
Lược
sử Giáo xứ Hơ Moong Kơtu

Nhà thờ Hơ Moong
Kơtu,
thôn Kơtu, xă Hơ Moong,
huyện Sa Thầy,
tỉnh Kon Tum
TỔNG QUÁT
Từ xa xưa, số cư dân cư trú bên hữu
ngạn sông Krong Pơkô (nay thuộc huyện Sa Thầy) gần
bên con suối Haṃng, được gọi chung là
dân Haṃng. Các làng như Haṃng Kơtu, Haṃng
Kơtol, Dak Yo, Dak Wơk...thập niên
30-40 thế kỷ XX về mặt hành chính thuộc tổng Haṃng.
Nhưng, vào thập niên 50-60 cũng trong
thế kỷ trước v́ an ninh toàn bộ tộc Haṃng phải di
chuyển qua tả ngạn sông Pơkô (nay
huyện Đăk Hà) đối diện với nơi cư trú cũ. Từ năm 2004-2005, một lần
nữa v́ mực nước sông Pơkô dâng cao do đắp đập thủy điện, họ đă được
chính quyền địa phương di dời các làng về nơi cũ trước kia (huyện Sa
Thầy) phía hữu ngạn sông Pơkô
nhưng nằm sâu vào trong nội địa hơn lần trước vài cây số.
Các làng thuộc địa sở Haṃng di chuyển
nhiều nơi do chiến cuộc và thiếu linh mục, nên
việc quản lư của Giáo Hội lệ thuộc
nhiều vào t́nh h́nh của địa sở. Giai đoạn đầu địa sở
Haṃng với Haṃng Kơtu là sở chính
(1897-1959). Năm 1959, khi Haṃng được di chuyển qua tả ngạn sông
Pơkô (nay thuộc huyện Đak Hà) và lấy tên Haṃng-Dak Uơk, gọi là địa
sở Dak Uơk (1959-1975) chung
cho các làng .
Trở lại định cư nơi cũ bên này sông
(2005), Hơ Moong Kơtu trực thuộc Giáo xứ Hơ Moong cho
đến khi tách thành giáo xứ độc lập vào ngày 10/05/2019.
I. THỜI KỲ SƠ KHAI
Một số làng thuộc cư dân Rơngao từ lâu
cư trú bên hữu ngạn sông Pơkô (nay thuộc huyện Sa Thầy), cách Trung
tâm truyền giáo Kon Trang do cha Dourisboure (cố Ân) phụ trách không
xa. Họ sống rất hài ḥa với các
làng chung quanh đặc biệt với cha Dourisboure khi ngài mới lên
tạm trú tại Kon Trang năm 1852.
Cha Dourisboure, trong hồi kư truyền giáo “Les sauvages
Bahnars” (Dân Làng Hồ), chương X có
viết như sau [1] :
“Năm đó (1852), Kon Trang mất mùa lúa
trầm trọng, cho nên khi tôi đến ở được ít lâu th́
dân làng không c̣n gạo ăn. Ở Pháp,
việc thất thu lúa ḿ sẽ làm cho dân chúng lo âu v́ chắc
chắn sẽ xảy ra nạn đói khủng khiếp.
Nhưng ở xứ này, mất mùa không làm cho người Thượng sợ
hăi bao nhiêu v́ rừng núi sẽ cứu họ.
(...) Kon Trang hầu như hết gạo. Nhưng cách đó không xa, trên bờ
sông Pơkô, có một làng tên Ha-Mong [2 ], năm đó lại được mùa.
Làng này trở nên kho thóc dồi dào cho tôi. Thỉnh thoảng tôi đến đó
mua gạo đă giă sẵn, chỉ việc nấu thôi. Tôi gùi gạo trên lưng mang về”.
1 x. P. Dourisboure, bản dịch
“Dân Làng Hồ” TGM Kon Tum, chương X, NXB Đà Nẵng năm 2008, trang 96.
Cơn dịch đậu mùa năm 1865 khởi phát từ
Rơhai [3 ]và lan ra
trong vùng đă làm duyên cớ cho
sự ghen ghét và thù hận của dân các làng chung quanh. Họ đổ lỗi cho
người Kinh và các thừa sai đă
đem tai ương dịch bệnh đến xứ sở này. Có lần, thầy Hộ là người giúp
trông nom nhà cửa và rẫy ruộng
của cha Do đang ở nông trường Dak Kấm, rủ một số thanh niên Thượng
là người nhà cha Do sang làng
Haṃng mua thực phẩm (mua heo). Khi đi đến gần sông Pơkô, một số sợ
không dám đi tiếp, chỉ có thầy
Hộ và anh Bôi chèo sơng qua làng Haṃng Kơtu, lên nhà ông
Huê là cha ông Glêm chủ làng. Dân làng
nghe có người ở làng cha Do vô làng ḿnh, liền bàn
tính với nhau bày kế vây bắt hai vị
khách, đem vào nhà rông trói giữ, đ̣i phạt đến 100 con trâu.
