
Lược
sử Giáo xứ Phú Bổn

Nhà thờ Phú Bổn,
thị xă Ayun Pa, tỉnh Gia Lai
I. ĐỊA DANH PHÚ BỔN
Phú Bổn là tên cũ của Ayun Pa, vốn là
một thị trấn nằm ở ngă ba sông Ba và
một chi lưu của nó là sông Ayun (c̣n
gọi là Ayun hay Ia Ayun), cách Pleiku 96 km,
cách Tuy Ḥa 130 km theo đường bộ.
Thời Việt Nam Cộng ḥa Phú Bổn là quận lỵ
quận Cheo Reo của tỉnh Pleiku. Năm
1962, tỉnh Phú Bổn được thành lập với tỉnh lỵ là
Cheo Reo mà sau này đổi thành Hậu Bổn.
Tỉnh Phú Bổn nằm trên cao độ từ 150
mét đến 1.000 mét, chung quanh núi rừng
bao bọc; phía Bắc giáp hai tỉnh Pleiku
và B́nh Định, phía Đông giáp tỉnh Phú Yên,
phía Nam giáp tỉnh Đắc Lắc, phía Tây
giáp hai tỉnh Đắc Lắc và Pleiku. Diện tích toàn
tỉnh là 4.822 km2 .
Phú Bổn là một giải đất trắng ăn thông
với tỉnh Phú Yên. Những ngọn núi cao là
Chu Tryan 1.331 m, Chu Kheur cao 1.088
m ở phía Đông; núi Chu Dju cao 1.230 m,
Chu Dlé Ya cao 1.215 m ở phía Nam.
Sông chính của Phú Bổn là sông Ba (đồng
bào Thượng c̣n gọi là Ia Ba hay Ea Pa), phát nguyên từ núi Ngọc Roo
(thuộc tỉnh Quảng Ngăi), chảy theo hướng Bắc- Nam, khi tới Cheo Reo
th́ gặp sông Ia Ayun. Sông Ia Ayun bắt nguồn từ chân núi Kon Lack (thuộc
tỉnh Pleiku), chảy vào Phú Bổn theo liên tỉnh lộ số 7, khi tới Cheo
Reo đổ vào sông Ba. Sông Ba có
các sông nhánh chính là sông Ea Thul, phát nguyên từ núi Kong Wan
Riom; sông Cà Lúi và sông Ba M’la, phát nguyên từ núi Chu Prong và
sông Krong Nang phát nguồn từ
núi Chu Dlé Ya. Vào mùa mưa, sông Ia Ayun và sông
Krong Nang đổ thêm nước vào sông Ba
làm lưu lượng nước chảy mạnh về phía Đông- Nam, cuốn nhiều đất phù
sa bồi đắp cho b́nh nguyên Phú Bổn. Khí hậu Phú Bổn có hai
mùa mưa nắng, mùa mưa từ tháng Tư đến
tháng Chín Dương lịch, mùa nắng từ tháng
Mười đến tháng Ba Dương lịch. Liên
tỉnh lộ 7 là đường giao thông quan trọng, nối Phú
Bổn với các tỉnh lân cận.
Sau năm 1975, tỉnh Phú Bổn chia phần
đất Thuần Mẫn cho tỉnh Đăk Lắc, và
thành lập ra 2 huyện là Ayunpa và
huyện Krong Pa, nằm về phía đông giáp giới với
Tịnh Sơn tỉnh Phú Yên. Trong năm 2004,
huyện Ayunpa được chia một phần đất cộng
phần đất Kon Chro tạo nên một huyện
mới tên là Ia Pa. Thị trấn Ayun Pa được thành
lập theo Quyết định số 77-CP ngày
2/3/1979 của Hội đồng Chính phủ, với địa giới như
sau: phía bắc giáp suối Ea Hiao, phía
đông giáp sông Ba và sông Ayun, phía tây giáp
nông trường Bông, phía nam giáp suối
Ea Rơbol.
Năm 2007, huyện Ayun Pa được nâng cấp
thành thị xă Ayun Pa theo Nghị định 50/2007/NĐ-CP ngày 30/03/2007
của Chính phủ trên cơ sở một phần diện tích và dân
số của huyện Ayun Pa. Huyện Phú Thiện
được thành lập trên cơ sở phần c̣n lại của
huyện này.
Thị xă Ayun Pa là cửa ngơ phía Đông
Nam tỉnh, có các đường giao thông thuận
lợi nối liền với các tỉnh duyên hải
miền trung và khu vực Tây Nguyên, tạo nên điều
kiện thuận lợi về thông thương và phát
triển các loại h́nh dịch vụ.
Sau 3 năm thành lập (2010), toàn thị
xă có 4 phường và 4 xă; 55 thôn, bôn, tổ
dân phố, đến ngày 31/12/2008 có 6.916
hộ với tổng số dân là 35.886 người, trong đó
dân tộc thiểu số: 17.737người, chiếm
49,4%, dân tộc Kinh là 18.149 người chiếm 50,6%.
Trên địa hạt thị xă Ayun Pa hiện nay
có có các cơ sở Công giáo như Trung tâm
truyền giáo Cheoreo dành cho anh em
người Jrai và Giáo xứ Phú Bổn dành cho người
Kinh cùng với các giáo họ trực thuộc.
Ngoài ra c̣n phải kể đến sự hiện diện của 2 hội
ḍng nữa đó là : Ḍng Phaolô Đà Nẵng (từ
năm 1959), Ḍng Ảnh Phép Lạ Kontum (từ
năm 2004).
II. GIAI ĐOẠN TRUYỀN
GIÁO CHO NGƯỜI SẮC TỘC
1. Một vùng đất -
Những con người được Chúa yêu thương.
Vào thời điểm thập niên 60 của thế kỷ
trước, khi nghe nói tới địa danh Cheoreo,
Phú Bổn, người ta hay liên tưởng đến
h́nh ảnh một nơi rừng thiêng nước độc, khỉ ho
c̣ gáy, một nơi đi đày của những tù
nhân hay nơi dành cho những quân nhân, công
chức bị thất sủng.
Quận Cheoreo, tỉnh Pleiku vào thập
niên 50 của thế kỷ XX có rất ít người Kinh
lập nghiệp sinh sống, ngoại trừ một số
nhỏ người Kinh đến trao đổi buôn bán, vài
gia đ́nh quân nhân, công chức, sau này
cùng với một số dân di cư được chính quyền
thời đó đưa từ Miền Xuôi lên lập
nghiệp theo chương tŕnh di dân lập ấp, vốn rất ít
người Công Giáo sống rải rác ở những
dinh điền như Plei Đáp, Quí Đức, Rơbal...
