
Lược
sử Giáo xứ Kon Gung

Nhà thờ giáo xứ
Kon Gung,
xă Đăk Mar, huyện
Đăk Hà, tỉnh Kon Tum
I. HỌ ĐẠO KON GUNG
Công cuộc truyền giáo vùng cư dân
Rơngao phía tây Trung Tâm Truyền giáo Rơhai (Kon Tum) thật dày công
và lâu dài.
Tháng 04/1896, cha Denis Poyet được
chỉ định coi sóc làng Kon Kơtu bao gồm cả phía
tây miền truyền giáo. Ngài đă dành hết
sức lực và tâm huyết cho công việc mục vụ. Trong
thời gian này, dù ngài vất vả về mọi
mặt, nhưng đă không ngại đến hữu ngạn sông Pơkô
khuyến dụ số làng cư dân Rơngao ṭng
giáo, và vào ngày 29/07/1897, làng Haṃng Kơtu
đă “păi yang” xin ṭng giáo, Dak Tô
ṭng giáo 27/07/1897, Haṃng Kơtol ngày 25/08/1897 [1 ]
. Nhưng đến năm 1898, Đức Cha cho cha
Poyet sang Hong Kong nghỉ ngơi tại
nhà Bethanie.
Sau khi cha Poyet nghỉ tại Hong Kong,
vào năm 1897-1899 cha Bề trên chỉ định cha Pascal Jary đang phụ
trách Kon Hngo (Phương Quư ngày nay) trực tiếp củng cố niềm tin và
đời sống Tin Mừng cho các làng
Haṃng mới xin ṭng giáo nói riêng, cho vùng cư dân
Rơngao nói chung [2 ].
Năm 1899, Cha Emile Kemlin đến miền
truyền giáo Kon Tum. Dưới sự hướng dẫn của cha Irigoyen (Hương),
ngài học tiếng dân tộc Rơngao (một nhánh của dân Bahnar); chẳng
mấy chốc ngài thông thạo tiếng
Rơngao. Năm sau, ngài trở thành người đầu tiên phụ trách
một địa sở mới dân Haṃng. Đây là một
địa sở nằm sâu giữa vùng dân Halăng và dân
Xêđăng. Cha Kemlin được người Thượng
gọi bằng tên kính trọng : Bok Biang [3 ]. Bok Biang
bắt đầu công việc của ḿnh với ḷng
hăng say nhiệt t́nh, ngài đă đặt chân đến làng Kon Gung, Dak Mut và
các làng khác trong vùng...
1 x. Echos địa phận Kontum
tháng 6/1948.
2 x. Tiểu sử cha Denis Poyet và
cha Pascal Jary, Văn khố MEP.
3 Có nhiều cách viết: Bok Biang,
Bok Byang, Bok Biăng.
Năm 1902, hoà b́nh được lập lại nơi
người Sêđăng, Cha Kemlin tiếp tục việc Loan Báo Tin Mừng cho dân
Rơngao. Các làng Kon Gung, Dak Kang, Pơlei Arang, Ia Klâu theo đạo;
và ngài thành lập làng công giáo Pơlei Jơdrâp. Cha Kemlin đi khắp
địa sở của ngài để chỉ dẫn việc
xây dựng các nhà thờ, để thăm viếng, để dạy dỗ các bổn đạo và trải
qua hàng giờ thâu đêm nói
chuyện với họ. Chính v́ vậy mà ngài đă có được sự thấu hiểu ngôn ngữ,
phong tục, tập quán và tâm hồn
người Rơngao [4 ].
Từ đó, họ đạo Kon Gung được thành lập
trực thuộc địa sở Haṃng. Các cha phụ trách
Kon Gung qua các thời kỳ :
-Cha Emile Kemlin (Bok Biang)......................1899-1912
;
-Cha Priou