Lúc này cha Do đi vắng nên thầy Thám
em ngài nhờ người ở làng Dak Rơting tên là Hôk làm
môi giới thương lượng nhiều lần nhưng
không được. Sau cùng dân làng Haṃng hạ xuống c̣n 15 trâu. Trong vụ
này, thầy Hộ bị giam giữ tại làng Haṃng Kơtu một tháng rưỡi. Trong
thời gian đó, thầy đă giúp chữa
bệnh và rửa tội cho một em bé trong làng bị bệnh nặng, dù em bé
sau đó không qua khỏi...
Khi cha Do từ B́nh Định lên nghe dân
Haṃng bắt thầy Hộ và đ̣i phạt nặng, c̣n nhốt thầy
lâu ngày, nên có ư thị uy, nhưng sau
cùng với ḷng tốt lành và uy tín, ngài dùng trung gian, nhờ
người làm môi giới nói cho dân làng
Haṃng biết cần giải ḥa với cha Do. Cuối cùng dân
Haṃng xin trả lại 30 cái nồi, “hai
bên đập heo ăn huyết thệ làm ḥa với nhau. Từ ấy về sau
dân Haṃng hằng giữ lời hứa và ăn ở
thuận ḥa với các cha luôn cho đến rày, lại rày cũng
được nh́n biết đạo thánh nữa” [4
].
II. CÁC LÀNG CƯ DÂN
HAM̉NG T̉NG GIÁO - THÀNH LẬP ĐỊA SỞ HAM̉NG
Tháng 04/1896, cha Denis Poyet (Thuận)
được chỉ định coi sóc làng Kon Kơtu bao gồm cả
phía tây miền truyền giáo. Mặc dù gặp
nhiều khó khăn về mọi mặt, ngài đă dành hết sức lực
và tâm huyết cho công việc mục vụ.
Trong thời gian này, ngài đă không ngại đến hữu ngạn
sông Pơkô loan báo Tin Mừng cho số
làng cư dân Rơngao, gần bên suối Dak Hamong [5] . Kết quả
vào ngày 29/07/1897, làng
Haṃng Kơtu đă “păi yang” xin ṭng giáo, Dak Tô ṭng giáo
27/07/1897, Haṃng Kơtol ngày 25/08/1897 [6 ]. Nhưng đến năm
1898, cha Poyet phải đi Hong Kong bồi bổ sức khỏe tại nhà Bêtania.
Sau khi cha Poyet nghỉ tại Hong Kong,
vào năm 1897-1899 cha Bề trên chỉ định cha Pascal
Jary đang phụ trách Kon Hngo (Phương
Quư ngày nay) trực tiếp củng cố niềm tin và đời sống
đạo cho các làng Haṃng mới xin ṭng
giáo nói riêng, cho vùng cư dân Rơngao nói chung [7 ].
Năm 1899, Cha Emile Kemlin (Văn) đến
miền truyền giáo Kon Tum. Dưới sự hướng dẫn
của cha Irigoyen (Hương), ngài học
tiếng dân tộc Rơngao và chẳng mấy chốc ngài thông thạo
ngôn ngữ này. Sang năm 1900, địa sở
Haṃng được thành lập, gồm một số làng đă ṭng giáo
nói trên, thêm làng Dak Mut (ṭng giáo
1901) và nhiều làng khác ở trong vùng. Cha Kemlin là
người đầu tiên được bổ nhiệm phụ trách
địa sở mới này.
2 Bản tiếng Pháp “Les Sauvages
Bahnars” viết là Ha-Mong; bản dịch “Dân Làng Hồ” (sđd) viết là Ha
Moong.
3 x. Echos tháng 01/1943, tr.
3.
4 x. P. Ban và S. Thiệt, “Mở
Đạo Kontum”, Imprimerie de Quinhon 05/1933, tr. 159-162.
5 Hamong có nhiều cách viết
khác nhau, tùy theo cách phát âm: Ha-Mong. Haṃng, Hàṃng, Hơmong,
Hơ moong...
6 x. Echos địa phận Kontum
tháng 6/1948.
7 x. Tiểu sử cha Denis Poyet và
cha Pascal Jary, Văn khố MEP.
Vào năm 1901, ngài gặp rắc rối vụ đồn
trưởng Robert. Sự việc được kể lại như sau: “Chính
quyền Pháp ở Attopeu, không quan tâm
đến năo trạng của người dân và những nguy hiểm của
sự việc, nên đă gởi một viên sĩ quan
tên là Robert, đến để xây dựng một đồn bót ở bên hữu ngạn con sông
Pôkô, tại ngay hạ lưu với con sông Pxi, một chút về phía bắc của địa
sở cha Kemlin.
Ngày 17/05/1901, các chiến binh người
Sêđăng tấn công vào đồn lính, gây trọng thương cho Robert và vài
người lính. Cha Kemlin cấp tốc chuyển Robert sắp chết về Kon Tum
ngay, và ngài cứu lấy những thứ
c̣n lại trong đồn: đồ đạc, thực phẩm...
Cha Kemlin sống tại làng Dak Drei.
Những chiến binh người Sêđăng do chủ làng Dak Drei
cầm đầu đă tấn công ba lần nơi ở của
cha, nhưng đều bị đẩy lùi. Đó là vào ngày 24/11//1901.
