
Lược
sử Giáo xứ Kon Mahar

Nhà thờ Kon Mahar
Giáo xứ Kon Mahar ngày nay nằm trên
địa bàn xă Hà Đông, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai, thuộc Giáo hạt Mang
Yang, Giáo phận Kon Tum.
I. LÀNG KON MAHAR
ĐÓN NHẬN ĐỨC TIN
Trong những năm đầu t́m đường lên
truyền giáo vùng Tây Nguyên (1848-1867), đoàn
truyền giáo từ Trạm G̣ (vùng An Khê
ngày nay) phải vượt qua làng Kon Mahar mới tiến
vào được làng Kon Kơxâm Trung Tâm
Truyền giáo cho người dân tộc Bahnar - Jơlơng,
thuộc phía đông Miền Truyền Giáo Kon
Tum (nay thuộc xă Hà Tây, huyện Chư Păh, tỉnh
Gia Lai).
Làng Kon Mahar trước kia nằm hướng bắc
cách giáo xứ Kon Mahar hiện giờ trên dưới 10 cây số.
Cha G.B Guerlach (Cảnh) phụ trách vùng
phía đông miền truyền giáo từ 1893-1896 và Cha Denis Poyet (Thuận)
từ 1896-1898, đă đưa được nhiều làng trở lại đạo Chúa.
Cho đến cuối thế kỷ XIX, Kon Mahar là
một làng khá lớn và đông dân, chia tách thành 2
làng: làng Kon Mahar Tih (lớn) và làng
Kon Mahar Ioh (nhỏ). Năm 1900, Cha Martial
Jannin (Phước) phụ trách Kon Kơtu (địa
sở Kon Măh), có Cha Grégoire Bober (Chương)
phụ tá, đă đến truyền giáo trong vùng.
Khi đó Kon Mahar Tih có tổng cộng 67 gia đ́nh và 446 người; Kon
Mahar Ioh chỉ có 7 gia đ́nh, cách không xa Kon Mahar Tih [1].
Ngày 06/05/1900, Cha Jannin và Cha
Bober đă đến gặp gỡ dân làng Kon Mahar. Cùng đi
với hai Cha có các Kitô hữu: Thût và
Ngaih - hai thanh niên trẻ người Bahnar, các thủ lănh
và thanh niên của hai làng Kon Xonglok
(ṭng giáo 1898) và Kon Ongleh (ṭng giáo 1893).
1 Martial Jannin, “Une
semaine de benediction chez Sauvages Bahnar-Jolong”, Les Missions
Catholiques, Tom 33, năm 1901, trang 558-609.
Cha Jannin đă ghi lại mô tả về ngôi
làng Kon Mahar2 như sau:
“Nằm ngạo nghễ trên mũi núi Xu-Xê
với ngôi nhà Rông rộng lớn, cùng rất nhiều nhà
tranh, vựa thóc (sum lúa) nằm rải rác
giữa những cây chuối xanh tươi, ngôi làng Kon Mahar (Tih) nh́n từ xa
trông giống như một thành phố nhỏ.
Cánh cổng chặn lối vào ngôi làng chẳng
có ǵ đồ sộ: nó chỉ là một cánh cửa thấp, thậm chí rất thấp và cực
ḱ hẹp.
Trong khi chuẩn bị cho buổi gặp gỡ dân
làng, chúng ta hăy đưa mắt nh́n ngôi nhà Rông một tí. Ngôi nhà Rông
này là cái lớn nhất tôi từng thấy: nó có thể dài tới 30 m và rộng 12
m.
Về mặt cấu trúc xây dựng th́ thật đơn
giản; có 10 trụ cột đỡ các xà gồ mà trên đó là mái nhà, mái bằng
tranh, mái rộng và độc đáo và có h́nh lưỡi ŕu sắt. Bên trong là một
pḥng rộng 350 m2 , phía trên là cột và rui đan chéo nhau tạo thành
trần nhà...”.
