huyện Sóc Sơn, ông trùm đă khóc và cho biết: "Từ tạo
thiên lập địa đến nay mới có một cha đặt chân đến đây!" Cũng vào
thời điểm ấy, tôi hỏi một nhóm thanh niên nam nữ ở một họ trong tỉnh
Bắc Ninh: họ không biết truyện người con hoang đàng hay truyện người
Samari nhân hậu Chúa Giêsu kể trong Tin Mừng. Đă có nhiều người do
nhu cầu kinh tế hay v́ yếu đuối đă xa nhà thờ, đă rối hôn nhân, đă
không dám giữ đạo công khai. Chỉ Thiên Chúa mới biết hết được bao
nhiêu cố gắng và hi sinh đến mức anh hùng của hàng ngàn hàng vạn tín
hữu, giáo dân cũng như giáo sĩ và tu sĩ để giáo phận vững bước và
tiến lên trong những năm tháng khó khăn ấy.
Đứng về mặt tự nhiên, t́nh
trạng thật bi đát. Nhưng một cây trụi lá như vậy, với quyền năng của
Thiên Chúa, vẫn có thể hồi sinh. Và cây ấy đă thực sự hồi sinh. Đó
là một cây được trồng bên bờ suối, nên trổ sinh hoa trái đúng mùa.
3. Chín triệu dân sống
trên khu vực gần 25 ngàn km2, đó là t́nh h́nh giáo phận
Bắc Ninh hiện nay. Công cuộc truyền giáo đă có những kết quả nhất
định, nhưng cánh đồng truyền giáo vẫn c̣n mênh mông. Theo tiêu chuẩn
quốc tế b́nh thường, giáo phận c̣n thiếu 80 linh mục. Có thể 10 năm
nữa giáo phận mới đạt tới t́nh trạng b́nh thường là xứ nào cũng có
cha coi sóc. Ngoài ra, giáo phận c̣n thiếu những chuyên gia về Kinh
Thánh, về Giáo Luật, về Phụng Vụ, về Thần Học... Bao giờ tất cả các
nhà thờ hư hỏng được sửa chữa? Bao giờ th́ giáo họ nào cũng có một
ngôi nhà thờ để họp nhau cầu nguyện? Bao giờ th́ tuần nào cũng có
thánh lễ trong tất cả các nhà thờ của giáo phận? Bao giờ th́ các cha
được nghỉ cuối tuần và nghỉ hè? Bao giờ giáo phận có những cơ sở
nuôi dưỡng những người bất hạnh? Bao giờ tỉ lệ tín hữu hiện nay là
1.38 % được nâng lên thành 2%? Những câu hỏi như vậy tuy thật khiêm
tốn nhưng vẫn c̣n khá xa vời.. Phaolô trồng cây, Apollo tưới cây,
Thiên Chúa cho mọc lên: tạ ơn Thiên Chúa. Vững tin vào ơn Chúa trong
quá khứ, chúng ta hăy can đảm thả lưới theo lệnh Chúa, phần c̣n lại
là làm cho lưới đầy cá nằm ngoài tầm tay của chúng ta, nhưng chính
Chúa sẽ bảo đảm. Năm sự vui rồi năm sự sáng, năm sự thương rồi năm
sự mừng: đó là qui luật của lịch sử thánh.Giáo phận Bắc Ninh nhận
Đức Mẹ Mân Côi làm Đấng Bảo Trợ hẳn là nắm vững điều ấy. Ngay trong
những lúc gay go nhất, giáo phận đă từng cống hiến những người con
ưu tú như thánh linh mục Anrê Dũng Lạc cho giáo phận Hà Nội, thánh
linh mục Đaminh Cẩm cho Ḍng Đaminh. Ngoài ra, giáo phận c̣n là nơi
nương náu cho thánh Giám Mục Giêrônimô Liêm của giáo phận Đông ở Kẻ
Mốt, cho thánh giám mục Valentino Vinh của giáo phận Trung ở Hương
La. Chúng ta không chỉ có Thánh Gióng, nhưng c̣n có Chúa Giêsu,
không chỉ có Hai Bà Trưng, nhưng c̣n có Mẹ Maria, không chỉ có Bà
Chúa Kho, mà c̣n có Mẹ Hội Thánh. Thánh Giuse Hoàng Lương Cảnh và
các thánh tử đạo Bắc Ninh là những điểm tựa vững chắc cho toàn thể
giáo phận.