Vào tháng 03/1902, ông Castanier, một
quan chức của chính phủ ở Attopeu tổ chức một
đoàn quân có sứ mạng thiết lập lại ḥa
b́nh trong vùng này. Cha Kemlin điều đ́nh, khuyên
nhủ. Trong khi đoàn quân thi hành sứ
mạng, th́ nhà ở, nhà thờ và mọi thứ đồ đạc của ngài đều
bị đốt cháy, phá trụi” [8] .
Hoà b́nh được lập lại nơi người Sêđăng,
Cha Kemlin tiếp tục việc loan báo Tin Mừng cho
dân Rơngao. Năm 1902 các làng Kon
Gung, Dak Kang, Pơlei Arang theo đạo. Và băng qua
bên kia sông Dak Bla, ở phía nam trong
giới hạn khu vực phụ trách của ḿnh, cha Kemlin đă
thành lập làng công giáo Plei Jơdrâp,
mà chẳng bao lâu sẽ trở thành trung tâm của một địa sở mới. Trung
tâm này và b́nh nguyên trải dài dọc theo sông Pô Kô lên hướng bắc là
nơi cư trú tập trung của dân
Rơngao (người Rơngao có tập quán chỉ sinh sống ở vùng đất bằng), mà
gốc là người Haṃng (Trung tâm
người Haṃng).
Cha Kemlin đi khắp địa sở của ngài để
chỉ dẫn việc xây dựng các nhà thờ, để thăm viếng,
để dạy dỗ các bổn đạo và trải qua hàng
giờ thâu đêm nói chuyện với họ. Chính v́ vậy mà ngài
đă có được sự thấu hiểu ngôn ngữ,
phong tục, tập quán và tâm hồn người Rơngao [9 ].
Tuy vậy, một số làng người Haṃng, kể
cả làng Haṃng Kơtu và làng Dak Drei có một
thời gian bỏ đạo. Một số tín hữu trung
thành của Haṃng Kơtu và Dak Drei qui tụ lập thành
làng Plei Rơwăk thuộc địa sở Plei
Jơdrâp vào năm 1905 [10] .

Năm 1912, Đức Cha Jeanningros (Vị) Đại
Diện Tông Ṭa Đông Đàng Trong (Qui Nhơn)
lên kinh lư và ban bí tích Thêm sức
cho vùng dân tộc Tây Nguyên. Đức Cha trăi qua cuộc hành
tŕnh đầy gian khổ thăm Haṃng Kơtu
sau khi thăm Dak Kơna:
8 x. Tiểu sử cha Emile Kemlin,
Văn khố MEP.
9 x. Tiểu sử cha Emile Kemlin,
Văn khố MEP & “Bok Kdră Biang, Bok Kdră Mixiô Kontum”, Hlabar Tơbang
số 268, 1973, tr. 5-8.
10 x. Echos tháng 5-6-7/1949.
“Đức Giám mục trở về theo đường Kon
Hơring vào ngày thứ hai ; ngày thứ ba, dùng
thuyền của dân Dak Kang xuôi ḍng sông
Pơkô đến Hamong Kơtu. Ḍng nước chảy xiết phải xuống thuyền hai ba
lần. Dân làng Dak Mút đón ngài tại bến sông, nên ngài phải nghỉ ngơi
đôi chút tại làng của họ và làm phép nhà thờ họ mới làm trong năm
vừa qua. Làng Hamong Kơtu hiện nay thật là buồn thảm; họ đă bỏ bê
tất cả việc đạo Thánh Chúa. Chỉ có một số dân làng Dak Io và Haṃng
Kơtol đón ngài và đưa về nhà cha Minh. Nhờ vậy, ngài vui đôi chút và
dân làng đánh chinh trống theo thường lệ. V́ thế, ngài không ban bí
tích thêm sức cho ai cả, không
bằng ḷng đức tin của địa sở này sa
sút” [11 ].
Ngày 29/01/1912, cha Bề trên Geurlach
(Cảnh) qua đời. Cha Kemlin được chọn kế vị nên
ngài về Kon Tum cư ngụ.
Các cha phụ trách địa sở Haṃng trong
giai đoạn này:
-Cha Emile Kemlin (Bok Biang)......................1899-1912
;
-Cha Priou
(Tai)..........................................1912-1915 ;
Năm 1914, cha Priou buộc phải đi tĩnh
dưỡng ở đồng bằng, sau đó về Pháp.
-Cha Jamet................................................1913-1915
;
Từ 1914-05/1915 cha Jamet chuyển đến
phụ trách Kon Trang.
-Cha Phaolô Lê Đ́nh
Ban...............................1914-1933 ;

Các địa sở khu vực
phía Tây Miền Truyền Giáo Kon Tum (Rơngao)
(Trích “La Mission
des Pays Mois en 1937”, Vicariat Apostolique de Kontum (Annam)
11 x. Hlabar Tơbang năm 1913,
số 27 trang 36.
