
Tạp chí Sacerdos Indosinensis[4] tháng 12 năm 1938
có kể lại chi tiết vụ thảm sát này. Chúng tôi xin ghi lại nội dung
bài báo:
“Họ Buồng Tằm 75 người tử đạo.
“Buồng Tằm vốn là một Giáo xứ ở xa thành phố Huế,
nằm về mạn núi cách Huế chừng 20-25km về hướng lăng Gia Long. Giáo
xứ Buồng Tằm vốn là một họ đạo Công giáo, có trên 200 năm nay rồi.
“Trước kia, giáo xứ này được yên ổn. Nhưng vào dạo
tháng 12 năm 1883 có tiếng đồn giết đạo. Ông già bà lăo, đàn bà trẻ
con, nghe vậy chạy vào rừng núi núp. Trong lúc đó trai tráng trong
làng lo canh giữ nhà cửa và phụ trách tiếp tế gạo cơm cho người lánh
nạn.
“Lúc ấy làng Dương Ḥa ở bên cạnh, mới hỏi thăm
người đứng đầu Giáo xứ Buồng Tằm. Dân làng bảo giáo dân ai về nhà
nấy chớ sợ. V́ họ đứng ra bảo lănh khi có cuộc sát hại. Giáo dân
Buồng Tằm nghe vậy, yên trí đem nhau về nhà.
“Ông Lư Quyền lư trưởng làng Dương Ḥa c̣n đến an
ủi giáo dân cứ an cư lạc nghiệp, làm ăn đi, chớ sợ hăi lo lắng.
“Buổi chiều trước khi thiêu sát, Lư Quyền c̣n tới
gặp giáo dân và cam đoan với họ, nếu có việc ǵ xảy ra, ông sẽ bảo
lănh hết.
“Lúc ấy ông Trùm Dần, đứng đầu họ Buồng Tằm thấy
thái độ ông Lư Quyền như vậy cũng tin. Rồi hơn nữa, ông lại kỉnh cho
làng 100 quan tiền để xin làng bảo trợ.
“Thế rồi không ngờ, ngày 11-11 năm Mùi (Quư Mùi)
tức là đầu khoảng tháng 12 dương lịch năm 1883, hai người cầm đầu
Văn Thân là Mệ Hai và Tôn Thất Cường, người làng Châu Chữ, Dinh Quẹo
và tên Ḅm ở Trường Giang, tên Thân, tên Hộ người làng Phủ Tú. Tất
cả tựu lại giết họ Buồng Tằm. Đồng thời có mấy tay trong làng như Lư
Quyền, Cai Nghi, tên Chánh Xương, Cột, Kỳ, Hoài, Tám, Sanh và nhiều
người khác nữa họp nhau lại ở làng Châu Chữ để mưu giết họ Buồng Tằm.
“Thật vậy, tối lúc 11 giờ đêm. Họ kéo nhau đến
Buồng Tằm rồi phóng hỏa vào nhà thờ, đốt xóm nhà giáo dân, lửa khói
sáng rực trời :
“Trừ 2 nhà chúng không đốt, định trú đêm tại đó.
V́ bất ngờ, giáo dân bị thiêu sát 42 người.
“Trong đó có vợ chồng ông Trùm Dần và anh Chánh bị
đâm.
“Vợ chồng ông Trí và bà Lành bị chết thiêu.
“Bà Nghi bị xô vào nhà thờ đang cháy nên đă chết.
“Anh Hội bị một mũi giáo nhưng thoát được đến nằm
trong một cái miếu bên lương. Sáng ngày Văn Thân bắt được, chém liền.
Nhưng họ chỉ cắt có nửa phần cổ rồi để vậy thôi.
“C̣n anh Dong ở dưới đ̣ làm nghề buôn với giáo dân
Buồng Tằm cũng bị chúng xử tử. Đ̣ th́ chúng tịch thu.
“Một em gái nhỏ tên Khương đang nằm ngủ trên
giường bị chúng chém một lát. Nó hoàng hồn t́m đường chạy trốn.
Nhưng sức yếu em chạy vừa vịn vào cột. Máu me em dính cả vào đấy,
sau người ta phải vào, lau chùi mới sạch. Cuối cùng em Khương được
cứu sống.
“Một ông già người lương 80 tuổi đă thu giấu cha
con ông Biện Công trong nhà. Văn Thân bắt được giết cả 3 người.
“Thế là xong đợt một.
“Qua ngày 12 âm lịch, quân Văn Thân bắt được 33
người nữa. Chúng xử trảm (chém) họ trước nhà ông Trùm Dần, trừ ra mụ
Trinh th́ chôn sống v́ bà này đang có thai.
“Sau cuộc tàn sát, Văn Thân chôn xác chết vào 9
cái hầm. Nhưng nhằm đất tư, nên 2 ngày sau họ dời sang nơi khác mà
chôn trong 2 hầm.
“Những người c̣n sống sót tất cả 13 người.