Lạy Thiên Chúa Ba Ngôi chí
thánh, chúng con ngợi khen và tạ ơn Chúa về tất cả những điều kỳ
diệu Chúa đă thực hiện cho giáo phận chúng con. Lạy Mẹ Maria, xin
giúp giáo phận chúng con vững bước trên con đường của Chúa Giêsu như
Mẹ. Lạy thánh Giuse Hoàng Lương Cảnh và các thánh tử đạo Bắc Ninh,
xin cầu nguyện cho cây đức tin Bắc Ninh mà các ngài đă tưới bằng máu,
được lớn lên không ngừng. Cùng với cả giáo phận, chúng con xin thốt
lên từ đáy ḷng: Tên chúng con đă được ghi trên trời, muôn đời chúng
con xin ca ngợi và tạ ơn Chúa. Amen.
Bắc Ninh 29.5.2008
LM. Cosmas Hoàng Văn Đạt
.........................

224 NĂM, NHỮNG THỜI GIAN ĐẦU
Nguồn :
GiaDinhBacNinh.Com
Năm 1659: Toà Thánh
thành lập 2 giáo phận đầu tiên là Đàng Trong và Đàng Ngoài. Khi Toà
Thánh thành lập giáo phận Đàng Ngoài th́ vùng đất Bắc Ninh đă có cứ
điểm truyền giáo như Kẻ Roi, Kẻ Nê, Kẻ Mốt...
Năm 1679: Toà
Thánh chia "giáo phận Đàng Ngoài" thành hai giáo phận, "giáo phận
Đông" (Hải Pḥng) và "giáo phận Tây" (Hà Nội), vùng đất Bắc Ninh
thuộc "giáo phận Đông", Đàng Ngoài. Lúc đó có 32 nhà thờ với 3.317
giáo hữu; năm 1712 số giáo dân tăng lên là 4.516, được các cha ḍng
Tên và sau đó là các cha Đa Minh coi sóc.
Năm 1848: Đức Piô
IX chia "giáo phận Đông" Đàng Ngoài thành hai giáo phận, "giáo phận
Trung Đàng Ngoài" và "giáo phận Đông Đàng Ngoài" gồm các tỉnh Hải
Pḥng, Hải Dương, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái
Nguyên, Bắc Kạn, Vĩnh Phúc và một phần thuộc các tỉnh Tuyên Quang,
Phú Thọ, Hà Giang.
GIÁO PHẬN BẮC NINH ĐƯỢC THÀNH LẬP
Ngày 29-5-1883: Để
việc truyền giáo được phát triển, Toà Thánh thành lập thêm một giáo
phận mới tách từ giáo phận Đông, đó là giáo phận Bắc,
tức là giáo phận Bắc Ninh ngày nay, gồm các tỉnh:
Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Lạng
Sơn, Cao Bằng, một số huyện của các tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ, Hà
Giang, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nội.
1883-1902: Đức
cha Antonio Colomer Lễ là vị giám mục tiên khở cho "giáo phận Bắc",
lúc ấy giáo phận mới có 17 linh mục triều (Việt), 2 linh mục ḍng Đa
Minh, 3 thừa sai người Tây Ban Nha, 15 đại chủng sinh, 22 tiểu chủng
sinh, 50 thầy giảng, 8 chị em ḍng Mến Thánh Giá và 35.000 tín hữu
trong 11 giáo xứ và 28 giáo họ. Năm 1892 xây nhà thờ chính toà Bắc
Ninh.
