Giáo phận Kontum

Nhà thờ Giáo xứ Kon H'ring

 

Nhà thờ Giáo xứ Kon Hring
Giáo hạt Đăk Mót

 

Địa chỉ : Thôn Kon Hring, Diên B́nh, Đak Tô, Kontum  ( Bản đồ )

Chánh xứ : Linh mục Tađêô Nguyễn Ái Quốc (12/2021)
Phụ tá       : Linh mục

Tel

 

E-mail

 

Năm thành lập

 

Bổn Mạng

 

Số giáo dân

 

Giờ lễ

Chúa nhật     :

Ngày thường :

Các nhà thờ lân cận :  

Tư liệu :  Lược sử Giáo xứ - H́nh ảnh Giáo xứ 
                Videos Sinh hoạt Gx Kon H'ring

-  Tin tức sinh hoạt

* Giáo Xứ Kon Hring Đón Cha Xứ Mới (17/12/2021)

* H̀NH ẢNH ĐỨC SỨ THẦN T̉A THÁNH THĂM ĐỊA SỞ KON H’RING – KONTUM

 

Lược sử Giáo xứ Kon Hring

Lời mở đầu

Giáo xứ Kon H’ring hiện nay tọa lạc trên địa bàn xă Diên B́nh, thuộc huyện Đăk Tô, xă Đăk H’ring, xă Đăk Long và xă Đăk Mar thuộc huyện Đăk Hà

Phía Bắc giáp giáo xứ Dak Rao Kram Phía Nam giáp giáo xứ Dak Mut – Kon Gung

Phía Đông giáp giáo xứ Ling La và giáo xứ Dak Kơ Đem

Phía Tây giáp giáo xứ Dak Mut – Kon Gung và giáo xứ Dak Rao Kram

Như vậy, Giáo xứ Kon H’ring trở nên cửa ngơ đi vào các giáo xứ khác trong miền anh em thuộc sắc tộc Sêđăng, một sắc tộc có dân số đông nhất tỉnh Kon Tum hiện nay: 104.759 người, chiếm 24,4% dân số toàn tỉnh 1 .

I. Đón nhận Tin Mừng

Giáo xứ Kon H’ring xưa kia trực thuộc Trung tâm Truyền giáo Kon Trang, là 1 trong 4 Trung Tâm Truyền Giáo mà Đức Cha Stêphanô Cuénot Thể, Giám mục Đông Đàng Trong đă thiết lập trên Miền Truyền Giáo Tây Nguyên vào năm 1851:

- Trung Tâm Truyền Giáo Kon Trang (phía bắc) cho sắc dân Sêđăng;

- Trung Tâm Truyền Giáo Kon Kơxâm (phía đông) cho sắc dân Bahnar-Jơlơng;

- Trung Tâm Truyền Giáo Plei Rơhai (ở trung tâm) cho sắc dân Bahnar-Rơngao;

- Trung Tâm Truyền Giáo Plei Chư (phía nam) cho sắc dân Jrai.

Anh em Sêđăng là người đầu tiên của miền đất truyền giáo Kon Tum nhận Phép Rửa.

Ngày 01 tháng 01 năm 1852, Cha Dourisboure (Ân) rửa tội cho một em bé người Sêđăng đầu tiên hấp hối tại Kon Trang.

Ngày 16 tháng 10 năm 1853, ngài ban bí tích Rửa tội cách trọng thể cho 2 anh người Sêđăng là Giuse Ngui và Gioan Pat, tại Kon Trang. Kon Trang là cửa ngơ tiến sâu vào miền đất của anh em các bộ lạc sắc tộc Sêđăng 2 .

Năm 1884, Cha Pierre Irigoyen (Hương) được gởi đến Kon Trang để truyền giáo cho toàn vùng.

1 x. Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009, NXB Hà Nội, 2010.

2 x  Dourisboure, Dân Làng Hồ, Durisboure, NXB Đà Nẵng 2008, tr.132-138.

