
Lược
sử Giáo xứ PLEI ROHAI

Nhà thờ Plei Rơhai,
đường Đặng Tiến
Đông, Phường Lê Lợi, Tp. Kon Tum, Tỉnh Kon Tum
Rơhai, một địa danh cổ kính, quen
thuộc và đi vào lịch sử có nhiều chuyển biến của cả
vùng truyền giáo Tây Nguyên nói chung,
và Trung tâm truyền giáo (TTTG) cho người Bahnar-
Rơngao nói riêng. Đó là một trong 4
Trung tâm tiên khởi do Thánh Giám Mục Stêphanô Cuénot (Thể) thiết
lập tại vùng truyền giáo này cách đây tṛn 170 năm (1851-2021). Vị
trí ban đầu tại nhà thờ Tân
Hương chung cho người Thượng và người Kinh, đến năm 1931, làng
Thượng Plei Rơhai dời cư qua
bên kia sông Dak Bla để rồi trở thành giáo xứ Plei Rơhai độc lập vào
năm 1972.
Giáo xứ Plei Rơhai hiện nay vừa bảo
tồn được địa danh cổ này (gia sản đức tin, hậu duệ
dân làng, tên gọi giáo xứ), vừa được
thoát thai TTTG Rơhai để chuyển ḿnh và đổi mới, làm
chứng nhân Tin Mừng của Chúa cho anh
chị em trên cánh đồng truyền giáo Tây Nguyên bát
ngát này.
I. TTTG RƠHAI CHO
NGƯỜI DÂN TỘC BAHNAR-RƠNGAO (1851-1931)
Linh mục Dourisboure (Cố Ân)
(1825-1890) thuộc Hội Thừa sai Hải ngoại Paris (M.E.P)
là một linh mục đă làm việc tại Kontum
hơn 35 năm, đă ghi lại trong cuốn nhật kư truyền giáo
của ngài như sau :
“Ít ngày sau, anh em Thượng làng
Kon Rơbang nhận thấy rằng đến tận nơi bán gạo cho
chúng tôi có lợi nhiều hơn, nên đă trở
lại một lần nữa và đồng ư đưa chúng tôi đến làng họ. Cuộc hành tŕnh
đi bằng sơng trên sông Dak Bla, chỉ có Cha Combes và Thầy Sáu Do
tháp tùng. Trở về, hai người đă thuật lại cho chúng tôi nghe biết
bao điều kỳ thú về xứ Rơngao: „Cuối cùng, chúng ta cũng đạt được mục
đích của cuộc thám hiểm. Xứ Rơngao thật đúng là miền đất đáp ứng
được nguyện vọng của Đức Cha‟. Giống như rèn sắt khi c̣n nóng, chúng
tôi liên tiếp tổ chức nhiều chuyến du khảo. Kết quả là mua được một
căn nhà ở làng Rơhai cạnh Kon Rơbang, với giá năm quan tiền không
hơn không kém. Người chủ bán nhà và ra đi xây nhà khác. Lập tức
chúng tôi cho Thầy Sáu và vài người Kinh trong đoàn nữa đến ở trước,
chúng tôi thong thả đến sau” (x. P. Dourisboure, Dân Làng Hồ, NXB Đà
Nẵng, tr.86-87).
Năm 1851, Đức cha Cuénot Thể, Giám
quản Tông ṭa địa phận Đông Đàng Trong bổ
nhiệm cha Desgouts (Đề) và Thầy sáu Do
phụ trách TTTG cho vùng người Bahnar-Rơngao.
Các ngài quyết định xây dựng TTTG này
tại địa điểm đă chọn, trên một vùng đất bằng phẳng
bên hữu ngạn bờ sông Bla, mà trụ sở
điểm xây dựng nay là Tân Hương.
