
Lược
sử Giáo xứ Hiếu Đạo
Năm 1960, Đức Giám Mục giáo phận
Kontum - Đức Cha Paul Seitz Kim
thành lập giáo xứ PLEIKU II (Chợ Mới),
tách từ giáo xứ PLEIKU I (Thăng Thiên, do cha Gioan Nguyễn Trí Thức
chính xứ). Linh mục Phaolô Vơ Quốc Ngữ được
bổ nhiệm làm chính xứ PLEIKU II, số
giáo dân khoảng 900 người. Nhà thờ giáo
xứ kiểu nhà tiền chế (tọa lạc trên khu
đất Trường Tiểu Học Chu Văn An, đường
Phan Đ́nh Phùng, Phường Tây Sơn, Tp.
Pleiku, Tỉnh Gia Lai ngày nay). Bổn
mạng giáo xứ: CHÚA KITÔ, VUA VŨ TRỤ.
Cha Phaolô Vơ Quốc Ngữ thành lập một
trường học mang tên Trường Trung
học Văn Đức tọa lạc gần cạnh ngôi nhà
thờ. Linh mục Anrê Phan Thanh Văn được
bổ nhiệm phó xứ.

Nhà thờ PLEIKU II
(Hiếu Đạo) thời kỳ đầu

Trường VĂN
ĐỨC thành lập năm 1960 thuộc giáo xứ Pleiku II (Hiếu Đạo)
Ngày 02 tháng 05 năm 1962, Linh mục
Tôma Lê Thành Ánh được bổ nhiệm
chánh xứ thay Cha Phaolô Vơ Quốc Ngữ.
Từ nay giáo xứ Pleiku II được gọi là
GIÁO XỨ HIẾU ĐẠO, với 2000 giáo dân.

Một lớp của trường
TH Văn Đức
Cha Tôma Ánh - quư Sơ Phaolô trước bậc thềm nhà thờ Hiếu Đạo
Năm 1964, số giáo dân tăng nhanh (3357
giáo dân). Nhà thờ giáo xứ với sức
chứa 400 - 500 người không đủ đáp ứng
nhu cầu sinh hoạt tôn giáo, nên cha sở và
giáo dân quyết định làm nhà thờ mới,
rộng và chắc hơn. Giáo xứ lo chuẩn bị đất
đai, giấy tờ, kinh phí...
Ngày 09 tháng 02 năm 1965, phát động
và chuẩn bị làm nhà thờ mới. Mỗi
gia đ́nh đều có hộp tiền “Tiết kiệm
xây cất nhà thờ”, hàng tháng có chức việc đến “khui” hộp tiền tiết
kiệm.
Giáo xứ có thêm hai họ lẻ: HIẾU ĐỨC (phía
tây Hiếu Đạo, phần lớn giáo dân
Bảo Đức di tản về) và HIẾU LỄ (phía tây Hiếu Đạo, phần lớn giáo dân
Sùng Lễ di tản về). Giai đoạn
này, giáo xứ cũng bao gồm họ Ḥa B́nh (Biển Hồ). Linh
mục Antôn Phan Hữu Hậu được bổ nhiệm
phó xứ.
Trường Văn Đức được giao lại cho các
nữ tu Ḍng Thánh Phaolô (SPC)
quản trị và điều hành, chuyển thành trường mới mang tên “Tư thục
Trung Tiểu học Thánh Phaolồ” (Sau
1975 đóng cửa, hiện nay là Trường Tiểu học Lê Quư Đôn, Tp.
Pleiku).
Ngày 01 tháng 04 năm 1968, cha sở Tôma
Lê Thành Ánh cho khởi công xây
cất nhà thờ mới, và thánh lễ đặt viên đá đầu tiên vào ngày 22 tháng
06 năm 1968.
Nhà thờ Hiếu Đạo tọa lạc tại trung tâm
thành phố Pleiku với 4 mặt đường: Hai Bà
Trưng, Hoàng Văn Thụ, Phan Đ́nh Phùng,
Hoàng Hoa Thám ngày nay (cổng
chính đường Hai Bà Trưng). Diện tích khu đất: 6.529 m2 ; Diện tích
xây dựng: 500 m2 có sức chứa
1200 người.
Linh mục Simon Phan Văn B́nh được bổ
nhiệm phó xứ thay Cha Antôn
Phan Hữu Hậu.

