|

Lược sử Giáo họ Ea Uy
Trích : "Lễ khánh thành nhà thờ giáo họ Ea Uy "
Năm
1973 là năm chiến tranh khốc liệt nhất đối với người dân Kontum.
Theo chính sách di dân của chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa, cha
Beyslance thuộc Hội Thừa sai Paris (MEP), đă đưa khoảng 2000 người
dân tộc Sê Đăng rời khỏi vùng chiến sự, di tản đến một vùng đất lúc
đó gọi là Buôn Hằng, quận Phước An, tỉnh Dăklăk, để sinh sống. Đất
Buôn Hằng màu mỡ, chúng con chọn nơi đây để dừng chân. Đời sống yên
b́nh hơn, chúng con an tâm sống đạo dưới sự d́u dắt của cha
Beyslance và cha Christian Leonie. Năm 1974, các cha Thừa sai chuẩn
bị làm nhà thờ cho chúng con, th́ biến cố 1975 xảy đến.
Năm 1975, khi đất nước thống nhất, cha Beyslance và cha Christian
Leonie bị trục xuất về Pháp. Chúng con bắt đầu mồ côi linh mục từ đó.
Từ năm 1975 đến năm 1998, toàn bộ hai huyện Krông Bông và Krông Păk
chỉ c̣n lại một giáo xứ duy nhất, đó là giáo xứ Thuận Hiếu II. Trong
suốt 14 năm, giáo họ Buôn Hằng I và Buôn Hằng II không có thánh lễ
nào. Chúng con sống đạo dựa vào sự d́u dắt của các giáo phu. Thời
gian này ai muốn đi lễ th́ phải đi đến giáo xứ Thuận Hiếu II (giáo
xứ Thuận Hiếu bây giờ ) để dự thánh lễ.
Cuối năm 1979, tại xă Ea Yiêng, nhà nước XHCN có chính sách di
dân để điều ḥa dân số, và phân bổ lao động. Một số bà con giáo dân
người Sê Đăng (thuộc giáo họ buôn Hằng I ), được chuyển từ xă Ea
Yiêng đến xă Ea Uy để lập nghiệp.
Năm 1980, giáo họ chúng con dựng một ngôi nhà nguyện nhỏ, mái
tranh vách nứa (dài 20m, rộng 8m), để sáng tối đọc kinh cầu nguyện.
Năm 1981 – 1984, là thời gian phải đối mặt với biết bao thăng
trầm thử thách trong đời sống đức tin. Hơn một nửa giáo dân Buôn
Hằng I đă bỏ giáo họ để quay về giáo xứ Dăk Mot, giáo phận Kontum.
Một số khác đi lập nghiệp tại buôn Poan, giáo xứ Vinh Đức bây giờ.
Số giáo dân c̣n lại tại giáo họ Buôn Hằng I lúc này chỉ c̣n khoảng
700 người. Những lúc khó khăn hầu như tuyệt vọng, giáo dân giáo họ
chúng con sớm tối tập trung đến nhà nguyện để đọc kinh cầu nguyện,
xin Chúa cứu giáo họ chúng con, đừng để chúng con mất đức tin. Trong
giai đoạn này, ông An-tôn Nah, giáo phu trưởng; ông Micae Hlong,
giáo phu phó; ông Phêrô Hem và ông Phao-lô Phai quản lư nhà nguyện.
Năm 1990, do mưa băo lớn, ngôi nhà nguyện bị sụp đổ, chúng con
phải dựng lại ngôi nhà nguyện khác trên mảnh đất rộng 1.200m2, do
ông Hiu dâng cúng.
Năm 1995, một lần nữa, ngôi nhà nguyện bị hư hỏng, xuống cấp;
chúng con chạy đến Đức cha Giuse Trịnh Chính trực, ngài cho chúng
con một số tiền để dựng lại nhà nguyện bằng gỗ, lợp tôn, nền đất.
Đức cha động viên chúng con : “Dù khó khăn, nghèo khổ đến đâu cũng
đừng bỏ Chúa, đă theo Chúa th́ phải theo cho đến hơi thở cuối cùng”.
Một lời động viên quan tâm khích lệ của Đức cha, đă làm cho đức tin
của chúng con kiên cường hơn. Thời gian này, Đức cha cho các giáo
phu được phép Rửa tội trẻ sơ sinh và chứng hôn các đôi hôn phối.