Qua các cuộc tiếp xúc, trao đổi nhiều
giờ nhưng dân làng vẫn chưa sẵn sàng chấp nhận
đạo, Cha Jannin vẫn kiên tŕ thuyết
phục:
“Thiên Chúa nhân lành gửi chúng tôi
đến để giúp các bạn theo đạo và các bạn biết rằng
các Cha thừa sai không muốn làm thương
mại, cũng không muốn làm giàu để gây thiệt tḥi cho các bạn, và cũng
không đến để t́m kiếm nô lệ. Các Cha đến để làm các bạn trở thành
con Thiên Chúa. Nào! Nuir, anh là thủ lănh có tài ăn nói và có trí
thông minh, anh là thủ
lănh lớn nhất ở đây, anh có bằng ḷng không?”.
Và hoàn cảnh đón nhận đức tin của làng
Kon Mahar được Cha Jannin kể lại chi tiết như
sau:
“Tôi tập hợp các kitô hữu trẻ của Kon
Ongleh và Kon Xonglok lại và cùng nhau cầu nguyện tối hôm đó dưới
chân cây cột mà dân làng gắn cái linh vật lớn nhất lên đó.
Cầu nguyện xong, chúng tôi ăn tối: bữa
ăn gồm một con gà và mấy cái trứng do dân làng Kon Mahar bán cho
chúng tôi. Đến 9 giờ, tôi gọi ông Nuir can đảm và nói:
“À này! Dân làng
của ông đă tham khảo ư kiến của vợ họ hết chưa?
Ông cười và vui vẻ triệu tập các đàn
ông lại để thảo luận lần nữa. Hai phái viên đối thoại của chúng tôi
là Thût và Ngaih đáp lại những lập luận chống đối của đối phương,
nhưng rồi điệp khúc dai dẳng kia lại trở lại:
“Uh Ko pon, uh Ko
xep! (Tôi sẽ không bao giờ dám chuyện đó).
11 đêm! Một số không thể đếm các ống
điếu được châm mồi lửa; củi được bỏ thêm vào bếp, và cuộc thảo luận
kéo dài măi. Nằm im trên chiếu, tôi lắng nghe và cầu nguyện. C̣n Cha
Bober, tin tưởng vào Chúa Quan Pḥng, ngài đánh một giấc ngủ sâu.
Cuối cùng, lúc
11giờ15, tôi lay ngài thức dậy.
“Tạ ơn Chúa! (Deo
gratias!) – tôi nói với ngài – Xong việc rồi!”.
Đúng vậy, vị già làng đă đồng ư đón
nhận đạo. Ông đă bị thuyết phục, ông đứng lên, giậm giậm chân và nói
lớn:
“Ai không đồng ư th́ hăy đứng dậy và
nói đi! Nếu sau này mà ai kêu trách v́ chúng ta đă theo đạo, tôi sẽ
giận lắm đó! Nếu có ai từ chối, th́ phải thể hiện ngay bây giờ, tức
th́, trước mặt các Cha, và đưa ra lựa chọn ngay đêm nay”.
Bây giờ vị thủ lănh đă chấp thuận theo
đạo, tất cả những người c̣n lại đều biểu lộ sự đồng t́nh của họ, lần
lượt cho đến người cuối cùng.
Ngày 06/05/1900, lễ Thánh Giuse - Đấng
Bảo Trợ - lúc 11giờ15 phút khuya, làng Kon Mahar Tih đă đón nhận Tin
Mừng.
15 phút sau, nhân danh Chúa Cha, Chúa
Con và Chúa Thánh Thần, linh vật to lớn của nhà rông, thần hộ mệnh
bất khả ly của làng, đă bị lật nhào, trút bỏ thần quyền (Yang), trở
thành một ḥn đá to nặng 30 kư lô”.
[2 ]Kon Mahar c̣n được gọi
và viết là Kon Bahar, nhất là giai đoạn đầu. Trong tài liệu này
chúng tôi thống nhất
cách viết Kon Mahar như hiện nay.
Sáng ngày hôm sau, 07/05/1900, 50 em
nhỏ từ 2 đến 4 tuổi của làng Kon Mahar Tih đă
lănh nhận Phép Thánh Tẩy.