1. Qui tụ cư dân
Vào thời điểm đó, ở địa điểm Tân Hương
ngày nay, có một làng tên là Breng, bộc tộc
Bahnar-Rơngao, dân làng này vốn là dân
giang hồ khắp nơi qui tụ lại, đời sống có nhiều phóng
túng tự do, mê tín dị đoan, nên việc
rao giảng Tin Mừng ít có kết quả. Hơn nữa, một vài tân
ṭng sống chung với họ, không c̣n cúng
bái theo dân làng, đă trở nên cái đích cho biết bao lời
công kính ở trong làng.
Thấy vậy, Cha Do quyết định thành lập
một làng mới gần làng Breng gọi là Plei Rơhai.
Dân làng Plei Rơhai là những người
giúp việc của ngài, gồm: ít người Kinh, ít anh em
Thượng mới theo đạo, một ít nô lệ
chiến tranh (tù binh chiến tranh), mà các linh mục chuộc lại
của các kẻ chiến thắng.
Làng được tổ chức qui mô, trật tự,
ruộng rẫy có trâu ḅ cày bừa thay v́ chọt tỉa, gieo trồng
có thời vụ, nhờ đó mang lại rất nhiều
thịnh đạt và no ấm cho dân làng.
Uy tín dân làng vang dội khắp miền nên
dân các nơi khác t́m đến xin gia nhập làng Plei
Rơhai, từ đó dân số dần dần gia tăng.
Năm 1875, số giáo dân người Thượng
làng Plei Rơhai là 220 người. Trong khi đó, số giáo
dân người Kinh là 407 người (theo Etat
des chrétientés de Rơhây et Kontum au mois d‟octobre 1873 et pour l‟année
1874, Cha Hugon, Sổ Rửa tội Tân Hương 1873-1892).

Trâu kéo bừa ở
Rơhai - Ảnh: MEP 1911
2. Địa giới
Lănh địa Rơhai thời kỳ đầu
(1851-1871), gồm có:
- Khu vực nhà thờ và nhà xứ Tân Hương
trước 1975.
- Khu vực trường Têrêxa và hội trường
Bok Do trước 1975 (nay là trường PTTH Kon Tum
và Nhà Đa Năng).
- Phía nam giáp sông Dak Bla.
- Phía bắc giáp đường Ngô Quyền ngày
nay.
Trong thời kỳ tiếp theo (1871-1912),
dần dần có người Kinh lên nhiều, Rơhai được nới
rộng ra phía tây gọi là Xóm Dưới, từ
nhà thờ xuống giáp Giọt nước cạnh đường Phan Đ́nh
Phùng bây giờ (Giọt nước lúc đó gọi là
suối Dak Rơbet); và tiếp tục mở rộng lên hướng đông
giáp với họ đạo Phương Nghĩa, gọi là
Xóm Trên (Xóm Mới); nam giáp Kon Hara, bắc giáp
đường Trần Hưng Đạo chặng trên, Nguyễn
Đ́nh Chiểu chặng dưới (1912-1935).
Làng Plei Rơhai vẫn ở vị trí trong khu
vực nhà thờ Tân Hương ngày nay, với lũy tre làng
đến nay vẫn c̣n sau lưng nhà thờ. Gần
sát lũy tre là kơtu (nghĩa địa) của làng.
3. Nhà thờ
Nhà thờ TTTG Rơhai chung cho Thượng
Kinh:
Năm 1853, sau khi về B́nh Định lănh
chức Linh mục và trở lên phụ trách Trung tâm
Rơhai, Cha Do đă xây dựng ngôi thờ đầu
tiên theo kiểu nhà sàn dân tộc, nhà thờ này bị hỏa
hoạn năm 1858. Năm 1860 Cha Do và giáo
dân dựng một nhà thờ khác, không rộng bằng nhà
thờ cũ. Đến năm 1869, Cha Do chuẩn bị
vật liệu, nhân công và thợ giỏi từ B́nh Định, Quảng
Ngăi lên; giáo dân Thượng Kinh phân
công nhau đốn toàn danh mộc cỡ lớn kiến tạo một ngôi
thánh đường kiên cố, rộng răi (x.