Năm 1996, cha Giuse Đỗ Văn Tháp được bổ nhiệm làm cha quản xứ
giáo xứ Thuận Hiếu, thay cha Grêgoriô Đỗ Trúc Đường. Giai đoạn này,
cha Đỗ văn Tháp thăm chúng con một năm một lần vào dịp Tết Nguyên
đán và cho phép chúng con kiệu Ḿnh Thánh Chúa từ giáo xứ Thuận Hiếu,
hoặc Đan viện Thiên Ḥa về để suy tôn Lời Chúa và rước Thánh Thể
Chúa vào các ngày Chúa nhật và lễ trọng. Việc lănh Bí tích Ḥa giải
và các bí tích khác bà con giáo dân Buôn Hằng I và Buôn Hằng II phải
đi bộ 18 cây số đến Đan viện Thiên Ḥa hoặc giáo xứ Thuận Hiếu để
lănh nhận. Bí tích Thêm sức, th́ chúng con phải đưa các em thiếu nhi
đến Ṭa Giám mục hai năm một lần. Lúc bấy giờ có ông An-rê Tống Văn
Lộc, thuộc giáo xứ Thuận Ḥa bây giờ, đă hỗ trợ chúng con tinh thần
lẫn vật chất; đặc biệt là phương tiện đi lại trong suốt nhiều năm
trời.
Ngày 12. 03. 1998, cha Phê-lô Nguyễn Thư Hùng được bổ nhiệm làm
phó xứ Thuận Hiếu. Mặc dù xa xôi, nhưng ngài cũng thường xuyên lui
tới giáo họ Buôn Hằng I và II, để làm công tác mục vụ. Nhưng thời
gian chưa được bao lâu, cha Nguyễn Thư Hùng không được vào dâng lễ
tại Buôn Hằng nữa. Cho nên cả hai Buôn Hằng phải đi bộ 18 cây số để
tham dự thánh lễ tại giáo xứ Thuận Hiếu.
Ngày 18. 12. 1999, cha Giuse Nguyễn Văn Nghĩa được bổ nhiệm làm
quản xứ Thuận Hiếu, hai giáo họ Buôn Hằng I và II dường như được hồi
sinh. Mặc dù phải coi sóc một giáo xứ rộng lớn, trải dài trên bốn
huyện, nhưng cha vẫn hằng quan tâm đến giáo họ chúng con cách đặc
biệt. Thứ Bảy và Chúa Nhật nào cha cũng dâng thánh lễ tại Buôn Hằng
II và giải quyết các công việc mục vụ. Lúc này chúng con không phải
đi bộ ra giáo xứ thuận Hiếu nữa.
Năm 2000, cha Phê-rô Nguyễn Thành Thiện được bổ nhiệm làm phó xứ
Thuận Hiếu, cha cũng thường xuyên lui tới giáo họ Buôn Hằng để làm
công tác mục vụ.
Cuối năm 2003, thày Phê-rô Nguyễn Hùng Tiến được Đức cha Giuse
Nguyễn Tích Đức sai về giúp giáo xứ Thuận Hiếu. Ngày 26. 7. 2005,
thày được thụ phong linh mục và cộng tác với cha Giuse Nguyễn Văn
Nghĩa trong các công việc mục vụ của giáo xứ Thuận Hiếu. Thời gian
này, giáo họ Buôn Hằng I được cha Nguyễn Văn Nghĩa và cha Nguyễn
Hùng Tiến luân phiên dâng thánh lễ mỗi Chúa Nhật.
Nhận thấy được sự phát triển của giáo họ Buôn Hằng I, cha Giuse
Nguyễn Văn Nghĩa đă cho chúng con một khoản tiền để mua thêm một sào
đất bên cạnh đất giáo họ.
Ngày 21. 10. 2007, cha phê-rô Nguyễn Hùng Tiến được Đức Giám quản
Phao-lô Nguyễn Văn Ḥa bổ nhiệm làm quản xứ Buôn Hằng. Khi về Buôn
Hằng, cha bắt tay ngay vào công việc mục vụ, cha quan tâm hàng đầu
đến việc xây dựng và đào tạo con người, lúc đó giáo họ có khoảng
1200 giáo dân. Các đoàn thể được thành lập…Ban Hành giáo họ gồm có :
ông Tôma Geo (chủ tịch); ông An-tôn Nah ( phó chủ tịch I ); ông
Philiphê Gêu (PCT 2); ông Matthêu Văn (thư kư); ông Phao-lô Lia (thủ
quỹ) và ông Phê-rô Gron (phụng vụ).