III. THỜI KỲ CỦNG CỐ
HỌ ĐẠO
Cha Phaolô Lê Đ́nh Ban vừa lên Kon Tum
năm 1914 ở tại Rơhai (Tân Hương) được gởi
lên phụ tá tại Haṃng, sau đó chính
thức phụ trách địa sở này từ cuối năm 1916.
“Cuối năm 1916, Bề trên lại giao địa
sở Hàmong cho ngài (cha Phaolô Ban). Hàmong lúc
đó các làng bỏ đạo gần hết, nhà thờ và
pḥng ở tại sở chính (Hàmong Kơtu) hiu quạnh vắng
vẻ, hư nát v́ đă lâu không có linh mục
coi sóc. Chẳng bao lâu, v́ ḷng sốt mến và công lao khó
nhọc, ngài dần dần mở ḷng cho các
làng ăn năn trở lại. Ngài kiếm chỗ cao ráo dựng nhà thờ,
nhà xứ lợp ngói rộng răi khang trang.
Người Thượng hay có tập tục “chạy làng”, nên ngài
cũng lo lập họ người Kinh, cho có
người đọc kinh dâng lễ hôm mai và lo tập làm ăn có ư cho người
Thượng bắt chước theo. Ngài xin Bề trên trưng đất và lo giúp lập sở
trồng cà phê chỗ rừng già gần
Hàmong, mục đích tạo thêm huê lợi giúp Nhà Chung.
Sau nhiều năm dày công tạo lập vun xén
nơi địa sở Hàmong, đến năm 1933, Bề trên đổi
ngài qua địa sở Pơo (La Sơn). Lúc này
ngài đă có tuổi và phải rời xa nơi gắn bó nhiều năm,
nhưng ngài vẫn vui vẻ, khiêm tốn vâng
lời Bề trên, không ngại ngùng luyến tiếc!” [12] .
Năm 1920, cha Simon Nguyễn Thành Thiệt
phụ trách Kontrang Mơnây, cũng giúp mục vụ
địa sở Haṃng.
Thời cha Anrê Lê Xuân phụ trách
(1933-1951), theo báo cáo năm 1937 của địa phận Kon
Tum như sau:
“Địa sở Haṃng được giao cho linh
mục bản xứ là cha Anrê Xuân, gồm 8 cộng đoàn tín
hữu lên tới 1.418 giáo dân, đa phần là
người Rơngao trừ 59 người là tín hữu người kinh. Từ Đak Kang, nếu
dùng thuyền độc mộc xuôi theo ḍng sông Pơkô khoảng 15 cây số, chúng
ta sẽ tới vùng cư dân Haṃng cư trú. Cũng xin lưu ư, cuộc hành tŕnh
bằng thuyền độc mộc nhiều nguy hiểm, có những khúc ghềnh thác dài 3
cây số; nếu quí vị muốn t́m cảm giác mạnh, tôi đoan chắc quí vị sẽ
được toại nguyện. Haṃng Kơtu làm trung tâm của địa sở. Ở đó, quí vị
sẽ thấy được một ngôi nhà thờ rất thích hợp, một nhà xứ và các cơ sở
phụ thuộc được xây dựng chắc chắn. Địa sở này gồm 1.400 tín hữu, 8
họ đạo không có xa nhau, điều hành mục vụ tương đối dễ dàng; cái khó
khăn lớn nhất phát xuất từ tính khí hay thay đổi của người Rơngao.
Bên cạnh đó, linh mục trẻ người bản xứ với sức khỏe khá suy yếu đảm
nhận địa sở này cũng không đạt được những thành quả như ḷng mong
ước. Trừ có 2 trong các họ đạo của ngài khá hăng hái
và sốt sắng, c̣n các họ đạo khác
chưa đạt được đời sống tốt lành” [13 ].
* SỔ RỬA TỘI ĐỊA SỞ HAM̉NG C̉N LƯU
TẠI GIÁO XỨ KON RƠBÀNG [14]
Sổ rửa tội địa sở Haṃng phần nào cho
biết những giai đoạn do các cha phụ trách qua việc
kư tên trong sổ Bí tích như sau (c̣n
một phần sổ rửa tội khác bị thất lạc):
+ Thời kỳ cha Phaolô Lê Đ́nh
Ban:...................ngày 10/09/1916 đến 06/05/1923.
+ Thời kỳ cha Anrê Lê Xuân:.............................ngày16/06/1933
đến 13/07/1951.
+ Thời kỳ cha G.Baot. Nguyễn Quang Huy:.....ngày
15/10/1951 đến 11/04/1958.
+ Thời kỳ cha Antôn Ngô Đ́nh Thận:............ngày
26/01/1958 đến 23/10/1967.
+ Thời kỳ cha Irênê Nguyễn B́nh Tĩnh:..........ngày
10/07/1968 đến 30/12/1971.
12 x. “Cha Phaolồ Ban”, Echos
de la Mission tháng 2/1947, trang 5.
13 x. La Mission des Pays Mois
en 1937, Vicariat Apostolique de Kontum (Annam).
14 Theo tài liệu về “Sơ lược
tiểu sử địa sở Haṃng” của Lm Gioakim Nguyễn Hoàng Sơn.