Vùng đất nầy gồm đa phần là anh em dân
tộc người Jarai sinh sống từ khá lâu, một
vùng đất giàu phù sa của hai sông lớn
hợp lại là Ayun và Pa tạo thành. Ngoài hai con sông lớn nầy, c̣n có
nhiều con sông suối lớn nhỏ bắt nguồn từ vùng đất đỏ
Thuần Mẫn nằm về phía tây như Ia Hiao,
Ia Sôl, Ia Ke, Rơbôl ... Họ sống dọc theo
các con sông suối này trong vùng thung
lũng hợp lưu Ayun và Pa, nên từ xa xưa thế
kỷ XVI, XVII đă mang tên là vùng đất
Ayunpa cho đến ngày nay. Cư dân giao lưu
bằng các con sông suối và một số con
đường hẹp mất hút trong những rừng cây rậm
rạp, trừ một vài con lộ lớn dọc theo
sông Ayun, sông Pa đi các ngả. Nhờ đó, các cư
dân bản địa sống dọc theo các con nước
để giao lưu trao đổi vui chơi trong những
dịp có lễ hội hoặc người kinh từ Trung
Châu Phú Yên đến đổi hàng hoá, hay từ các
nơi khác như Pleiku, Ban Mê Thuột,
B́nh Định làm công chức, nghĩa vụ phận lính
bị đày đến xứ nóng Cheoreo heo hút-
một địa danh mang tên của hai anh em là ông
Chru và Cheoreo vào cuối thế kỷ XIX.
Vào một buổi chiều Mùa thu năm 1955,
mặc dù thi thoảng cũng có những làn
gió thu thổi về, nhưng cũng không làm
dịu đi bầu không khí nóng nực, oi bức vốn nổi
tiếng của thung lũng Cheoreo. Và cũng
chính trong mùa thu năm ấy, ngày 01/08/1955,
linh mục Jacques Dournes (Đức) thuộc
Hội Thừa Sai truyền giáo Paris (M.E.P) được
bổ nhiệm về điểm truyền giáo Cheoreo (Quận
Cheoreo) nay thuộc thị xă Ayunpa mở
đầu một giai đoạn mới trong công cuộc
Phúc Âm hoá cho người Jrai.
Đức Cha Paul Seitz (Kim), Giám mục
giáo phận Kon Tum chở vị thừa sai đến
Madjơng vào xế chiều ngày hôm đó. Trên
mảnh đất truyền giáo, Đức Giám mục công
bố Tin Mừng thánh Mathêô 10, 1-15 như
muốn nhắc nhớ việc ngài đến đây là để thực
thi sứ mệnh truyền giáo mà Chúa Kitô
và Giáo Hội đă trao phó cho ngài, và bổn phận
của ngài là phải công bố cho mọi người
được biết “Nước Trời đă đến gần”. Thoạt đầu,
các em nhỏ Jrai ṭ ṃ chạy ra xem
người khách lạ, một ông tây trắng. Cha vui vẻ đón
tiếp chúng, tạo cơ hội làm quen gần
gũi để rồi năm sau đó ngài mở một trường làng
đầu tiên cho các em Jrai (khoảng 100
em). Cha tạm trú tại một gia đ́nh của người dân
tộc trong 4 tháng, sau đó ngài dựng
được một nhà sàn (nay là Trung Tâm Truyền giáo Bon Ma Jơng).
Một số người Kinh lên làm ăn hoặc làm
công chức, binh sĩ, trong số đó có 5 gia
đ́nh công giáo. Một vài em nhỏ nhận Bí
tích Rửa tội.
2. Những năm đầu
khai phá
Hợp lực xây dựng và phát triển xứ đạo
tại Cheoreo:
Trong những năm đầu này, đă các ḍng
tu đến thăm, hợp lực xây dựng và phát triển
xứ đạo kinh cũng như dân tộc tại vùng
Cheoreo. Điển h́nh như:
Trong năm 1956 (14/2) Ḍng Tiểu Đệ
Charles Jésus đă đến thăm đất truyền
giáo Cheoreo. (18/2) Cha Jacques
Dournes khai giảng trường làng đầu tiên cho các em
Jrai. (24/3) Cha gởi 6 em trai Jrai
đầu tiên lên học trường Giáo Phu Cuénot (Kontum).
Cũng trong năm này đă có 7 em Kinh và
2 em dân tộc được rửa tội. Năm
1957 (13/3), các chị Tiểu Muội (Charles Jésus) lên thăm vùng đất
Cheoreo. Tuy nhiên, v́ thiếu
nhân sự nên các chị không thực hiện được truyền giáo tại
đây.
Ngày 26/3/1957, Mẹ Bề trên Phaolô tỉnh
Ḍng Sài G̣n, Arsène de Marie lên
thăm đất và đến tháng 12 các Nữ tu
Phaolô đă lập một cộng đoàn tại Cheoreo.
Trong vai tṛ là người phụ trách Trung
tâm Cheoreo, cha Jacques Dournes đă
cho phát hành tập giáo lư sơ yếu và tờ
nguyệt san bằng tiếng Jrai, lấy tên là Kơtrâu (Chim Câu). Ngài c̣n
thành lập một Praesidium thuộc Legio Mariae (cả Kinh lẫn dân
tộc).
Năm 1958, Cha phát hành 1 tờ giáo lư (khổ
nhỏ, quay Rônêô) cho giáo dân
Kinh.
Năm 1959, Tỉnh Ḍng Phaolô Sài G̣n
chuyển giao cộng đoàn Phaolô tại
Cheoreo cho tỉnh Ḍng Đà Nẵng. Trong
năm này, 3 dinh điền được thành lập tại
Cheoreo gồm: Plei Đáp, Quư Đức, Rơbal
(Tín lập) . Số giáo dân tại Tín Lập là 30 hộ.
Ngày 5/6/1960: anh Siu Nge, một người
Jrai đă được lănh Bí tích Rửa Tội sau 5
năm dự ṭng.