Ngày 12. 05. 2009, Đức cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản đă ra Văn thư
số 28/2009, chính thức thành lập giáo họ Buôn Hằng I thành giáo họ
biệt lập và Đức cha đă đổi tên thành giáo họ Ea Uy.
Ngày 15. 9. 2013, được sự cho phép và hướng dẫn của Đức cha Vinh
Sơn Nguyễn Văn Bản, cha Quản xứ cùng với giáo dân khởi công xây dựng
Nhà thờ, nhà giáo lư và nhà xứ. Sau hai năm thi công với bao vất vả
khó khăn, hôm nay chúng con đă hoàn thành các công tŕnh xây dựng…
Trải qua 43 năm h́nh thành và phát triển, giáo họ chúng con đă
được như ngày nay, chúng con xin cảm tạ Thiên Chúa, Mẹ Maria và
Thánh Cả Giuse, bổn mạng của giáo họ. Xin tri ân Đức cha, quư cha
Quản xứ, quư cha Phó xứ, quư Thày, quư Sơ, quư ân nhân, quư Hội đồng
giáo họ qua các thời kỳ lịch sử. Và xin tất cả mọi người cầu nguyện
để chúng con ngày càng lớn mạnh trong đức tin. Chúng con xin hết lời….
Giáo họ Ea Uy, ngày 01. 7. 2015
Chủ tịch giáo họ
Tôma Gieo
Nguồn : Website GP Ban Mê Thuộc
...................................

Lễ khánh thành nhà thờ giáo họ
Ea Uy
Nhà thờ giáo họ Ea Uy thuộc giáo xứ Buôn Hằng, cách xa thành phố
Buôn Ma Thuột gần 50 km. Từ sáng sớm ngày 01. 7. 2015, hàng ngàn bà
con dân tộc giáo họ trong xă Ea Yiêng tuôn về nhà thờ Ea Uy để tham
dự thánh lễ khánh thành ngôi thánh đường vừa hoàn thành. Đối với họ,
hôm nay quả là ngày hội lớn, nét mặt họ hân hoan phấn khởi, các em
bé hớn hở vui mừng … Họ là những người dân tộc Sê Đăng thuộc giáo
phận Kontum, v́ chiến tranh đă di tản đến Daklak sinh sống.
Đức cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, Giám mục GP. Ban Mê Thuột, vừa
đến cổng nhà thờ, họ đă ùa ra đón ngài, ĐGM tươi cười chào họ bằng
những cử chỉ thật thân thương tŕu mến…không kể “khoảng cách”, kẻ
nắm tay, người níu áo, các em bé chạy tới ôm ngài, bao quanh ngài
đến nỗi ngài như bị vây kín giữa rừng người, họ vui mừng như những
người con lâu ngày được gặp lại Cha đi xa trở về.
Đúng 9g00, đoàn rước từ nhà sinh hoạt giáo họ tiến về trước tiền
đường giáo họ trong tiếng nhạc hoành tráng của ban nhạc, xen lẫn
tiếng cồng chiêng rộn ràng buôn làng, làm cho ngày lễ thêm sống động,
phấn khởi. ĐGM chủ sự nghi thức cắt băng khai mạc và chủ tế thánh lễ
tạ ơn khánh thành nhà thờ giáo họ Ea Uy, thuộc giáo xứ Buôn Hằng,
giáo hạt Chính ṭa Ban Mê Thuột. Đây là ngôi thánh đường thứ 4 của
đồng bào dân tộc tại giáo phận Ban Mê Thuột. Đồng tế với ngài có cha
Tổng Đại diện Stêphanô Nguyễn Văn Đậu, Đức Ông Đaminh Hà Duy Khâm và
30 linh mục trong giáo phận.

ĐGM trao ch́a khóa cho cha Phê-rô Nguyễn Hùng Tiến,
quản xứ GX. Buôn Hằng quyền coi sóc nhà thờ
Trước thánh lễ, ông Tôma Gieo, chủ tịch giáo họ Ea Uy sơ lược sự
h́nh thành và phát triển của giáo họ : Theo chính sách di dân v́
chiến cuộc, của chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa, năm 1973, cha Beyslance,
thuộc Hội Thừa sai Paris, đă đưa khoảng 2000 tín hữu giáo xứ Dăk Mot
thuộc giáo phận Kontum đến Buôn Hằng thuộc tỉnh Dăklăk để lập nghiệp.
