
Lược
sử Giáo xứ KON JƠDREH

Nhà thờ Kon Jơdreh,
xă Đak Blà, Tp Kon Tum, Tỉnh Kon Tum
GIỚI THIỆU CHUNG
Giáo xứ Kon Jơdreh ngày nay nằm trên
địa bàn xă Đak Blà, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon
Tum, gồm 10 làng người sắc tộc và 3
xóm giáo người Kinh. 10 làng Thượng đó là: 1/Kon Mơnei Kơtu, 2/Kon
Jri Xut, 3/Kon Hring, 4/Kon Kơpăt, 5/Kon Rơlang, 6/Kon Drei, 7/Thong
U|k (c̣n được gọi là Plei Dơ\ng), 8/Plei Tơnge\t, 9/Kon
Ơxoch, 10/Kon Gur (hay Kon Thong Gur).
5 làng cuối ngày xưa thuộc cùng một
làng. Trong việc điều hành giáo xứ, 3 làng: Plei
Tơnge\t, Plei Dơ\ng và Kon Ơxoch được
gộp chung thành Plei Jơdreh.
3 xóm giáo người Kinh là: 1/Xóm giáo
Vinh Sơn, 2/Xóm giáo Giuse, 3/ Xóm giáo Vô
Nhiễm.
Bổn mạng: Trước kia theo bổn mạng của
địa sở Kon Mơnei là Thánh Giuse. Hiện tại bổn
mạng của giáo xứ Kon Jơdreh là lễ Đức
Mẹ Mân Côi, mừng vào ngày 07/10 hàng năm.
Làng Kon Jơdreh xưa kia được gọi là
làng Kon Kơxâm, dân số chừng 125 người, địa điểm
tại bờ sông gần làng Kon Băh hạ nguồn
suối Đak Pơ Tơ\ng, thuộc xă Hà Tây, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai
ngày nay. Sau trận dịch bệnh khủng khiếp xảy ra làm chết nhiều người
(1864), dân làng đă di chuyển tới định cư một nơi khác. Làng mới
được đặt giữa hai con suối Kơ
Pốt và suối Kon Jơdreh và được đặt tên là Kon Jơdreh như ngày nay.
(Con suối Kon Jơdreh ngày xưa dọc theo
hai bên bờ có mọc nhiều cây jơdreh, một loại cây
rừng chịu độ dốc, kiến vàng thích làm
tổ ở lá cây này. Cây ra trái vào tháng tư, tháng năm, trái
tựa trái cacao, to bằng cổ tay, dài
khoảng 10cm. Khi trái chín vỏ bể ra, có màu tím đỏ).
I. THỜI KỲ SƠ LẬP
(1851-1866)
1. Giai đoạn c̣n là
làng Kon Kơxâm 1851-1866
Kon Kơxâm, một trong bốn trung tâm
truyền giáo tiên khởi, phía đông Kontum, do Cha
Combes (Bê) phụ trách vào năm 1851.
Ngày 28/12/1853, ông Hmur chủ làng Kon
Kơxâm là người Bahnar đầu tiên lănh bí tích
Rửa Tội, và ông đă trở thành một tín
hữu nhiệt thành, gương mẫu.
Kế đến là bà Jiêng, vợ ông Hmur, vốn
là một “bơjâu” (bà phù thuỷ) nổi tiếng, đă từ bỏ nghề
phù thủy để theo đạo, lấy tên thánh là
Maria.
Bà Anna Hmon em gái ông Hmur, chồng
chết sớm, có một con trai tên là Tót. Hai mẹ con
Hmon và Tot đă ṭng giáo trong cùng
một ngày.
Tiếp theo là ông Lin (trước khi rửa
tội tên là Poi), trước đây từng chủ mưu sát hại đoàn
truyền giáo tại Kon Kơxâm. Ông đă trở
nên một tín hữu có tinh thần truyền giáo, thuyết phục
nhiều người theo đạo như ông.
Một tín hữu nữa là anh Hloi, một thanh
niên ốm yếu bệnh tật, nhưng tâm hồn nhiệt thành
tông đồ. Anh tận lực giúp cha Bề trên
Combes dạy giáo lư và nêu gương đạo đức, thánh thiện
cho mọi người.