III. GIAI
ĐOẠN THÀNH LẬP GIÁO XỨ PHÚ BỔN
Như đă nói, Cheoreo là vùng đất đầy
tiềm năng với một thung lũng rộng lớn
được mệnh danh là đồng bằng trên Cao
Nguyên, đất đai mầu mỡ v́ được phù sa của
hai con sông Ba và Ayun bồi đắp. Có
thời gian người ta ca tụng đất đai tốt đến nổi chỉ
cần chọc lỗ bỏ hạt ngô, đậu xuống rồi
chỉ c̣n ngồi chờ thu hoạch. Cư dân tụ về ngày
một thêm đông. Năm 1955 đă có khoảng
20 gia đ́nh Công Giáo người Kinh lập cư tại
đây (họ là những công chức, quân nhân
và những người buôn bán).
Khoảng năm 1960, một số người Kinh ở
B́nh Định (thuộc giáo xứ Nam B́nh,
G̣ Thị, Nhà Đá) lên lập 3 dinh điền là
Plei Đáp (vùng xă Chư Athai - Ia Sol), Rơbal (Tín lập), Quư Đức. Số
giáo dân trong 3 dinh điền này khoảng 60 hộ, riêng Tín Lập
khoảng 30 gia đ́nh người Công Giáo.
Ngoài ra tại quận Cheoreo c̣n có một
số giáo dân Kinh đă đến ở trước tại quận
lỵ vào những năm 1955-1960 và thường
xuyên dự lễ tại nhà nguyện TTTG Cheoreo do Jacques Dournes (Cha
Giacôbê Đức) phụ trách cho người sắc tộc.
Trong thời điểm này số giáo dân Kinh
tăng lên đông nên Đức Giám Mục Giáo
phận quyết định thành lập riêng giáo
xứ Kinh. Sau lễ Phục Sinh (tháng 4), Cha Réné
Radelet (Cha Gia) đến dinh điền Rơbal
(Tín lâp), bổn mạng là Kitô Vua, để đảm trách
cộng đoàn người Kinh. Trước đó, anh em
giáo dân đă chuẩn bị cây gỗ, tranh nứa dựng
một nhà nguyện tạm thời. Nhưng khi
ngài đến nhà nguyện chưa hoàn thành, nên ngài
tá túc nơi một nhà giáo dân. Tháng 7,
nhà nguyện vách tre, lợp lá tạm gọi là hoàn
thành, nằm bên trục lộ (nay là quốc lộ
25), phía tay trái từ Cheoreo xuống đèo. Ban
chức việc có ông Giuse Nguyễn Lợi làm
biện họ. Tháng 10 năm ấy có lụt lớn tại
Rơbal, nhà nguyện đầu tiên nầy bị trôi.
Cha Radelet quyết định di chuyển cùng với
một số tín hữu về quận lỵ Cheoreo nơi
nhà thờ Phú Bổn hiện nay (nay thuộc thị xă
Ayunpa).
Năm 1961, chính quyền thành lập Tỉnh
Phú Bổn, quận lỵ Cheoreo thành thị xă
Hậu Bổn. Giáo xứ Phú Bổn được thành
lập, Thánh Giuse lao động (1/5) được chọn làm
bổn mạng của giáo xứ. Linh mục thừa
sai Réné Radelet (Cha Gia) làm Chính xứ.
Những năm đầu, họ đạo Kinh được gọi là
giáo xứ Cheoreo; từ năm 1962 được
gọi là giáo xứ Hậu Bổn, sau đó gọi là
giáo xứ Phú Bổn cho đến nay, do Radelet làm
chính xứ và TTTG người sắc tộc do Cha
Jacques Dournes phụ trách vẫn liên kết chặt
chẽ trong mọi lănh vực sinh hoạt tôn
giáo.
V́ chưa làm xong nhà xứ và nhà thờ,
Cha Radelet tạm ở một căn nhà nhỏ, lợp
bằng tranh trong khuôn viên khu đất
của Cha Dournes và hằng ngày ngài dâng Thánh
Lễ tại Tu viện Ḍng Phaolô.
Mỗi tuần một vài lần Cha dùng xe đạp
đến Tín Lập để dâng Thánh Lễ và Ban Bí
Tích (từ năm 1961-1962: Thầy Cương phụ
trách dạy Giáo lư và trông coi Tín Lập thay cha xứ trong những lĩnh
vực cần thiết).
Ban chức việc gồm:
Ông Giuse Nguyễn Lợi: Câu nhất
Ông Luca Phan Chư: Biện
Ông Giuse Lê Thế Hùng: Biện
Ông Giuse Nguyễn Quảng: Biện.
Trong năm này, Cha rửa tội cho 2 em và
3 dự ṭng trong dịp lễ Phục Sinh (2/4/1961). Cha cũng chuẩn bị vật
tư cần thiết để xây dựng nhà thờ, nhà xứ Phú Bổn,
cũng như các công tŕnh khác.
Năm 1962, khởi công xây dựng Thánh
đường Phú Bổn tại thị xă Hậu Bổn (thuộc tỉnh Phú Bổn). Cuối năm, nhà
thờ chưa hoàn tất nên Thánh lễ Giáng Sinh được
tổ chức đơn giản: Nhà thờ lợp được vài
tấm tôn phía cung thánh, giáo dân dự Thánh lễ
Giáng Sinh trên nền nhà thờ tương lai
và ḷng mọi người ngập tràn an ủi, ấm ḷng, dù
trời lạnh dưới 8 độ và kéo dài qua năm
1963.
Như vậy, tính đến năm 1962, giáo xứ
Phú Bổn gồm 5 họ đạo: Họ chính (thị xă
Hậu Bổn), Tín Lập, Quư Đức, Kế Thiện
và Phú Túc - Phú Cần. Số giáo dân 320 người (99 người kinh được rửa
tội trong năm); trong khi đó số giáo dân dân tộc được 12
người lănh Bí tích Rửa tội và 58 người
dự ṭng. Cha Radelet cũng chuẩn bị xây nhà
nguyện tại Bon Uin (Bon Huynh), Bon
Hoai, Bon Blech.
Sang năm 1963 th́ công tŕnh nhà thờ
Phú Bổn được hoàn thành, Cha Giuse Bùi
Đức Vượng được bài sai đến phụ trách
giáo xứ Kinh. Trong khi Cha Radelet được
thuyên chuyển lên coi vùng Bon Huynh.
Số giáo dân Kinh lúc này khoảng 800 người,
được chia làm 4 khu giáo, thành lập 5
họ nhánh (Phú Túc, Phú Cần, Tín Lập, Quư Đức,
Phú Thiện) chưa kể Quang Hiển trao cho
giáo xứ Tịnh Sơn (trong tỉnh Phú Yên, thuộc
Giáo phận Quy Nhơn).