Năm 1891, Cha Irigoyen (Hương) đến làng Kon H’ring “phá yang” và dạy giáo lư. Làng Kon H’ring xin theo đạo. Lúc đó, Kon H’ring là một làng đông dân (800 dân), cách Kon Trang 20 km về hướng Bắc. Ngài đă dựng một ngôi nhà nguyện bằng tranh theo kiểu nhà dài của anh em người Thượng.

Nhà thờ và nhà xứ của cha Irigoyen tại Kon Trang

 

II. Từ cộng đoàn tín hữu đến việc thiết lập giáo xứ Kon H’ring

Năm 1904, cha Jean Bonnal (Bổn) lên Kon Trang giúp cha Irigoyen. Cha Bề trên Jules Vialleton (Truyền) sai cha Bonnal ở Kon H’ring vào ngày 04 tháng 04 năm 1904. Nhưng năm sau (1905), nhiều làng xin theo đạo, nên tháng 10 cùng năm, cha Bề trên quyết định sai cha Bonnal đến Dak Kơna phụ trách và xây dựng cộng đoàn này.

Cha Irigoyen phụ trách cộng đoàn Kon H’ring vào năm 1906; và Cha Paul Ducateau (Quảng) phụ trách Trung Tâm Truyền Giáo Kon Trang.

Suốt thời gian truyền giáo cực nhọc và vất vả nơi vùng sắc tộc Sêđăng, sức khỏe giảm sút nhiều, Cha Irigoyen được thuyên chuyển về phụ trách một họ đạo người Kinh là Phương Ḥa, vào năm 1920 để nghỉ ngơi tĩnh dưỡng. Tuy nhiên trong nhiệm sở mới, ngài làm được nhiều việc quan trọng và nặng nhọc như xây dựng nhà thờ Phương Ḥa mới, thành lập họ Ruộng Lào. Cha Irigoyen qua đời ngày 21 tháng 4 năm 1935 tại Phương Ḥa.

Năm 1920, Giáo xứ Kon H’ring được thiết lập. Cha Hutinet (Cố Nh́) được bổ nhiệm làm cha sở tiên khởi của giáo xứ Kon H’ring. Kể từ đây, giáo xứ bước sang một trang sử mới.

III. Giáo xứ Kon H’ring qua các thời kỳ

Giáo xứ Kon H’ring đă trải qua nhiều giai đoạn khác nhau từ ngày thành lập đến nay. Có những lúc được b́nh yên và vững bước đi lên. Tuy nhiên, cũng có những lúc đầy thăng trầm và tưởng như tất cả đều tan biến nhưng hạt giống đức tin vẫn âm thầm phát triển.

1. Tiến triển trong đức tin 1920-1972

Cha Hutinet đă chăm sóc giáo xứ Kon H’ring trong giai đoạn từ năm 1920-1932. Ngài đă xây dựng nhà thờ Kon H’ring vào năm 1929. Từ đó, Kon H’ring trở thành trung tâm của miền Sêđăng.

Cha Louis Gustave Hutinet (Nh́) Cha sở Kon Hring (1920-1932)

Nguồn: MEP

 

Nhà thờ Kon H’ring 1929. Trích: Bulletin 1930

Cha Hutinet sống tinh thần nghèo khó. Ngài dấn thân cho việc rao giảng Tin Mừng tại vùng Sêđăng. Ngài đă tiếp nhận 10 làng xin theo đạo.

Ngày 18 tháng 01 năm 1932, Hạt Đại Diện Tông Ṭa Kon Tum được thiết lập. Đức cha Jannin (Phước) được bổ nhiệm làm Giám mục Đại Diện Tông Ṭa tiên khởi của Kon Tum. Đức Cha Jannin bổ nhiệm cha Hutinet làm Tổng đại diện. Đức Cha Jannin gửi cha Hutinet về Pháp để nhận sự giúp đỡ của Đức cha Guébriant để thiết lập một ngôi trường đào tạo hàng giáo sĩ Việt Nam. 3

Sau những năm tháng mà các vị thừa sai miệt mài loan báo Tin Mừng, những thành quả mà các vị đă đạt được là có 10 làng xin theo đạo lần lượt là Kon H’ring (1891), Dak Kang Pêng (1902), Dak Kang Yôp (1903), Kon Krum Kram (1921), Kon Dao Pêng (1922), Kon Dao Yôp (1922), Kon Chơbrang (1926), Kon Turia (1926), Kon Tu Pêng (1928), Kon Tu Yôp (1928) với số tín hữu người Thượng là 1466 và người kinh là 20. Giáo xứ có 702 dự ṭng và có 15 chú yao phu cộng tác với cha sở.