Qua năm 1854, thêm 20 người nữa xin
học đạo và chịu Phép Rửa. Đó là cộng đoàn tín hữu
đầu tiên của cơ sở Truyền giáo
Bahna-Jơlơng. Cha Combes đă chọn Đức Mẹ Giải Cứu làm bổn
mạng cộng đoàn.
Sau 6 năm coi sóc Kon Kơxâm
(1851-1857), ngày 14/9/1857, Cha Bề trên Combes phải bỏ
dở buổi dạy giáo lư, nằm liệt luôn và
qua đời khi vừa 32 tuổi, trong sự tiếc thương của dân làng
Kon Kơxâm và các làng lân cận, có đạo
cũng như lương dân. Cha được chôn cất tại Kon
Kơxâm. Về sau chú Tot và chú Hloi qua
đời cũng được chôn hai bên cạnh mộ Cha Combes.
Cha Dourisbouire (Ân) từ Kon Trang đến
thay ngài làm Bề trên vùng truyền giáo và coi sóc
địa sở Kon Kơxâm.
Tại thời điểm này, trên vùng truyền
giáo Kon Tum chỉ c̣n có 3 Cha: Cha Bề trên
Dourisboure (Ân) là vị thừa sai ngoại
quốc duy nhất, và hai linh mục người Việt đó là Cha Do
đang ở Rơhai và Cha Bảo phụ lực tại
Kon Sơlăng với Cha Bề trên. Cuối năm 1863, vùng truyền
giáo được thêm một vị thừa sai nữa là
cha G.B Besombes (Kính), được gởi đến điểm truyền
giáo Kon Kơxâm. Từ đây, một chuyển
hướng trong phương thức truyền giáo cho cả vùng bắt
đầu, trong đó có liên quan đến việc
khai sinh họ đạo Kon Jơdreh.
2. Thành lập làng mới Kon Jơri
Krong, tiền thân làng Kon Jơdreh 1866
Cơn dịch đậu mùa xảy ra vào năm 1864
và kéo dài trong suốt 2 năm đă tàn phá cả miền,
nặng nề nhất là tại Kon Kơxâm, cướp đi
gần nửa số giáo dân. Đa số những tín hữu lâu năm, đức tin vững vàng
và có uy tín trong làng đều lần lượt ra đi, chỉ c̣n ông Hmur sống
sót.
Vào thời điểm năm 1866, làng Kon Kơxâm
chưa phải là một làng toàn ṭng, c̣n một số
đông dân ngoại giáo cư trú. Ông Hmur
đă già yếu, uy lực giảm sút, họ không c̣n kiêng nể ông
nữa. Trong làng, các tín hữu thường
xuyên bị những người ngoại giáo dèm pha, thậm chí loại
trừ, khiến cho các tân ṭng dễ nản chí,
bỏ đạo. Hơn nữa, thiên tai dịch bệnh xảy ra vừa rồi được
dân làng liên hệ đó là sự trừng phạt
của thần do làng có người theo đạo Công giáo, và các giáo
sĩ chính là những người đă mang tai
ương tới. V́ vậy việc loan báo Tin Mừng trong buôn làng
cũ không đạt kết quả.
Trước t́nh h́nh đó, Cha Dourisboure và
Cha Besombes đă bàn bạc tiến hành cách làm khác:
đó là thành lập làng mới. Việc lập
làng mới có nhiều ưu điểm:
-Tách các tín hữu tân ṭng ra khỏi
làng cũ, để tránh sự chung đụng và ràng buộc có tính cách
mê tín dị đoan cho tín hữu tân ṭng.
-V́ người Thượng thời đó tin rằng
những tập tục mê tín dị đoan được thi hành lúc ở nhà mới
hoặc làng mới th́ về sau phải được
tuân giữ đều đều, nếu không muốn hứng chịu cái chết hay tai ương ập
đến cho dân làng, nên khi dọn đến nhà mới hay làng mới là dịp rũ bỏ
những tập tục mê tín ràng buộc
từ trước mà thiết lập những điều khoản mới thay thế.
