Giáo phận Kontum

Nhà thờ Giáo xứ Đăk Kia

 

Nhà thờ Giáo xứ Đăk Kia
Giáo hạt Kontum

 

Địa chỉ :  Thôn Đăk Kia xă: Đoàn Kết : Kon Tum   ( Bản đồ )

Chánh xứ : Linh mục Giuse Đinh Quốc Trụ

Tel

 

E-mail

 

Năm thành lập

 

Bổn Mạng

 

Số giáo dân

1207

Giờ lễ

Chúa nhật     :  6:00

Ngày thường : 5:00  (thứ 5,6,7)  -  18:00 (thứ 2,3,4)

Giờ lễ có thể thay đổi theo mùa hay mục vụ của Gx. Xin xác nhận trước  khi đi lễ

Các nhà thờ lân cận :   Gx Tân Điền

Tư liệu :  Lược sử Giáo xứ - H́nh ảnh Giáo xứ 

-  Tin tức sinh hoạt

 

Lược sử Giáo xứ Đăk Kia

VÀ TRẠI PHONG ĐĂK KIA

Nhà thờ Đăk Kia, Xă Đoàn Kết, Tp. Kon Tum, Tỉnh Kon Tum

I. THÀNH LẬP LÀNG ĐĂK HƠKIA VÀ LÀNG ĐĂK HƠKIA TAN RĂ (1871-1877).

Năm 1871, Cha Phêrô Nguyên lúc đó đang phụ tá Cha Do tại Rơhai (Tân Hương ngày nay) đă t́m qua phía bên kia sông để thành lập một nông trại mới, theo khuôn mẫu của nông trại Rơhai và Đăk Kấm, nhằm canh tác nơi vùng đất rộng lớn màu mỡ dọc theo bờ sông Đăk Bla. Làng Đăk Hơkia được Cha Nguyên thành lập, gần con suối Đăk Hơkia 1 , mà thành phần bao gồm số dân làng Đăk Kấm cũ dời đi do sợ dân Sêđăng cướp phá ; một số người Kinh là người nhà, người làm của Cha, cũng như số nô lệ Cha đă chuộc lại. Cha Nguyên cho đắp lũy, rào giậu kiên cố chung quanh làng Đăk Hơkia, với sự giúp sức của các làng bên kia sông như Kon Hơngo, Kon Rơbang...Dân của các làng này thường qua sông canh tác trên vùng đất ph́ nhiêu do con nước lên xuống theo định kỳ trong năm, đặc biệt có một vùng đất trũng như cái bàu rất lớn, cung cấp nước tưới cho cả vùng đất chung quanh. Đó là vùng “đất Chă” mà người làng Kon Rơbang, Kon Hơngo và sau này là dân Phương Quư canh tác sinh sống. V́ vậy nên dân các làng này sẵn sàng cộng tác với Cha Nguyên lập làng mới trấn ngữ hướng phía nam, để họ an tâm qua lại làm ăn, bớt sợ dân Jrai (Hơdrông). Trong vài năm, làng Đăk Hơkia trở nên hưng thịnh, Cha Nguyên làm nhà thờ rộng răi, nhà xứ, lán trại...và số dân ngày càng tăng, tuy chưa được bao nhiêu 2 .

1 Dak Hơkia có nhiều cách viết: Dak Kia, Dak Kiă, Dak Hơkia, Dak H’Kia, người Kinh thường gọi là Đăk Tía. Suối Đăk Tía (bắt nguồn từ suối Đăk Kâm) chảy ngang qua tỉnh lộ 617 có cầu Đăk Tía đi vào Trại Phong Đăk Tía (Đăk Kia), thuộc xă Đoàn Kết, Tp. Kon Tum.