Năm 1893, sau 10 năm: giáo phận Bắc có 2 Giám mục, chính là Đức Cha
Lễ và phó là Đức Cha Khâm, 6 Cha ḍng Đa Minh, 26 Linh mục Việt, 41
Thầy giảng, 8 Đại chủng sinh, 26 Tiểu chủng sinh, 41 Nữ tu ḍng Ba,
23 ngàn 765 giáo dân trong 15 hạt, 160 giáo xứ và họ đạo, 140 nhà
thờ.
1902-1925: Thời
Đức cha Maximin Valasco Khâm làm giám mục: Năm 1902 xây dựng Đại
chủng viện Thánh Tôma tại Đạo Ngạn và tiểu chủng viện ở Kẻ Nê.
Ngày 30-12-1913, Toà Thánh tách một phần đất thuộc giáo phận Bắc để
thành lập Phủ doăn Tông toà Lạng Sơn.
Năm 1924, "giáo phận Bắc" được Toà Thánh đổi tên gọi là "giáo phận
Bắc Ninh", theo địa danh nơi đặt toà giám mục. Năm 1925 Đức cha Khâm
qua đời, thọ 74 tuổi,
1924-1931: Đức
cha phó Théodore Gordaliza Phúc lên kế vị. Năm 1928, ngài thành lập
xứ Bắc Kạn và năm 1930, ngài giao cho cha Millax xây nhà chung và
nhà thờ Bắc Kạn. Ngài qua đời ngày 14-10-1931.
1932-1947: Ngày
6-11-1932, Toà Thánh bổ nhiệm thừa sai Eugène Artaraz Chỉnh làm giám
mục hiệu toà Cotenna.. Năm 1939, giáo phận Bắc Ninh có 15 linh mục
ḍng Đa Minh, 66 linh mục triều, 120 thầy giảng, 20 đại chủng sinh,
66 tiểu chủng viện, 12 nữ tu Phaolô, 118 d́ phước Đa Minh, 54.807
giáo dân, 800 dự ṭng trong 7 giáo hạt, 47 giáo xứ, 312 giáo họ, 210
thánh đường.
Ngày 31-12-1946, quân Pháp đến Bắc Ninh đưa Đức cha và một số thừa
sai Tây Ban Nha về Hà Nội. Tháng 7-1947, Đức cha đi Roma yết kiến
Đức Thánh Cha Piô XII, sau đó về Tây Ban Nha và qua đời ngày
21-12-1947.
1947-1950: V́
chiến tranh, Giáo phận Bắc Ninh bị phân đôi. Thời Trống Toà (Sede
vacante).
1950-1955: Đức
cha Đa Minh Hoàng Văn Đoàn là giám mục Việt Nam đầu tiên coi sóc
giáo phận Bắc Ninh. Trước khi thụ phong Giám mục vào ngày 12-3-1950
Ngài là Linh mục ḍng Đa Minh. Ngài là lập lại Chủng viện Antôn Ninh
Đạo Ngạn (bị giải tán từ năm 1947), xây toà giám mục, trường trung
học Vinh Sơn Liêm, nhà in Chân phúc Cẩm và cử 8 cha trẻ đi du học.
Năm 1954, Giáo phận Bắc Ninh có 68 linh mục triều (8 du học), 12
linh mục ḍng Đa Minh, 28 đại chủng sinh, 62 giáo xứ, 413 nhà thờ và
68.000 giáo dân.
Sau hiệp định Genève năm 1954, 47 linh mục và tất cả chủng sinh và
gần 40.000 giáo dân di cư vào Nam. Ở lại giáo phận chỉ có 14 linh
mục hầu hết già yếu, 12 thầy giảng, 11 d́ phước Đa Minh và khoảng
30.000 giáo dân.
Năm 1955, Đức cha Đa Minh Hoàng văn Đoàn bị tai nạn phải đi Hồng
Kông chữa bệnh, ngài bổ nhiệm cha Phêrô Nguyễn Văn Lộc làm Tổng Đại
diện, cha Đa Minh Đinh Huy Quảng làm cha xứ nhà thờ chính toà. Sau
khi chữa bệnh th́ Ngài về Việt Nam nhưng ở miền Nam. Ngày 18-1-1963
Ngài được bổ nhiện làm giám mục giáo phận Quy Nhơn, qua đời ngày
20-5-1974.