Tiếp tục hành tŕnh truyền giáo vào
những ngày sau đó (05/1900), lần lượt các làng trong
vùng đă trở lại đạo, đó là các làng:
Kon Mahar Ioh, Kon Kơtonh, Kon Rơng, Kon Jot Ngui,
Kon Uang. Cha Jannin và Cha Bober đă
làm một cây Thánh Giá bằng cây cắm trên đỉnh
Kông Ngah, và kêu gọi toàn khu vực hăy
đặt ḿnh dưới sự bảo trợ của Thánh Giá Chúa Giêsu [3] .
II. ĐỊA SỞ KON MAHAR
QUA D̉NG THỜI GIAN
Khởi đầu từ Kon Mahar, cả vùng thung
lũng núi Pơkey dần dần đón nhận đức tin. Kon
Mahar trở thành địa sở gồm nhiều làng
và họ đạo.
Trong giai đoạn đầu và kế tiếp, bước
tiến ṭng giáo và các linh mục phụ trách địa sở Kon
Kon Mahar được ghi lại theo thống kê
sau:
BẢNG THỐNG KÊ: ĐỊA SỞ KON MAHAR [4]

[3] Xem Martial Jannin, sđd,
trang 558-609, toàn bộ quá tŕnh làng Kon Mahar và một số làng khác
theo đạo,
[4] Theo Echos de la
Mission, Vicariat Apostolique de Kontum, tháng 8-9/1947..

Các Địa sở vùng
núi Pơkei: Kon Mah, Kon Bahar (Marhar), Kon Long Buk.
Ảnh theo bản vẽ
của Cha Jannin năm 1901 trong tài liệu trích dẫn
Năm 1911, địa sở Kon Mahar tính được
910 tín hữu, do thừa sai Gioan Guichard (Lễ)
phụ trách.
Năm 1927, thời Cha Augustinô Nguyễn
Cao Th́n coi sóc, địa sở gồm 9 họ đạo, 1.306
giáo dân.
Năm 1930, Cha Phêrô Nguyễn Đắc Cẩn phụ
trách, 9 họ đạo, 1.351 giáo dân.
Năm 1933, 9 họ đạo, 1.417 giáo dân, có
thêm Cha Micae Hiâu (Hóa) phụ tá [5] .
Năm 1934-1936, Cha Phêrô Cẩn phụ trách
Kon Sơlăng và toàn vùng, Cha Antôn Den (Học) đặc trách Kon Mahar.
Năm 1937, Địa sở Kon Mahar được gọi là
Địa sở Pơkei (theo tên gọi vùng núi Pơkei),
Kon Mahar vẫn là sở họ chính, có Thánh
Cả Giuse làm bổn mạng. Linh mục Giuse Curien (Kim) phụ trách 9 họ
đạo, 1.448 giáo dân sắc tộc Jơlơng [6].
Năm 1939, địa sở Pơkei gồm 7 họ đạo
với 1.517 giáo dân [7 ].
Năm 1941, Cha Cha Đaminh Đỗ Hữu Toán
phụ trách.
Năm 1949, thời Cha Toán, địa sở Kon
Mahar gồm 8 họ đạo, có tổng cộng 1.495 tín hữu.
T́nh h́nh tín hữu các họ đạo như sau:
Kon Mahar: 350 tín hữu; Kon Bơdrâm: 233 tín hữu;
Kon Ngut: 223 tín hữu; Kon Kring Jot:
192 tín hữu; Kon Sơnglok: 141 tín hữu; Kon
Hơngleh: 139 tín hữu; Kon Sơbai: 84
tín hữu; Kon Kơtonh: 133 tín hữu. Ngoài ra có 6 tín
hữu Kinh và 87 dự ṭng8
. Giai đoạn Cha Toán phụ trách
1941-1949, xây dựng nhà thờ (ngay
trường cấp II hiện nay - đối diện UBND
xă), làng Chơnar (cũng gọi là K’tu Dak Mơl).