2 Cha P.Ban và cha S.Thiệt, Kể sự Cha Nguyên lập làng Dak Hơkia, “Mở đạo Kontum”, nhà in Quinhon 1933, tr.189-190.

Cha Nguyên đă hướng dẫn dân chúng làm một chiếc cầu bằng gỗ ván tương đối chắc chắn bắc ngang qua ḍng sông Đăk Bla, để thuận tiện cho dân chúng qua lại canh tác, thu hoạch vụ mùa, cũng như để các Cha sang bên kia sông làm việc mục vụ. Đó là chiếc cầu đầu tiên bắc qua sông Đăk Bla, do Cha Nguyên và giáo dân Kinh - Thượng thực hiện 3 .

Sau khi Cha Do trở về Đồng Hâu (B́nh Định) dưỡng bệnh và qua đời tại đó vào năm 1872, tiếp đến Cha Hugon (Xuân) thay thế cũng qua đời năm 1877, th́ theo lệnh của Cha bề trên Dourisboure (Ân), Cha Nguyên phải trở lại phụ trách Rơhai, lúc đó đang vắng bóng linh mục coi sóc. Cha Nguyên về Rơhai th́ dân làng Đăk Hơkia cũng sợ không dám trụ lại, nên một số theo Cha Nguyên về Rơhai, số khác xin nhập vào một số làng lân cận như Kon Hơngo, Kon Rơbang, Kon Tum... Nhà cửa và lán trại đều được dỡ đem về Rơhai. Nhà thờ Đăk Hơkia được dỡ đem về dựng tại địa sở Kontum (Chính ṭa), về sau bị cháy vào năm 1897. Và thế là làng Đăk Hơkia tan ră! 4

II. LÀNG PHONG ĐĂK KIA (1920-1975)

Đăk Kia là một làng nhỏ cư dân toàn là người sắc tộc, cách thành phố Kon Tum chừng 6 km về phía tây bắc, trên trục đường đi Ya Chiêm. Trại Phong được xây dựng dọc theo bờ suối Đăk Kia, nằm biệt lập với các cư dân khác, xung quanh trại chỉ là đồng hoang và rừng tre.

1. Giai đoạn qui tụ và xây dựng cơ sở phục vụ cho ngƣời bệnh phong tại Đăk Kia - H́nh thành Họ đạo Đăk Kia (1920-1938)

Từ lâu, trong khi làm việc mục vụ trong các họ đạo người Kinh và người Thượng tại những vùng lân cận thị xă Kon Tum, chính các Linh mục thừa sai đă chăm sóc những người mắc phải một trong những căn bệnh kinh khủng nhất: Đó là bệnh phong cùi. Những người Thượng mắc phải căn bệnh hiểm nghèo này thường bị cộng đồng xua đuổi, thậm chí đầu độc. Các Cha đă cố gắng qui tụ họ lại, nhằm làm giảm bớt hay chữa lành những đau khổ của họ; hay chỉ cho họ biết những đau khổ mà họ phải chịu là phương thế để cứu rỗi linh hồn.

Từ thập niên đầu của thế kỷ XX, các Cha thừa sai ở Kon Tum đă t́m ṭi và áp dụng một phương pháp chữa trị tại chỗ đơn giản nhưng khá hiệu nghiệm: dùng bùi nhùi để đốt các vết sần sùi xuất hiện trên da. Việc chữa trị được lặp đi lặp lại nhiều lần giúp chặn đứng căn bệnh, và hạn chế các trường hợp bệnh mới xuất hiện 5 .

Đến năm 1920, các Cha thừa sai bắt đầu qui tụ các bệnh nhân phong lại một nơi gần bờ suối Đăk Kia 6

. Ông Jérusalemy, công sứ tỉnh Kon Tum lúc bấy giờ tham gia thiết lập cơ sở Trại Phong, và các bác sĩ người Kinh ở Kon Tum cũng bắt đầu cộng tác về chuyên môn 7 .

Năm 1921, địa sở Phương Ḥa được thành lập với cha sở tiên khởi Phêrô Irigoyen (Hương), bao gồm cả Ruộng Lào và các vùng lân cận. Cha Irigoyen đảm nhận phụ trách mục vụ cho những tín hữu Công giáo tại Trại Phong này 8 .