Bổ sung Ban chức việc:
Ông câu nhất: Giuse Nguyễn Lợi
Biện: Ông Giuse Trương Phái.
Mỗi họ đạo có ban chức việc riêng.
Hướng đi là kiện toàn ban chức việc
khu, sinh hoạt theo đơn vị khu: đọc kinh,
dâng Thánh lễ tại khu, trong từng gia
đ́nh, học hỏi Tin Mừng, học các văn kiện Công
Đồng Chung Vaticăn II rất sôi nổi.
Sinh hoạt tại các họ nhánh cũng đặc biệt được
quan tâm. Năm 1964, số giáo dân là
1.230 người, gồm 6 họ đạo và 50 người dự ṭng.
Năm 1965, Cha Đôminicô Nguyễn Văn Tri
về làm phó xứ, đến tháng 9 năm 1966,
ngài lâm bệnh nặng và qua đời tại Sài
G̣n. Nhà thờ Quư Đức và Phú Túc được tu sửa
lại. Đức Giám mục cho một số chủng
sinh về dạy giáo lư tại Quư Đức.
Giữa năm 1965, Đức Cha gọi Cha Radelet
từ buôn Huynh về dạy tại Chủng viện
thừa sai Kontum. Những họ đạo được Cha
gầy dựng hơn 2 năm vừa qua được trao lại Cha xứ Phú Bổn.
Năm 1966, lập Hiệp Hội Thánh Mẫu. Cha
Đôminicô Đinh Hữu Lộc về làm phó
xứ thay cha Tri vừa qua đời. Cha
Phaolô Vũ Văn Thiện về phục vụ tại TTTG Cheoreo.
Cha Jacques Dournes về Pháp. Cũng
trong năm này th́ phong trào Hùng Tâm Dũng
Chí cũng được h́nh thành.
Sang năm 1968 Cha Đôminicô Đinh Hữu
Lộc được cử sang TTTG Cheoreo làm
phụ tá. Cha JB. Đinh Văn Thám về làm
phó xứ. Đến năm 1969, Cha Giuse Nguyễn
Hoa Viên được cử về làm phó xứ thay
Cha Thám.
Đến năm 1970, số giáo dân đă tăng đến
1.400 người, chưa kể 157 dự ṭng. Giáo
xứ cần cải tổ ban chức việc để đáp ứng
nhu cầu ngày càng gia tăng. Ban chức việc đổi
tên thành Hội Đồng giáo xứ:
Chủ tịch : Ông Giuse Trương Phái
Phó chủ tịch: Ông Phêrô Nguyễn Văn
Pḥng,
Và mỗi khu được phân chia thành những
xóm giáo, có những giáo dân được bầu
điều động sinh hoạt trong khu xóm giáo
ḿnh.
Khối đoàn thể như Hùng Tâm Dũng Chí
được củng cố, các sinh hoạt giáo lư phổ
thông, ca đoàn, và các ban liên hệ
hoạt động rất sôi nổi và sinh động. Mở thêm Trung
Tâm Thăng Tiến (Trường học cấp II và
kư túc xá cho người dân tộc) do Cha Nguyễn
Hoa Viên phụ trách đến năm 1972 th́
ngài về Sài G̣n. Giáo xứ cho phát hành báo “Hiệp nhất”, một Tu hội
nhà Chúa đến dạy học và dạy giáo lư. Cũng trong năm ấy có 3
thầy tu hội Tận Hiến (Nguyên, Tùng,
Thanh) đến dạy giáo lư, văn hoá.
Năm 1971, kỷ niệm 10 năm thành lập
giáo xứ, Đức Giám mục Giáo phận về kinh
lư giáo xứ và ban Bí tích Thêm Sức.
Cũng trong năm đó (13/7) Đức Cha về chủ sự
kiệu Thánh Thể vào dịp Lễ Ḿnh Thánh
Chúa. Buổi rước kiệu được tổ chức long
trọng: Khai mạc tại Trung tâm Thăng
Tiến, qua các đường trong thị xă về đến nhà thờ
giáo xứ với đông đảo giáo dân tham dự.
Năm 1973 Cha Giuse Phạm Thiên Trường
được bổ nhiệm chính xứ, thay Cha
Giuse Bùi Đức Vượng đi tu nghiệp ở Bỉ.
Cha Gioakim Nguyễn Hoàng Sơn được bài
sai làm phó xứ Phú Bổn và đặc trách
Trung tâm Thăng Tiến với sự cộng tác của các
thầy sau: Thầy Quí, Thầy Đại, Thầy Ngô,
Thầy Hạc, Thầy Ngọc, Thầy Tùng, Thầy
Nguyên, Thầy Thanh, Thầy Hoàng, Thầy
Lân. Số giáo dân lúc này là 1.601 người,
gồm 6 giáo họ nhánh và 1 họ chính.
Năm 1974, ngoài số giáo dân Kinh là
1.716 người c̣n có thêm giáo dân Sơđăng
khoảng 5.000 người (vùng Daktô) di tản
đến Plei Manăng và được 2 Cha thừa sai là Cha Léon Dujon (Bửu), Cha
Mareel Arnould (Nhu) phụ trách. Cộng đoàn nữ tu Phaolô
tận t́nh giúp đỡ giáo xứ: Thánh ca,
Hội đoàn, dạy văn hóa tại Thăng Tiến, ư tế, nữ
công gia chánh, mở trường tiểu học,
phụ trách Kư túc xá cho các nữ học sinh dân tộc.
Trường Thăng Tiến được giấy phép mở
cấp III.
Hội đồng giáo xứ:
Chủ tịch HĐGX: Ông Giuse Trương Phái
Phó: Phêrô Lê Tấn Chinh
Thư kư: Phêrô Trần Đức Tiến
Thủ quỹ: Nguyễn Văn Thuận
IV. GIAI ĐOẠN TỪ
1975 ĐẾN 1999.
Từ chiều ngày 17/3/1975, xuất hiện rải
rác người và xe cộ đi lánh nạn từ hướng
Pleiku đổ xuống Phú Bổn, và ... càng
ngày càng đông thêm, từng đoàn người hối hả,
kẻ bồng bế con cái, người gồng gánh
trên vai, chen lẫn với đoàn xe đủ loại, hốt hoảng
vội vă chen kín con đường tỉnh lộ 7.