Hlabar Tơbang số 83/1919, tr.59-60). Sau khi Cha Do qua đời
năm 1872, nhà thờ này được hoàn thiện,
trùng tu qua nhiều giai đoạn và các Cha phụ trách, đặc
biệt: Cha Hugon Xuân (1876), Cha
Demeure Ngự (1906), Cha Alberty Hiền (1916 và 1926).
Trong đợt trùng tu 1926, Cha Alberty
Hiền đă cho làm ṿm cung trét đất trong nhà thờ thay trần
ván và xây tháp chuông bằng gạch trước
tiền đường như ngày nay.

Trung Tâm Truyền
Giáo cho người Bahnar-Rơngao, năm 1897.
Các cha thừa sai,
từ trái qua: J.B Guerlach (Cảnh) -M. Jannin (Phước) -E. Kemlin (Văn)
- J.B Jurbert (Binh) -P. Irigoyen (Hương). Ảnh: MEP.
3. Linh mục phụ
trách
Buổi đầu, Plei Rơhai chỉ có Cha
Desgouts (Đề) và thầy sáu Do. Giữa năm 1852, Đức Giám
Mục Stêphanô Cuénot (Thể) gọi thầy sáu
Do về G̣ Thị để sửa soạn chịu chức Linh mục. Tháng 07/1853, thầy
chịu chức Linh mục và sau đó về lại ở Plei Rơhai.
- Lm Bernard Desgouts (Đề) 1851-1853
- Lm Phanxicô Xaviê Nguyễn Do (Bok
Lành) 1853-1872
- Lm Gioakim Đạt (phụ tá) 1873-1875
- Lm Jean Hugon (Cố Xuân) 1873-1877
Năm 1874, lập xóm người Kinh đầu tiên,
gọi là Trại Lư, sau này gọi là G̣ Mít (1909) và
đổi thành Tân Hương đời Cố Hiền
(1926).
- Lm Phêrô Nguyên 1877-1891
- Lm Denis Poyet (Cố Thuận) 1891-1896
- Lm J.B Jurbert (Cố Binh) 1896-1897
- Lm Louis Asseray (Cố Nghị) 1897-1898
- Lm Jules Vialleton (Cố Truyền)
1898-1899
- Lm J.B Guerlach (Cố Cảnh) 1899-1902
(lần 1)
- Lm Garibel Nicolas (Cố Cận)
1902-1905
- Lm Jean Pièrre Demeure (Cố Ngự)
1905-1908
- Lm J.B Guerlach (Cố Cảnh) 1908-1910
(lần 2)
- Lm Emile Kemlin (Cố Văn) 1910-1912
- Lm Jules Alberty (Cố Hiền) 1913-1948
- Lm Phaolô Lê Đ́nh Ban (phó)
1914-1916
Tại TTTG Rơhai, trong quá tŕnh h́nh
thành các họ đạo, cộng đoàn tín hữu người Kinh có
những họ đạo: họ Trại Lư (năm 1847)
đổi thành G̣ Mít (1909), và sau được đổi tên là Tân
Hương (1926) cho đến ngày nay . Ngoài
ra, họ Phương Ḥa ṭng giáo năm 1903; họ Phương
Quư ṭng giáo năm 1904; họ Lương Khế
(1932) ; Trung Lương (1937), dưới thời của Cha
Alberty (Hiền) làm chính xứ (x. Echos
tháng 3-4-5/1948).
Trong khi đó, cộng đoàn tín hữu dân
tộc Bahnar có các họ đạo như sau: họ Rơhai tại địa
điểm đặt cơ sở của TTTG, ṭng giáo năm
1875; Kon Hngo (1887); Kon Hara Kơtu (ṭng giáo 1895 dưới thời Cha
Poyet và Cha Guerlach); Kon Hara Chot tách khỏi Kon Hara Kơtu năm
1910, Plei Dơnơng, Plei Tơngia, Plei Hnor (x. tháng 3-4-5/1948 và Sổ
rửa tội Tân Hương).
Cộng đoàn tín hữu người Kinh và người
Thượng sát cánh bên nhau để hỗ trợ và bổ túc cho
nhau về mọi mặt: xă hội, văn hóa,...
