Giáo phận Kontum

Nhà thờ Giáo xứ An Mỹ

 

Nhà thờ Giáo xứ An Mỹ
Giáo hạt Pleiku

 

Địa chỉ : 595 Đc: Xă An Phú, Tp Pleiku, Gialai   ( Bản đồ )

Chánh xứ : Linh mục Micae Trần Phúc Ca, SVD (12/2021)

Tel

 

E-mail

 

Năm thành lập

 

Bổn Mạng

 

Số giáo dân

712

Giờ lễ

Chúa nhật     : 5:00 -  17:00 ( thiếu nhi )

Ngày thường : 5:00 - 17:45 (thứ 3, 5,7)
                      Chầu Thánh Thể : 18;00 (Thứ 5,7)

Giờ lễ có thể thay đổi theo mùa hay mục vụ của Gx. Xin xác nhận trước  khi đi lễ

Các nhà thờ lân cận :  

Tư liệu :  Lược sử Giáo xứ - H́nh ảnh Giáo xứ 
                Video Sinh hoạt Gx An Mỹ

-  Tin tức sinh hoạt

* Video Nghi Thức Làm Phép Nhà Mục Vụ Giáo Xứ An Mỹ (11/4/2021)

 

Lược sử Giáo xứ An Mỹ

Trên trục quốc lộ 19 từ Pleiku đi Qui Nhơn, cách thành phố Pleiku 12 km, đó là địa hạt giáo xứ An Mỹ, thuộc xă An Phú, Thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Dưới sự yêu thương quan pḥng của Thiên Chúa, giáo xứ An Mỹ đă trải qua biết bao thăng trầm, luôn cố gắng vươn lên để có được như ngày hôm nay.

I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ:

1. VÙNG ĐẤT:

Ngược ḍng lịch sử để t́m hiểu về vùng đất An Mỹ - Phú Thọ giáp ranh với Tp. Pleiku, cách Tp. Pleiku chừng 10-12 km về phía Đông. Xưa kia nơi đây là vùng rừng núi hoang vắng, có nhiều làng người dân tộc Jrai, Bahnar… cư ngụ rải rác. Đây là một vùng đất cổ hiện nay c̣n lưu giữ nhiều dấu tích của người xưa như di chỉ Trà Dôm, thuộc thôn An Mỹ, xă An Phú, thành phố Pleiku được các nhà khảo cổ phát hiện vào năm 1979, c̣n gọi là di chỉ Plai-Prôm, thể hiện Trà Dôm là nơi cư trú, nơi để mộ táng và gia công lại công cụ đá của người tiền sử, thuộc hậu kỳ đá mới, sơ kỳ thời đại đồng thau, cách ngày nay khoảng 3.500 năm.

Nơi đây, những làng người Việt đầu tiên đă xuất hiện từ năm đầu tiên của thế kỷ XX và gây dựng nên vẻ trù phú nơi cửa ngơ thành phố Pleiku này: như làng Phú Thọ, Trà Nhá (sau nhập vào Phú Thọ), An Mỹ, Lệ Cần.v.v.

Quốc lộ 19 ngang qua đây được khởi xây từ thời Pháp thuộc đến năm 1958 thời Đệ nhất Cộng ḥa Việt Nam th́ được tái thiết do Hoa Kỳ viện trợ. Công việc thi công kéo dài đến tháng 06/1961 th́ hoàn tất và tổ chức lễ khánh thành. Quốc lộ 19 là con đường giao thông huyết mạch nối các tỉnh Tây Nguyên và cảng Qui Nhơn (B́nh Định).

Những ngày đầu lập làng An Mỹ với biết bao gian khó: đói khổ, bệnh tật… Do vậy, thời kỳ này, rất nhiều lưu dân từ đồng bằng lên khai phá Tây Nguyên đă phải bỏ ḿnh nơi xứ lạ. Đến thời kỳ chiến tranh 1945-1946, dân số An Mỹ tăng lên do có nhiều người từ Tiên Sơn, Ngô Sơn… đến lập nghiệp; hay một số giáo dân từ các dinh điền quanh thị xă Pleiku chạy về v́ chiến cuộc 1965 và kế tiếp. Nay gồm đủ hạng người v́ nhiều lư do khác nhau đến sinh sống.

Từ ngày 03/10/1958, chính quyền VNCH đổi 2 làng An Mỹ và Phú Thọ thành 2 xă cùng tên; sau 1975, 2 xă này được sáp nhập thành xă An Phú ngày nay.