3 Cha P.Ban và cha S.Thiệt, sđd, tr. 206 và 210.

4 Cha P.Ban và cha S.Thiệt, sđd tr. 191 và 197.

5 Marcel Ner, “Lépreux et Léproseries Moi”, Extrait de l’ Éveil Économique du 7 Juin 1931, trang 22.

“Thật vậy, từ khoảng 20 năm nay, các Cha Thừa Sai đă t́m và phổ biến cho người dân tộc một phương pháp thật là hiệu nghiệm để chặn đứng sự phát triển căn bệnh hiểm nghèo này. Phương pháp này rất đơn giản:

Khi thấy những vết sần sùi xuất hiện trên da, người ta dùng bùi nhùi để đốt chúng, bất chấp t́nh trạng mất cảm giác của những vết thương này... Những khối u nghi ngờ cũng bị đốt, một phương tiện hữu hiệu đă chăn đứng con bệnh tận gốc rễ”.

6 Bác sĩ Lê Viết Thuật và A Yar, Vài nét về Khu điều trị phong Đak Kia tỉnh Kon Tum, Đặc san Trại Giao Lưu Kết Thân 1998, tr. 2.

7 Ông Jérusalemy, người Pháp, công sứ tỉnh Kon Tum 1919-1923. Xem thêm: Marcel Ner, sđd.

8 x. Echos tháng 2-3-4/1948, tr. 6.

Cơ sở ban đầu của Trại Phong chỉ là 3 căn nhà cḥi nhỏ làm nơi cư trú cho 10 bệnh nhân cùi: 5 người Kinh và 5 người Thượng. Năm 1924, số người cùi của Trại Phong tăng lên con số 16 (8 Kinh và 8 Thượng). Bác sĩ Mickaniewski đă cố gắng phát triển Trại Phong này 9 .

Năm 1926:

-Nhiều ngôi nhà sàn nhỏ theo kiểu người sắc tộc được dựng nên.

-Một ngôi nhà lớn dài 25m, một phần dành cho các phụ nữ và con trẻ bị bệnh.

-Một bệnh xá.

-Một nhà Lâm Chung.

-Một Nhà Nguyện (hầu hết bệnh nhân là người Công giáo).

Lúc bấy giờ, trại phong có chừng 60 người bệnh. Chính quyền đồng ư trợ cấp cho mỗi bệnh nhân mỗi ngày: 4,50 đồng/ người lớn; 2 đồng/ trẻ em. Ngoài ra, họ c̣n được lănh thuốc, chăn, màn theo định kỳ. Trại được tổ chức theo kiểu một nông trại tự cung, tự cấp. Những người cùi c̣n khoẻ th́ trồng lúa, trồng rau, trồng chuối; c̣n những người khác th́ đi vào rừng sâu đào củ, đào măng, đốn chặt củi để nấu ăn.v.v.

Đôi khi, họ c̣n đánh bắt cá dưới suối. Một Bác Sĩ ở Kon Tum mỗi tháng đến Trại Phong hai lần để khám bệnh và phát tiền trợ cấp cho họ. Số người cùi gia tăng từ 60 - 80 mà hầu hết là người Thượng. Từ năm 1926, hoàn cảnh sống của người cùi được cải thiện dần dần, Bác sĩ Morin và Mickaniewsky viết: “Mọi sự đă sẵn sàng để tiếp nhận những người cùi của Tỉnh, nhưng người ta không thể đưa họ về đây được v́ thiếu ngân khoản 10 .

Cha Irigoyen, cha sở Phương Ḥa ở cách Trại Phong 2 km đă nỗ lực t́m kiếm nguồn tài chính để lo “cho bổn đạo, cho trường học, cho trại phong, cho nhà thờ của ngài” 11

. Năm 1931, vào tuổi 75 (Cha sinh 21/11/1856), ngài bắt đầu xây dựng nhà thờ Phương Ḥa to lớn và đẹp đẽ. “Ngài rất lanh lợi, không hề mỏi mệt, nhiệt t́nh chăm lo mục vụ của địa sở, tất cả dành cho Trại Phong12 .