Ngày 19/3/1975, xe cộ nháo nhào đủ
loại, dân sự có, quân sự có, đầy người, đầy
sắc áo, dân thường, binh lính, chỗ nào
ngồi được th́ ngồi, nơi nào bám được th́ bám,
chồng chất lên nhau, ḥa lẫn với tiếng
gào khóc.
Cùng chung với đoàn người và đám xe cộ
đa tạp và hỗn độn đó, người tín hữu
và các vị chủ chăn của Giáo xứ Phú Bổn
cũng ra đi lánh nạn. Nhà thờ Phú Bổn đang
tràn đầy sức sống bỗng trở nên tiêu
điều hoang lạnh. Sau ít thời
gian đi lánh nạn để tránh cảnh bom rơi đạn lạc, ngày Chúa nhật Lễ Lá
năm ấy, tiếng chuông nhà thờ
Phú Bổn lại vang lên báo hiệu cho mọi người biết có sự
hiện diện của vị linh mục, cách riêng
cho các tín hữu biết vị chủ chăn đă trở về, đó
chính là cha Gioakim Nguyễn Hoàng Sơn.
Thánh Lễ được cử hành, đàn chiên cũng
lần lượt trở về bên chủ chăn. Tuy nhiên
đây cũng là bước khởi đầu cho một cuộc
sống mới. Đời sống đức tin của người tín hữu
thật sự bị thử thách trước những cam
go của cuộc sống, đ̣i hỏi người tín hữu biết chấp
nhận hy sinh, cam đảm. Đây cũng có thể
coi là giai đoạn thanh luyện của người tín
hữu. Quả thật, sau biến cố 1975, mọi
sinh hoạt của giáo xứ hầu như chững lại v́ những
lư do khác nhau. Nhưng cũng chính thời
gian này minh chứng cho sức sống tiềm ẩn
mănh liệt của Giáo Hội Chúa Kitô và
vai tṛ của vị mục tử đối với đàn chiên. Bao khó
khăn rồi lần lượt cũng được tháo gỡ
bằng sự hy sinh can đảm và đầy khôn ngoan của cha chính xứ Gioakim
trẻ trung, năng động.
Cũng sau biến cố 1975, tất cả các nhà
thờ giáo họ nhánh bị trưng dụng. Trung
tâm Thăng Tiến được chuyển giao cho Uỷ
ban c̣n các giáo dân Sơđăng th́ về trở lại
Đaktô. Số giáo dân lúc này chỉ c̣n vài
trăm tín hữu và dân dần tăng theo thời gian với
chương tŕnh kinh tế mới.
Khoảng thời gian từ 1979-1986 là thời
gian có một số giáo dân Miền Bắc đi kinh
tế mới đă gia nhập vào giáo xứ. Đến
năm 1997, tất cả các giáo họ lẻ đă được h́nh
thành, có Thánh bổn mạng riêng và các
sinh hoạt đă đi vào nề nếp. 10 giáo họ lẻ là:
giáo họ Phú Thiện, Phú Trung, Phú
Thuận, Phú Nhân, Tân Phú, Phú Đức, Phú Tâm,
Tiến Lập, Phú Ḥa và Phú Túc.
Cha Gioakim cho tu sửa nhà thờ (năm
1978-1979) và nhà xứ (năm 1981).
Tính đến năm 1991 giáo dân trong giáo
xứ là 2.005 tín hữu (909 nam, 1099 nữ)
gồm 1 họ chính và 7 họ nhánh. Giáo xứ
quan tâm đặc biệt đến giáo lư cho giới trẻ và
gia đ́nh. Đề cao tinh thần hiệp nhất
và ra đi làm chứng nhân. Cơ cấu tổ chức và sinh
hoạt của giáo xứ dần đi vào ổn định.
Cơ cấu tổ chức của giáo xứ như sau:
a/ Về các Ban:
Ban chức việc khu, Ban Phụng vụ, Ban
Chung sự, Ban Khánh tiết, Ca Đoàn, Ban Giảng viên giáo lư (phổ thông,
hôn nhân - dự ṭng), Nhóm cầu nguyện.
b/ Về các Khu, Họ đạo:
Gồm 1 họ chính và 10 cộng đoàn tín hữu
(họ lẻ).
Đặc biệt ngoài ra c̣n có cộng đoàn tín
hữu Thuần Mẫn, nguyên trước kia họ
Thuần Mẫn nằm trên địa bàn hành chính
thuộc tỉnh Phú Bổn, từ năm 1975 được sáp
nhập vào tỉnh Đăk Lắc. Do đó, nên
nhiều năm sau 1975 cha sở không thể lên thăm và ban các Bí Tích cho
cộng đoàn nầy được. Nhưng vào cuối năm 1994 và đầu năm 1995, Cha sở
cùng một số Ban chức việc lên thăm 2 lần, ban các phép Bí Tích như
giải tội, hợp thức hoá hôn phối
và rửa tội cho trẻ em. Số giáo dân lúc đó khoảng 20 gia đ́nh đa
phần là giáo dân giáo phận Huế.
A- Phần sinh hoạt
của các Ban.
1/ Ban ca đoàn: Được chia làm 02 nhóm:
Nhóm các em lớn hát vào sáng Chúa
nhật và các ngày Lễ trọng; nhóm các em
nhỏ hát vào chiều Chúa nhật và các ngày
thường.
2/ Ban giảng viên giáo lư phổ thông:
Số anh chị phụ trách Giáo lư thay đổi
hàng năm: Năm 1995 toàn giáo xứ có 47
anh chị GLV, trong đó tại họ chính có 25 anh
chị, c̣n lại là ở các họ lẻ.
a/ Về sinh hoạt: Tại họ chính Giáo lư
phổ thông: Tại họ chính, GL phổ thông
được chia thành 10 lớp (từ lớp mẫu
giáo và từ lớp 1 đến lớp 9) (nay đă thay đổi).
- Trong tuần các em học Giáo lư và
sinh hoạt vào tối thứ năm sau Thánh Lễ và
chiều Chúa nhật trước giờ dâng Thánh
Lễ (từ 15 giờ - 16 giờ).
- Các họ lẻ cũng học Giáo lư và sinh
hoạt trong tuần tùy hoàn cảnh từng điểm do
Nhóm Truyền giáo đảm trách.
- Chương tŕnh Giáo lư được phân chia
ra làm 3 bậc:
+ Bậc 1: Giáo lư sơ cấp dành cho các
em từ Mẫu giáo đến lớp 3.
+ Bậc 2: Giáo lư căn bản dành cho các
em từ lớp 4 đến lớp 6.