-Lựa chọn những nơi đất đai bằng phẳng,
mầu mỡ để lập nông trại kiểu mới, đưa dụng cụ
cày bừa và trâu ḅ dưới xuôi lên để
tập cho cư dân canh tác, tự cung tự cấp lương thực.
Vậy Cha Dourisboure đă chọn một nơi để
thiết lập một sơ sở mới cũng nằm bên hữu ngạn
sông Dak Bla, ở giữa quăng đường từ
Kon Kơxâm đến Rơhai (phía trên làng Kon Mơnei). C̣n Cha Besombes th́
qua lập làng Plei Tơwer.
Khi đất đă được chọn xong, vị trí ngôi
làng mới đă được xác định, th́ Cha Dourisboure
thuyết phục giáo dân làng Kon Kơxâm ra
đi với ngài. Lúc đầu phần lớn họ đồng ư và hứa sẽ đi
lập làng mới, nhưng khi đến ngày quyết
định di dời vào vào tháng mười hai năm 1866, th́ chỉ
có một số ít đi mà thôi. Chỉ có 4 gia
đ́nh ra đi đó là: gia đ́nh ông Hmur và một gia đ́nh công
giáo khác trong làng; một gia đ́nh bên
lương mới nhập làng Kon Kơxâm; và số người nhà hiện
tại của Cha Dourisboure. Tổng cộng
chừng 16 người! Cha Dourisboure cho dựng một căn nhà
tạm, một nửa làm nhà nguyện, một nửa
làm nhà ở cho ngài và người nhà của ngài. Mọi người
bắt tay lo trỉa lúa và vụ mùa đầu tiên
thu được kết quả rất khả quan. Chẳng bao lâu, dân làng
Kon Kơxâm và mấy làng lân cận thấy
làng mới dễ sinh sống nên xin gia nhập. Đến năm 1868
làng mới này đă được 10 nóc nhà, dân
số càng ngày càng tăng lên. Làng này ban đầu gọi là Kon
Jơdri Krong, sau gọi là Kon Jơdreh cho
đến nay.
II. THỜI KỲ TRƢỞNG
THÀNH (1867-1955)
1. Họ đạo Kon Jơdreh
1867-1898
Năm 1867-1868: Cha Suchet (Cảnh) lên
phụ trách Kon Jơdreh thay Cha Dourisboure đi
dưỡng bệnh. Cha Suchet đến Kon Jơdreh,
chỉ được 3 tháng, ngài bị sốt rét nặng và qua đời năm 1868.
Năm 1868-1870: Cha Dourisboure về Pháp
dưỡng bệnh, Cha Do ở Rơhai tạm thay quyền Bề trên và tạm kiêm phụ
trách Kon Jơdreh.
Năm 1870, Cha Dourisboure về lại. Lúc
đó bộ tộc Sêđăng kéo xuống đánh Đak Kâm và
Rơhai, cướp của và bắt đi 5 người con
gái làng Đak Kâm, định bán làm nô lệ cho người Jarai.
Cha Dourisboure nghe tin, đă sai người
đi chuộc đem về làng Kon Jơdreh. 5 người đó đều ở lại
làng Kon Jơdreh sinh sống và giữ đạo
cho đến khi qua đời (x. Phaolô Ban và Simon Thiệt, Mở
Đạo Kontum, nhà in Quinhon 1933, tr.
176).
Thời gian này, các Cha cho khai phá
thêm vùng đất lập các nông trại mới: Cha Nguyên khai
khẩn vùng đất tả ngạn sông Đăk Bla,
gần suối Đak Kiă, lập nên làng Đak Kiă; Cha Do cho
người nhà đến khai hoang lập làng nông
trại Kon Mơnei (x. Phaolô Ban và Simon Thiệt, sđd, tr. 163 và 190).
Số tín hữu người Thượng năm 1870 là 800 người, trong 6 địa sở: Rơhai,
Kontum, Kon Jơdreh, Kontrang,
Đak Kâm và Tơuer.