Tuổi cao, bệnh nặng, sau một lần gắng gượng chỗi dậy đi ban các bí tích sau hết cho một người cùi, ngài bị kiệt sức và qua đời đúng ngày lễ Phục Sinh 21/04/1935.

Cha Phêrô Trần Ngọc Thích được bổ nhiệm chính xứ Phương Ḥa tiếp nối công việc của Cha Irigoyen. Năm 1937, t́nh h́nh của Trại Phong Đăk Kia như sau:

Trại có khoảng 80 người cùi nghèo, hầu hết là người Thượng. Chính quyền có trợ cấp cho họ hàng tháng, và giao cho một trong những giáo lư viên của chúng tôi chăm sóc những người cùi tại đây, theo hướng dẫn của một Bác sĩ ở Kon Tum, vị bác sĩ này thường xuyên đến thăm khám các bệnh nhân. Những người cùi được ở trong những túp lều kiểu nhà sàn của người Thượng. Trong làng có một Ngôi nhà nguyện nhỏ thô sơ. Thỉnh thoảng Linh mục đến đó để dâng thánh lễ và cho các bệnh nhân Rước Lễ. Cha sở nói rằng các tín hữu ở Trại Phong Đăk Kia thân yêu này đáng được khen ngợi v́ ḷng đạo đức nhiệt thành của họ13 .

9 x. Marcel Ner, sđd. Bs Mickaniewski cũng như Bs Morin là các bác sĩ của Cơ quan Hỗ trợ Y tế tại Kon Tum.

10 x. Marcel Ner, sđd.

11 x. Tiểu sử Lm Phêrô Irigoyen (1856-1935), Văn khố MEP.

12 x. Tiểu sử Lm Phêrô Irigoyen, sđd.

13 x. La Mission des Pays Mois en 1937, Imprimerie Bx Cuénot, à Kontum.

Báo cáo năm 1938 về giáo phận Kon Tum ghi nhận:

Những tín hữu Đăk Kia rất đạo đức. Cha Phêrô Thích, cha quản xứ của họ rất vui mừng khi thấy những người nghèo này đến với nhau mỗi tối để cầu nguyện chung. Họ đi xưng tội và rước Ḿnh Thánh Chúa hàng tháng, và không bao giờ do lỗi của họ nếu khi qua đời mà không nhận được các nghi thức cuối cùng. Khi linh mục đem Của Ăn Đàng đến cho một bệnh nhân hấp hối, họ dọn dẹp túp lều tồi tàn của họ, chuẩn bị chiếc bàn nhỏ để đặt Ḿnh Thánh Chúa, và tất cả đều quỳ gối cầu nguyện sốt sắng14 .

2. Tu Hội Nữ tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn đến phục vụ - Giai đoạn phát triển

Đầu năm 1938, Đức Cha Martial Jannin (Phước) mời các Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn lên phục vụ, chăm sóc bệnh nhân tại Trại Phong.

Tháng 04/1938, sau lễ Phục Sinh, hai Nữ Tử Bác Ái người Pháp: Sơ Joseph Gérente và Sơ Geneviève Daras đă đến Kon Tum. Cộng đoàn “Maison de Charité” (Nhà Bác Ái) h́nh thành, tọa lạc gần cạnh Nhà thờ Chính ṭa (nay là Trường THPH Chuyên Nguyễn Tất Thành).

Các Sơ bắt đầu đi thăm các làng Thượng lân cận thị xă Kon Tum, chăm sóc những bệnh nhân phong tại nhà họ. Sau đó các chị tụ tập họ lại trong làng Đak Kia, mới đầu chỉ dựng được một số cḥi tranh thô sơ cho bệnh nhân ở tạm. Mỗi tuần hai lần, các Sơ đến thăm bệnh nhân phong tại làng Đăk Kia, thường đi bằng xe ngựa, mùa mưa śnh lầy quá th́ đi bằng ngựa.