+ Bậc 3: Giáo lư Kinh Thánh, dánh cho
các em từ lớp 7 đến lớp 9.
Năm 1998 - 1999 có tổ chức lớp bao
đồng: Lớp dành riêng cho các thiếu niên
định hướng ơn gọi trước khi vào đời.
b/ Về sinh hoạt Giảng viên giáo lư:
- Các anh chị GLV phổ thông tại họ
chính sinh hoạt vào tối thứ 3, thứ 5 và chiều
Chúa nhật. Riêng Chúa nhật đầu tháng,
GVGL toàn giáo xứ quy tụ và sinh hoạt chung 01 ngày. Tuy nhiên,
những năm gần đây (từ năm 1996) chỉ c̣n sinh hoạt thường xuyên
vào tối thứ 5 và Chiều Chúa
Nhật, và một vài lần đặc biệt trong năm.
- Nội dung sinh hoạt: Cha sở hướng dẫn
Kinh Thánh và các tài liệu, kiểm điểm
đánh giá t́nh h́nh sinh hoạt trong
tuần, phân công tác mới.
- Ngoài ra trong tuần vào các ngày thứ
2,4,6,7 Chúa nhật các anh chị GVGL họ
chính c̣n được phân công đi tham gia
sinh hoạt hỗ trợ cho các điểm. Từ khi có Nhóm
Truyền giáo (năm 1997, chỉ c̣n vài
GVGL phổ thông được cắt cử đi sinh hoạt các
điểm tuỳ nhu cầu cụ thể.
3/ Ban Giảng viên giáo lư Hôn nhân và
Dự ṭng:
Hằng năm giáo xứ tổ chức 02 lớp giáo
lư:
a/ Lớp giáo lư Dự bị Hôn nhân.
b/ Lớp giáo lư Dự ṭng.
Thời gian học là 06 tháng mỗi một khoá.
Kết thúc mỗi khoá được Cha sở cấp
giấy chứng nhận kết quả học tập.
Trong thời gian học giáo lư Dự ṭng,
anh chị em dự ṭng c̣n tổ chức sinh hoạt
luân phiên tại gia đ́nh ḿnh, mỗi tuần
1 lần vào tối thứ 3.
4/ Nhóm cầu nguyện: gồm 02 nhóm:
a/ Nhóm cầu nguyện vào tối thứ 7 hàng
tuần.
b/ Nhóm cầu nguyện vào tối Chúa nhật.
Gồm đủ thành phần: Các ông, các bà và
thanh niên tham dự.
Hiện nay Nhóm cầu nguyện tối Chúa nhật
là Legio Mariae. Các điểm dần dần
có lập nhóm Legio Mariae giúp việc đọc
kinh, thăm các bệnh nhân già yếu... Hiện nay (năm 1999) thành lập 01
Curia gồm 11 Praesidia và sinh hoạt đúng Thủ bản.
5/ Nhóm Truyền giáo (ra đi).
Mục vụ của Giáo xứ cần đáp ứng nhu cầu
các anh chị em kinh tế mới từ các
giáo phận phía Bắc đến mỗi ngày một
nhiều: Thiết lập một phương thức mục vụ tạm
gọi là xây dựng Giáo Hội tại gia theo
những tiêu chuẩn của các cộng đoàn tiên khởi
được ghi trong Sứ đồ công vụ (đặc biệt
chương II):
a/ Một cộng đoàn huynh đệ;
b/ Cộng đoàn cầu nguyện;
c/ Cộng đoàn đón nghe Lời Chúa;
d/ Cộng đoàn bẻ bánh;
e/ Cộng đoàn truyền giáo.
Do đó, Giáo xứ h́nh thành Nhóm Ra đi (từ
năm 1997) gồm các thanh niên thiện
chí, có khả năng Giáo lư và đạo đức,
đến từng điểm kinh tế để quy tụ các anh em giáo
dân KTM, xây dựng Giáo Hội tại gia
theo những tiêu chuẩn và đường lối của cộng
đoàn sơ khai. Dần dần cộng đoàn KTM có
tên họ đạo có Ban chức việc, Thánh bổn
mạng, nhóm Legio Mariae, các lớp giáo
lư và nếp sinh hoạt truyền thống.
Tất cả đều sinh hoạt ăn khớp với nhau
nhờ có chỉ đạo qua đường hướng vạch ra
cách cụ thể và thích hợp từng thời
gian dưới sự chỉ đạo của Chánh xứ với Ban điều
hành và được bàn thảo, phân công cụ
thể hằng tháng.
Nh́n chung, các Ban trong Giáo xứ đă
sinh hoạt có nề nếp và hoàn thành tốt
nhiệm vụ của ḿnh, có chiều hướng ngày
càng vững chắc. Thời gian làm
Chánh xứ của Cha Gioakim là 26 năm. Trong 26 năm này Cha đă
lèo lái con thuyền Giáo xứ vượt qua
bao sóng gió thử thách. Đến năm 1999 Cha từ giă
đoàn chiên để lên đường nhận nhiệm sở
mới.
B- T́nh h́nh giáo
dân và sinh hoạt trong Giáo xứ:
Năm 1995.
a/ Phân theo số giáo
dân:


b/ Phần sinh hoạt:
Ngoài Thành Lễ và các sinh hoạt tại họ
chính, Cha sở c̣n đi các họ lẻ để dâng
Thánh Lễ và ban các Bí Tích.
Ban chức việc cũng thường xuyên được
phân công đi đến tham gia và hổ trợ các
họ lẻ.
Riêng tại các khu, các họ từ năm 1996
đến nay có truyền thống và trở thành nề
nếp: Đó là việc tổ chức luân phiên đọc
kinh tối tại các gia đ́nh vào các tháng hoa,
tháng Mân Côi Đức Mẹ từ nhà nầy đến
nhà khác cách âm thầm, trong 24 tiếng đồng hồ
để gia đ́nh cầu nguyện. Trong tháng
các đẳng th́ cầu cho tổ tiên ông bà cha mẹ hay
thân nhân của ḿnh đă qua đời. Việc
đọc kinh tại gia hiện nay dần dần đến các họ lẻ.
Bước đầu cũng gặp khó khăn về mặt xă
hội, nhưng với sự kiên tŕ bền vững, có Mẹ Maria giúp, đến nay giáo
xứ đă được một thánh quả tốt lành là đọc kinh luân phiên tại
các gia đ́nh trong toàn giáo xứ.
