|

Lược
sử Giáo xứ Dăk Jâk

Nhà thờ Đăk Jâk
I. VỊ TRÍ ĐỊA LƯ
Giáo xứ Đăk Jâk thuộc Giáo hạt Đăk Mót,
Giáo phận Kontum. Địa bàn Giáo xứ gồm 3 xă: Xă Đăk Ang, huyện Ngọc
Hồi, xă Đăk Môn và Đăk Long Đăk Glei, tỉnh Kontum. Giáo xứ
hiện nằm ở làng Đăk Jâk, xă Đăk Môn,
huyện Đăk Glei, cách Thành phố Kontum 85 km về
phía Bắc. Giáo xứ Đăk Jâk có 13 làng
dân tộc: Đăk Jâk, Đăk Nai, Long Jon, Đăk Giá 1, Đăk
Giá 2, Đăk Blăi, Đăk Rơme, Đăk Ôn, Đăk
Ak, Đăk Rơtu, Pêng Blong, Măng Tách và Đăk Xây
cùng 1 giáo họ người Kinh là Antôn.
II. QUÁ TR̀NH H̀NH
THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Năm 1957, Cha Léo Dujon đến rao giảng
Tin Mừng tại làng Đăk Kơla. Cùng với làng
Đăk Kơla, có 7 làng khác cùng theo Đạo
Công Giáo đó là: Làng Đăk Kôn Đo (1958), làng Đăk
Kôn (1958), làng Đăk Jâk (1960), làng
Đăk Trâp (1961), làng Đăk Tuk (1963), làng Kon Jong (khoảng 1963),
làng Kontong Dak (khoảng 1963). 8 làng này hợp thành Giáo xứ Đăk
Kơla, nhà nguyện lớn được đặt
tại trung tâm quận Đăk Sút, do Cha Léo Dujon làm Cha sở tiên khởi.
Đến năm 1964, Cha Léo Dujon bị bắt.
Biến cố năm 1965, 8 làng trên tan ră và chạy
xuống Đăk Tô. Tại đây lập thành 2 làng
lớn Đăk Chu và Đăk Sút và cũng do Cha Léo Dujon
làm Cha sở.
Từ năm 1966 trở đi, có các làng mới
theo Đạo, đó là làng Đăk Nai, làng Long Jon, làng Long Tuâr, làng
Đăk Nhăng, làng Đăk Seang, làng Đăk Blăi.
Biến cố năm 1972, một nửa trong số các
làng trên chạy xuống Buôn Hằng 2, Đăk Lăk và
định cư tại đó cho đến ngày nay. Nửa
c̣n lại chạy xuống Phú Bổn (Cheo Reo) và hợp thành
một làng lớn là Plei Mơnang 2, Cha Léo
Dujon vẫn là Cha sở của Đăk Kơla bị tản mác.
Như vậy, có 3 lần Cha sở Léo Dujon
chạy theo giáo dân của ḿnh, cùng vui cùng khổ vói
họ.
Sau biến cố năm 1975, làng Đăk Jâk,
làng Đăk Tuk cùng các làng khác lại quay trở về quê
cũ sinh sống và tái lập Giáo xứ với
tên gọi Đăk Jâk. Lúc ấy Giáo xứ Đăk Jâk bao gồm các làng:
Đăk Jâk, Đăk Nai, Long Jon, Đăk Blăi,
Đăk Rơme, Đăk Giá 1, Đăk Giá 2, Đăk Rơtu, Pêng
Blong, Măng Tách, Đăk Ak, Đăk Ôn, Gia
Tun 1, Yatun 2, 14. Đăk Sút 1, Đăk Sút 2, Đăk Tuk,
Đăk Glei, Tơ Drơng, Đăk Pol, Mơ Mam.
Sau 1975, Cha Léo Dujon về Pháp. Giáo
xứ Đăk Jâk lúc bấy giờ được giao cho các hú Luy
Nhah, Yao Phu trưởng, cùng các Chú
Giacôbê Bỉng, Giuse Lum, Anrê Brới, G. Leonardi Glép,
các Yao Phu phó Giáo xứ chăm sóc.
Từ 1975 đến 1984 là thời gian Giáo xứ
Đăk Jâk bị bắt bớ rất gắt gao, không có Linh mục,