Năm 1939, các Nữ Tử Bác Ái đến và chăm sóc các bệnh nhân tại trại cùi, số bệnh nhân được thu dung lên đến 80 bệnh nhân.

Các Sơ Nữ tử Bác Ái đi thăm làng cùi Đăk Kia.

Ảnh: Cộng Đoàn Vinh Nguyên cung cấp.

Năm 1941, có Sơ Marie Louise Banet và Sơ Maria Renée Le Bal vẫn hàng ngày đi ngựa qua rừng cùng các bệnh nhân để chọn đất, phá rừng, đốn cây đem về dựng cḥi cho bệnh nhân và giúp khai thác đất với tổng diện tích 52 ha, cất nhà tranh theo kiểu dân sắc tộc ở rừng.

Năm 1956, bệnh xá được xây đơn sơ có 10 giường cho bệnh nhân.

Năm 1958, các Nữ Tử Bác Ái ở hẳn tại trại để phục vụ bệnh nhân. Hằng tuần có Bác sĩ Việt Nam thuộc dân y viện Kon Tum đến khám bệnh cho bệnh nhân.

14 x. Compte Rendu 01/01/1938, tr. 166.

Thời gian này cũng có 3 nữ tu người Việt cùng cộng tác với 2 nữ tu Pháp lo về y tế, ẩm thực, đi chợ phục vụ bệnh nhân.

Suốt thời gian từ 1941 đến 1958, Sơ Marie Louise Banet cùng với chị em trong cộng đoàn xây cất lại cḥi cho bệnh nhân - nhà nguyện - nhà bếp.v.v. Trại Phong bắt đầu h́nh thành: nhà cửa, đường sá tương đối ổn định, dừa được trồng có hàng lối, cảnh quan vẫn c̣n cho đến nay.

Hàng tuần có Bác sỹ Việt Nam thuộc dân y viện Kon Tum đến khám bệnh cho bệnh nhân, số bệnh nhân thu dung lên 120 giường.

Sơ Marie Louis Banet xây dựng Trại Phong và chăm sóc bệnh nhân.

Ảnh: Trích từ phim của Lm Christian Simonet, MEP, năm 1959.

Cũng năm 1958, Đức Cha Paul Seitz (Kim) đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ Đăk Kia. Với sự điều động của Sơ Louise Banet, một nhóm thợ từ Sài G̣n lên ở đó trong thời gian 6 năm để xây cất Nhà thờ và hoàn thành Trại Phong.

Lúc đó bệnh nhân lên đến 900 nhân khẩu, và số Sơ lên đến 7 người, để săn sóc bệnh nhân và trẻ em.

Năm 1960 -1963 xây cất nhà gạch thay thế nhà tranh cho các bệnh nhân. Xây dựng thêm Trung tâm gồm nhà giữ trẻ, nhà nội trú cho các em gái, vườn trẻ, trường tiểu học, xưởng mộc...

Ngày 18/01/1962, Cha Giffard (Ngọc) được Đức Cha bổ nhiệm làm tuyên úy Trại Phong. (x. “Dư Âm” số 85, tháng 03/1962, tr. 6).

Ngoài việc chăm sóc bệnh nhân, các Cha, các Sơ, các Y Bác sĩ c̣n đảm nhiệm việc chăm sóc, giáo dục học sinh và dạy nghề.

Năm 1967, nữ Bác sĩ Pháp Christiane Granger t́nh nguyện đến chăm sóc 300 bệnh nhân phong và giúp xây cất thêm: nhà em trai, thành lập các pḥng xă hội cho các bệnh nhân và gia đ́nh họ.

Từ năm 1968 đến năm 1975 có Cha Marty (cố Tư) ở làm mục vụ và dâng lễ cho bệnh nhân.