Tháng 11/1879, Cha Soubeyre (Nghiêm)
đến Kon Jơdreh học tiếng và phụ tá Cha
Dourisboure. Ngài thay thế khi Cha
Dourisboure đi dưỡng bệnh năm 1880. Nhưng Cha
Soubeyre đă qua đời tại đây ngày
11/07/1880, do sốt rét rừng.
Cha Chabas (Trinh) được bổ nhiệm đảm
trách Kon Jơdreh năm 1881, ngài cũng không chịu
nổi khí hậu khắc nghiệt miền rừng núi
và cũng đă qua đời ngày 27/08/1882.
Năm 1882, Cha Geurlach (Cảnh) lên Miền
truyền giáo Kontum và được chỉ định đến ở Kon
Jơdreh thay Cha Chabas mới qua đời.
Lúc ấy làng Kon Jơdreh có khoảng 260 tín hữu. Vừa đến
nơi ngài đă hăng hái học tiếng, sau 3
tháng đă có thể giảng, giải tội, ban các bí tích...Cha
Geurlach ra sức dạy dỗ, khuyên răn dân
làng từ bỏ những tập tục không tốt, nhất là tục uống
rượu say sưa, ngay cả trong ngày Chúa
nhật và lễ trọng...Chính v́ điều này mà dân làng đem
ḷng ghét ngài, thậm chí muốn đuổi
ngài ra khỏi làng.
Thấy vậy, Cha Bề trên Vialleton (Truyền)
bảo ngài tạm về ở tại Rơhai. Tuy nhiên v́ thương
giáo dân, hàng tuần vào chiều thứ bảy,
ngài băng rừng đi bộ về ở lại và dâng lễ Chúa nhật cho
họ. Sau một thời gian thấy hơi nguôi,
ngài về ở luôn và tiếp tục coi sóc họ đạo.
Người Thượng hay có tục chạy làng (dời
làng), v́ nhiều lư do: chiến tranh, cháy nhà, mất
mùa, dịch bệnh...,nguyên do phần nhiều
là v́ tin dị đoan. Ban đầu Cha Guerlach hết sức
khuyên nhủ, nhưng thấy vô hiệu, nên
ngài bàn với dân làng đi đến chỗ gần suối Rơteng mà lập
làng mới. Cả làng đồng ư và dọn đến ở
đó. Cha Guerlach dựng nhà thờ, nhà xứ tạm để ở và
dâng thánh lễ. Đến sau ngài thuê thợ
dưới đồng bằng lên xây dựng nhà thờ rộng răi, khang trang
hơn. về sau, Kon Jơdreh chia tách
thành 2 làng: Kon Jơdreh Klah và Kon Jơdreh (năm 1922).
2. Giai đoạn Kon
Jơdreh trực thuộc cứ điểm truyền giáo Kon Mơnei 1898-1956
Năm 1892, Cha Martial Jannin (Phước)
lên vùng truyền giáo Kontum, được cử đến coi sóc
Kon Jơdreh. Năm 1893, làng Kon Mơnei -
bị nhiễm bệnh đậu mùa (cơn dịch năm 1893) đă trở
lại đạo. Cha Jannin chuẩn bị ở đó một
ngôi nhà thờ tạm. Vào năm 1895, 10 làng kế cận Kon
Mơnei ṭng giáo, số giáo dân lúc này
đă đạt tới 1.200 người. Cha cố gắng xây dựng tại mỗi
nhiệm sở một nhà nguyện. Do Kon Mơnei
nằm sát bên bờ sông Đak Bla, gần trung tâm Kontum
hơn và đường dễ lưu thông hơn; nơi đây
c̣n là nông trường do Cha Nguyễn Do đă khai phá,
ruộng đất ph́ nhiêu và đất nhà chung
nhiều, chính v́ vậy các Thừa sai quyết định xây dựng Kon
Mơnei thành cứ điểm truyền giáo mới
cho toàn vùng. Kon Jơdreh trở thành họ đạo trực thuộc
địa sở Kon Mơnei trong giai đoạn này.