2. TRUYỀN GIÁO:

Công cuộc loan báo Tin Mừng cho các bộ tộc Jrai thuộc tỉnh Gia Lai thực sự bắt đầu và phát triển mạnh mẽ, khi vào năm 1905, cha Bề trên Jules Vialleton (Truyền) của Miền truyền giáo Kon Tum đă gởi thừa sai Gabriel Nicolas (Cận), lúc đó đang phụ trách Trung tâm tuyền giáo Rơhai (1902-1905), đến với người Jrai Hà Bầu phía bắc thành phố Pleiku ngày nay. Hai làng xin ṭng giáo: Plei Ko và Plei Dâl vào năm 1906. Cánh cửa rộng mở dẫn bước các nhà truyền giáo tiến sâu vào những buôn làng của bộ lạc Jrai trọng yếu. Sau 3 năm, vào năm 1908, cha Nicolas Cận trao lại cho cha Corompt Hiển vùng Hà Bầu, c̣n ngài tiến xa hơn đến vùng tây nam thành phố Pleiku.

Tại Hà Bầu, song song với việc coi sóc và phát triển các cộng đoàn Bahnar, Sedang, Jrai ở vùng Pleiku, cha Corompt Hiển đă cố gắng đưa nhiều bổn đạo người Kinh đến lập nên các họ đạo như: Tiên Sơn 1909, An Ḥa (Ngô Sơn) 1915, Phú Thọ (trước là Môn Yang) 1917, La Sơn (trước là Plei Pơo) 1917, Mang Yang 1917, Hiển Sơn (Dang Ria) 1924.v.v. Vùng đất An Mỹ gần Phú Thọ cũng đă được các thừa sai quan tâm loan báo Tin Mừng.

II. GIAI ĐOẠN KHAI PHÁ: Thập niên 1920-1930

Khu vực giáo xứ An Mỹ hiện nay (trước c̣n gọi là Trà Dom), từ thập niên đầu của thế kỷ XX đă có người đến khai khẩn lập nghiệp, như gia đ́nh ông Micae Huỳnh Đạo và một vài người khác thuộc ḍng họ của ông. Những năm 1920-1930, một số gia đ́nh khác từ giáo phận Qui Nhơn theo chân người đi trước lên t́m kế sinh nhai cũng đến định cư nơi đây. Đa phần họ là dân B́nh Định hoặc Quảng Ngăi, đă lập thành xóm gọi là Quảng Định (Quảng Ngăi và B́nh Định). Ông Huỳnh Đạo được đặt làm chánh hương (trưởng làng) (x. Chức Dịch Thơ Tín, Địa phận Kontum, số 43, tháng 11/1936). Một số tín hữu công giáo đă qui tụ lại để đọc kinh cùng nhau. Trong thời gian này, một nhà nguyện được dựng nên, mái tranh, vách đất, ngói vảy để đáp ứng nhu cầu của cộng đoàn, gọi là nhà thờ Quảng Định, vị trí phía bên dưới con dốc không xa nhà thờ An Mỹ hiện nay. Sau do chiến tranh, dân di tản, nhà thờ mục nát, hoang tàn.

III. HỌ ĐẠO QUẢNG ĐỊNH (TRÀ DOM) 1941: Tiền thân họ đạo An Mỹ

Thập niên 1930 đánh dấu sự trưởng thành và phát triển về nhiều mặt của cộng đoàn, nhất là về tôn giáo. Đến năm 1936, thời cha Phaolô Lê Đ́nh Ban phụ trách địa sở Phú Thọ, bao gồm Quảng Định (Trà Dom), cha sở đă “trạch bàu ông chánh Huỳnh Đạo làm câu và ông Mụ làm biện họ Quảng Định (Trà Dom)” (x. Chức Dịch Thơ Tín, Địa phận Kontum, số 43, tháng 11/1936). Sau khi có ban chức việc hoàn chỉnh, vào năm 1941, Quảng Định chính thức trở thành họ đạo thực thụ, trực thuộc địa sở Phú Thọ, dưới sự coi sóc của cha Phaolô Lê Đ́nh Ban (x. Echos địa phận Kontum, số tháng 11-12/1948).

Chiến tranh bùng nổ. Tháng 06/1946, thực dân Pháp tái chiếm Gia Lai, rất nhiều người lúc đó tản cư về đồng bằng theo đường quốc lộ 19. Những người không chạy kịp th́ được chính quyền Pháp gom về sống tại làng An Mỹ và Phú Thọ. V́ vậy số dân cư và giáo dân An Mỹ tăng lên. Chiến tranh tạm lắng, mọi người lần lượt trở về. Năm 1949-1950, một nhà thờ mới được dựng lên ngay tại vị trí của nhà thờ hiện nay, thời cha Antôn Ngô Đ́nh Thận phụ trách địa sở Phú Thọ, kiêm họ Quảng Định (x. Echos 15/08/1949, tr. 11). Ngôi nhà thờ này cũng không tồn tại được lâu.