3 http://archives.mepasie.org/

Nhà thờ Kon H’ring 1929. Trích: Bulletin 1930

Năm 1932, Cha Charles Stuztmann (Báu) được bổ nhiệm làm cha sở Kon H’ring.

Năm 1933, giáo xứ Dak Kang được thành lập, tách từ giáo xứ Kon H’ring. Cha Tađêô Lê Văn Nhạn được bổ nhiệm làm cha sở tiên khởi.

Cha Stuztmann nhiệt tâm phục vụ anh chị em Sêđăng tại giáo xứ Kon H’ring này. Đồng thời, ngài cũng quan tâm truyền giáo cho thung lũng Dak Pxi 4

. Vào năm 1937, Giáo xứ Thánh Tâm Kon H’ring do cha Stutzmann phụ trách gồm 13 cộng đoàn, 1828 tín hữu Sêđăng và 777 dự ṭng.

Năm 1939, Cha Martial Lê Thành Tin vừa lănh nhận chức linh mục được bổ nhiệm làm phó xứ Kon H’ring, đặc trách Dak Kang và Hàmoong. Nhưng chỉ mới ba năm, ngài đă qua đời vào ngày 02 tháng 04 năm 1941 5 .

Sau 13 năm coi sóc giáo xứ Kon H’ring, cha Stutzmann qua đời tại Sài G̣n ngày 19 tháng 05 năm 1944.

Năm 1944, cha Phêrô Nguyễn Trọng Ân được bổ nhiệm làm cha sở Kon H’ring. Năm 1949, cha được bổ nhiệm làm cha sở Dak Kang.

4 x. La Mission des Pays Mois en 1937

5 x. Les Missions Catholiques en Indochine 1939, tr.218.

Năm 1949, cha Gabriel Brice (Văn) được bổ nhiệm làm cha sở Kon H’ring. Dưới thời của cha Brice, Giáo xứ Kon H’ring phát triển về mọi mặt.

Năm 1963, Cộng đoàn Nữ Tử Bác Ái được thành lập tại Kon H’ring.

Vào thời điểm 1972, giáo xứ Kon H’ring có các cơ sở giáo dục và y tế. Trường Tiểu Học Sêđăng Kon H’ring (Nam) có 337 học sinh; Trường Tiểu Học Sêđăng Kon H’ring (Nữ) có 243 học sinh; Trung tâm Nữ Thượng gồm 27 nữ; Cô Nhi Viện có 30 em; Trường học nghề và cắt may có 27 em; Bệnh viện Christiane Granger có 60 giường; Cộng Đoàn Nữ tử Bác ái Vinh Sơn có 6 soeurs (x. Hlabar Lich ‘De Kon Bă Yang Mixiô Kontum xơnăm 1972).

2. Lưu lạc nơi đất khách quê người 1972-1975

Năm 1972, Đăk Tô xảy ra chiến sự ác liệt, nóng bỏng, trở thành vùng mất an ninh. Đàn chiên bị tản mác khắp nơi. Mọi cơ sở tôn giáo, làng mạc đều bị b́nh địa bởi bom đạn. Miền Sêđăng trở thành “Vùng trắng”: Không nhà thờ, không linh mục, không tu sĩ. Các Cha sở: Cha Paul Carat (Diên B́nh), Cha Gabriel Brice (Kon H’ring), Cha Léo Dujon (Kon Dũ), Cha Marcel Arnould (Kon Hnong-Đak Chô), Cha Beysselance, Cha Chastenet (Đak Mot), dẫn anh chị em Sêđăng di tản về Kon Tum, Phú Bổn, Buôn Ma Thuột.

Số giáo dân cuối năm 1974 đầu năm 1975 là 2190 người.