Đến tháng 06/1898, Cha Louis Asseray (Nghị)
được bổ nhiệm thay Cha Jannin phụ trách địa
sở Kon Mơnei. Ngài củng cố họ đạo, dồn
công sức dạy giáo lư cho các dự ṭng rất kỹ lưỡng, v́
biết công việc biến đổi tâm hồn của
các dự ṭng không phải là một nhiệm vụ dễ dàng.
Năm 1915, một thử thách đă xảy ra làm
dao động đức tin c̣n non yếu của tín hữu. Trong lúc cha sở đi vắng,
do tính bất cẩn của một gia đ́nh trong làng Kon Mơnei gây nên, một
trận hỏa
hoạn khủng khiếp đă xảy ra thiêu rụi
nhà thờ, nhà xứ và một nhà nuôi trẻ mồ côi, cùng với 40
ngôi nhà dân. Cha Aserray đón nhận thử
thách này với sự nhẫn nại, và khi trở về ngài dựng một
ngôi nhà tạm dùng làm nhà nguyện và
nơi ở trong suốt vài năm. Trong khi đó ngài vận động để
xây dựng lại ngôi nhà thờ mới, theo
bản thiết kế của Cha Jannin (Phước), khởi công ngày 24/04/1918. Đến
ngày 25/12/1919, cha sở và 700 giáo dân của địa sở vui mừng cử hành
thánh lễ đầu tiên trong ngôi
nhà thờ mới này.
Nhưng sức khỏe của Cha Asseray càng
ngày càng giảm sút, nên đầu năm 1920, Bề trên đă
gửi ngài xuống Qui Nhơn, sau đó về
Pháp dưỡng bệnh, cho đến năm 1922. Trong quăng thời
gian 2 năm (1920-1922), Cha Louison (cố
Lui) vừa đến Kontum năm 1919 được cử đến tạm
thay.
Quay trở lại Việt Nam, Cha Aserray
tiếp tục làm việc tại nhiệm sở Kon Mơnei cho tới năm 1936, sức khỏe
không cho phép tiếp tục trông coi họ đạo nữa, ngài được thuyên
chuyển về làm linh hướng Chủng
viện thừa sai Kontum, và qua đời vào ngày 21/03/1944.
Từ năm 1936-1940, địa sở Thánh Giuse
Kon Mơnei bao gồm họ đạo Kon Jơdreh trực thuộc
địa sở Kontum, do Cha Louison (cố Lui)
phụ trách. Trong thời gian này c̣n có Cha đến giúp
mục vụ: Cha Giuse Châu (Bahnar), Cha
Antôn Den (Bahnar) 1939-1941, Cha Phêrô Dương
Ngọc Đáng 1940-1941.
Từ năm 1941-1943, Cha Curien (Kim)
được bổ nhiệm coi sóc địa sở Kon Mơnei, ngài vừa
làm cha sở vừa làm giáo sư Chủng viện.
Giai đoạn này, t́nh h́nh sống đạo ở
làng Kon Mơnei có phần sa sút, dân làng phần nhiều trở
lại lối sống cũ. Năm 1943 có Cha G.B
Thọ đến giúp một năm, ngài về ở tại làng Kon Jơdreh.
Nhận thấy dân làng Kon Mơnei thờ ơ với
việc tham dự thánh lễ, năm 1943 Đức Cha Gioan
Sion (Khâm) cử Cha Simon Nguyễn Diện
đến đây. Ngôi nhà thờ Kon Mơnei sau đó được tháo
dỡ di chuyển về dựng tại Xóm 4, thuộc
Phương Nghĩa (ngày nay không c̣n).
Năm 1950, Cha Phêrô Dương Ngọc Đáng
được bổ nhiệm phụ trách Kon Jơdreh. Cha Đáng
đă dẫn dân làng qua bên này suối
Jơdreh. Để tăng thêm hoa lợi cho họ đạo, Cha cho trồng vườn
cà phê mít ở đầu làng Jơdreh.