Hằng tháng có sinh hoạt giới gia đ́nh
trẻ và giới thanh niên nam nữ tại khu, họ (ngày sinh hoạt tuỳ theo
quy định của mỗi khu, họ).
Việc tang chế trong giáo xứ, cộng đoàn
cũng tạo mọi điều kiện để mới Cha sở
đến gia đ́nh dâng Thánh lễ, hoặc Phụng
vụ Lời Chúa, làm phép xác...
Họ Phú Thiện hiện nay có ban chức việc,
các ban (đầy đủ như tại họ chính) sinh
hoạt nề nếp, có 01 nhà nguyện tạm thời,
đặt MTC, ngày chúa nhật và các ngày lễ lớn Cha sở đă đến dâng Thánh
Lễ.
Để điều hành toàn giáo xứ, Ban điều
hành của Ban chức việc giáo xứ thường
xuyên họp với Cha sở mỗi tháng 01 lần
nh́n lại sinh hoạt trong tháng qua và vạch ra
những sinh hoạt cho tháng tới, chung
cho toàn thế giáo xứ. Sau đó, Ban điều hành phổ
biến, bàn bạc phương thức thực hiện
chương tŕnh đă vạch ra. Ban chức việc khu, họ
đạo hay các ban nhất là ban truyền
giáo, Gia đ́nh trẻ - giới trẻ, ban Giáo lư phổ thông,
mỗi tháng họp 01 lần để vạch ra chương
tŕnh cho từng giai đoạn và từng tháng... Nhờ
vậy, tinh thần đoàn kết, cảm thông,
san sẻ trách nhiệm và hài hoà trong công tác mục
vụ của giáo xứ. Trong tháng 8, có 02
đợt tĩnh tâm được 56 người tham dự, nay có tâm
hồn ham đọc Lời Chúa, viếng Thánh Thể
và hăng say làm việc tông đồ. Vào tồi Chúa
nhật thứ II hàng tháng vào lúc 19 giờ
15 đến 21 giờ 15, anh nầy cùng với một số anh
em khác cùng đọc Lới Chúa, cầu nguyện
san sẻ. Nhờ đời sống cầu nguyện, cộng đoàn
giáo xứ đă có những năng lực mới,
chuẩn bị cho Đại năm Thánh 2000 và Thiên niên
kỷ thứ 3 sắp tới.
V. GIAI ĐOẠN TỪ 1999
ĐẾN 2007
Ngày 28-9-1999, thay Cha Gioakim
Nguyễn Hoàng Sơn kế tục công việc xây
dựng phát triển Giáo xứ là cha Giuse
Nguyễn Văn Đắc. Tuy thời gian quản xứ của Cha
Giuse chỉ hơn 7 năm nhưng những ǵ Cha
đă làm cho Giáo xứ thật đáng trân trọng, đă
để lại trong ḷng mọi người giáo dân
Phú Bổn một dấu ấn sâu đậm. Cha đă củng cố tất
cả sinh hoạt trong Giáo xứ và thành
lập giới các bà mẹ (năm 2000), thành lập giới các
người cha (năm 2004), thành lập nhóm
gia đ́nh ơn gọi và thành lập Thiếu nhi Thánh
Thể (năm 2005). Về cơ sở vật chất,
Ngài cùng với giáo dân Phú Bổn chỉnh trang, tu
sửa, xây dựng nhiều cơ sở và khuôn
viên Giáo xứ như xây nhà Đa năng, pḥng Áo,
khởi công xây dựng nhà thờ Phú Thiện
(8/9/2006), để giáo họ Phú Thiện có cơ sở để
nâng lên thành Giáo xứ.
Ngày 16/1/2007, Cha Giuse nhận bài sai
về coi sóc Giáo xứ Mỹ Thạch, Cha
Phanxicô Xaviê Lê Tiên được bổ nhiệm
coi sóc Giáo xứ Phú Bổn.
VI.
GIAI ĐOẠN TỪ 2007 ĐẾN NAY.
Ngày 16/1/2007, Cha Phanxicô Xaviê Lê
Tiên được bổ nhiệm làm linh mục
quản xứ Phú Bổn. Với lợi thế về tuổi
trẻ năng động, cùng với những kinh nghiệm tích
góp từ những năm tháng lăn lộn giữa
đời thường. Cha Phanxicô thật sự mang lại cho
Giáo xứ luồn gió mới với những cải
cách mới mẻ: “Giáo xứ là của giáo dân, Linh mục
là người quản lư” hầu giúp cho người
giáo dân trưởng thành hơn trong suy nghĩ và
việc làm.
Kế tục công việc của vị tiền nhiệm,
Cha Phanxicô đă đầu tư hết công sức trong
việc xây dựng và phát triển Giáo xứ.
Thật vậy, Giáo xứ Phú Bổn hôm nay như thay da
đổi thịt với ngôi thánh đường mới rộng
răi khang trang cùng tháp chuông cao vút.
Khuôn viên nhà thờ th́ đầy màu xanh
của cây xanh chen lẫn với muôn hoa khoe sắc.
Ngoài việc dâng thánh lễ hằng ngày cho
Giáo xứ, Cha c̣n tích cực đi đến các
họ lẻ để dâng lễ. Cha cũng tiếp tục
công tŕnh xây dựng nhà thờ Phú Thiện đang c̣n
dở dang thời Cha Giuse. Đến ngày
15/6/2007, ngôi thánh đường Phú Thiện hoàn
thành và được ĐGM Giáo phận về làm
phép.
Ngày 24/4/2009 khởi công xây dựng nhà
thờ Phú Túc và đến 20/4/2010 th́
hoàn thành.
Cha Phanxicô cũng đă củng cố, xây dựng
và tách 4 giáo họ để ĐGM nâng lên
hàng Giáo xứ.
Cộng tác với Cha Phanxicô trong việc
mục vụ giáo xứ c̣n phải kể đến 2 cha
phó. Ngày 14/12/2008, Cha Phêrô Ngô
Đức Trinh về làm phó xứ; đến 16/11/2010 Cha được bổ nhiệm làm chính
xứ Phú Túc với ngôi thánh đường vừa được xây dựng
thật khang trang ở vùng cực nam của
Giáo phận. Ngày 22/12/2010, tân linh mục
Giuse Vũ Quốc B́nh được bổ nhiệm về
làm phó xứ Phú Bổn.