(Tai)..........................................1912-1915 ;
Năm 1914, cha Priou buộc phải đi tĩnh
dưỡng ở đồng bằng, sau đó về Pháp.
Trong thời kỳ này có chú yao phu A Nỡi
(khóa 1915 trường Kuenot, người làng
Kontum) thường theo các linh mục thừa
sai đến giúp mục vụ tại Kon Gung [5 ].
Cha Phaolô Lê Đ́nh Ban vừa lên Kon Tum
năm 1914 ở tại Rơhai (Tân Hương) đă lên
phụ tá tại Hàmong, sau đó chính thức
phụ trách địa sở này (từ 1916).
-Cha Phaolô Lê Đ́nh
Ban............................... 1914-1920 ;
Tiếp theo có các cha :
-Cha Simon Nguyễn Thành Thiệt.......................1920-1931
;
-Cha Anrê Lê Xuân.......................................
1931-1941 ;
Trong thời gian này có 4 chú yao phu
đă tốt nghiệp trường Kuenot là : A Jỗi, A Lết, A Leh và A Jep.
Cha Thiệt lần 2 :
-Cha Simon Nguyễn Thành Thiệt.......................
1941-1942 ;
-Cha Phêrô Dương Ngọc Đáng..........................
1942-1944 ;
Cha Xuân lần 2 :
-Cha Anrê Lê Xuân.......................................1944-1956
;
Có cha Tôma Lê Thành Ánh, phó xứ.......
............1949-1952 ;
Năm 1948, Kon Gung có 353 giáo dân ; 2
chú trường Kuenot : Jep và Hier.
-Cha G.B Nguyễn Quang Huy..........................1956-1959
;
Có chú yao phu Hier cộng tác.
-Cha Marcel Arnould (bok Arnu)......................1956-1972
; [6 [
Thời kỳ chiến tranh loạn lạc :
Năm 1972, “mùa Hè đỏ lửa”, dân làng bỏ
chạy theo nhiều hướng khác nhau, trong đó có 2 nhóm lớn: Một số chạy
về hướng Kon Tum và một số chạy thẳng đến Đăk Lăk ; chỉ có một
số rất nhỏ ở lại.
- Số giáo dân chạy về Kon Tum tụ tập
tại bờ suối Đăk Kấm, nằm cách thị xă Kon Tum
chừng 5 km về phía bắc, bên quốc lộ
14, gồm dân của 21 làng lập thành giáo xứ tị nạn Đăk
Kâm do cha Giuse Nguyễn Đức Chương coi
sóc, trong đó có Kon Gung [7 ].
4 x. Tiểu sử cha Emile Kemlin,
Văn khố MEP & “Bok Kdră Biang, Bok Kdră Mixiô Kontum”, Hlabar
Tơbang số 268, 1973, tr. 5-8.
5 x. Hlabar Tơ bang số 95 năm
1921, tr. 3.
6 x. Echos 6/1948, sđd.
7 Kỷ yếu Bok Chương - 50 năm
TpLm, tr. 18.
- Số giáo dân đi Đăk Lăk theo cha
Christian Léoni đến Buôn Hằng 1; cha Marcel
Arnould đến Buôn Hằng 2; hoặc theo cha
Irênê Nguyễn B́nh Tĩnh đến Buôn Chư Pam [8 ].
Năm 1975, chiến cuộc chấm dứt. Sau một
thời gian ngắn bàng hoàng, dân chúng lần lượt
trở về quê cũ. Năm 1978, cha Giuse
Chương cho dựng nhà nguyện họ đạo Kon Gung, thuộc
xă Đăk Mar, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum.