đồng thời đây là phương thế truyền giáo của anh em tín
hữu người Kinh bằng đời sống thiết
thực và chứng tá đức tin sống động, xóa đi âm hưởng của người Thượng
coi người Kinh lên chiếm đất, mà chính nhiều người ác tâm đang chia
rẽ, phá công cuộc truyền giáo.
Dưới khía cạnh dân tộc, TTTG Rơhai gồm tín hữu dân tộc người Bahnar
và người Kinh.
Đời Cố Hiền, năm 1931, dân làng Plei
Rơhai di dời sang bên kia sông Dak Bla và ở lại đó
cho đến nay (2021).
II. GIAI ĐOẠN H̀NH
THÀNH GIÁO XỨ PLEI RƠHAI (1931-1972)
1. Cư dân Bahnar
sống tại Rơhai dời cư vào năm 1931
Một biến cố quan trọng cho số giáo dân
Thượng sống tại Rơhai, đó là việc dời cư qua bên
kia sông (tả ngạn sông Dak Bla), tại
địa điểm ngày nay (Phường Lê Lợi, Tp Kon Tum).
Năm 1931, chính quyền bảo hộ di dời họ
Rơhai, gồm tín hữu Thượng sang bên kia sông
như hiện nay (x. tháng 3-4-5/1948),
làng Dơnơng sáp nhập với Plei Tơngia, để cho tiểu đoàn
Sơn Cước BTMSA (1er Bataillon des
Tirailleurs Montagnards du Sud Annam) chiếm trọn khu
đất nằm phía tây đường Trần Phú bây
giờ. Cộng đoàn dân tộc họ Rơhai mất một thời gian di
chuyển, vào năm 1932, có thể nói tạm
ổn định. Số giáo dân Plei Rơhai (Bahnar) vào năm 1933
là 720 người; Giáo dân Tân Hương (Kinh):
560 người.
Cha Irigogen (Cố Hương), cha sở Phương
Ḥa, đă xây dựng ngôi nhà thờ Plei Rơhai đầu
tiên vào năm 1932: mái ngói vảy cá,
cột kèo gỗ, kích thước: 8m x 20m. Vị trí nhà thờ tại ngă ba
Plei Groi và Plei Rơhai ngày nay (x.
Ít hàng tiểu sử giáo xứ Plei Rơhai, Bok Yuxe Chương, 29/06/2008).
Cộng đoàn họ Rơhai cư trú tại địa điểm
mới vẫn trực thuộc vào họ cũ (Tân Hương), mà
chính bản thân là trưởng nam. Giáo xứ
Tân Hương (Kinh), hay nói đúng hơn là địa sở chính đă
mang tên của đứa con đầu ḷng là họ
đạo Rơhai, một họ đạo người Thượng đă tách khỏi khu đất
cũ để sinh sống lập nghiệp nơi khác,
bên kia sông, để lăn lộn và chuyển ḿnh theo thời gian dài
thành địa sở độc lập vào năm 1972.
2. Họ đạo Plei Rơhai
trực thuộc vào Giáo xứ Phương Ḥa 1935-1972
Sang nơi ở mới, sau vài năm ổn định
cuộc sống và tổ chức họ đạo, để thuận tiện trong vấn
đề quản trị mục vụ, về giao thông cũng
như truyền giáo trong vùng, giáo họ Plei Rơhai được
sáp nhập vào giáo xứ Phương Ḥa từ năm
1935, và do các linh mục giáo xứ Phương Ḥa phụ
trách. Các cha sở Phương Ḥa thường
xuyên đến ban bí tích cho giáo dân làng Plei Rơhai và chăm lo tuyển
chọn đào tạo nhân lực phục vụ cộng đoàn địa phương.
Các chú giáo phu từ các làng khác nhau
trong họ đạo, xuất thân từ Trường Cuénot như:
chú Giuse Jim (khóa 1944), chú Micae
Ngep (khóa 1955), các Hlưp, chú Ngep, chú Phulr (khóa
1956) (x. Misiô Kontum, Bôl De Iao-Phu
ah tơm sơ nam 1956). Nhờ có đội ngũ giáo phu này
mà những sinh hoạt tôn giáo tại họ đạo
vẫn tiến triển, nhất là việc dạy giáo lư cho các trẻ em.