Năm 1969, bác sĩ Granger bị trúng ḿn, tử nạn trên đường đi từ Kon Tum đến làng Kon H'ring. Nữ Bác sĩ Anne Marie Dutheil (Nữ Tử Bác Ái) cư ngụ tại Đà Lạt tiếp tục đến chăm sóc bệnh nhân mỗi năm hai lần, mỗi lần một tháng.

Khi Sơ Louise Banet đă hoàn thành nhiệm vụ xây cất Trại phong. Bề trên sai Sơ đi Thái Lan, sau đó về Pháp. Năm 1969, có Sơ Anne Esnol qua thế, tiếp tục công việc của Sơ Louise Banet.

Năm 1972, Sơ Marie Laure Trần Thị Vinh thay Sơ Anne Esnol về Pháp thăm gia đ́nh.

Trại Phong bị ngập lụt (cây lụt lớn năm 1972). Nhà Cộng đoàn, nhà thờ, nhà bệnh nhân đều bị chôn vùi trong śnh lầy. Các con vật đều bị cuốn trôi đi hết. Các bệnh nhân đói v́ không đi chợ được. Đức Cha Paul Seitz (Giám mục đương nhiệm) dùng trực thăng thả bánh ḿ xuống để cứu đói. Các nữ tu phải mất 3 tháng sau đó để dọn nhà cửa và ổn định cuộc sống trong Trại.

Cuối năm 1972, Sơ Anne Esnol trở lại Đăk Kia, nhưng v́ Sơ Françoise là Chị phụ trách Trại Phong Bến Sắn bị tử nạn rớt máy bay, nên Bề trên gọi Sơ Esnol về thế Sơ Françoise ở Trại Phong Bến Sắn. V́ vậy Sơ Marie Laure Vinh đă thay thế Sơ Esnol phụ trách Cộng Đoàn và lo cho bệnh nhân. Chiến cuộc đang ngày càng leo thang.

Các nữ tu Hội Ḍng Ảnh Phép Lạ vào phục vụ Trại Phong: Yă Marie Baptiste, Yă Marie Génèviève, Yă Marie Monique.

Năm 1973-1975, cộng đoàn Nữ Tử Bác Ái vẫn c̣n 11 Sơ để tiếp tục phục vụ bệnh nhân và trẻ em. Năm 1974: 630 bệnh nhân (x. Lịch Công giáo năm 1974, tr. 143);

Năm 1975, Trại Phong: Cô nhi 305 em, 328 bệnh nhân (x. Lịch Công giáo năm 1975, tr. 150).

Năm 1975, Cha Đại Diện Tỉnh lên gặp các Sơ Nữ Tử Bác Ái và quyết định cho các Sơ về Sài G̣n. Chỉ c̣n 4 Sơ lớn ở lại. Đang lúc đó Sơ Marie Laure Vinh tĩnh tâm năm ở Sài G̣n, tĩnh tâm kết thúc ngày 15/03/1975 đường hàng không ngưng hoạt dộng, Sơ không về Kon Tum được, đành ở lại Sài G̣n đi cứu trợ.

Trong lúc đó các Sơ ở Kon Tum được lệnh của Đức cha Paul Seitz phải rời khỏi Kon Tum, để cho các Yă ḍng Ảnh phép Lạ vào thay thế tại Trại phong - gồm các Yă: Marie Baptiste, Marie Génèviève (Yă Phương), Germaine, Marie Rose, Anne Marie, Marie Monique, Sabine, Justine, Domonique Marie, Françoise Régis.

Sau 30/04/1975, Trại Phong bị trưng thu15. Nhà cửa, của cải bị tịch thu, và các nữ tu Ảnh Phép lạ đang phục vụ bị buộc rời khỏi Trại Phong trở về nhà. Bệnh nhân phải giải tán về làng, chỉ c̣n các bệnh nhân tàn phế không đi được ở lại Trại. Chỉ c̣n lại ngôi Nhà thờ Đăk Kia là không bị quản lư, thỉnh thoảng được Cha sở Phương Ḥa đến dâng thánh lễ.