Hội Giáo Phu Đăk Jâk chưa được h́nh
thành, các làng đều tự giữ Đạo, tự đọc kinh, rửa tội thật
bí mật...
Từ 1984 đến 1988: Hội Giáo Phu Đăk Jâk
bắt đầu được h́nh thành. Trong thời gian này,
chú Luy Nhah và chú G. Leonardi Glép,
chú Simon Nhum, chú Liêm bị bắt đi tù tại trại giam T15 Plei Bông.
Riêng chú Luy Nhah phải trăi qua 2 nhà tù T20 và T15. C̣n chú
Giacôbê Bỉng và chú Luy Dum bị
bắt cải tạo tại huyện Đăk Glei nhiều lần. Các chú Phô, Bôn, Binh,
Tháo làng Đăk Nai và Chú Cosma
Thim làng Đăk Jâk bị điệu đi cải tạo tư tưởng tại huyện Đăk Glei
mỗi năm 2 lần.
III. CÁC VỊ CHỦ CHĂN
Vị chủ chăn tiên khởi của Giáo xứ là
Cha Léo Dujon. Ngài phụ trách Giáo xứ từ 1957
đến 1975.
Từ 1975 đến 1988, Giáo xứ Đăk Jâk đă
được dẫn dắt bởi các chú Luy Nhah, Yao Phu
trưởng, cùng các Chú Giacôbê Bỉng,
Giuse Lum, Anrê Brới, G. Leonardi Glép.
Từ năm 1988 - 2004: Cha Simon Phan Văn
B́nh phụ trách. Năm 1988 Giáo xứ Đăk Jâk
được Cha Simon Phan Văn B́nh tách ra
thành 2 Giáo xứ: Đăk Jâk và Đăk Tuk.
Từ năm 2004 - 2011: Cha Giuse Nguyễn
Thanh Liên phụ trách. Giáo xứ
Đăk Jâk lúc này chính thức gồm các làng sau: Đăk Jâk, Đăk Nai, Long
Jon, Đăk Giá 1, Đăk Giá 2, Đăk
Blăi, Đăk Rơme, Đăk Ôn, Đăk Ak, Đăk Rơtu, Pêng Blong, Măng Tách,
Đăk Xây và 1 giáo họ người Kinh
là Antôn.
Ngày 11.11.2011, Đức Giám Mục Micae
Hoàng Đức Oanh bổ nhiệm Cha Đaminh Trần
Văn Vũ làm chính xứ Đăk Jâk với 13
làng và 1 giáo họ nói trên, số dân lúc ấy khoảng 4.700
người. Cha Đaminh Trần Văn Vũ là cha
xứ đầu tiên ở với dân, dù chính quyền không công
nhận.
IV. LỚN LÊN TRONG
THỬ THÁCH
Vào năm 2015, Giáo xứ Đăk Jâk có 5059
giáo dân. Trong đó có 4819 giáo dân thuộc 3
sắc tộc Sêđăng, Hơlăng và Jeh cùng 240
giáo dân người Kinh (bản thống kê ngày 30.12.2014).
Mặc dù số giáo dân khá đông và Ṭa
Giám mục Kontum nhiều lần đệ đơn để khôi phục
Giáo xứ, nhưng Nhà nước vẫn chưa công
nhận. Vấn đề phức tạp nằm ở chỗ này. V́ không phải
là Giáo xứ, nên không được phép xây
dựng Nhà thờ và không có Linh mục cư trú.
Làm sao có thể chăm sóc cho dân một
cách chu đáo khi Linh mục không được ở tại chỗ?
Làm sao có thể yên tâm cử hành phụng
vụ khi dân phải bị dầm mưa dăi nắng?
Nhiều lần tŕnh bày, nhưng vẫn chưa
được đáp ứng. Bức xúc trước t́nh h́nh đó, tháng 4.2013, cả Xứ đồng
ḷng dựng một “nhà thờ tạm” bằng cột tṛn, lợp tôn, không thưng vách,
thô sơ, với diện tích 1.000 mét
vuông để che nắng che mưa.