Các chú cũng đảm nhận dạy chữ cho các
em trong buôn làng, nhờ vậy mà số con em trong làng
đều biết đọc, và có khả nắng theo học
các lớp cao hơn. Có những cô giáo, thầy giáo xuất thân từ
trường họ đạo này.
Các linh mục quản xứ cũng như các chú
giáo phu cố gắng giữ vững đời sống đức tin, nền
luân lư Kitô giáo cho họ đạo, nhất là
giới thanh niên nam nữ. Tuy nhiên, với thay đổi t́nh trạng
xă hội do thời cuộc gây ra, nên họ
Plei Rơhai cũng đă bị ảnh hưởng không ít, nhất là dưới khía
cạnh luân lư.
Vào những năm 1960-1970, nhiều trại
lính được dựng lên sát nách Plei Rơhai, tạo nên
nhiều thách đố cho sinh hoạt cộng đoàn,
gây tổn hại đến đời sống tôn giáo, luân lư, truyền thống
tốt đẹp của người sắc tộc.
Năm 1967-1969, Linh mục Gioakim Nguyễn
Thúc Nên, chính xứ Phương Ḥa bắt tay vào
việc xây dựng cơ sở tôn giáo để chuẩn
bị cho họ Plei Rơhai thành một giáo xứ. Năm 1968, một
nhà thờ mới (nhà thờ thứ hai) được xây
dựng thay thế nhà thờ cũ, kích thước: 10m x 30m, mái
ngói, tường xây, nền xi măng. Tước
hiệu nhà thờ: dâng kính Đức Mẹ Mân Côi, lễ kính ngày 07/10 hàng năm;
Phiên chầu lượt: Lễ Hiển Linh. Cha Gioakim c̣n chuẩn bị vật tư để
xây nhà xứ và các công tŕnh
khác, nhưng v́ công việc bề bộn, nhiều hạng mục chưa được hoàn thành...
Năm 1969-1972, Linh mục Micae Vơ Văn
Sư tạm thời phụ giúp Cha Nguyễn Thúc Nên, lo
cho họ Plei Rơhai, dưới mọi mặt: xă
hội, văn hóa, y tế, tôn giáo.
Các cha sở Phương Ḥa kiêm nhiệm Plei
Rơhai giai đoạn này:
- Lm Phêrô Irigoyen (Cố Hương)
1931-1948
- Lm Phêrô Trần Ngọc Thích 1948-1958
- Lm Charles Gorissen (Cố Nhơn)
1958-1966
- Lm Gioakim Chế Nguyên Khoa 1966-1968
- Lm Gioakim Nguyễn Thúc Nên 1968-1972
Đến năm 1970, Lm Goakim Nguyễn Thúc
Nên đă xin Đức Giám Mục Phaolô Seitz tách
giáo họ Plei Rơhai khỏi Phương Ḥa,
thành lập Giáo xứ Plei Rơhai.
III. GIÁO XỨ PLEI
RƠHAI ĐƯỢC THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN (1972-2020)
Năm 1972, Đức Cha Phaolô Seitz (Kim)
chính thức bổ nhiệm Cha Micae Vơ Văn Sự làm
chính xứ thực thụ, và nâng họ Plei
Rơhai thành một giáo xứ, với 3 họ lẻ: Plei Groi, Kon Hara
Kơtu, Kon Hơnor, kiêm nhiệm Plei Tơuer.
Linh mục Micae Vơ Văn Sự, sinh năm
1936 tại Tân Hương, trong một gia đ́nh đă từng
sống tại TTTG Rơhai vào những thập
niên đầu thế kỉ XX này. Ngài thụ phong linh mục vào
ngày 06/06/1967 tại nhà thờ Tân Hương,
do Đức Cha Phaolô Seitz, Giám mục Gp Kontum.