-Năm 1941, có cha Martial Lê Thành Tin
(TpLm 15/01/1938) từ Đak Kang được bổ nhiệm phụ
trách Haṃng, tuy nhiên mới nhận nhiệm
sở được 8 ngày ngài đột ngột qua đời ngày 22/03/1941 tại Haṃng [15
].
** BẢNG TÓM LƯỢC ĐỊA SỞ HAM̉NG –
DANH SÁCH CÁC LÀNG T̉NG GIÁO & CÁC
LINH MỤC PHỤ TRÁCH [16 ].

Năm 1949, số giáo dân các làng thuộc
địa sở Haṃng do cha Anrê Xuân chính xứ, cha Tô ma Ánh phó xứ gồm
1.433 giáo dân Thượng, 62 giáo dân Kinh. Cụ thể:
-Haṃng Kơtu: 172 ; -Dak Yo: 252 ;
-Dak Drei: 43 ; -Kon Gung: 353 ;
-Dak Uơk: 249 ; -Dak Mut: 143;
-Haṃng Kơtol: 201 ; -Haṃng người
Kinh: 62 [17] .
IV. CÁC GIAI ĐOẠN
THĂNG TRẦM CỦA ĐỊA SỞ HÀM̉NG
Thời kỳ chiến tranh thế giới II
(1939-1945) rồi cuộc kháng chiến 9 năm 1945-1954, tiếp
đến chiến cuộc ngày càng leo thang đă
gây ra xáo trộn xă hội và biến động tôn giáo trong vùng.
1- Năm 1956 dưới thời cha G. B. Nguyễn
Quang Huy, địa sở Haṃng c̣n bên hữu ngạn
sông, gồm 1.292 tín hữu Thượng, có các
chú phục vụ trong địa sở như sau:
-Chú Nhôn, Hamong kơtu;
-Chú Mơno, chú Chú, Hamong kơtol;
-Chú Hiơt, chú Hiêu, Dak Uơk;
-Chú Dơn, chú Ot, chú Nhao, Dak Io;
-Chú Hier, chú Dech, Kon Gung.
Các câu biện : Thầy Đại, ông câu Ṭng,
ông câu Thử đă phục vụ từ năm 1935 thời cha Antôn Xuân v.v... [18
]
2- Năm 1958, Cha Gioan Baotixita
Nguyễn quang Huy vẫn chính xứ địa sở Haṃng, với 6 làng, 10 yao phu,
tổng số tín hữu là 1.258 gồm 1.194 dân tộc, 74 tín hữu kinh.[15]
3- Đầu năm 1959. Trong t́nh trạng biến
động nhiều mặt, chiến tranh, bom đạn, chiếm đất, dành dân, giữ dân
của những thế lực đối nghịch, người dân thuộc địa sở Haṃng dần dần
phải lui về phía tả ngạn bên sông Pơkô (nay thuộc huyện Đăk Hà) để
gần huyện và tỉnh mong t́m cuộc sống ổn định dù mong manh. Cha Gioan
Baotixita Nguyễn quang Huy chính xứ địa sở Haṃng theo con chiên
ḿnh phải bỏ những nơi cư trú bên hữu ngạn Pơkô cùng đi với dân
chuyển qua hữu ngạn sông bắt đầu xây dựng những cơ sở cần thiết cho
nhu cầu sinh hoạt tôn giáo : có nhà thờ tương đối rộng đủ giáo dân
dự lễ ngày chúa nhật, có nhà xứ thích hợp tiếp đón các tín hữu cũng
lo việc giáo lư và các bí tích cho người tín hữu, chưa kể lo việc
dân sinh đang gặp khó khăn.
15 x. Bulletin M.-E. P,
05/04/1941, tr. 422-423.
16 x. Echos tháng 6/1948.
17 x. Echos năm 1949.
4- Họ đạo người kinh gọi là họ Haṃng
kinh. Sau khi ổn định nơi cư trú mới và tổ chức mặt
hành chính, cư dân Haṃng kinh tổ chức
thành làng Tân Thành, thuộc xă Ngô Trang. Năm 1962-1963, v́ đường
giao thông đến xă Ngô Trang khó khăn và khi số dân kinh tương đối
cao, đă thành lập xă Tân Thành
tại địa phương.
5- Chiến cuộc ngày càng ác liệt, khói
lửa chiến tranh bao trùm rừng núi Tây nguyên, nhiều làng
bị o ép lại, sống trong 2 làn bom đạn,
nguy hiểm đến sinh mạng. Đến năm 1964 dần dần các
làng Haṃng phân tán nhiều nơi, nhất
là họ đạo Tân Thành chạy khỏi vùng Haṃng, có gia
đ́nh về Phương Quư gần quận Kon Tum,
kẻ th́ chạy tạm tá túc tại Ngô Trang, hay chạy về
Pleiku...Đến năm 1972, mùa hè đỏ lửa,
Tây Nguyên bị xáo trộn toàn diện, dân chúng lũ lượt
tay bế tay bồng bằng mọi cách di tản
về thị xă Kon Tum. Các địa sở vùng cực bắc Kon Tum
trong quận Đăk Tô chạy về Kontum và
sau đó năm 1973 một số địa sở Sêđăng chạy đến định
cư ở Plei Manăng quận Phú Thiện cũ (tỉnh
Phú Bổn) và cha Arnould (Nhu) coi sóc trên 3.456
tín hữu dân tộc Sêđăng tại Plei Manăng
II. C̣n các làng thuộc địa sở Haṃng một số làng chạy
về Đak Kâm hoặc một số khác chạy về
các điểm tiếp cư ven thị xă Kontum.