Ảnh: tư liệu sưu tầm

3. Hồi hương và vắng bóng chủ chăn 1975-2003

Năm 1975, đất nước Việt Nam thống nhất hai miền Nam Bắc. Các Cố Tây được lệnh “hồi hương”, rời khỏi “Đàn Chiên” vào ngày 12 tháng 08 năm 1975. Đàn chiên trở nên bơ vơ. Ở lại hay về làng xưa?

Phần lớn quyết định về làng xưa, nhưng không hề biết trước những khó khăn đang chờ sẵn. Mảnh đất của cha ông xưa, nay đă có chủ nhân mới. Nhà thờ, nhà nguyện không c̣n nữa. Tiếng chuông, tiếng trống được thay thế bằng tiếng kẻng báo hiệu “đi làm tập thể” để xây dựng đất nước theo mô h́nh mới. Chính trong hoàn cảnh này, vai tṛ của chú yao phu thật công hiệu: duy tŕ đức tin cho anh em, chủ sự các giờ kinh nguyện, ban Bí tích Rửa tội. Nhưng mọi sự phải trong “hang toại đạo”. Bất chấp mọi sự kể cả h́nh phạt lao động công ích, từ năm 1975, giáo dân cả vùng Sêđăng vượt qua mọi khó khăn để đến nhà thờ Chính Ṭa Kon Tum lănh các Bí tích. Trong giai đoạn khó khăn này, Cha Giuse Nguyễn Thanh Liên, cha sở gx Chính Ṭa kiêm nhiệm giáo xứ Kon H’ring.

Năm 1997, trước nhu cầu tôn giáo lớn lao và cấp bách, Đức Cha Phêrô Trần Thanh Chung đă gởi Cha Simon Phan Văn B́nh đến Kon H’ring đặc trách anh chị em tín hữu Sêđăng. Tuy nhiên chính quyền vẫn chưa giải quyết thỏa đáng nên ngài chỉ có thể phụ trách từ xa.

Giữa những khó khăn và thử thách, một ơn thật lớn lao mà Chúa ban cho anh chị em Sêđăng, ngày 18 tháng 10 năm 2001, Cha Calistô Bá Năng Lư là người con Sêđăng đầu tiên được Chúa cất nhắc lên chức linh mục.

4. Hồi sinh và phát triển 2003-2013

Năm 2003, Cha Calistô Bá Năng Lư đặc trách vùng Sê đăng - Đak Tô, với hơn 15.000 giáo dân. Nhưng không hiện diện được tại địa sở. Cha sở không nhà xứ!

Cha Giuse Nguyễn Thanh Liên Kiêm nhiệm giáo xứ (1975-1997)

Cha Simon Phan Văn B́nh Đặc trách anh chị em Sêđăng 1997-2003

Ngày 01 tháng 06 năm 2006, Cha Calistô Bá Năng Lư trở thành cha sở giáo xứ Kon H’ring, phụ trách các tín hữu Sắc tộc và Kinh ở địa bàn 3 huyện Đăk Tô, Đăk Hà và Tu Mơ Rông. Ngài hiện diện tại làng Kon H’ring sau 34 năm vắng bóng linh mục (1972-2006). Trong hoàn cảnh khó khăn về nhiều mặt, Cha đă tích cực củng cố đời sống đức tin và đem Tin Mừng Nhà thờ tạm bằng tranh năm 2006

Cha sở Kon H’ring 01.06.2006 – 30.06.2013 của Chúa cho những người đang khao khát lắng nghe Lời Chúa. Cha Calistô đă dựng một ngôi nhà thờ tạm bằng tranh để anh chị em tín hữu đến thờ phượng Chúa và cử hành phụng vụ.

Ngày 28 tháng 12 năm 2006, Đức Cha bổ nhiệm 2 cha phó cho giáo xứ: Cha Giuse Vơ Văn Dũng và Cha Bênêđictô Nguyễn Văn B́nh. Nhưng ngày 28 tháng 02 năm 2007, cha Bênêđictô phụ trách giáo xứ Kon Duê. Ngày 7 tháng 12 năm 2007, Cha Giuse Dũng phụ trách giáo xứ Tea Rơxá.