Một ḿnh Yă Marie Génèviève (Yă Phương) là y tá, được ở lại để chăm sóc, phục vụ bệnh nhân...

15 x. Bản báo cáo hàng năm, năm 2005 của ông Lê Viết Thuật - A Yar có viết:

“ + Năm 1975 ngành y tế chưa có người tiếp quản, do Xă Đoàn Kết nhận lĩnh lương thực của pḥng xă hội cấp phát cho bệnh nhân phong.

+ Năm 1976 Ty Y Tế Gialai-Kontum cử Y Bác Sỹ Thục và 01 dược sỹ, 2 y tá vào điều trị cho bệnh nhân.

+ Từ năm 1976 đến năm 1982 Y sỹ Lai Thục làm Giám đốc phục vụ bệnh nhân phong.

+ Sửa chữa một số nhà ở và xây cất nhà ăn cho bệnh nhân.

+ Từ năm 1982 đến năm 1984 Y sỹ Nguyễn Thế Nhâm thay cho Y sỹ Lai Thục về hưu.

+ Từ năm 1984 Uỷ Ban Tỉnh và Sở Y tế cử Bác sỹ Lê Viết Thuật thay cho y sỹ Nhâm nghỉ hưu.

+ Từ năm 1995 đến năm 2005 Bác sỹ Thuật trực tiếp ở trại phong xây dựng thêm 3 pḥng học và một pḥng khám bệnh. Quản lư 200 bệnh nhân phong và 354 người già và con em bệnh nhân tại. Số sỹ gồm 3 người, Y sỹ 3 người, 10 Y tá và các công chức khác phục vụ cho bệnh nhân phong, mở một lớp dạy may t́nh thương, một lớp dệt thổ cẩm cho con cái các làng phong học tập do Sr Marilau và Sr Phương phụ trách giúp đỡ cho giám đốc”. (x. Bs Lê Viết Thuật và A Yar, Vài nét về Khu điều trị phong Đak Kia tỉnh Kon Tum, Đặc san Trại Giao Lưu Kết Thân 1998, tr. 2-3).

III. GIAI ĐOẠN CHUYỂN BIẾN VÀ TRƢỞNG THÀNH - THÀNH LẬP GIÁO XỨ ĐĂK KIA (1975-NAY).

Năm 1989, Trung Tâm Pḥng Chống Bệnh Xă Hội Tỉnh Kon Tum trực tiếp quản lư Trại Phong. Bác sĩ Nguyễn Viết Thuật, trưởng điều hành Trại Phong xuống Sài G̣n xin Sơ Giám Tỉnh Nữ Tử Bác Ái cho một số Nữ Tu lên làm việc lại. Hai Sơ Paul Tư và Marie Laure Vinh trở lại Kon Tum giúp Trại Phong, chưa được một năm chính quyền xă bảo về v́ không có hộ khẩu.

Năm 1996, Đức Cha Phêrô Trần Thanh Chung xin Sơ Giám Tỉnh cho các Nữ Tử Bác Ái trở lại Kon Tum. Sơ Marie Laure Vinh, Sơ Marie José Nơi, Sơ Marie Thúy Nga (y tá), Sơ Marie Mến (điều dưỡng)...lần lượt lên Kon Tum, tạm trú ở Ḍng Ảnh Phép Lạ; hàng ngày các nữ tu qua Trại Phong giúp bệnh nhân, mở lớp huấn nghiệp cho các em thiếu nữ trong trại và các em trên làng cùi cùng xuống học nghề.

Năm 2000 : Ngày 29/11/2000, Cộng đoàn Nữ tử Bác Ái Vinh Sơn chính thức được thành lập với tên là Cộng Đoàn Vinh Nguyên Kon Tum. Ngày 05/05/2002, được sự cho phép và giúp đỡ của TGM, Cộng Đoàn Vinh Nguyên dời về ở số 30 Nguyễn Trăi, Phường Thống Nhất, TP Kon Tum (Nhà hưu cũ của các Linh mục GP Kon Tum). Các Sơ tiếp tục vào Đăk Kia giúp Trại Phong.