BẢNG KÊ : HAMONG từ năm 1956 – 1958[16]


Năm 1959, Haṃng được di chuyển qua tả
ngạn sông Pơkô (nay thuộc huyện Đak Hà) và
lấy tên Haṃng - Dak Uơk (gọi địa sở
Dak Uơk)[19] .
Ngày 01/01/1968, cha Irênê Nguyễn B́nh
Tĩnh về đảm nhận địa sở Vơ Định thay cha
Gioakim Nguyễn thúc Nên, và sau khi cả
địa sở Haṃng không có linh mục tại chỗ, cha đă
kiêm nhiệm Dak Uơk. Theo lịch địa phận
năm 1970 số họ đạo và giáo dân như sau:
18 x. “Chức dịch thơ tín” năm
1937.
19 x. Lịch công giáo địa phận
Kon Tum năm 1959 và các năm liên hệ.
V. NHỮNG BIẾN
CỐ THỬ THÁCH L̉NG TIN TRONG GIAI ĐOẠN 1973 - 2009.
A – THUỘC ĐỊA SỞ DAK
KÂM (1973 - 2005).
Nh́n tổng quát: Về mặt giáo phận,
1972, v́ thiếu các linh mục nên nhiều lúc một linh mục phải
kiêm nhiệm hay quản lư một số địa sở
di tản về địa bàn gần thị xă như cha Giuse Nguyễn Đức
Chương phụ trách Dak Kâm kiêm các địa
sở lớn như Kon Trang Mơnei, Haṃng-Dak Uơk . . .
1 – Sau biến cố mùa hè đỏ lửa năm
1972, tất cả các địa sở trong tỉnh phải di tản về tạm trú
quanh thị xă Kontum. Khi thành lập địa
sở Dak Kấm vào ngày 23/10/1973, chánh xứ cha Giuse
Chương, có 21 làng trong đó có 4 làng
Haṃng.
2 – Địa sở Haṃng gồm làng Haṃng Dak
Uơk (ṭng giáo năm 1924), Haṃng Dak Yo (ṭng
giáo 1899), Haṃng Kơtu (ṭng giáo
29/07/1897), Haṃng Kơtol (ṭng giáo 25/08/1897).
Ngoài 4 làng gốc Haṃng c̣n có Dak Mut,
làng này nói tiếng Bahnar ṭng giáo 1901, làng
Kon Gung (Rơngao) ṭng giáo năm 1902
có một thời kỳ thuộc địa sở Haṃng. Hai làng sau
này cũng trực thuộc địa sở Dak Kấm
trong giai đoạn nói trên.
3 –Sau biến cố 1975, một số làng không
về quê cũ, như Kontrang Mơnei không được về vùng
Vơ Định, nơi sẽ lập thị trấn Dak Hà mà
phải định cư tại xă Dak La (gần Ngô Trang). Các làng
Haṃng về nơi cũ. An ninh dần dần ổn
định, công ăn việc làm dù khó khăn nhưng cũng có
chiều hướng rơ nét là tự cung tự cấp
lấy sức lao động “đổ mồ hôi xót con mắt” làm ra cơm bánh
mà ăn. Giáo dân dân tộc các làng thuộc
địa sở Haṃng về làng cũ phía bên tả ngạn sông Pơkô
trực thuộc cha Giuse Nguyễn đức Chương
chính xứ (khi ngài về Kon Rơbang coi sóc 3 địa sở
Đak Kấm, Kon Rơbang và Haṃng) cho đến
năm 2004 số giáo dân lên trên 15.000 tín hữu. Về
sau, cha Giuse Chương được thuyên
chuyển về Plei Rơhai và cha sở Plei Rơhai Micae Vơ Sự
về Kon Rơbang. Cha sở mới Micae Vơ Sự
(từ 2004-2005) phụ trách 3 địa sở với số giáo dân 15.000 người. Kế
tiếp cha Simon Phan văn B́nh (từ 2005) trực tiếp chính xứ địa sở
Haṃng khi các làng này được
chính quyền địa phương di dời về phía hữu ngạn sông Pơkô nơi cư trú
hiện nay (thuộc huyện Sa Thầy).