Sinh ra trong nôi đức tin được tôi
luyện nhiều, và trong môi trường dân tộc bản địa, xuất thân từ
Tiểu Chủng Viện Thừa Sai Kon
Tum, ngài nhận nhiệm vụ chính xứ địa sở Plei Rơhai vào năm 1972, có
thể nói trong một t́nh trạng xă hội phức tạp, khó khăn với mùa hè đỏ
lửa trong toàn vùng. Với ḷng
đạo đức, niềm tin phó thác và ḷng bác ái, Ngài đă hiện diện, phục
vụ hết sức cho địa sở mới thành
lập, với số giáo dân Plei Rơhai là 1.678 người, kiêm Plei Tơuer 983
giáo dân (số liệu năm 1973, x.
Lịch Công giáo địa phận Kontum 1974, tr.144).
Cha Micae đă trùng tu Nhà thờ, xây
dựng lại nhà trường giáo xứ, xây dựng lại nhà xứ.
Ngài c̣n t́m cách nâng cao dân sinh,
văn hoá, đức tin cho giáo xứ. Ngài vận động các nhà hảo
tâm giúp phương tiện để mở các lớp
hướng nghiệp, nữ công gia chánh v.v.
Năm 1996, nhận thấy ngôi nhà thờ của
giáo xứ xây từ năm 1968, qua thời gian bị xuống
cấp trầm trọng và không c̣n đáp ứng đủ
nhu cầu của cộng đoàn, Cha Micae và giáo xứ đă tiến
hành xây dựng lại ngôi nhà thờ mới,
trên nền nhà thờ cũ thời Cha Nên, nới thêm chiều ngang,
diện tích: 13m x 30m, mái tôn, tường
xây, nền xi măng, cung thánh lát gạch men. Ngôi nhà thờ
mới khang trang, rộng răi c̣n sử dụng
đến ngày nay.
Ngày 05 tháng 06 năm 2005, Đức Cha
Micae Hoàng Đức Oanh đă trao bài sai bổ nhiệm Cha Giuse Nguyễn Đức
Chương về xứ Plei Rơhai, thay thế Cha Micae Vơ Văn Sự về làm chính
xứ Kon Rơbang. Cha Giuse Nguyễn
Đức Chương sinh năm 1943, thụ phong linh mục ngày 21/05/1970. Ngài
đă gắn bó với anh em sắc tộc hầu hết trong sứ vụ linh mục của ngài,
nên hiểu họ, yêu thương, chăm
sóc, phục vụ họ hết ḿnh không quản khó nhọc, vất vả.
Xứ đạo Plei Rơhai có địa bàn rộng, gồm
các làng thuộc thị xă Kon Tum, tỉnh Kon Tum,
xuống các làng thuộc huyện Chưpăh, Đăk
Đoa, tỉnh Gia Lai (số liệu 2015, x. Kỷ yếu Bok
Chương 01/05/2020, tr.38-39; 47):
1. Plei Rơhai 1+ Plei Rơhai 2, dân số
1514, Bahnar (Plei Rơhai 2 tách ra từ Plei Rơhai 1)
2. Plei Groi, 608 dân Bahnar, xă Chư
H’reng, Tp. Kon Tum
3. Hra Kơtu, 513 dân Bahnar, xă Chư
H’reng, Tp. Kon Tum
4. Hra Klah, 310 dân Sêđăng, xă Chư
H’reng, Tp. Kon Tum, gốc ở Măng Bu\k, trước 1975,
chạy xuống Kon Tum tránh bom đạn.