Năm 2005, số bệnh nhân ở Trại Phong là 190 người (96 nam, 94 nữ), đa số là tín hữu Công giáo. Yă Génèviève (Yă Phương) người sắc tộc thuộc Ḍng Ảnh Phép Lạ, giúp và lo cho bệnh nhân - dạy dệt thổ cẩm ; hai Nữ Tu Bác Ái coi về giáo dục, dạy các em về nhân bản - về đời sống người Kitô hữu qua phim ảnh; dạy giáo lư, chia sẻ Lời Chúa do các giáo phu, giáo lư viên đảm trách.

Họ đạo Đăk Kia lúc này có 350 giáo dân, do Cha sở Phương Hoà Giuse Đỗ Hiệu kiêm nhiệm. Mỗi tuần chỉ có Thánh lễ vào Chúa nhật tại Nhà thờ (ngày thường không có). Bệnh nhân đau yếu được các cha đến ban các Bí Tích.

Yă Phương và sơ Y Dung (Ḍng Ảnh Phép Lạ) chăm sóc,
rửa vết thương cho bệnh nhân phong (12/2017)

Cộng đoàn các Nữ tu Ḍng Ảnh Phép Lạ tại Đak Kia (2021)

Năm 2012: Cha Luy Gondaga Nguyễn Quang Vinh, cha xứ Phương Ḥa kiêm nhiệm Đăk Kia, đă sửa sang nhà thờ, sắm hệ thống âm thanh, đặt lại quả chuông mới, làm đường xe lăn cho người khuyết tật, tân trang mặt bàn thờ, làm mới bàn Lời Chúa, gia cố móng nhà thờ.

Thánh lễ tạ ơn và làm phép chuông mới ngày 18/01/2013. Năm 2014, số giáo dân là 570 người.

Năm 2015: Ngày 06/01/2015, ĐGM Aloisiô kư quyết định thành lập Giáo xứ Đăk Kia.

Cha Giêrôm Trần Văn Trạch ở TGM đến giúp mục vụ giáo xứ Tân Điền và Đăk Kia. Từ 16/02 - 13/04/2015, Cha Trạch vào dưỡng bệnh trong làng phong, giúp dâng thánh lễ.

Ngày 06/10/2015, Cha Giuse Đinh Quốc Trụ, OFM được bổ nhiệm chính xứ giáo xứ Tân Điền, kiêm giáo xứ Đăk Kia.

Năm 2016: Ngày 23/01/2016, tại Nhà thờ Giáo xứ Tân Điền, Đức cha Aloisiô Nguyễn Hùng Vị, Giám Mục Giáo Phận Kontum đă chủ tế thánh lễ nhận xứ Tân Điền, kiêm giáo xứ Đăk Kia của Linh mục Giuse Đinh Quốc Trụ.

Số giáo dân giáo xứ Đăk Kia: 680 giáo dân.

Năm 2017 : Ngày 19/12/2017, Cộng Đoàn Vinh Nguyên Kon Tum (Nữ tử bác Ái Vinh Sơn) 30 Nguyễn Trăi dời vào ở luôn tại Trại Phong Đăk Kia, và hoàn trả Nhà hưu (cũ) lại cho Giáo Phận.

Cộng Đoàn các Nữ tu Nữ tử Bác Ái Vinh Sơn tại Đăk Kia 09/2018

Năm 2020: Giáo xứ Đăk Kia có tổng cộng 1.207 giáo dân.

* QUƯ LINH MỤC PHỤ TRÁCH GIÁO XỨ ĐĂK KIA

 

 

 

 

 

 

WGPKT(06/12/2021) KONTUM

Nguồn : Trang web Giáo Phận Kontum

 

Chi tiết bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com 


H́nh ảnh nhà thờ Giáo xứ Đăk Kia

< chưa có >

Nguồn : Trang web Giáo Phận Kontum

Chi tiết - h́nh ảnh bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com 

[Trở về đầu trang ]