Đức Cha Đaminh Hoàng văn Đoàn
Giám mục Bắc Ninh 1950-1955
1956-1963: Giáo
phận Bắc Ninh không có giám mục, Đức cha Phêrô Khuất Văn Tạo (Giám
mục Hải Pḥng) làm giám quản tông toà giáo phận Bắc Ninh. Thời gian
này, ngài chỉ về kinh lư và ban phép Thêm sức được hai lần vào cuối
năm 1956 và đầu năm 1957.
1963-1994: Năm
1963, Toà Thánh bổ nhiệm cha Phaolô Phạm Đ́nh Tụng, Giám đốc Tiểu
chủng viện Gioan Hà Nội, làm giám mục Bắc Ninh. Ngài thụ phong giám
mục ngày 15-8-1963, về nhận giáo phận ngày lễ Đức Mẹ Mân Côi
5-10-1963. Trong hoàn cảnh rất ít linh mục, Đức cha đă xây dựng,
củng cố Ban Hành giáo, sáng lập Tu hội Đức Mẹ Hiệp Nhất, sửa và cho
in Kinh bản giáo phận Bắc Ninh, cổ vũ ḷng tôn sùng Thánh Tâm Chúa.
Tổ chức và kỷ niệm Bách Chu Niên giáo phận (1883-1983).
Năm 1983, đại lễ mừng 100 năm thành lập Giáo phận Bắc Ninh
(1883-1993).
Ngày 25-9-1989, Đức cha Phạm Đ́nh Tụng nhận thêm trách nhiệm giám
quản giáo phận Hà Nội, Đức Cha Giuse Maria Nguyễn Quang Tuyến nhận
chức giám mục phó giáo phận Bắc Ninh.
Năm 1994, Đức cha Phạm Đ́nh Tụng chính thức thuyên chuyển về làm
tổng giám mục giáo phận Hà Nội, và vinh thăng Hồng y ngày
26-11-1994.

Đức Hồng Y Phaolô Phạm Đ́nh Tụng
Giám mục Bắc Ninh 1963-1994
1994-2006: Đức
Cha Giuse Maria Nguyễn Quang Tuyến được bổ nhiệm làm giám nục giáo
phận Bắc Ninh. Ngày 23 tháng 9 năm 2006, trong lúc đang được chữa
trị bệnh ung thư tại Hoa Kỳ, Đức cha Giuse Maria qua đời vào lúc 4
giờ 58 chiều tại bệnh viện Providence, thành phố Portland, tiểu bang
Oregon, USA , hưởng thọ 61 tuổi. Đức cha Giuse Maria Nguyễn Quang
Tuyến sinh ra tại xứ Đại Lăm, là vị giám mục giáo phận Bắc Ninh đầu
tiên sinh ra từ ḷng đất mẹ của giáo phận.
Thi hài của Đức cha Giuse Maria đă được an táng bên tay phải trong
ḷng nhà thờ chính toà Bắc Ninh.

Đức Cha Giuse Maria Nguyễn Quang Tuyến
Giám mục Bắc NInh 1994-2006
Tiểu sử Đức cố Giám mục
Giuse Maria Nguyễn Quang Tuyến
23/9/2006-7/10/2008:
Giáo phận trống toà v́ chờ đợi giám mục mới đưọc bổ nhiệm, trong
thời gian 2 năm trống toà này, việc hành chính nội ngoại đă được 2
cha đại diện Giuse Trần Quang Vinh và cha Giuse Nguyễn văn Kinh thay
phiên nhau đảm nhiệm dưới sự giám quản của Đức cha Giuse Ngô Quang
Kiệt, tổng giám mục Hà Nội. Trong thời gian này giáo phận có 43 linh
mục, 268 nữ tu và 39 chủng sinh.