“Ông Biện Hướng nhờ ông Định bên lương giấu trong
củi. Nhưng vợ ông Định hoảng sợ la lên v́ có lệnh ai chứa chấp sẽ bị
«tru di tam tộc»[5]. Ông Hướng phải chạy ra ngoài vườn, chui vào lùm
cây để trốn. Văn Thân sau đó đem chó săn lùng khắp. Nhưng may mắn
ông Hướng thoát được liền chạy lên núi trốn. T́nh cờ gặp ông Giáp Lư
nữa.
“Nhờ ông Thiệu bên lương, người Quảng Nam ngụ
trong làng Dương Ḥa đem cơm nước hàng ngày. Ông Thiệu sau đó cũng
đưa 2 người về nhà ḿnh nữa, rồi gởi 2 ông về Phủ Cam, theo đ̣ bà
Phú. Nhờ vậy 2 ông được cứu sống.
“Có 2 em khác tên là Trọng và Kề. Cả 2 độ 10 tuổi,
sáng ngày 13 âm lịch, hai em lại nhà Văn Thân ăn xin. Văn Thân định
cho ăn xong rồi giết. Nhưng ăn rồi họ quên đi không giết nữa. Về sau
2 em được một gia đ́nh bên lương đem về nuôi và 2 em đă giữ trâu cho
nhà ấy”.
Người ghi phần nầy xin bổ túc thêm :
Ông Trùm Dần là ông nội và ông Hướng là ông thân
của linh mục Giacôbê Nguyễn Văn Ngọc. Linh mục Nguyễn Văn Ngọc gốc
người Buồng Tằm c̣n cho biết thêm :
“Ông nội của linh mục, tức là ông Trùm Dần, gia
đ́nh bị giết trong đợt đầu với 42 người. Văn Thân sau khi đốt nhà
thờ và giết hại giáo dân, chúng c̣n giữ lại hai nhà của ông nội linh
mục để làm nơi trú ẩn ban đêm và để họp lại chia của cải với nhau,
lấy được từ các gia đ́nh bị giết.
“Trong đợt hai, ông thân linh mục tức là ông Hướng
may thoát được. Nhưng khi chúng kiểm danh lại những người bị giết,
chúng thấy c̣n sót lại trên 10 người chưa giết. Ông Hướng núp trong
đám thơm, lá cao quá đầu. Văn Thân đem chó đi săn, t́m giáo hữu c̣n
lại, ông Hướng thấy thế hoảng hốt tin chắc rằng sẽ chết, nên liền
lấy khăn bịt đầu lại (thói xưa đàn ông lớn tuổi hay để tóc dài, bối
như phụ nữ). Ông quỳ, thầm đọc kinh Ăn Năn Tội và kinh Lạy Thánh Nữ
Đồng Trinh Maria… để chuẩn bị chết. Quân Văn Thân dùng rựa dài phăng
lá thơm làm rơi ngay cái khăn bịt đầu của ông, lẫn lá thơm. Nhưng
may mắn rựa không trúng đầu.
“Lại nữa nhờ chúng uống rượu say nên không để ư có
người. Chúng bỏ đi mất. Ông Hướng mới vội vă thoát thân trốn lên núi.
“Sau đó gặp ông Lư (Giáp Lư) và nhờ 2 người lương
dân : ông Thiệu và bà Phú. Ông Hướng cùng ông Lư cả 2 đều được đưa
về Phủ Cam, nhưng phải đi ban đêm mất trọn hai đêm liền. Ban ngày
phải núp lén.
“Ông Hướng có một người em gái tên là Anna Nhơn
c̣n nhỏ. Ông Lư Quyền, cầm đầu Văn Thân vùng đó, muốn giữ lại để sau
làm vợ cho con ḿnh.
“Nhưng cô Nhơn ấy về sau kết bạn với một người tại
làng Ngọc Hồ. Bây giờ có cháu chắt là linh mục Tống Thanh Trọng”.
———————————————————
[4] SACERDOS INDOSINENSIS : Linh mục Nguyệt san do sáng kiến của
Đức Khâm sứ Ṭa thánh Constantin Ayuti và Đức cha Eugène Joseph
Allys (Lư), MEP. Chủ bút: Lm. Léopold Michel Cadière (cố Cả), MEP.
Các chủ bút kế tục : Lm. François Lesmale (Lễ), MEP. (1928). Lm. Hồ
Ngọc Cẩn (1935). Lm. Ngô Đ́nh Thục (1935-1938). Lm. Trần Văn Phát
(1938-1940). Lm. Nguyễn Khắc Ngữ (1940-1944). Ṭa soạn: Ṭa Khâm sứ
Đông Dương tại Phủ Cam, Huế. Phát hành số 1-2-3 ngày 19-03-1927 và
sau 17 năm hoạt động, nguyệt san đ́nh bản vào năm 1944. Khổ 21 x
15cm, in tại Imprimerie de la Mission de Qui Nhơn, Annam. (BNF :
JO-80-82905)
[5] Giết 3 họ: họ cha, họ mẹ và họ vợ.
Nguồn : Website TGP Huế
- Nhóm Biên sử TGP Huế
(25/08/2019) |