Kỷ yếu Bok Chương,
tr. 26)
Năm 1979-1982: Số dân từ Đăk Lăk trở
về Kon Tum, tập trung ở Đăk La, trực thuộc cha
Giuse Chương phụ trách. Năm 1982, cha
Chương về Ṭa giám mục Kon Tum, nhà thờ và
nhà xứ Đăk Kâm bị tháo dỡ.
Năm 1983-1992: Dân làng Kon Gung tiếp
tục di chuyển một lần nữa, từ Đak La trở về
quê cũ là tại sông Pô Kô. Giai đoạn
này cha Giuse Chương vẫn phụ trách các làng thuộc Đăk
Kâm cũ, v́ vậy giáo dân phải xuống TGM
để lănh nhận các phép bí tích.
Từ năm 1993, dân làng từ bờ sông dời
lên vùng đất bằng, xây dựng lại nhà nguyện Kon Gung mái tranh vách
nứa.
8 Lịch Địa Phận Kontum
1975

Nhà nguyện từ năm
1993 (h́nh chụp 09/2016) -
Từ năm 1989-2005, cha Giuse Nguyễn Đức
Chương được thuyên chuyển làm chính xứ
Kon Rơbang, vẫn tiếp tục phụ trách
giáo xứ Đăk Kâm, v́ thế họ đạo Kon Gung trực thuộc
giáo xứ Kon Rơbang.
Từ ngày 05/06/2005, cha Giuse Chương
được ĐGM thuyên chuyển về giáo xứ Plei
Rơhai. Từ thời điểm này cha không c̣n
phụ trách bổn đạo Đăk Kâm nữa, nên họ đạo Kon Gung được sáp nhập vào
giáo xứ Kontrang Mơney do cha Phaolô Tống Phước Hảo phụ trách
(2006-2010).
II. THÀNH LẬP GIÁO
XỨ KON GUNG
Năm 2010, hai họ đạo Kon Gung và Đăk
Mút được Đức Cha Micae, Giám mục Gp Kon
Tum nâng lên thành giáo xứ Đăk Mút -
Kon Gung với cha sở Phaolô Nguyễn Văn Oanh (Oanh Sông Lam).
Ngày 22/11/2011, nữ tu Beatrice Nguyễn
Thị Thủy và nữ tu Anna Nguyễn Thị Yến Vĩ,
thuộc Ḍng Chúa Quan Pḥng lần đầu
tiên đến phục vụ giáo xứ Kon Gung.
Từ ngày 17/03/2012 - 10/2013, cha
Joang Nguyễn Nhơn phụ trách.
Từ tháng 10/2013, Đức Cha Micae Hoàng
Đức Oanh thiết lập giáo xứ Kon Gung độc
lập, tách ra khỏi giáo xứ Đăk Mut, với
cha sở tiên khởi Phêrô Nguyễn Ngọc Thanh. Bổn
mạng giáo xứ là Thánh Tổng lănh Thiên
thần Micae.
Nhà thờ giáo xứ Kon Gung bằng mái
tranh, vách phên nứa xây dựng đă nhiều năm đến nay không c̣n đủ chỗ
cho giáo dân. Đă từ lâu cộng đoàn giáo xứ mong ước có một ngôi
Thánh đường để thờ phượng Chúa
và kính Thánh Tổng lănh Thiên thần Micae, bổn mạng
của giáo xứ. Mong ước đó được nhen
nhóm từ rất lâu trong mọi thành phần dân Chúa. Và rồi
niềm vui đă đến, ngày 19/11/2018, Đức
Cha Aloisiô giám mục giáo phận Kontum đă dâng
thánh lễ đặt viên đá đầu tiên, làm
phép khu đất dành cho việc xây dựng công tŕnh.
Trải qua 7 tháng miệt mài thi công,
nhà thờ mới đă hoàn thành với chiều dài 32m, rộng 16m, chiều cao là
22m, cùng với một tiền sảnh khá rộng để có thể dâng lễ cũng như làm
nơi sinh hoạt cho các em thiếu
nhi, được Đức Cha Aloisiô Nguyễn Hùng Vị, Giám mục Giáo
phận làm phép khánh thành vào ngày
09/09/2019.
Vào thời điểm này, giáo xứ số giáo dân
là 1.850 người, trong đó có 120 người Kinh ở xă
Đăk Mar, thuộc Xóm giáo Mân Côi.
Ngày 17/11/2020, Đức Cha Aloisiô đă bổ
nhiệm cha Máccô Trần Quư Phương Linh làm
linh mục chính xứ 2 giáo xứ Kon Gung
và Đăk Mút.
Một tương lai mới mở ra cho cộng đoàn
giáo xứ Kon Gung, một họ đạo có lịch sử lâu
đời đón nhận đức tin, vượt qua thử
thách để sống niềm tin của ḿnh, nay có cơ hội và được
đ̣i hỏi sống chứng tá Tin mừng mạnh mẽ
hơn nữa, để làm chứng cho t́nh yêu Đức Kitô
trong giáo xứ ḿnh và cho anh chị em
các sắc tộc chung quanh.



Chi tiết bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com

|