5. Plei Hnor, 309 dân Bahnar, xă Đoàn
Kết, Tp. Kon Tum
6. Plei Tơwer, 570 dân Bahnar, Chưpăh
Gia Lai
7. Plei Klên, 246 dân Bahnar, Chưpăh
Gia Lai
8. Đăk Om, 166 dân Bahnar, Chưpăh Gia
Lai
9. Plei Gôh, 198 dân Bahnar, xă Xơmay,
Đăk Đoa
10. Plei Pơ Dral, 117 dân Bahnar, xă
Đăk Sơ Mei, huyện Đăk Đoa
11. Plei Xơmay, 429 dân Bahnar, xă Đăk
Sơmei, huyện Đăk Đoa
12. Plei Chor, 506 dân Jarai, xă Hoà
B́nh, Kon Tum
13. Plei Druân, 251 dân Jarai, xă
Yachim, Kon Tum
14. Plei Klet, 307 dân Jarai, xă Hoà
B́nh, Kon Tum
15. Plei Tơwân, 227 dân Jarai, Ya
Khuơl, Chưpăh, Gia Lai
16. Plei Broch, 177 dân Jarai, Ya
Khuơl, Chưpăh, Gia Lai
17. Plei Tuêk, 52 dân Jarai, Tơwer,
Chưpăh, Gia Lai
18. Plei Mor, 375 dân Jarai, Tơwer,
Chưpăh, Gia Lai
19. Plei Hơde, 138 dân Bahnar, Chưpăh,
Gia Lai
20. Plei Lay, dân Jarai, xă Yachim,
Kon Tum
21. Plei Bur, dân Jarai, xă Yachim,
Kon Tum
22. Plei Kănh, dân Jarai, Yaphi, Kon
Tum
23. Plei Jut, dân Jarai, Yaphi, Kon
Tum
Địa sở Rơhai gồm nhiều làng như vậy,
nhưng chỉ có Plei Rơhai là có nhà thờ, c̣n lại tất cả
các làng như làng xa nhất là De Xơmây,
ở huyện Đăk Đoa, cách Plei Rơhai 40km, đều không
có nhà nguyện. Giáo dân tụ họp nhau
tại một điểm, họ dựng những túp lều tạm bợ để đọc kinh cầu nguyện và
nếu tới được th́ cha sở dâng lễ và cử hành các Bí tích khác.
Từ 2005, nhà nước đă mở rộng hơn và
Cha Giuse đă làm được một số nhà nguyện nho nhỏ
tại một số nơi thuộc địa sở Rơhai như:
1. Nhà nguyện De Xơmây, 2005, 300m2
2. Nhà nguyện Hra Kơtu, 2008, 200m2
3. Nhà nguyện Hra Klah, 2009, 200m2
4. Nhà nguyện Plei Klet, 2015, 150m2
5. Nhà nguyện Plei Chor, 2018, 200m2
Tới năm 2012 và 2015, Đức Giám Mục
Giáo phận đă tách các làng thuộc tỉnh Gia Lai
thuộc về cha sở mới Plei Tơwer phụ
trách, giáo xứ Plei Rơhai c̣n các làng: Plei Rơhai 1, Rơhai 2, Plei
Groi, Hra Kơtu, Hra Klah, Măng Buk, Plei Chor, Plei Klet, Plei Dơng,
Plei Hnor (10 làng với trên dưới 6000 dân). Có 6 điểm dâng lễ và các
cử hành phụng vụ hàng tuần luân phiên.
Từ năm 2018, tiếp tục một số làng được
tách như: Plei Chor và Plei Klet xă Ḥa B́nh nhập
về giáo xứ Trung Nghĩa; Plei Druân,
Plei Bur xă Yachim nhập về giáo xứ Klâu Rơngol; Plei Pơ
Dral, Plei Xơmay xă Đăk Sơ Mei nhập về
giáo xứ De Xơmay; Plei Hnor nhập về giáo xứ Tân
Điền.v.v.
Cha Giuse cũng đă sửa sang, nới rộng
nhà xứ, các công tŕnh xung quanh...vừa bảo tồn, kế
thừa các cha sở trước, vừa xây dựng
tôn tạo đáp ứng nhu cầu hiện tại.