Nhờ cha Beyslance và cha Christian hướng dẫn, d́u dắt, cuộc sống của
bà con giáo dân trở lại yên b́nh. Năm 1974, các cha Thừa sai chuẩn
bị làm nhà thờ th́ biến cố 1975 xảy đến nên chưa thực hiện được…Đến
năm 1980, bà con giáo họ dựng ngôi nhà nguyện nhỏ, mái tranh vách
nứa để sáng tối bà con cùng nhau đọc kinh. Trải qua biết bao thăng
trầm trong đời sống đức tin, một nửa số người trở về lại Dăk Mot,
hoặc đi nơi khác làm ăn sinh sống, số giáo dân chỉ c̣n khoảng 700
người. Những lúc khó khăn dường như tuyệt vọng, người giáo dân chỉ
biết đến nhà nguyện để cùng nhau cầu nguyện, xin Chúa cứu họ khỏi
mất niềm tin...Và hiện nay giáo họ đă thực sự có ngôi thánh đường
khang trang mà hôm nay ĐGM về làm phép và khánh thành. Đây là điều
bà con dân tộc giáo họ Ea Uy hằng mơ ước. Sau 43 năm, kẻ mất, người
c̣n, người đi nơi khác, hiện nay giáo họ có 287 hộ người Sê Đăng, 30
hộ người dân tộc Êđê và 16 hộ người kinh. Tổng cộng có 2.300 nhân
khẩu, dưới sự d́u dắt của cha Phê-rô Nguyễn Hùng Tiến, quản xứ giáo
xứ Buôn Hằng. (Lược sử giáo họ)

Ông Chủ tịch đọc lược sử giáo họ
Sau nghi thức làm phép nhà thờ, thánh lễ được bắt đầu với tiếng
hát vút cao, trong như suối reo, mạnh mẽ như thác đổ của các em ca
đoàn dân tộc. Trong bài giảng, ĐGM tỏ bày niềm hân hoan, ca ngợi đức
tin của bà con giáo họ: Nhờ các bậc già làng, các giáo phu, các chức
việc trong buôn, đă làm gương và ǵn giữ đức tin của bà con giáo
buôn, mặc cho bao nhiêu sóng gió, hạt giống đức tin vẫn âm thầm
nhưng mạnh mẽ phát triển từ thập niên 1960 đến nay. ĐGM mời gọi mọi
người cùng cảm tạ Thiên Chúa đă cho các bậc tiền nhân can đảm giữ
vững niềm tin vào Đức Giêsu Ki-tô, và cầu nguyện cho các linh mục đă
gieo văi hạt giống Tin Mừng cho những người anh em dân tộc. Ngài
cũng không quên mời gọi cầu nguyện cho các ân nhân, các tu sỹ, giáo
phu, và các vị trong Hội đồng giáo họ, đă cùng chung tay xây dựng,
mở mang Nước Chúa nơi những vùng hẻo lánh xa xôi.
Được biết, hiện nay có hai nữ tu dân tộc Xê Đăng xuất thân từ
giáo họ Ea Uy, đó là: nữ tu Maria Madalena Trân, Ḍng Mến Thánh giá
Xuân Lộc, nữ tu Maria Catarina Rokin, Ḍng Nữ Vương Ḥa B́nh, Ban Mê
Thuột.
Trước khi kết thúc thánh lễ, giáo phu An-tôn Nah, đại diện giáo
họ đọc lời cảm ơn Đức cha, quư cha, quư tu sĩ và toàn thể cộng đoàn.
Với những lời rất chân thành mộc mạc và những đóa hoa tươi thắm,
nhưng đă nói lên được tấm ḷng tri ân cảm mến của bà con dân tộc
giáo họ đối với vị Cha chung và các vị ân nhân tinh thần cũng như
vật chất, v́ t́nh thương yêu đă hết ḷng giúp đỡ giáo họ có được như
ngày hôm nay…
Sau thánh lễ, Đức cha và quư cha đồng tế cùng chụp h́nh lưu niệm.
Nhiều người cũng chụp h́nh với ĐGM kỷ niệm ngày khánh thành ngôi nhà
thờ mới.
Thánh lễ diễn ra trang trọng, nghiêm trang và sốt sắng. Niềm vui
c̣n được kéo dài trong bữa tiệc liên hoan do giáo họ Ea Uy và ân
nhân từ Bà Rịa, Vũng Tàu khoản đăi.
Nguồn : Website GP Ban Mê Thuộc
Chi tiết bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com

|
|