Những căng thẳng giữa Giáo xứ và Chính
quyền sở tại, đă âm ỉ từ lâu, nay bắt đầu có lư do bùng phát. Chính
quyền ngay sau đó, tức tháng 5.2013, đă kư quyết định tháo dỡ ngôi
nhà này.
Làm sao dỡ được khi mà chưa có chỗ
khác để dân che tạm? Làm sao dỡ được khi đă
dâng cho Chúa qua việc làm phép của
Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh vào ngày 23.6.2013?
Đối với Nhà nước đây là ngôi nhà thờ
bất hợp pháp. Nhưng đối với giáo dân, đây là nơi gặp gỡ
Chúa, là nơi sinh hoạt tôn giáo. Căng
thẳng giữa Chính quyền và Giáo xứ ngày một tăng, khi
một bên quyết dỡ và một bên quyết giữ.
Đây là nhu cầu thiết thực của giáo dân làm sao không
giữ? Chính quyền chỉ dựa trên pháp
lệnh tôn giáo nhưng lại không mảy may quan tâm đến
những nhu cầu cấp bách của bà con giáo
dân.
Cùng với Ṭa Giám mục Kontum, Giáo xứ
đă nhiều lần làm việc với Chính quyền huyện
Đăk Glei và tỉnh Kontum để t́m ra một
giải pháp tốt nhất cho vấn đề Nhà thờ Đăk Jâk.
Và cuối cùng giải pháp đă được t́m ra
giữa Ṭa Giám Mục Kontum và Chính quyền
Huyện Đăk Glei cùng Sở Nội Vụ tỉnh
Kontum vào ngày 22.8.2014. Trong giải pháp này, Ṭa
Giám mục đồng ư tháo dỡ ngay ngôi “nhà
thờ tạm” này khi có giấy của Huyện Đăk Glei cho
phép dựng tạm một nhà khác 200 mét
vuông trên đất của Giáo xứ đề nghị. Cả 2 bên đều thống
nhất giải pháp này.
Mọi chuyện tưởng chừng như đă được
tháo cỡi. Thế nhưng, thật đáng tiếc! Giáo xứ, bà con giáo dân vẫn
mong ngóng từng ngày từng giờ thông tin tốt đẹp từ Chính quyền, c̣n
Chính quyền vẫn cứ hứa và hứa
mà thôi.
Làm sao không bức xúc khi mà chính
quyền chỉ biết hứa mà không thực hiện!
Bức xúc của bà con giáo dân Đăk Jâk
càng bùng phát mănh liệt hơn khi Chính quyền
không những không cho làm nhà thờ mà
c̣n nhiều lần trục xuất Linh mục Quản xứ ra khỏi địa
bàn.
Vào chiều ngày 07.01.2015, tưởng chừng
như Giáo xứ Đăk Jâk bước qua một trang sử
mới tươi sáng hơn, khi chính đích thân
Giám mục Giáo phận Kontum đi họp với Chính quyền
để bàn về vấn đề Đăk Jâk. Cuộc đàm
phán kéo dài trong sự căng thẳng 2h30’, để rồi cuối cùng
Giáo xứ Đăk Jâk lại nhận được một
quyết định gây bức xúc hơn từ phía ông Phạm Văn Long,
Phó Giám Đốc Sở Nội Vụ Tỉnh Kontum và
bà Y Thị Bích Thọ, Chủ Tịch UBND Huyện Đăk
Glei là: từ ngày 07-17.01.2015 phải dỡ
cho được ngôi nhà tạm nói trên và từ nay tới tháng 3 sẽ
trục xuất cho được Linh mục Quản xứ ra
khỏi giáo xứ và không cho bất kỳ Linh mục nào lên
làm mục vụ tai huyện Đăk Glei này.
Từ ngày 13.01.2015, bà con giáo dân
Giáo xứ Đăk Jâk đă túc trực ngày đêm để cầu
nguyện và bảo vệ những ǵ họ đang có
là ngôi “nhà thờ tạm” và Cha Quản xứ của họ.
V. HƯỚNG ĐẾN TƯƠNG
LAI
Nhưng sau những lần gặp gỡ với chính
quyền tỉnh, sở nội vụ, ban tôn giáo tỉnh, Ṭa
Giám mục được cấp giấy phép xây dựng
ngôi thánh đường. Vào ngày 12/05/2016, linh mục Đỗ
Hiệu cùng trên 10 linh mục giáo xứ phụ
cận đă dâng Thánh lễ tạ ơn Chúa, cho khởi công “động
thổ” vùng đất được nhà nước cấp và
được chấp nhận thiết kế xây dựng ngôi thánh đường giáo
xứ Đăk Jâk.
Vào ngày 06/06/2016, Đức Cha Aloisiô
Nguyễn Hùng Vị, Giám mục Giáo phận đă cử
hành Thánh lễ đặt viên đá đầu tiên xây
dựng nhà thờ giáo xứ Đăk Jâk, xă Đăk Môn, huyện Đăk
Glei, tỉnh Kontum.
Sau 1 năm 1 tháng thi công xây dựng
(06/06/2016- 07/07/2017), vào ngày 7 tháng 7 năm 2017, Đức Cha
Alôsiô Nguyễn Hùng Vị đă đến Đăk Jâk để dâng Thánh Lễ tạ ơn cũng như
cung hiến nhà thờ. Ngôi thánh
đường mới được xây dựng với diện tích dài 43 mét, rộng 43 mét và
cao 14 mét. Độ cao thánh giá
3,6 mét. Tiền sảnh nhà thờ có thể dùng sinh hoạt hay các dịp lễ
ngoài trời.
Năm 2018, linh mục Camisia Nguyễn Ngọc
Thanh, OMI, và linh mục Antôn Lê Bảo Văn
được Đức Giám mục bổ nhiệm phó xứ.
Ngày 14/12/2018, linh mục Đaminh Hoàng
Xuân Anh đă được Đức Cha Aloisiô Nguyễn
Hùng Vị Giám mục Giáo phận Kon Tum bổ
nhiệm làm linh mục chính xứ Đăk Jâk, thay cha
Đaminh Trần Văn Vũ đến quản nhiệm TTHH
Đức Mẹ Măng Đen. Linh mục Antôn Maria Trần
Ngọc Tuấn, OMI, phó xứ (2019-2020).

Thánh lễ nhận xứ
linh mục Đaminh Hoàng Xuân Anh
Hiện nay, giáo xứ Đăk Jâk có tổng số
5.249 giáo dân. Trong đó số giáo dân người sắc tộc
là 4.838 người (sắc tộc Sêđăng, Jeh,
H’lan); giáo dân Kinh là 411 người (số liệu 2020). Hai cha
phó: cha Camisia Nguyễn Ngọc Thanh,
OMI và cha G.B Trần Thanh Tuấn, OMI.



Nhà thờ Đăk Jâk ngày khánh thành
07/07/2017
WGPKT(28/05/2021) KONTUM
Chi tiết bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com

|
|