Các làng Haṃng đă di tản dần dần hầu
như trở về nơi lập cư trước kia bên tả ngạn sông
Pơkô thuộc địa bàn huyện Đak Hà. Mặc
dù, linh mục chánh xứ Giuse Chương trong suốt thời
gian gần 30 năm (1975 - 2005) không
thể dâng lễ tại địa sở Haṃng của ngài được. Nhưng mỗi
làng cố gắng làm một nhà nguyện bằng
tranh để đọc kinh hôm sớm dứơi sự điều động của các
Yao phu và các bà mẹ gia đ́nh. Nhờ đó
địa sở Haṃng nói chung tương đối đứng vững trong
ḷng tin. Tuy nhiên, vắng bóng chủ
chăn tại chỗ lâu năm, nên “nước đắng” dần dần xâm nhập
vào cánh đồng lúa: một số giáo phu như
một số gia đ́nh bị chao đảo trong sự hiệp nhất và
trong phụng tự.

4 - Theo nơi cư trú năm 1999, các làng
dọc bờ sông Pơkô từ bắc xuống phía nam giáp sông
Dak Bla thứ tự như sau:
a/ Từ bắc: hữu ngạn sông Pơkô có Dak
Mót, đến Dak Rao II gần suối Dak Tơkan.
b/ Hạ lưu suối Dak Tơkan, bên tả ngạn
Pơkô, có nhà thờ Dak Rao I.
Bên hữu ngạn Pơkô có Kon Rơtu II,
dịch xuống phía nam một tí có
Kon Rơtu I (giáp Krong Psi).
c/ Hạ lưu Krong Psi, bên tả ngạn sông
Pơkô có 3 làng từ trên xuống:
– Dak Kung; – Kon Gung; – Dak Mut.
d/ Hạ lưu Dak Ui có 4 làng thuộc địa
sở Haṃng xưa kia:
– Dak Uơk; – Dak Yo; – Haṃng; – Plei
Tôl.
Theo thống kê số giáo dân vào năm
1998, nhân kỷ niệm 150 năm (1848 -1998) truyền giáo
Kontum, số giáo dân 4 làng Haṃng như
sau:
Haṃng Dak Uơk có 730 tín hữu;
Haṃng Dak Yo có 520 tín hữu;
Haṃng Kơtu có: 310 tín hữu;
Ha ṃng Kơtol có 553 tín hữu;
B. DI CHUYỂN MỘT SỐ
LÀNG THUỘC ĐỊA SỞ HAM̉NG VỀ PHÍA HỮU NGẠN
SÔNG PƠKÔ, VÀO SÂU
NỘI ĐỊA.
1.– Để xây dựng thủy điện trên ḍng
sông Pơkô, chính quyền địa phương buộc ḷng phải di dời
một sống làng nằm vùng trũng, nguy cơ
bị ngập trong ḷng hồ thủy điện, trong số đó có
Haṃng Kơtu, Dak Uơk, Dak Yo và Dak
Kơtol. Nhiều tháng vận động dân chúng, và có giải
tích của các linh mục về lợi ích khi
làm thủy điện, nhất là Đức Giám mục cũng như các linh
mục yêu cầu chính quyền địa phương
phải đền bù thỏa đáng cũng như giữ được bản sắc dân tộc
như làm nhà rông, nghĩa địa, nơi sinh
hoạt công cộng. Đây là các làng là người công giáo từ xa
xưa, cần có linh mục cũng như nữ tu để
giúp cho dân làng ổn định mặt tôn giáo và bảo đảm môi
trừơng sinh thái cũng như sinh sống
của các làng sắp di dời.
– Chính quyền địa phương dần dần thực
hiện những cam kết, như xây dựng các nhà thờ hầu
như giống nhau, cho phép linh mục
Simon Phan văn B́nh cũng như các nữ tu đến để phục vụ
người dân tại chỗ. Tuy nhiên, nhiều
nhu cầu c̣n bất cập, như thổ cư c̣n hẹp, đền bù bằng tiền
mặt, họ không biết xử dựng tiền làm
lợi mà tiêu xài trong những việc vô bổ như mua xe honda,
ăn chơi, đáng lư ra đền bù bằng tạo
cánh đồng nước, nương rẫy rộng đủ đáp ứng nhu cầu sinh
sống, có một nghành nghề tương xứng,
chính v́ vậy nhiều tệ đoan xă hội trong giới thanh nhiên
nổi cộm lên.
3 - Năm 2009: hai cha phụ trách 5 họ
đạo: cha Simon Phan Văn B́nh và cha phó là Giuse Hà
Văn Hường, với số giáo dân: 4.700.
Dak Uơk (Dak Wơk): số giáo dân trên
1.000 người, trên 250 hộ; có 2 Yă giúp: đó là Yă
Mélanie Brinh, thuộc địa sở Kon Jơdreh,
làng Kon Mơnei Kơtu, khấn lần đầu năm 1981 và Yă
Phanxica Y Guanh, thuộc địa sở Kon
Rơbang, khấn lần đầu vào ngày 27/11/2008;
Có 3 chú yao phu: Chú Lăih (hưu); chú
Wâu và chú Jut. Haṃng Kơtu lên
định cư tháng 5/ 2005. Có yă Christian Nia, thuộc địa sở Dak Kơdro,
xă Psi, khấn lần đầu 1969 lên
phục vụ từ tháng 11 năm 2005, và yă Y Khăn, thuộc Dak Kơdem.