Đức tổng Giuse Ngô Quang Kiệt
Giám quản Bắc Ninh 2006-2008
Linh mục đại diện Giuse Trần Quang Vinh
và Đaminh Nguyễn Văn Kinh
7/10/2008: Ngày
4 tháng 8 năm 2008, Đức thánh cha Benađictô bổ nhiện linh mục ḍng
Tên Cosma Hoàng Văn Đạt làm giám mục giáo phận Bắc Ninh. Cha Cosma
Hoàng Văn Đạt sẽ chính thức được tấn phong Giám mục ngày 7 tháng 10
năm 2008 tại nhà thờ chính toà Bắc Ninh.

Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt
Giám mục Bắc Ninh 2008 đến hiện nay
Những Vị giám mục giáo
phận Bắc Ninh từ năm 1883 cho đến hiện nay


Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt
7-10-2008: Tấn phong Giám mục,
Giám mục Giáo phận Bắc Ninh.
..........................
Lược Sử
Giáo Phận Bắc
Ninh
Prepared for
Internet by Vietnamese Missionaries in Asia
A. Lược Sử
Giáo Phận Bắc Ninh
Năm 1659, khi Ṭa Thánh thành
lập giáo phận Đàng Ngoài th́ vùng đất Bắc Ninh đă có cứ điểm truyền
giáo như Kẻ Roi, Kẻ Nê, Kẻ Mốt...
Năm 1679, Ṭa Thánh phân chia
giáo phận Đàng Ngoài thành hai giáo phận Đông và Tây, vùng đất Bắc
Ninh thuộc giáo phận Đông Đàng Ngoài, lúc đó có 32 nhà thờ với 3,317
giáo hữu; năm 1712 số giáo dân đă là 4,516, được các cha ḍng Tên và
sau đó là các cha Đa Minh coi sóc.
Năm 1848, Đức Piô IX chia giáo
phận Đông Đàng Ngoài thành hai giáo phận Trung và Đông gồm các tỉnh:
Hải Pḥng, Hải Dương, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái
Nguyên, Bắc Kạn, Vĩnh Phúc và một phần thuộc các tỉnh Tuyên Quang,
Phú Thọ, Hà Giang.
Để việc truyền giáo được phát
triển, ngày 29-5-1883, Ṭa Thánh thành lập giáo phận mới: Giáo phận
Bắc (tức Bắc Ninh ngày nay) từ giáo phận Đông tách ra, gồm các tỉnh:
Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Lạng
Sơn, Cao Bằng, một số huyện của các tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ, Hà
Giang, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nội.
Nhân sự giáo phận Bắc lúc đó
có Đức cha Antonio Colomer Lễ (làm giám mục Bắc từ 1883-1902), 17
linh mục triều, 2 linh mục ḍng Đa Minh, 3 thừa sai người Tây Ban
Nha, 15 đại chủng sinh, 22 tiểu chủng sinh, 50 thầy giảng, 8 chị
ḍng Mến Thánh Giá và 35,000 tín hữu trong 11 giáo xứ và 28 giáo họ.
Đức cha Maximin Valasco Khâm (làm
giám mục từ 1902-1925), xây dựng Đại chủng viện Thánh Tôma tại Đạo
Ngạn và tiểu chủng viện ở Kẻ Nê.
Ngày 30-12-1913, Ṭa Thánh
tách một phần đất thuộc giáo phận Bắc để thành lập Phủ Doăn tông ṭa
Lạng Sơn.
Năm 1924, giáo phận Bắc được
Ṭa Thánh đổi tên gọi là giáo phận Bắc Ninh, theo địa danh nơi đặt
ṭa giám mục.
Năm 1925, Đức cha Khâm qua đời,
thọ 74 tuổi, Đức cha phó Théodore Gordaliza Phúc lên kế vị (từ
1924-1931). Năm 1928, ngài thành lập xứ Bắc Kạn và năm 1930, ngài
giao cho cha Millax xây nhà chung và nhà thờ Bắc Kạn. Ngài qua đời
ngày 14-10-1931.
Ngày 6-11-1932, Ṭa Thánh bổ
nhiệm thừa sai Eugène Artaraz Chỉnh làm giám mục hiệu ṭa Cotenna (từ
1932-1947).
