
Lược
sử Giáo xứ Lạc Nghiệp
Nhân Kỷ Niệm 60 Năm Thành Lập và Phát Triển:
GIAI ĐOẠN H̀NH THÀNH
Vào năm 1946, một số linh mục Ḍng Chúa Cứu Thế (Canada) : Denis
Paquette, L. P. Vaillancourt, Laliberte, trên đường đi xe lửa từ Hà
Nội đến Đàlạt, khi dừng chân tại Ga Dran lúc bấy giờ, đă gặp một số
tín hữu, họ tỏ ư xin thành lập một họ đạo và xin cất một ngôi nhà
nguyện. Sau nhiều lần thảo luận và t́m kiếm, các cha đă quy tụ được
7 gia đ́nh Công Giáo sống rải rác trong các đồn điền, đồng thời cất
lên được một nhà nguyện tạm thời trên nền đất mua lại, nay là khu
lớp học Giáo lư, và tuyên nhận Chúa Kitô Vua làm Bổn Mạng. Sau đó,
Họ đạo Dran được coi sóc như một họ lẻ của Giáo xứ Đàlạt lúc bấy giờ.
Năm 1946, Cha Phaolô Vũ Văn Bộ, Phó Quản xứ Đàlạt, được cử phụ
trách Họ Dran.
Năm 1948, Cha Phaolô Nguyễn Văn B́nh (sau là Tổng Giám mục
Saigon) Quản xứ Cầu Đất, kiêm nhiệm Họ Dran. Ngài đă cho dời ngôi
nhà thờ cũ và dựng lên ngôi nhà thờ mới đầu tiên bằng tôn và gỗ tại
chính vị trí hiện nay.
Năm 1949, Cha Giacôbê Nguyễn Văn Mầu (sau là Giám Mục Vĩnh Long)
được cử giữ chức quản xứ (đầu tiên) chính thức của Họ Dran. Trong
thời gian này, v́ nhu cầu do số giáo dân tăng lên, Cha Quản xứ
Giacôbê đă cho nới rộng thêm nhà thờ, đồng thời làm 2 ngôi nhà
nguyện nhỏ tại Lạc Quảng và Nam Hiệp (nay là ḷng hồ Đa Nhim), nhằm
giúp giáo dân có điều kiện chu toàn việc thờ phượng Thiên Chúa ngay
tại những nơi xa xôi hẻo lánh lúc bấy giờ.
Từ năm 1953 đến năm 1954, Cha F. Darricau (MEP) làm quản xứ. Cũng
trong thời kỳ này, Họ Dran được đổi tên là Giáo Xứ Đơn Dương.
Năm 1954, Cha André Hugueny, thay Cha Darricau, làm Quản xứ trong
ṿng một năm, sau đó ngài xin nhập ḍng Bênêđictô. Có một điểm đáng
ghi nhớ trong thời Cha A. Hugueny, đó là chính ngài đă mời các D́
Mến Thánh Giá Thanh Hóa lúc bấy giờ (nay là MTG. Đàlạt) đến làm việc
trong Giáo xứ và sự hiện diện của các D́ được duy tŕ măi cho đến
bây giờ.
Năm 1955, Cha Phaolô Vũ Tiến Chức được cử làm Quyền Quản xứ,
nhưng Ngài đă sớm qua đời tại Sóc Trăng.
Năm 1956 – 1957, Cha Phêrô Trần Văn Thông, Quản xứ Cầu Đất, kiêm
Quản xứ Đơn Dương. Sau đổi về làm Giám Đốc Bêtania, Chí Ḥa.
Năm 1957, Cha Lôrenxô Phạm Giáo Hóa (nay đang ở Giáo xứ Thiện Lộc,
Bảo Lộc) được cử thay thế.
Trong thời gian này, c̣n phải kể đến sự hỗ trợ đắc lực của các
Thầy giảng Ḍng Kitô Cái Nhum bên cạnh các cha quản xứ : Thầy Alexis
(1947), Thầy Henry Phán (1946), Thầy Gabriel (1952), Thầy Antoin
Marie (1953).
Trong giai đoạn đầu mới h́nh thành này, v́ c̣n mới mẻ và thưa
thớt, cộng thêm vào bối cảnh lúc bấy giờ, Đàlạt vẫn c̣n thuộc về
Giáo phận Saigon, nên có thể nói sinh hoạt của Giáo xứ vẫn c̣n rất
đơn sơ. Hạt giống Đức Tin như mới chỉ được gieo xuống và đang âm
thầm nẩy mầm !
GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN
Cha Giuse Vũ Đ́nh Tân (1958 – 1970) :
Sự phát triển của Giáo xứ Đơn Dương được thực sự đánh dấu với sự
hiện diện của Cha Giuse Vũ Đ́nh Tân. Ngài được cử đến từ năm 1958 và
đă coi sóc Giáo xứ suốt 12 năm.
Đến năm 1959, Cha Phêrô Nguyễn Văn Khoát đă đến để phụ giúp Cha
Giuse khoảng 1 năm trong vai tṛ Phó xứ.
Vào thời gian này, Giáo xứ dần dần có được bộ mặt ổn định nhờ vào
những hoạt động đầy nhiệt thành và năng nổ của Cha Giuse. Đặc biệt
là với con số của những công nhân công tŕnh thủy điện Đa Nhim và
binh lính đă làm cho số giáo dân tăng lên đáng kể ! Tường nhà thờ
được thay dần bằng gạch. Tượng Chúa Giêsu Vua được đặt trên tiền
sảnh nhà thờ, sau đó là việc xây dựng Tượng đài Đức Mẹ. Tháp chuông
cũng được dựng lên vào thời kỳ này.
Một ngôi Trường cấp 2, có đủ đến hết lớp 9, lần đầu tiên có mặt ở
vùng Đơn Dương này, lấy tên là Thiên Mẫu, đă làm cho tŕnh độ văn
hóa ở đây được nâng lên. Nhiều người ở địa phương, bất kể lương giáo,
nhờ vậy mà có cơ hội để tiến thân sau này.
Tất cả những việc làm trên đây đă làm cho Giáo xứ Đơn Dương có
được một bộ mặt mới mẻ, có một ảnh hưởng tích cực trên toàn thể địa
bàn dân cư ở đây, và đó là điều c̣n được chứng thực măi cho đến bây
giờ.
Cha Phêrô Mạnh Trọng Bưch (1970 – 1994)
Tháng 7 năm 1970, Cha Phêrô Mạnh Trọng Bưch, từ Thánh Mẫu Đàlạt,
đổi đến làm Quản xứ Đơn Dương. Vào thời điểm này, sinh hoạt của Giáo
xứ lại càng trở nên nhộn nhịp phong phú với những phong trào Thiếu
Nhi Thánh Thể, Hùng Tâm Dũng Chí, cùng với sự hiện diện của các thầy
giúp xứ đến từ Đại Chủng Viện Đàlạt (Phêrô Trần Đ́nh, Antôn Nguyễn
Đức Khiết, Phaolô Phạm Văn Tuấn...). Ngoài ra Cha Cố Phêrô đă cho
xây dựng một khu Nhà Trẻ – Mẫu Giáo về phía nam nhà thờ và giao cho
các D́ Mến Thánh Giá coi sóc.
Bên cạnh đó, ngôi nhà thờ cũng nằm trong ư định được xây dựng lại
cho khang trang hơn. Tiếc thay ư muốn của Cha Cố Phêrô vẫn chưa thực
hiện được ! Măi cho đến năm 1982, Cha cố Phêrô mới có thể đại tu
nhằm tránh cho nhà thờ bị xuống cấp trầm trọng. Sau khi Cha Cố Phêrô
qua đời, trong thời gian chờ đợi Đức Cha bổ nhiệm cha quản xứ mới,
các cha Đan Viện Thánh Mẫu Châu Sơn đă thay nhau giúp Giáo xứ trong
giai đoạn này.
Cha Anphongsô Nguyễn Văn Luận (1995 – 2002)
Đến năm 1995, Cha Anphongsô Nguyễn Văn Luận được cử về đây. Vừa
về đến, ngài đă nghĩ ngay đến việc tu sửa Nhà Chúa… và ngài đă thành
công với việc làm mới lại nhà thờ một cách quy mô : tiền sảnh được
xây lại, mái thay tôn mới, trần gỗ được thay bằng vật liệu nhựa mới
thật đẹp ; các cửa và ghế trong nhà thờ cũng hoàn toàn được thay mới,
một bàn thờ bằng đá cẩm thạch thay thế cho chiếc bàn thờ cũ bằng gỗ.