Trong suốt 50 năm thi hành sứ vụ linh
mục, trong đó 47 năm ở với giáo dân các sắc tộc, 15
năm chính xứ Plei Rơhai (2005-2020),
trải qua nhiều nơi rừng sâu sông suối, sống cùng âm
nhạc cồng chiêng, với những tượng gỗ
đá..., tất cả những điều đó đă để lại nhiều dấu ấn trong cuộc đời
mục vụ của Cha Giuse, nhất là tại giáo xứ Plei Rơhai. Hiện nay tại
giáo xứ vẫn c̣n những nhạc cụ được Cha Giuse mày ṃ chế tác: cồng
chiêng, bộ gơ bằng chất liệu inox..., hoặc
tượng đá, tượng gỗ mô tả lịch sử
truyền giáo được bài trí trong khuôn viên nhà thờ.v.v.
Năm 2020, Cha về hưu dưỡng tại Nhà Hưu
Linh Mục Gp Kon Tum, trong khuôn viên
TGM, đúng vào dịp mừng 50 thụ phong
Linh mục (1970-2020).

Tượng đá và các
nhạc cụ Tây Nguyên
Các linh mục phục vụ Plei Rơhai từ
ngày thành lập xứ 1970:
- Lm Goakim Nguyễn Thúc Nên (chính xứ)
1970-1972
- Lm Micae Vơ Văn Sự (chính xứ)
1972-2005
- Lm Giuse Nguyễn Đức Chương (chính xứ)
4/6/2005-2019
- Lm Đaminh Vũ Văn Tín (phó xứ)
2015-2018
- Lm Máccô Trần Quư Phương Linh (phó
xứ) 2018-2019
- Cha Phêrô A Xoang (chính xứ)
26/11/2019 - ...
V. GIÁO XỨ PLEI
RƠHAI NGÀY NAY
Ngày 26/11/2019, Đức Cha Aloisiô, Giám
mục GP Kon Tum đă bổ nhiệm Cha Phêrô A
Xoang (sinh 1978, Lm 29/09/2017) về
làm chính xứ Plei Rơhai, gồm 6 làng: Plei Rơhai 1, Plei
Rơhai 2, Plei Groi, Plei Brong, Kon
Hra Kơtu và Kon Hra Klah, với tổng số 3.750 giáo dân;
trong đó 3.293 giáo dân sắc tộc Bahnar;
452 giáo dân sắc tộc Sêđăng; có 5 giáo dân người Kinh (số liệu
2020).
* Cộng đoàn Nữ tu Ḍng Ảnh Phép Lạ:
Ngày 07/02/2006, nhà Ḍng Ảnh Phép Lạ
đă gởi 2 chị tới giúp giáo xứ Plei Rơhai: Chị
Anphong Rie và chị Maria Kham. Đây là
Cộng đoàn nữ tu đầu tiên đến Plei Rơhai, kể từ ngày
thành lập giáo xứ năm 1972. Hai chị là
những người đi trước để tiếp tục cóa các chị và các em
đệ tử tới cộng tác với linh mục chính
xứ trong công tác mục vụ.
* Chức việc và Giáo phu:
Cộng tác với linh mục chính xứ là các
chú Yao Phu và anh chị em phục vụ. Tổng số Yao
phu hiện nay 21 chú, phân bổ trong các
làng. Có 2 chú tốt nghiệp trường Cuénot (thuộc làng Hara Kơtu) nhưng
hiện đă già bệnh không c̣n làm việc, số c̣n lại là các chú được đào
tạo theo nhu cầu.
***
Với bề dày lịch sử hàng trăm năm, từ
trong nôi của TTTG Rơhai, được chuyển biến để rồi
trở nên một địa sở độc lập vào năm
1972, giáo xứ Plei Rơhai ngày nay vừa có vai tṛ “trưởng
nam” của cả vùng truyền giáo cho người
Bahnar-Rơngao, vừa là một giáo xứ luôn cố gắng
vươn ḿnh đổi mới để giữ vững niềm tin
cho cộng đoàn, hăng say ra đi loan báo Tin Mừng cho
anh chị em sắc tộc trong vùng như đă
âm thầm làm trong nhiều thập kỷ qua, và c̣n tiếp tục măi
trong định hướng phát triển chung của
giáo xứ.














Chi tiết bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com

|