Năm 1939, giáo phận Bắc Ninh
có 15 linh mục ḍng Đa Minh, 66 linh mục triều, 120 thầy giảng, 20
đại chủng sinh, 66 tiểu chủng sinh, 12 nữ tu Phaolô, 118 d́ phước Đa
Minh, 54,807 giáo dân, 800 dự ṭng trong 7 giáo hạt, 47 giáo xứ, 312
giáo họ, 210 thánh đường.
Ngày 31-12-1946, quân Pháp đến
Bắc Ninh đưa Đức cha và một số thừa sai Tây Ban Nha về Hà Nội.
Tháng 7-1947, Đức cha đi Rôma
yết kiến Đức Thánh Cha Piô XII, sau đó về Tây Ban Nha và qua đời
ngày 21-12-1947.
Đức cha Đa Minh Hoàng Văn Đoàn
là giám mục Việt Nam đầu tiên coi sóc giáo phận Bắc Ninh
(1950-1955).
Ngài lập lại Chủng viện Antôn
Ninh Đạo Ngạn (bị giải tán từ năm 1947), xây ṭa giám mục, trường
trung học Vinh Sơn Liêm, nhà in Chân Phước Cẩm và cử 8 cha trẻ đi du
học.
Năm 1954, Giáo phận Bắc Ninh
có 68 linh mục triều (8 du học), 12 linh mục ḍng Đa Minh, 28 đại
chủng sinh, 62 giáo xứ, 413 nhà thờ và 68,000 giáo dân.
Sau hiệp định Genève năm 1954,
47 linh mục và tất cả chủng sinh và gần 40,000 giáo dân di cư vào
Nam. Ở lại giáo phận chỉ có 14 linh mục hầu hết già yếu, 12 thầy
giảng, 11 d́ phước Đa Minh và khoảng 30,000 giáo dân.
Năm 1955, Đức cha bị tai nạn
phải đi Hồng Kông chữa bệnh, ngài bổ nhiệm cha Phêrô Nguyễn Văn Lộc
làm Tổng đại diện, cha Đa Minh Định Huy Quảng làm cha xứ nhà thờ
chính ṭa.
Đức cha Phêrô Khuất Văn Tạo (Giám
mục Hải Pḥng) làm giám quản tông ṭa giáo phận Bắc Ninh từ
1956-1963. Thời gian này, ngài chỉ về kinh lư và ban phép Thêm Sức
được hai lần vào cuối năm 1956 và đầu năm 1957.
Năm 1963, Ṭa Thánh bổ nhiệm
cha Phaolô Phạm Đ́nh Tụng, Giám đốc Tiểu chủng viện Gioan Hà Nội,
làm giám mục Bắc Ninh. Ngài thụ phong giám mục ngày 15-8-1963, về
nhận giáo phận ngày lễ Đức Mẹ Mân Côi 5-10-1963.
Trong hoàn cảnh rất ít linh
mục, Đức cha đă xây dựng củng cố Ban Hành Giáo, sáng lập Tu hội Đức
Mẹ Hiệp Nhất, sửa và cho in Kinh bản Gáo phận Bắc Ninh, cổ vũ ḷng
tôn sùng Thánh Tâm Chúa. Tổ chức và kỷ niệm Bach Chu Niên giáo phận
(1883-1983). Sau đó, Đức cha được thuyên chuyển về Tổng Giáo Phận Hà
Nội (1994) và vinh thăng Hồng Y ngày 26-11-1994.
Từ năm 1994 Đức cha Giuse
Maria Nguyễn Quang Tuyến coi sóc giáo phận.
B. Địa Lư
và Dân Số
Ranh giới: Giáo phận Bắc Ninh
nằm trên địa bàn 5 tỉnh: Bắc Ninh, Bắc Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên,
Vĩnh Phúc; 3 huyện thuộc Thành Phố Hà Nội và một số xă, huyện thuộc
các tỉnh: Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Phú Thọ, Hưng Yên, Hải
Dương.
Tổng dân số địa phương khoảng
6,909,296 người, có khoảng 123,090 giáo dân công giáo, sinh sống
trên diện tích là 24,600 km2.