Giai đoạn 1950-1960, cha Corompt Hiển sau thời gian về tĩnh dưỡng ở Pháp (từ 04/07/1948-24/11/1949) đă được bổ nhiệm làm cha xứ Phú Thọ (x. Tiểu sử cha Corompt Hiển, Văn khố MEP). Vào năm 1956, cha Corompt Hiển cùng với giáo dân An Mỹ - ông câu lúc này là ông Giuse Trương Trí, đă xây dựng lại một ngôi nhà thờ tương đối vững chắc. Ngài thường xuyên đến giúp mục vụ, dâng lễ tại đây.

IV. GIÁO XỨ AN MỸ 1961-1974

Năm 1961 ghi dấu sự phát triển vượt bậc: An Mỹ được nâng lên thành giáo xứ biệt lập, với cha sở tiên khởi là cha Corompt Hiển. Tháng 12/1961, cha Corompt Hiển trao địa sở Phú Thọ cho cha Vinh Sơn Nguyễn Viết Nam, ngài đến nhận nhiệm vụ chăm lo cho đoàn chiên An Mỹ. Giáo xứ An Mỹ chính thức được ghi tên vào sổ bộ của giáo phận, lúc này số giáo dân là 103 người, 16 dự ṭng (x. Lịch Công Giáo Địa phận Kontum năm 1963, tr. 61). Năm 1965, sau 4 năm coi sóc giáo xứ (1962-1965), cha Corompt Hiển về hưu dưỡng tại Kon Tum. Trong năm này và vài năm kế tiếp, chiến sự leo thang ác liệt, Giáo xứ An Mỹ vắng linh mục coi sóc, tạm nhập vào địa sở Phú Thọ.

Năm 1968, cha Vinh sơn Nguyễn Viết Nam cùng với giáo dân đă xây dựng lại ngôi nhà thờ mới, cùng với nhà xứ. Số giáo dân giai đoạn này hơn 300 người.

Nhà thờ An Mỹ xây từ năm 1968

(Lễ nhận xứ của Cha Tôma Lê Thành Ánh 09/1995)

Những năm đầu thập niên 1970, cha Vinh sơn Nguyễn Viết Nam cùng với giáo xứ đă đến với anh em Jrai ở làng Plei Thung Dor (làng Tô), kết quả bước đầu có khoảng 10 người đón

nhận Tin Mừng và đă chịu phép thanh tẩy. Tuy nhiên do thời cuộc và v́ nhiều lư do khác, vùng truyền giáo này đă không tiến triển…

V. ĐI LÊN TRONG GIAN LAO THỬ THÁCH 1974-2015

Đến năm 1974, cha Đaminh Đinh Hữu Lộc được bổ nhiệm chính xứ An Mỹ. Trong biến cố lịch sử đất nước sau 1975, cha Đaminh tuy sức khỏe yếu nhưng tích cực chăm lo cho giáo xứ. Ngài không chỉ chăm lo cho anh chị em trong giáo xứ mà c̣n chia sẻ với các anh chị em lương dân nghèo khó chạy đến nhờ ngài. Cha cùng với giáo dân và các nữ tu Phú Xuân t́m đến với anh chị em dân tộc nghèo đói phong cùi ở làng Plei Piơm (Bahnar). Năm 1990, mọi người vui mừng đón nhận hoa trái đầu mùa đă được Chúa ban: có 8 người được lănh nhận Bí tích Thanh tẩy…Từ những kết quả ban đầu này, cộng đoàn Giáo họ Hiển Linh (Plei Piơm) đă được khai sinh, đến nay Giáo họ có 97 gia đ́nh với hơn 400 nhân danh. (Từ khi được thành lập, Cộng đoàn Giáo họ Hiển Linh đă sinh hoạt thờ phượng Chúa tại Nhà thờ An Mỹ, nhưng đến năm 2003 để tiện việc đi lại, Cha Giuse Phạm Minh Công đă chuyển sinh hoạt của Giáo họ về nhà thờ Phaolô H’Neng).

Trong năm 1991, cha Đaminh về Ṭa giám mục. Một lần nữa, cộng đoàn An Mỹ lại vắng bóng linh mục. Mọi nhu cầu tôn giáo của giáo xứ đều do cha Antôn Đinh Bạt Huỳnh chính xứ Phú Thọ kiêm nhiệm.