III. THỜI KỲ CỦNG CỐ
VÀ PHÁT TRIỂN GIÁO XỨ KON JƠDREH (1956-nay)
1. Giai đoạn tách
khỏi địa sở Kon Mơnei và thành lập địa sở dộc lập 1956
Năm 1956 đánh dấu phục hồi và trưởng
thành của cộng đoàn Kon Jơdreh. Cha Anrê Rannou (Rạng) được Đức Giám
Mục bổ nhiệm chánh xứ Kon Jơdreh. Ngài khởi công xây dựng nhà thờ
kiên cố, nhà xứ và trường học
của làng. Thời gian này có Cha Bonnet (Quư) được gửi đến học
tiếng tại Kon Bơbăn nhưng cư trú tại
Kon Jơdreh, ngài cũng cộng tác với Cha Rannou trong
công tác xây dựng và mục vụ. Năm 1959,
sau khi hoàn thành nhà thờ và các công tŕnh, Cha
Rannou được thuyên chuyển đi nơi khác
và Cha Bonnet được bổ nhiệm phụ trách Kon Măh
kiêm Kon Jơdreh và Kon Bơbăn. Thời
gian này có Cha Deschamps (Đệ) ở nhà thờ Kontum
cũng lên giúp mục vụ Kon Jơdreh khoảng
6 tháng.
Năm 1960, Cha Đaminh Đỗ Hữu Toán được
bổ nhiệm chánh xứ Kon Jơdreh. Ngoài việc
chăm lo về đức tin của cộng đoàn, Cha
c̣n cho đào ao nuôi cá, đặt một nhà máy xay lúa (trước
đây dân làng vẫn thường giă gạo)...Năm
1972, nhà thờ bị sập do bom đạn, các làng trong giáo
xứ di dời về trung tâm Paradis, tức
làng Kon Rơwang (gần cầu treo bây giờ), trực thuộc giáo xứ
Chính ṭa. Lúc đó Paradis do Cha Đặng
Văn Tú coi sóc. T́nh h́nh tạm ổn, giáo dân lại trở về
nơi ở cũ.
Năm 1977, Cha Toán đau yếu và ngài qua
đời vào ngày 27/04/1978. Giáo xứ Kon Jơdreh
không có linh mục coi sóc. Giai đoạn
này Cha Giacôbê Nguyễn Tấn Đường hoặc Cha Giuse Đỗ
Hiệu ở TGM thay nhau lên giúp những
dịp lễ lớn. Từ năm 1983, Kon Jơdreh trực thuộc giáo xứ
Chính ṭa do Cha Giuse Nguyễn Thanh
Liên coi sóc. Giáo dân tham dự thánh lễ và lănh nhận
các bí tích tại nhà thờ Chính ṭa. Năm
1984, làng Kon Jơdreh được tách thành 5 làng: Kon
Jơdreh, Kon Gur, Kon Ơxoch, Tơnget,
Thông Uk.
2. Giai đoạn củng cố
và phát triển 1996-nay
Năm 1996, Cha Gioakim Nguyễn Thúc nên
được bổ nhiệm làm chánh xứ Kon Jơdreh. Ngôi
nhà thờ Kon Jơdreh ở dưới gần ḍng
sông, nước dâng cao rất nguy hiểm. Cha Nên mua đất chỗ
cao ráo và xin phép chính quyền dời
nhà thờ đến vị trí bây giờ. Năm 1997 khởi công xây dựng
nhà thờ, xây vừa xong th́ bị cơn gió
lốc thổi sập hoàn toàn. Cha lại bắt đầu vận động xây lại
nhà thờ khác, trụ bê tông cốt thép
kiên cố hơn. Thời điểm này giáo xứ có tất cả 12 làng. Những
làng có nhà nguyện cha sở đều cho sửa
sang lại. Ngài thường thăm viếng dâng lễ tại các nhà
nguyện làng vào dịp lễ bổn mạng. Sau 8
năm phục vụ (1996-2004), Cha Gioakim đau yếu đi
chữa bệnh, Cha Gioan Nguyễn Đức Trường
đến giúp giáo xứ trong ṿng mấy tháng.
Từ 2004-2005: Cha Antôn Nguyễn Văn
Binh được bổ nhiệm phụ trách Kon Jơdreh. Ngài đi
đi về về TGM-Kon Jơdreh giúp mục vụ,
ban bí tích cũng như điều hành giáo xứ.