Dân cư vùng đồng bằng và trung
du đa số sinh sống bằng nghề nông. Vùng thượng du ngoài nghề nông là
chủ yếu, c̣n có thêm phụ thu nhờ lâm sản.
Một số sông lớn chảy trên địa
bàn giáp phận là: sông Đuống, sông Hồng, sông Thái B́nh, sông Lô,
sông Gầm, sông Cả, sông Đáy Trên, sông Cầu, sông Công, sông Cà Lỗ,
sông Thương, sông Lục Nam.
Sắc tộc Trên địa bàn giáo phận,
miền thượng du có một số đồng bào dân tộc ít người như: Sán D́u,
H'Mông, Dao, Mèo, Cao Lan, Hoa, Tày, Nùng sinh sống.
C. Các hoạt
động đặc biệt của giáo phận
- Phục hồi các giáo xứ và
giáo họ:
Sau cuộc di cư ồ ạt vào Nam
của hơn 40,000 giáo dân và gần 50 linh mục của giáo phận Bắc Ninh
năm 1954, chỉ c̣n lại 14 linh mục già yếu, nhiều giáo xứ, họ đạo chỉ
c̣n lẻ tẻ một vài gia đ́nh. Điển h́nh như nhà xứ Ngăm Giáo chỉ c̣n 3
người, nhà xứ họ Phượng Mao chỉ c̣n 7 người. Từ sau năm 1975, một số
giáo dân đi làm ăn xa đă trở về quê cũ sinh sống. Do đất chật người
đông, bà con lương dân chung quanh đă di chuyển đến làm ăn sinh sống
tại các giáo xứ, giáo họ có nhà bỏ trống. Sau nhiều năm, nhờ ảnh
hưởng đời sống tốt lành của người Công Giáo, nhiều lương dân gia
nhập đạo, số tín hữu gia tăng, nhiều thánh đường đă được tu sửa lại
và các sinh hoạt tôn giáo được phục hồi.
- Đi t́m giáo dân và quy tụ
thành họ đạo:
Trong thập niên 1960, nhiều
người từ những vùng đất chật người đông như Thái B́nh, Nam Định...
đă đến khai hoang lập nghiệp tại các vùng xa xôi hẻo lánh thuộc các
tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hà Giang... (vùng đất thuộc
giáo phận Bắc Ninh) trong đó có nhiều gia đ́nh Công giáo. Cả vùng
rừng núi rộng lớn đó mấy chục năm không có linh mục phục vụ giáo dân,
thỉnh thoảng mới có người về quê cũ để giữ luật Giáo Hội, nhiều
người đức tin phai nhạt, ngăn trở hôn nhân gia tăng. V́ thế, việc
t́m kiếm giáo dân luôn là vấn đề bức xúc của giáo phận Bắc Ninh.
Từ thập niên 1990, việc đi lại
dễ dàng hơn, nhiều tông đồ giáo dân đă được sai đi, âm thầm len lỏi
t́m kiếm từng người, từng gia đ́nh, dạy giáo lư, giúp họ cầu nguyện,
quy tụ thành những nhóm và đưa về tháo gỡ những ngăn trở hôn nhân,
tổ chức thành họ đạo.
- Huấn luyện tông đồ giáo
dân:
V́ địa bàn của giáo phận rộng
lớn, địa h́nh phức tạp (đặc biệt ở miền núi), linh mục lại quá ít,
làm sao có thể quy tụ được giáo dân. V́ vậy, việc thành lập Huynh
đoàn Đa Minh giáo dân, Gia Trưởng, Bà Mẹ Công Giáo, ca đoàn, giới
trẻ, giáo lư viên, Thiếu Nhi Thánh Thể, là khâu quan trọng của giáo
phận. Ban Hành Giáo được huấn luyện để trở nên những cộng sự viên
tích cực và trung thành trong việc quản lư nhà thờ, đất đai và tài
sản của giáo xứ. Được cha xứ trao quyền, Ban Hành Giáo chủ sự việc
suy tôn Lời Chúa ngày Chủ Nhật và lễ trọng trong nhà thờ, rửa tội
cho trẻ sơ sinh, điều tra hôn phối, đôn đốc viêc học giáo lư, trao
Ḿnh Thánh cho bệnh nhân... Các đoàn thể Công Giáo được đào tạo để
trở nên ṇng cốt trong việc cầu nguyện tại nhà thờ và gia đ́nh,
trong việc học hỏi, suy niệm và sống Lời Chúa, bài trừ những tệ nạn
xă hội, nâng cao tŕnh độ văn hóa, xây dựng nếp sống phù hợp với Tin
Mừng và tham gia vào việc truyền giáo tại địa phương ḿnh.