Năm 1953-1955, Cha Antôn Den trở lại
phụ trách Kon Mahar, lúc này có 10 họ đạo.
Giai đoạn tiếp theo t́nh h́nh địa sở
Kon Mahar như sau:
[5] Theo Lịch Công giáo Địa
phận Qui Nhơn, các năm liên hệ.
[6] x. Les Mission des Pays
Mois en 1937, Vicariat Apostolique de Kontum (Annam).
[7] x. Les Mission des Pays
Mois en 1939, Vicariat Apostolique de Kontum (Annam).
[8] Echos 1949, tr. 7.
Năm 1955-1959: Cha Roger Clément (Điềm)
phụ trách. Năm 1955 địa sở có 6 họ đạo, 1.272 giáo dân, 11 giáo phu.
Năm 1960: Cha Phêrô Nguyễn Hoàng phụ
trách, 8 họ đạo, 1.508 giáo dân.
Năm 1963, do chiến tranh, dân làng di
chuyển lên hướng gần Kon Tum, cách làng Kon
K’tu khoảng 6-7 km, và đổi tên thành
làng Dak Ơmil. Thời gian ở làng Dak Ơmil là 12 năm (1963 - 1975).
Thời kỳ chiến tranh, các Cha luân phiên nhau phụ trách hoặc kiêm
nhiệm trong thời gian ngắn.
Năm 1964, Cha Phêrô Nguyễn Hoàng phụ
trách, 5 họ đạo, 1.407 giáo dân.
Năm 1965: Cha Đaminh Đỗ Hữu Toán ở Kon
Jơdreh kiêm nhiệm, 5 họ đạo, 2.450 giáo
dân.
Năm 1965-1966: Cha Curien (Kim) phụ
trách, 7 họ đạo, 1.460 giáo dân.
Năm 1967-1968: Cha Giuse Nguyễn Trung
Hưng phụ trách, 13 họ đạo, 1.460 giáo dân,
Năm 1969: Cha Đaminh Đỗ Hữu Toán phụ
trách, 12 họ đạo, 2.182 giáo dân, 140 dự
ṭng.
Năm 1972-1973: Cha Alexis Phạm Văn Lộc
phụ trách, có thầy Đôminicô Đinh Văn Quí
giúp xứ (1973), 6 họ đạo, 1.600 giáo
dân, 153 dự ṭng.
Năm 1973-1975: Cha Phaolô Nguyễn Đây
phụ trách [9] .
Sau 1975, dân làng trở về lại làng cũ
(K’tu Choang - Kon Mahar), và làm nhà thờ dạng
nhà Rông (nhà thờ thứ nhất). Cha
Phaolô Đây ở nhà thờ chính ṭa kiêm nhiệm phụ trách từ 1975-1978.
Năm 1978-2006: Cha Giuse Nguyễn Thanh
Liên, cha sở Chính ṭa Kontum kiêm nhiệm.
Sau đó nhà thờ được chuyển lại sau nhà
bă Lia - lần 2. Lần thứ 3 chuyển đến gần bờ suối (khu vực nhà ông
Glăp) [10 ].
Năm 2004: Họ Kon Mahar có1.009 giáo
dân; ông Hnhruh đại diện cộng đoàn. Sang
năm 2005: 3.189 giáo dân.

Nhà thờ Kon Mahar
- Giáo hạt Mang Yang - Gia Lai năm 2006
[9] Các số liệu và linh mục
phụ trách dựa theo Lịch Công giáo địa phận Kontum, các năm liên hệ.
[10 ]Theo Các sự kiện chính
của Giáo xứ Kon Mahar (ghi theo lời kể của những người già trong
làng), tài liệu “Sơ lược giáo xứ Kon Mahar”, do linh mục P.X Hồ Văn
Phương cung cấp.