Có thể nói đây chính là lần tu sửa có tính cách quy mô nhất từ trước
đến nay !
Ngoài ra, về mặt tổ chức, Cha Anphongsô c̣n thành lâp Ban Đọc
Sách, Ban Mai Táng, rồi phân chia phiên trực Nhà Chúa và tất cả mọi
gia đ́nh đều tham gia vào việc quét dọn nhà thờ hằng tuần. Đó là
những việc vẫn c̣n được duy tŕ cho đến nay. Thế nhưng, điều kiện
sức khỏe đă không cho phép ngài tiếp tục lănh đạo cộng đồng, nên
ngài đă phải đi chữa bệnh và nghỉ dưỡng rồi sau đó về an dưỡng tại
nhà Nghỉ Dưỡng Linh mục Giáo phận từ năm 2002.
SINH HOẠT GIÁO XỨ HIỆN NAY :
Trong bối cảnh hiện tại, Giáo xứ Lạc Nghiệp có khoảng 960 giáo
dân ở rải rác trong một Thị trấn rất đông dân cư (gần 20.000 dân),
trải dài trên 10 cây số, với sự hiện diện của nhiều tôn giáo khác.
Giáo xứ đă góp phần cho Giáo Hội 1 linh mục và 4 nữ tu.
Tổ chức của Giáo xứ được phân chia thành 3 giáo khu : Giuse, Vô
nhiễm, Thánh Tâm.
Cộng tác với Cha xứ là Ban Hành Giáo gồm 6 thành viên, được chia
ra cứ 2 người phụ trách một giáo khu.
Các giới : Gia trưởng, Hiền mẫu, Giới Trẻ sinh hoạt với những
Thánh lễ dành riêng mỗi đầu tháng.
Các lớp giáo lư cũng được quan tâm bằng việc các em được học theo
chương tŕnh Giáo Lư phổ thông hằng tuần. Các khóa Giáo lư Dự Ṭng
và Hôn Nhân cũng đặc biệt được chú trọng và được mở đều đặn thường
xuyên.
Bên cạnh đó, sự hiên diện của các D́ Mến Thánh Giá Đàlạt với việc
đảm trách các Ca Đoàn, các lớp Giáo Lư, sửa soạn và trang trí trong
nhà thờ góp một phần quan trọng làm cho sinh hoạt phụng vụ của Giáo
xứ được sốt sắng và gặt hái được nhiều kết quả.
Nh́n chung, Giáo xứ Lạc Nghiệp không phải là một giáo xứ lớn như
những giáo xứ khác, với con số giáo dân được quy tụ về từ khắp nơi,
với những nghề nghiệp và hoàn cảnh khác nhau, với những lúc thăng
trầm theo lịch sử, nhưng dù sao cũng là một giáo xứ được kể là có
mặt sớm nhất trên mảnh đất Đơn Dương này.
Lm. Trọng Thành
12-2006
.............................
GIÁO XỨ LẠC
NGHIỆP (ĐƠN DƯƠNG)
Giáo xứ Đơn Dương được h́nh thành một cách đặc biệt, do sự sắp
xếp của Chúa Quan Pḥng. Năm 1946, các Cha Ḍng Chúa Cứu Thế người
Canada là Denis Paquette, Louis Phillipe Vaillancourt, Michel
Laliberté, trên đường xe lửa từ Hà Nội vào Dalat, t́nh cờ dừng chân
tại ga Dran (Đơn Dương) và gặp một số tín hữu. Họ tỏ ư xin thành lập
một họ đạo. Sau nhiều lần t́m kiếm, các cha quy tụ được 7 gia đ́nh
công giáo, gồm 30 nhân danh, sống rải rác trong các đồn điền. Các
cha đă cất cho họ một nhà nguyện vách tre, mái tranh và tuyên nhận
Đức Kitô Vua làm bổn mạng. Sau khi thành lập xong, các cha trao họ
đạo nhỏ bé cho giáo xứ Dalat, và từ đó họ đạo lần lượt đón tiếp
nhiều linh mục đến coi sóc. Đa số chỉ ở trong thời gian ngắn.
Cha Phaolô Vơ Văn Bộ, phó xứ Dalat, phụ trách từ 1946 đến 1948.