Ngày 06 tháng 06 năm 2006, cộng đoàn nữ tu Ḍng Ảnh Phép Lạ được thiết lập để phụ giúp các công tác mục vụ và huấn luyện các em trong làng bằng h́nh thức nhà nội trú.

Ngày 16 tháng 07 năm 2007, một giáo điểm của các nữ tu thánh Phaolô thành Chartres được thành lập tại giáo xứ Kon H’ring và ngày 21 tháng 12 năm 2010, cộng đoàn Phaolô được thiết lập để cộng tác vào công việc y tế, giáo dục các em và các hoạt động mục vụ của giáo xứ.

Ngày 08 tháng 02 năm 2009, cha Antôn Vũ Đ́nh Long được bổ nhiệm làm phó xứ Kon H’ring. Ngày 22 tháng 01 năm 2010, cha được bổ nhiệm phụ trách giáo xứ Kon Duê.

Ngày 28 tháng 12 năm 2010, Đức Cha bổ nhiệm 2 tân linh mục là Cha Tôma Thiện Lê Công Huy Khanh và cha Luy Gônzaga Nguyễn Quang Hoa làm phó xứ Kon H’ring. Ngày 30 tháng 04 năm 2012, cha Luy Gônzaga được bổ nhiệm làm chánh xứ Ḥa Phú và ngày 04 tháng 10 năm 2013, cha Tôma Thiện được bổ nhiệm làm chánh xứ Đăk Chô.

Ngày 09 tháng 09 năm 2011, giáo xứ vinh dự đón Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, Sứ thần Ṭa Thánh đến thăm mục vụ.

Nhà thờ Kon H’ring 2011

Ngày 30 tháng 06 năm 2013, cha Calistô Bá Năng Lư được Chúa gọi về, làm cho mọi người ngỡ ngàng và thương nhớ một người con linh mục dân tộc Sêđăng, đang tận tụy phục vụ trên cách đồng truyền giáo quê hương.

5. Giáo xứ Kon H’ring vững bước tiến lên, hướng về tương lai: 2013 - ...

Ngày 13 tháng 11 năm 2013, Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh đă bổ nhiệm cha Phanxicô Xaviê Lê Tiên về làm chính xứ giáo xứ Kon H’ring và cha Gioakim Nguyễn Hữu Tuyến làm phó xứ. Lúc này giáo xứ có 14.486 giáo dân.

Cha Phanxicô Xaviê Lê Tiên Cha sở 2013 đến nay

Với ưu tư tông đồ, Cha Phanxicô Xaviê Lê Tiên đă bắt tay lo củng cố giáo xứ, đặt ưu tiên vấn đề giáo dục đức tin và đào tạo nhân sự.

Ngày 02 tháng 10 năm 2014, giáo xứ Dak Rao Kram được thiết lập và cha Phanxicô Xaviê Lê Tiên kiêm nhiệm giáo xứ mới này. Ngày 03 tháng 07 năm 2015, cha Gioakim Nguyễn Hữu Tuyến được bổ nhiệm làm cha sở tiên khởi của giáo xứ Dak Rao Kram.

Ngày 4 tháng 3 năm 2015, cha Phanxicô Xaviê Lê Tiên cử hành Thánh Lễ Đặt Viên Đá Nhà Giáo Lư - Sinh Hoạt Giáo Xứ. Công tŕnh này được xây dựng để phục vụ nhu cầu học giáo lư, học văn hóa của các em trong dịp hè để phục sinh hoạt các hội đoàn của giáo xứ.

Ngày 25 tháng 01 năm 2016, cha Phêrô Nguyễn Vân Đông đă chủ sự Thánh Lễ làm phép và khánh thành với chiều dài 40m và chiều rộng 32m. Tổng diện tích sử dụng là 1282 m2

 

Nhà sinh hoạt giáo xứ Kon H’ring

Ngày 20 tháng 06 năm 2015, cha Gioan Baotixita Nguyễn Minh Hoàng được bổ nhiệm làm phó xứ Kon Hring và ngày 15 tháng 04 năm 2016, cha được bổ nhiệm làm chính xứ Ling La.