Mối dây liên kết giữa các giáo
hạt, giáo xứ, giáo họ cũng như sự gắn bó mọi thành phần Dân Chúa
trong giáo phận được duy tŕ và phát triển để cùng hướng tới lời cầu
của Đức Kitô: "Xin cho mọi người nên một".
- Đào tạo ơn gọi linh mục,
tu sĩ:
Cánh đồng truyền giáo của giáo
phận mênh mông trên địa bàn 24,600 km2, với số dân gần 7 triệu người,
mà chỉ có 120,000 giáo dân. Giáo phận rất ít linh mục, nam nữ tu sĩ.
Do vậy việc cổ vũ và đào tạo ơn gọi làm linh mục và tu sĩ là một mối
quan tâm của giáo phận.
- Việc xây dựng nhà thờ:
Giáo dân Bắc Ninh gặp nhiều
gian khổ, song vẫn c̣n duy tŕ được đức tin cho đến ngày hôm nay một
phần lớn là nhờ vào việc cầu nguyện chung, suy tôn Lời Chúa và dạy
giáo lư tại nhà thờ. V́ thế nhà thờ rất cần thiết để giúp họ đạo
sống động.
Trải qua nhiều biến động thời
cuộc từ năm 1947, nhiều nhà thờ trong giáo phận bị tiêu thổ kháng
chiến, bị chiến tranh tàn phá, bị thời gian, băo lụt hủy hoại. Cho
đến nay, đă xây lại và làm mới được 56 nhà thờ và nhà nguyện, nhưng
trong giáo phận vẫn c̣n gần trăm nhà thờ xuống cấp nặng và 76 họ đạo
chưa có nhà thờ.
Đây là mối quan tâm lớn của
mọi thành phần Dân Chúa giáp phận Bắc Ninh.
- Hội nhập văn hóa:
Bắc Ninh là nơi có truyền
thống Dân Ca Quan Họ trong các lễ hội. Những làn điệu quan họ đă
ngấm vào máu thịt quần chúng. Việc dùng những làn điệu dân ca để suy
niệm Lời Chúa trong các buổi cầu nguyện, giới thiệu và phổ biến Tin
Mừng bằng h́nh thức văn nghệ đă mang lại những kết quả bước đầu. "Dâng
Hoa Thánh Tâm" đă được dệt ư Thánh Vịnh vào làn điệu quan họ, Hoạt
cảnh "Mười cô trinh nữ" (x. Mt. 25,1-13) trở nên sinh động hơn, thấm
nhập vào ḷng người sâu xa hơn khi được ca vang với làn điệu Quan Họ.
Đó là kết quả ban đầu của hội nhập văn hóa trong giáo phận.
D. Một số
đặc sắc của Giáo Phận:
- Nhà thờ chính toà:
Khởi công xây dựng năm 1889, hoàn thành năm 1982, trùng tu năm 1990.
Ṭa Thánh ban đặc ân vĩnh viễn được hành hương để lănh ơn Toàn Xá.
Địa điểm: Thị xă Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh.
- Cổng Tả thành Bắc Ninh:
Nơi hành quyết nhiều vị tử đạo, đặc biệt có 100 vị "đầu mục" và "thứ
mục" bị hành quyết bằng cách chôn sống tại đây năm 1862. Địa điểm:
thị xă Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
(dựa theo Niêm Giám 2005
của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam)
Nguồn :
http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/vnchurch/vnchurch.htm
|
|