Cha Phaolô Nguyễn Văn B́nh (Sau là Tổng Giám Mục giáo phận Sàig̣n)
quản xứ Cầu Đất, kiêm nhiệm họ Dran năm 1948.
Cha Giacôbê Nguyễn Văn Mầu (sau là Giám Mục Vĩnh Long) quản xứ
chính thức đầu tiên của họ Dran, từ 1949 đến 1953.
Cha Daricau (MEP) quản xứ từ 1953 đến 1954, thời kỳ này họ Dran
được đổi tên là giáo xứ Đơn Dương.
Cha Hugueny làm quản xứ từ năm 1954, rồi xin gia nhập Ḍng
Bênedictô.
Cha Vũ Tiến Chúc quyền quản xứ từ 1954 đến 1956 là năm cha về Sóc
Trăng và qua đời tại đó.
Cha Trần Văn Thông quản xứ Cầu Đất, kiêm nhiệm xứ Đơn Dương từ
năm 1956 đến 1957, sau đó đi làm Giám Đốc Bêtania, Chí Ḥa.
Cha Phạm Giáo Hóa, năm 1957.
Cha Vũ Đ́nh Tân quản xứ với cha Trần Văn Khoát phó xứ, từ năm
1958-1970
Cha Phêrô Mạnh Trọng Bích, từ Thánh Mẫu Dalat về, làm quản xứ từ
tháng 7-1970. Về cơ sở, ngôi nhà thờ của giáo xứ đă được kiến thiết
và tu bổ nhiều đợt:
Năm 1948, khi đang làm quản xứ Cầu Đất, kiêm nhiệm họ Dran, cha
Phaolô B́nh đă cho cất lên tại chính chỗ nhà thờ hiện nay một nhà
thờ mái tôn, vách gỗ.
Năm 1952, thời cha Giacôbê Mầu, ngôi nhà thờ gỗ này được nới rộng
thêm .
Năm 1961, cha Tân xây tường gạch thay vách gỗ.
Tháng 11-1982, thời cha Bích, nhà thờ được tu bổ quy mô: Bỏ hai
hàng cột gỗ, thay bằng một bộ sườn mới, g̣ và thay lại những tấm tôn
cũ. Hơn một tháng sau, vào lễ Giáng Sinh, công việc sửa chữa hoàn
tất.
Ngoài ra, vào thời cha Vũ Đ́nh Tân, giáo xứ cũng thực hiện được
một số công tŕnh quan trọng; năm 1961, nhà xứ được chỉnh đốn lại và
trở thành khang trang như hiện nay. Tháp chuông được xây cất và được
trang bị một quả chuông do một giáo dân trong xứ dâng cúng, sau đó
có thêm một chuông nhỏ do Đan Viện Châu Sơn cho mượn. Năm 1962,
tượng đài Đức Mẹ được xây cất. Tượng đài này, cho đến năm 1983, giáo
xứ đă xây lại, ở một chỗ xứng hợp hơn, có hàng rào sắt chung quanh.
Hiện nay, khu vực nhà thờ đă hoàn chỉnh. Giáo xứ đă lát gạch
đường đi, lập bồn hoa, biến sân nhà thờ thành một công viên, ban đêm
được những ngọc đèn thủy ngân chiếu sáng.
Về nhân sự, không kể đông đảo các linh mục nối tiếp nhau đến coi
sóc thêm giáo xứ này từ 1947 đến 1953 đă được 4 thấy ḍng Kitô Cái
Nhum (là Alexis, Henri Phán, Gabriel, Antoine-Marie), và từ 1971 đến
1973 có 3 thầy từ Đại Chủng Viện Dalat (Trần Đ́nh, Nguyễn Đức Khiết,
Phạm Văn Tuấn) đến giúp. Hiện tại, giáo xứ vẫn được các nữ tu Mến
Thánh Giá Thanh Hóa, hiện diện từ 1954, sống trong giáo xứ và đảm
trách các công tác giáo lư, phụng vụ và thăm viếng.
Sau khi cha Manh Trọng Bích qua đời, Đức Giám Mục giáo phận đă cử
cha Anphongsô Nguyễn Văn Luận đến làm quản xứ giáo xứ Đơn Dương đến
nay.
* Nguồn : Trang Web Giáo
phận Đà Lạt
|