Ngày 03 tháng 12 năm 2016, thầy phó tế Micae A Blir được bổ nhiệm về giúp giáo xứ.

Sau đó, ngày 29 tháng 09 năm 2017, thầy được thụ phong linh mục tại nhà thờ Chính Ṭa Kon Tum và ngày 14 tháng 11 năm 2019, cha được bổ nhiệm làm chánh xứ Đăk Chô.

Ngày 01 tháng 03 năm 2019, cha Phanxicô Xaviê Lê Tiên đă đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ Kon H’ring. Nhà thờ được xây dựng với chiều dài là 45m và chiều rộng là 45 m, chiều cao là 18m và tổng diện tích của nhà thờ là 2025m2

Ngày 29 tháng 11 năm 2019, cha Giuse Nguyễn Xuân Phong được bổ nhiệm làm phó xứ Kon H’ring.

Ngày 08 tháng 01 năm 2021, Đức Cha Aloisiô Nguyễn Hùng Vị, Giám mục Giáo phận Kon Tum đă cử hành thánh lễ tạ ơn kỷ niệm 130 năm Giáo xứ đón nhận Tin Mừng và làm phép nhà thờ mới. Một trang sử mới mở ra cho giáo xứ.

IV. Giáo xứ Kon H’ring hiện nay

Giáo xứ Kon H’ring hiện nay thuộc Giáo hạt Đăk Mót, Giáo phận Kon Tum. Nhà thờ Kon H’ring hiện nay tọa lạc tại làng Kon H’ring, thôn 5, xă Diên B́nh, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum về phía Bắc của thành phố Kon Tum và cách trung tâm thành phố Kon Tum khoảng 33 km.

Linh mục chính xứ: P.X Lê Tiên

Linh mục Phó xứ: Giuse Nguyễn Xuân Phong

Tổng số giáo dân: 11.372 giáo dân (Theo báo cáo Ṭa Thánh 2020). Trong đó, số giáo dân người thượng là 10.470 thuộc 15 làng là: Kon H’ring, Kon Dao Yôp, Dak Kang Pêng, Dak Kang Yôp, Kon Mong, Dak Hum, Turơmông, Tua Team, Kon Hnong Pêng, Kon Hnong Yôp, Kon Proh Pêng, Kon Proh Yôp, Turia Pêng, Turia Yôp, Kon Kơlok thuộc các sắc tộc Sêđăng, Rơngao và Xơdrá. Giáo xứ có ba xóm giáo người kinh là La Vang, Phêrô và Phaolô và Mẹ Đi Viếng với tổng số dân là 902.

Trong giáo xứ có sự hiện diện của hai Cộng Đoàn ḍng tu là Ḍng thánh Phaolô thành Chartres và Ḍng Ảnh Phép Lạ.

Lời kết

Chúng ta cùng tạ ơn Chúa với Giáo xứ Kon H’ring. Sau bao nhiêu những thăng trầm của lịch sử với biết bao hy sinh vất vả của các vị thừa sai, của các linh mục, tu sĩ, yao phu và mọi thành phần dân Chúa, Kon H’ring đă vượt qua những khó khăn thử thách nhờ ơn Chúa giúp để đứng vững và trưởng thành trong đức tin. Nh́n lại những chặng đường chông gai đă qua, mọi thành phần dân Chúa của giáo xứ biết nói lời tạ ơn Thiên Chúa và tin chắc rằng: tất cả mọi sự không nằm ngoài sự quan pḥng khôn ngoan của Ngài.

 

Kon H’ring, tháng 01 năm 2021

Linh mục Giuse Nguyễn Xuân Phong

Phó xứ Kon H’ring

.........................

Xem thêm [ Lược sử Giáo xứ Kon Hring ( bản cũ ) ]

 của  Linh mục Calistô Bá năng Lư (01 tháng 8 năm 2011.)

 

Chi tiết bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com 


H́nh ảnh nhà thờ Giáo xứ Kon Hring

< chưa có >

Chi tiết - h́nh ảnh bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com 

[Trở về đầu trang ]