III. GIÁO XỨ KON
MAHAR CỦNG CỐ VÀ PHÁT TRIỂN
Ngày 27/12/2006, Đức cha Micae Hoàng
Đức Oanh, Giám mục Giáo phận Kon Tum chính thức bổ nhiệm Cha Antôn Pađua
Nguyễn Văn Binh làm chánh xứ tín hữu dân tộc Bahnar – Jơlơng (ở nhà thờ Kon Măh),
thuộc xă Hà Tây, huyện Chư Păh, gồm 9 làng, và giáo xứ Kon Mahar, cũng như một số họ
đạo liên hệ trong xă Hà Đông, tỉnh Gia Lai.
Năm 2002-2008 (giai đoạn cha Giuse
Liên và cha Antôn Binh phụ trách), dân làng làm nhà thờ (nhà thờ hiện nay). Nhà thờ
được làm theo mẫu nhà thờ Chính ṭa Kon Tum với 3 tháp nhọn, hoàn toàn do giáo dân người
sắc tộc thiết kế và dựng lên, hoàn thành năm 2008.

Nhà thờ Kon Mahar năm 2009
Năm 2009, Cha Phêrô Trần Quốc Hải được
bổ nhiệm phó xứ. Chính cha phó Hải hàng tuần vào Kon Mahar Thứ Bảy và về lại
giáo xứ Kon Mah chiều Chúa Nhật.
Ngày 28/12/2011, Cha Hiêrônimô Lê Đ́nh
Hùng được bổ nhiệm chánh xứ Kon Măh, kiêm Kon Mahar. Cha Phêrô Trần Quốc
Hải tiếp tục phó xứ đặc trách mục vụ Kon Mahar.
Năm 2011[11]:
Giáo xứ Kon Mahar có tất cả 5 làng,
gồm: Kon Mahar; Kon Rơng Pơdram; Kon Rơng Nak; Kon Jôt và Kon Xơ’nglok.
Dân số trong giáo xứ là 4.313 người.
Trong đó số dân Công giáo là 4.113 người, được phân chia như sau:
-Kon Mahar: 1.232 giáo dân.
-Kon Rơng Pơdram: 1.080 giáo dân.
-Kon Rơng Nak : 803 giáo dân.
-Kon Jôt: 398 giáo dân.
-Kon Xơ’nglok: 800 giáo dân.
Ngày 15/08/2013: Giuse Nguyễn Duy Tài
được bổ nhiệm trực tiếp chánh xứ Kon Mahar. Năm 2014 giáo xứ có 4.700 giáo
dân. Năm 2016, có thêm Cha Phaolô Nguyễn Hùng Sơn, phó xứ (2015-2017), với số giáo
dân 4.855 người. Bổn mạng giáo xứ là Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (08/12).
[11] Theo “Sơ lược giáo xứ Kon Mahar”,
linh mục P.X Hồ Văn Phương cung cấp.
Năm 2017: Ngày thành lập giáo xứ Kon
Mahar (theo quyết định nhà nước kư) ngày 15/11/2017.
Ngày 05/12/2017: Cha P.X Hồ Văn Phương
được Đức Cha Aloisiô bổ nhiệm làm linh mục chánh xứ giáo xứ Kon Mahar.
Năm 2019: Do nhu cầu mục vụ, đến tháng
03/2019, Đức Giám Mục Aloisiô Nguyễn Hùng Vị đă quyết đinh lập thêm giáo xứ
mới. Tách 3 làng Kon Rơng Pơdram, Kon Rơng Nak, và Kon Jôt lập thành giáo xứ mới:
Giáo xứ Kon Rơng (cha sở tiên khởi của giáo xứ Kon Rơng là Gioan Nguyễn Nhơn). Như
vậy Giáo xứ Kon Mahar chỉ c̣n lại 2 làng, đó là:
Kon Mahar và Kon Xơ’nglok. Dân số 2
làng thời điểm năm 2018 là:
-Kon Mahar: 1.590 người.
-Kon Xơ’nglok: 750 người.
Cũng trong năm 2019, Cha sở đă cho sửa
sang nhà thờ như hiện nay.
Theo thống kê năm 2020, giáo xứ Kon
Mahar có 2.476 giáo dân.






Chi tiết bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com

|