Nhà thờ Hiếu Đạo
đang xây dựng 1968
Năm 1969, linh mục Phêrô Nguyễn Đức
Chính được bổ nhiệm phó xứ thay Cha Simon Phan Văn B́nh. Cha sở tiến
hành làm nhà thờ hai họ lẻ: HIẾU ĐỨC và
HIẾU NGHĨA (họ Hiếu Nghĩa: cây số ba,
phần lớn giáo dân Lệ Chí qui tụ). Giáo
xứ Hiếu Đạo thời điểm này gồm 5 họ đạo:
Hiếu Đạo, Hiếu Đức, Hiếu Lễ, Hiếu
Nghĩa và Ḥa B́nh, với 6.676 giáo dân.
Ngày 14 tháng 05 năm 1972, Lễ khánh
thành nhà thờ mới Hiếu Đạo cũng là
lễ truyền chức linh mục Phaolô Nguyễn
Đây do Đức Giám Mục Phaolô Seitz chủ
tế. Đây là lần đầu tiên lễ truyền chức
linh mục được tổ chức ở giáo hạt Pleiku.

Thánh lễ truyền
chức linh mục cho thầy Phaolô Nguyễn Đây
tại nhà thờ Hiếu Đạo ngày 14/05/1972
Năm 1973, linh mục Phêrô - Phaolô
Hoàng Văn Quy được bổ nhiệm phó xứ
thay Cha Phêrô Nguyễn Đức Chính.
Năm 1974, Giáo xứ mừng ngân khánh linh
mục cha sở Tôma Lê Thành Ánh (Lm 26.6/1949-1974). Giáo họ Hiếu Nghĩa
được tách lập thành giáo xứ mới, do Cha G.B Đinh Văn Thám phụ trách,
tuy nhiên biến cố 1975 làm ngưng trệ.
Giáo xứ Hiếu Đạo thời gian này gồm 4
họ đạo:
+ Hiếu Đạo: phân chia thành 4 Xóm giáo,
gọi theo số thứ tự: Xóm giáo 1 (nay là Xóm giáo Mẹ Vô Nhiễm), Xóm
giáo 2 (nay là Xóm giáo Phêrô), Xóm giáo 3 (nay là Xóm giáo Têrêxa),
Xóm giáo 4 (nay là Xóm giáo Giuse thợ).
+ Ba họ lẻ: Hiếu Đức, Hiếu Lễ, Hiếu
Nghĩa. Tổng cộng 5.303 giáo dân.

Quang cảnh Thánh
lễ tại nhà thờ Hiếu Đạo năm 1974
Biến cố năm 1975, Cha sở Tôma Lê Thành
Ánh bị ‘đi cải tạo’. Linh mục
Phêrô - Phaolô Hoàng Văn Quy được bổ nhiệm đặc trách giáo xứ Hiếu
Đạo.
Ngày 12/08/1975, linh mục Giuse Trần
Sơn Nam được bổ nhiệm chính xứ
Hiếu Đạo, nhận xứ ngày 29/09/1975.
Ngày 24/12/1975 Nhà nước kiểm kê, niêm
phong và quản lư Nhà thờ Hiếu
Đạo, lấy lư do là “nhà thờ quân đội”.
Sự thật, cũng như người ta thường gọi:
Nhà thờ Thăng Thiên là Nhà thờ núi
đá hay Nhà thờ Diệp Kính (đối diện rạp
chiếu bóng Diệp Kính), Nhà thờ Thánh
Tâm là Nhà thờ gà cồ (gần tiệm giặt ủi
hiệu Gà cồ) hoặc Nhà thờ bến xe (gần bến
xe); người ta cũng thường gọi Nhà thờ
Hiếu Đạo là Nhà thờ Chợ mới (v́ ở khu
Chợ mới) hoặc Nhà thờ quân đội (v́ tọa
lạc trước Bến xe quân đội), hoặc Nhà thờ
Pleiku II (để phân biệt với Pleiku I
là Thăng Thiên, Pleiku III là Thánh Tâm và
Pleiku IV là Đức An).
Ngày 07 tháng 06 năm 1976, Nhà nước
kiểm kê và quản lư Nhà xứ Hiếu
Đạo (186 Phan Đ́nh Phùng, thị xă Pleiku), cha xứ Giuse Trần Sơn Nam
bị đưa đi ‘cải tạo’.
Linh mục Phêrô - Phaolô Hoàng Văn Quy
được bổ nhiệm chính xứ Hiếu Đạo,
nhưng tạm trú ở Nhà thờ Thăng Thiên.
Từ đó cuộc sống của giáo xứ “bị xáo
trộn”: Xóm 2 và Họ đạo Hiếu Lễ tạm
sinh hoạt bên giáo xứ Đức An, với các
cha sở Phêrô Trần Thanh Chung, Phêrô
Nguyễn Vân Đông; các Xóm giáo khác và
hai Họ đạo Hiếu Đức, Hiếu Nghĩa th́
sinh hoạt tạm tại giáo xứ Thăng Thiên,
với các cha sở Phêrô - Phaolô Hoàng Văn
Quy, Giuse Trần Sơn Nam.