Từ 2005-2010: Cha Vinh Sơn Nguyễn Ngọc
Quyền thay Cha Antôn Binh làm cha sở. Cha
Vinhsơn ở tại chỗ chăm lo phát triển
giáo xứ về mọi mặt. Ngài vận động giáo dân trồng cây cao
su, mong cải tiến phương thức sản xuất
nâng cao đời sống. Thời gian này: Xóm giáo người
Kinh từ giáo xứ Vơ Lâm sáp nhập vào
Kon Jơdreh, giáo xứ Kon Sơmluh tách khỏi Kon Jơdreh
trở thành giáo xứ như thuở ban đầu
(2006), và Kon Mơnei Sơlam tách ra sáp nhập về giáo xứ
Chính ṭa (2010). Ở giáo xứ có một
Trạm Xá (Trạm Xá Cố Cao/Cao Thượng) do anh em cựu
chủng sinh Chủng viện TS Kontum (CVK)
chung tay góp sức thành lập, làm phép đưa vào hoạt
động ngày 14/05/2010). Trạm Xá khám
chữa bệnh cho đồng bào các làng ở gần và vùng phụ
cận như Kon Rẫy, Đak Đoa, Sa Thầy...
Từ 2010-2017: Từ ngày 04/12/2017 Cha
Giacôbê Trần Tấn Việt làm linh mục chánh xứ.
Cha quan tâm đến giới trẻ, nhất là
việc học giáo lư, xây dựng khuôn viên nhà thờ hài ḥa tạo
điều kiện có nơi chỗ cho thiếu nhi học
giáo lư và sinh hoạt. Năm 2014, cha cho xây một nhà đa
năng cho việc sinh hoạt của giáo xứ.
Tháng 09/2014 hoàn thành một nhà nội trú cho các em.
Cha đẩy mạnh công tác bác ái xă hội (giúp
người nghèo, người đau yếu, người gặp tai nạn...)
không những tại giáo xứ Kon Jơdreh mà
c̣n trong vùng lân cận. Năm 2011, có cha Phêrô Thế (ḍng Đaminh)
hiện diện giúp giáo xứ trong việc cử hành các bí tích, đào tạo giáo
lư viên.v.v.
Từ 2017- nay: Ngày 18/07/2017, ĐGM
giáo phận dâng thánh lễ bổ nhiệm Cha Phaolô
Nguyễn Hùng Sơn làm linh mục chánh xứ
Kon Jơdreh. Cha Phaolô tiếp tục củng cố giáo xứ về
mọi mặt, đưa giáo xứ đi lên từng ngày
qua đời sống đức tin sống động của cộng đoàn, cũng như
hoàn thiện các cơ sở tại giáo xứ phục
vụ cho việc loan báo Tin Mừng.
Hiện nay giáo xứ có tổng cộng 6.564
giáo dân. Trong đó số giáo dân Thượng: 6.134 người (Bahnar: 5.122
giáo dân, Rơngao: 701 giáo dân, Sêđăng: 113 giáo dân; Số giáo dân
Kinh: 430 người.
* Các Chú Yao Phu: Trải qua quá tŕnh
h́nh thành và phát triển lâu dài, giáo xứ Kon
Jơdreh được nhiều chú Yao Phu nhiệt
thành cộng tác: chú Yăp, chú Tar, chú Phyinh, chú Guơn,
chú Khen (trường Kuenot); các chú
Thuin, Ơu, Khang, Ping, Xuân, Tyiu; các chú mới được đào
tạo tại TGM: Đaminh Phưk, Giuse Pran,
Tôma Khi (2012).v.v
_______________________
Tài liệu tham khảo:
1/Dân Làng Hồ, P. Dourisboure, bản
dịch của TGM Kontum, NXB Đà Nẵng 2008.
2/Mở Đạo Kontum, P. ban và S. Thiệt,
Nhà in Quinhon 5.1933.
3/Tài liệu lịch sử tại giáo xứ Kon
Jơdreh, 2015.




WGPKT(04/09/2021) KONTUM
Chi tiết bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com

|