Ngày 13/09/1995, Đức cha Phêrô Trần Thanh Chung đă bổ nhiệm cha Tôma Lê Thành Ánh làm cha sở An Mỹ, kiêm 2 làng dân tộc Plei Piơm và Plei Thung Dor (làng Tô). Tuy đă gần 80 tuổi, cha Tôma vẫn vui ḷng hăng hái đến phục vụ giáo xứ An Mỹ. Ngài đă cùng với cộng đoàn đưa giáo xứ lên tầm cao mới. Nhà thờ được xây dựng từ năm 1968, qua thời gian và chiến tranh đă hư hại, mục nát. Ngài cùng với giáo dân bắt tay xây dựng ngôi nhà thờ mới khang trang, khánh thành vào ngày 24/06/1999. Cùng với nhà thờ là nhà xứ được xây dựng; Hang đá Đức Mẹ cạnh con suối cũng được chỉnh đốn, sửa sang lại... Ngày 14/02/2001, do tuổi cao sức yếu, cha Tôma Lê Thành Ánh rời An Mỹ về Ṭa giám mục hưu dưỡng. Cha xứ Phú Thọ Antôn Đinh Bạt Huỳnh trở lại kiêm nhiệm giáo xứ An Mỹ.

Từ ngày 18/06/2003, cha Giuse Phạm Minh Công chính xứ Phú Thọ kiêm nhiệm An Mỹ.

Từ ngày 04/03/2009, cha Giuse Trần Văn Bảy chính xứ Phú Thọ kiêm nhiệm An Mỹ.

Vào ngày 23/11/2011, lễ Khánh nhật Truyền giáo, cha Gioakim Đỗ Sĩ Hùng, SVD nhận nhiệm vụ đến phục vụ giáo xứ An Mỹ, nhưng cha tạm trú ở nhà thờ Phú Thọ. Ngày 17/10/2012, cha chính thức được Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh bổ nhiệm quản xứ An Mỹ. Từ đó cha được chuyển về giáo xứ An Mỹ để trực tiếp lo công việc của giáo xứ.

VI. HY VỌNG TIẾN BƯỚC ĐẾN TƯƠNG LAI

Ngày 15/09/2015, Đức Cha Micae đă quyết định bổ nhiệm cha Phêrô Nguyễn Tương Lai, SVD làm chính xứ giáo xứ An Mỹ. Ngày 25/10/2015 thánh lễ nhận giáo xứ đă được diễn ra do cha Tổng đại diện Phêrô Nguyễn Vân Đông chủ sự. Cha Gioakim Đỗ Sĩ Hùng đă lên đường nhận bài sai mới tại Kon Thụp - huyện Măng Yang. Hiện nay giáo xứ An Mỹ nhờ ơn Chúa và dưới sự dẫn dắt của cha Phêrô Nguyễn Tương Lai, nay con số giáo dân đă lên gần 700 người và đang ngày càng thăng tiến về ḷng đạo đức cũng như đời sống kinh tế.

Ngày 19-20/11/2016, giáo xứ long trọng mừng kỷ niệm 100 năm đón nhận đức tin (1916-2016).

 

Giáo xứ mừng kỷ niêm 100 năm đón nhận đức tin

Ngày 11/04/2021, Đức Giám Mục Giáo phận Aloisiô Nguyễn Hùng Vị đă đến dâng thánh lễ tạ ơn Làm Phép Nhà Mục Vụ và Nhà Giáo Lư Giáo Xứ An Mỹ:

 

Lễ Khánh thành Nhà Mục vụ + Nhà Giáo Lư

* LINH MỤC TU SĨ XUẤT THÂN TỪ GIÁO XỨ AN MỸ:

1. Linh mục Phaolô Nguyễn Văn Công, CSsR (sinh 15/10/1969 - Lm 20/01/2005 - hiện phục vụ tại Nhà thờ Phú Yên, xă H’ra, H. Mang Yang, Tỉnh Gia Lai).

2. Lm Gioan Bosco Trần Thanh Phương (sinh 26/09/1981 - Lm 06/06/2013 - hiện ở TGM Kontum).

3. Nữ tu Đặng Thị Trúc, ḍng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm (…)

* CÁC D̉NG TU PHỤC VỤ TẠI GIÁO XỨ AN MỸ:

1. Tháng 09/1975, Hội ḍng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm (Phú Xuân) đến giáo xứ lập cộng đoàn (Hội ḍng đến Pleiku đầu tiên vào ngày 24/08/1969), để phục vụ những anh chị em nghèo khổ nhất Kinh cũng như dân tộc trong vùng.

2. Ngày 14/11/2008, Cộng đoàn của Ḍng Nữ tỳ Chúa Thánh Thần (Đà Lạt) đến giáo xứ. Đến 31/08/2010, cộng đoàn rời An Mỹ để đến phục vụ tại Pờ Tó, Ia Pa (Phú Bổn), cách An Mỹ 100 km.

Tượng đài Thánh Phêrô

và Thánh Antôn Pađôva

 

Giáo xứ An Mỹ ngang qua quốc lộ 19

 

Nguồn : Nguồn : Web site GP Kontum

Chi tiết bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com 


H́nh ảnh nhà thờ Giáo xứ An Mỹ

 

Nguồn : Trang web Giáo Phận Kontum

Chi tiết - h́nh ảnh bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com 

[Trở về đầu trang ]