Nhà thờ Hiếu Đạo
bị trưng dụng làm Nhà Văn Hóa Thiếu Nhi tỉnh Gia Lai
Ngày 27 tháng 07 năm 2005, Cha Phêrô
Nguyễn Vân Đông nhận chức chính
xứ Thăng Thiên, kiêm Hiếu Đạo, Hiếu
Đức, Hiếu Nghĩa. Từ đây Hiếu Đức và
Hiếu Nghĩa tách thành giáo xứ, không
c̣n trực thuộc giáo xứ Hiếu Đạo nữa.
Ngày 20 tháng 11 năm 2011, lễ Chúa
Kitô Vua bổn mạng giáo xứ Hiếu Đạo,
Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh chấp
thuận quy tụ 4 Xóm giáo (Mẹ Vô Nhiễm,
Phêrô, Têrêxa và Giuse thợ) của giáo
xứ Hiếu Đạo về lại một mối và tạm đặt trực
tiếp dưới sự chăm sóc của Cha xứ Thăng
Thiên - Cha Phêrô Nguyễn Vân Đông,
trong khi chờ đợi chính quyền xem xét
trao lại Nhà thờ Hiếu Đạo cho Cộng đoàn
giáo xứ được sinh hoạt độc lập như
trước năm 1975.
Ngày 18 tháng 11 năm 2018, linh mục
Đaminh Đinh Tiến Trung nhận chính
xứ Thăng Thiên kiêm hai xứ Hiếu Đạo,
Hiếu Nghĩa.
Ngày 25 tháng 11 năm 2018, Giáo Xứ
Hiếu Đạo Mừng Lễ Bổn Mạng Đức
Kitô Vua tại nhà thờ Thăng Thiên, Đức Cha Aloisiô Nguyễn Hùng Vị
giám mục giáo phận Kontum chủ
tế.
Vào thời điểm này (2018), giáo xứ Hiếu
Đạo có 385 hộ gia đ́nh với 1.462
nhân danh. Cơ cấu Ban chức việc và các
Hội đoàn như sau:
+ Ban chức việc : 24 thành viên (15
nam, 9 nữ);
+ Hội hiền mẫu : 60 hội viên;
+ Ca đoàn : 30 ca viên;
+ Hội Legio Mariae : 10 hội viên;
+ Ban trợ táng : 17 thành viên;
+ Ban trật tự : 18 thành viên;
+ Giáo lư viên : 8 anh chị;
+ Lễ sinh : 4 em.
+ Học sinh giáo lư : có 127 em (trong
đó học tại nhà thờ Thăng Thiên 70 em, tại Hiếu Đức 27 em và tại Đức
An 30 em).
+Linh mục, tu sĩ xuất thân từ giáo xứ
gồm: 3 Linh mục, 1 Phó tế, 1 nam tu sĩ
và 4 nữ tu.


Đức Cha Aloisiô
chủ tế thánh lễ bổn mạng Gx. Hiếu Đạo ngày 25.11.2018
Ngày 29 tháng 11 năm 2019, trong Thư
Chung Mùa Vọng, Đức Cha Aloisiô
Nguyễn Hùng Vị xin gia đ́nh giáo phận
giúp lời cầu nguyện cho giáo xứ Hiếu
Đạo: “Giáo xứ Hiếu Đạo thuộc Giáo
Hạt Pleiku hiện nay không có nơi thờ tự. Ṭa Giám Mục đang xin với
chính quyền thành phố Pleiku và tỉnh Gia Lai cấp lại cho giáo xứ
ngôi Nhà Thờ đă bị trưng thu v́ một sự hiểu lầm đáng tiếc. Cầu mong
cho anh chị em giáo xứ Hiếu Đạo sớm được như ư nguyện” (trích
Thư Mùa Vọng ngày 25/11/ 2019 của Đức Cha Aloisiô).
Lễ Chúa Kitô Vua năm 2020, Giáo xứ
Hiếu Đạo mừng kỷ niệm tṛn 60 năm
thành lập giáo xứ (1960-2020).
Hiện nay giáo xứ Hiếu Đạo thuộc giáo
hạt Pleiku, nằm trong địa bàn Phường
Diên Hồng, Tp. Pleiku, tỉnh Gia lai
với tổng số giáo dân là 1.656 người. Trong đó
người Kinh: 1.642 giáo dân; có 14 giáo
dân sắc tộc Jrai (số liệu năm 2020). Cha sở là linh mục Đaminh Đinh
Tiến Trung, chánh xứ đương nhiệm từ 25/11/2018.
***
Chi tiết bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com

|