Có chú Nher phục vụ.
Dak Yo : Không có nữ tu giúp, có 4 chú
yao phu: Chú Leng, Chú Triu, chú Hyưn và chú Dơuh.
Plei Tol : Không có yă giúp. Có 2 yao
phu : Chú Tưn và chú Kiu.
Plei Kơbey: có các yă : Ḍng MTG Xuân
Lộc; Yă Ngọt; yă Anh và yă Nga.
Có 2 chú yao phu: Chú Hyưnh và chú
Ngiu.
C – MỘT SỐ NGƯỜI
PHẢN ĐỐI TỪ ĐẤT ĐAI ĐẾN L̉NG TIN
Chính quyền địa phương di đời một số
làng ngập trong ḷng hồ thủy điện Pơkô và đền bù
thỏa đáng, th́ có một số gia gia đ́nh
không nhận tiền đền bù, không di đời nhà, không nhận nhà
xây dựng dành cho các gia đ́nh bên hữu
ngạn, nói cách khác người không hợp tác, tẩy chay.
Khi lực lượng an ninh đến, các gia
đ́nh trốn chạy vào rừng bất chấp thời tiết gió mưa, mặc kệ
cho con cái nheo nhóc, bất chấp con
cái bệnh tật, thất học. . .
Từ khía cạnh phản đối về việc nhà nước
thu hồi đất đai, chuyển dần qua đồn thổi về hiện
tượng “phép lạ Đức Mẹ hiện ra với bà
Ghin và mạc khải cho bà bằng thị kiến”, bằng nghe
Đức Mẹ nói và bà nhờ người đánh vi
tính phổ biến nội dung đó, lôi kéo một số tín hữu người kinh, người
dân tộc những làng chung quanh lên vùng tượng Đức Mẹ Haṃng, được
mệnh danh là Đức Mẹ Haṃng, đạo
Haṃng. Nội dung được gọi là mạc khải của Đức Mẹ có khá
nhiều điều cần nghiên cứu, xem xét lại
v́ trái với nội dung đức tin truyền thống của Giáo Hội.
Mới đây, một số người dân tộc tại Kon
Hngo Kơtu, xă Vinh Quang thành phố Kontum đi thăm
bà con gần tại Haṃng, cho biết: trong
nhóm “hiện tượng Haṃng” đă ảnh hưởng đến lối sống
hôn nhân lành mạnh của người dân tộc
Tây Nguyên, làm suy thoái đến đời sống luân lư. Một số
theo Haṃng cho rằng bỏ chồng bỏ vợ để
sống chung với người khác trong nhóm được kể là
không tội lệ ǵ ! Đây là hiện tượng ly
khai tôn giáo thường xảy ra trước đây, do nhiều động lực
nằm phía sau hiện tượng lèo lái, nhưng
chưa thấy lối sống vô luân như trong một số trường hợp
này.
Hiện nay, t́nh thế tạm ổn, một số anh
em giáo dân từ từ vui vẻ và quan hệ buôn làng trong
vấn đề làm ăn, giao hảo nhiều mặt ngày
càng tốt hơn. Cha sở một mặt qui tụ số tín hữu trong
họ đạo đọc kinh, dạy kinh thánh, dạy
giáo lư, nhất là có những khóa linh thao cho các giới, và
đạt những thành quả không ngờ. Đa số
dân các làng đă trở lại đạo Chúa, chỉ c̣n một số ít c̣n tin theo
“Đạo Haṃng”.
VI. GIAI ĐOẠN THÀNH
LẬP GIÁO XỨ HƠ MOONG KƠTU
Năm 2013, cha Giuse Hà Văn Hường được
bổ nhiệm làm chính xứ Hơ Moong, cư ngụ tại
Hơ Moong Kơtu (cách Hơ Moong Đăk Wơk 6
km). Cha Simon B́nh nhận xứ Plei Kơbei.
Năm 2015, cha Giuse Trần Văn Toán được
bổ nhiệm phó xứ Hơ Moong.
Đến ngày 25/07/2017, cha Hường chuyển
đến Đăk Wơk ở; cha Toán vẫn ở tại Hơ Moong
Kơtu.
Ngày 10/06/2019, Đức Cha Aloisiô
Nguyễn Hùng Vị, Giám mục GP Kon Tum quyết định
thành lập Giáo xứ Hơ Moong Kơtu tách
biệt khỏi Giáo xứ Hơ Moong, và cha Giuse Trần Văn
Toán trở thành cha sở tiên khởi.
Giáo xứ Hơ Moong Kơtu, thôn Kơtu, xă
Hơ Moong, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum hiện nay gồm các làng: Kon
Kơtu, Plei Kơbey (nhỏ) và Đăk Yo, với tổng cộng 3.337 giáo dân.
Trong đó: 3.248 giáo dân sắc tộc
Rơngao (riêng Plei Kơbey sắc dân Jrai); 89 giáo dân Kinh.
Bổn mạng giáo xứ là Thánh Cả Giuse
(19/03).








WGPKT(11/10/2021) KONTUM
Chi tiết bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com

|