Ngày 10/11/2010, công tŕnh nhà thờ
Phú Bổn được khởi công và hoàn thành
sau một năm xây dựng làm cho Giáo xứ
mang một diện mạo mới, đầy sức sống. Vào
ngày 1/10/2011, Thánh lễ cung hiến nhà
thờ mới, cũng đúng vào dịp giáo xứ mừng kỷ
niệm 50 năm thành lập (1961-2011).
Tháng 10/2013 Cha Bênêđictô Nguyễn Văn
B́nh được bổ nhiệm làm chính xứ
Phú Bổn thay Cha P.X Lê Tiên được
thuyên chuyển đến giáo xứ Kon H’ring (14/10/2013); Cha Gioan Bosco
Trần Thanh Phương, phó xứ (2013-2017).
Và đến ngày 5/2/2017 Cha Gioan Nguyễn
Đức Trường đến nhận chính xứ Phú
Bổn thay Cha Benêđictô B́nh; Cha Gioan
Bosco Trần Thanh Phương đươc bổ nhiệm
chính xứ Phú Thiện. Giáo xứ Phú Bổn
tiếp tục được củng cố và phát triển về mọi mặt
đời sống đức tin cũng như cuộc sống xă
hội. Cha Giuse Nguyễn Thời Danh được bổ
nhiệm phó xứ, phụ trách giáo họ Phú
Tâm (2018-2020).
Giáo xứ Phú Bổn nguyện quyết tâm xây
dựng ngày càng phát triển về đời sống
đức tin, sống chứng nhân và tích cực
truyền giáo, xây dựng và phát triển các họ đạo
như Phú Túc, Phú Thiện...thành các
giáo xứ mới, và nay đến lượt giáo họ Phú Tâm -
Pờ Tó (huyện Ia Pa) lên hàng Giáo xứ.
Ngày 16/1/2021, Đức Cha Aloisiô Giám mục
Giáo phận Nguyễn Hùng Vị, Giám mục
Giáo phận Kon Tum đă chủ tế Thánh Lễ đặt
viên đá đầu tiên xây dựng ngôi Thánh
Đường giáo xứ Phú Tâm - Pờ Tó (được tách ra
từ giáo xứ Phú Bổn), Cha Giuse Nguyễn
Thời Danh trở thành cha sở tiên khởi.
Năm 2020, giáo xứ Phú Bổn có 2.780
giáo dân (Kinh) với cha sở là linh mục
Gioan Nguyễn Đức Trường.
Giáo xứ Phú Bổn có bề dày lịch sử
trong việc giữ vững đức tin và công cuộc
truyền giáo, nhất là sống đạo vượt qua
mọi thử thách, đó là do t́nh thương Chúa Quan
Pḥng. Người tín hữu một ḷng trung
thành với Giáo hội, nhờ qua sự gắn kết với Thiên
Chúa bằng con đường thực thi đức ái
nơi tha nhân. Tinh thần sống đạo như vậy đă được
đặt ra và qui chiếu trong suốt hành
tŕnh lịch sử giáo xứ mạnh mẽ lan khắp mọi thành phần dân Chúa cho
đến ngày hôm nay.



Năm 2011


Năm 2019

Năm
2020


Chi tiết bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com

..................................

Chút cảm nhận nhân lễ mừng 50 năm
thành lập Giáo xứ Phú Bổn (1961-2011)
Bùi Phương Hạc10/2/2011
Cách đây đúng 50 năm, chính nơi đây phố núi bên ḍng sông, vẫn
c̣n đầy dẫy những cây rừng, vùng ven phố thị vẫn c̣n thú dữ, giáo xứ
ra đời một năm trước khi tỉnh Phú Bổn được thành lập tách ra từ
Pleiku, thị xă được mang tên Hậu Bổn nơi kết hợp của sông Ba bắt
nguồn từ núi Roo Tỉnh Quảng Ngăi, và sông Ayun bắt nguồn từ núi
Konlack Plei-ku ; v́ thế vùng đất này được mang tên AyunPa, đó là
điểm hẹn của hai sông Ayun và Ba ; ngoài ra ḍng sông này c̣n đươc
kết hợp các sông nhánh chính như sông Eathul, sông Càlúi, sông Ba
Mlă. Ḍng sông này đổ ra cửa biển Tuy Hoà, Phú Yên. Mổi lần đứng
trên cầu Hùng Vương hóng mát, nh́n về hướng thượng nguồn, tôi luôn
nhớ về Phú Bổn như câu chuyện của ḍng sông. Chính Cha Radelet (Gia)
người Pháp là linh mục tiên khởi của Giáo xứ Phú Bổn ; ba năm sau
Cha Bùi Đức Vượng về làm Chánh Xứ Giáo xứ Phú Bổn. Từ đấy, các giáo
họ được thành lập : giáo họ Phú cần, Phú Túc, thuộc Phú Túc, dinh
điền Tín Lập, dinh điền Quí đức, Phú thiện, và các giáo khu tại Phú
bổn. Giáo dân chủ yếu là công chức, binh lính, giáo dân đi dinh điền
từ các xứ đạo gốc như G̣ Thị, Gia Hựu, Nam B́nh Giáo phận Qui Nhơn.
Đặc biệt trong giai đoạn này trường trung học Thăng Tiến và một kư
túc xá được thành lập. Thời gian tiếp đó, các cha Cha Phạm thiên
Trường, Nguyễn Hoàng Sơn lần lượt trông coi giáo xứ. Từ sau giai
đoạn 1975, có một số giáo dân miền Bắc, Nghệ Tĩnh, Hà nam Ninh, Thái
B́nh …đi kinh tế mới vào Pờ Tó, Phú thiện, Phú Túc ...Giáo xứ bắt
đầu rộng lớn, số giáo dân gia tăng đột biến. Tiếp nối thời Cha
Nguyễn văn Đắc, hôm nay vị mục tử đương nhiệm của Phú Bổn là Cha Lê
Tiên .
Lịch sử Giáo xứ sang trang mới, một giáo hạt mới trong giáo phận
Kon Tum được Thành Lập, Giáo hạt Ayun-Pa gồm các giáo xứ Phú Bổn,
Phú Túc, Phú Thiện. Từ một cộng đoàn nhỏ bé, nằm lọt thỏm giữa thung
lũng được mệnh danh là "nơi đày ải", với khí hậu khắc nghiệt, cùng
với khó khăn trăm bề về địa lư, lưu thông, kinh tế, văn hoá...hôm
nay đang bừng lên thành giáo hạt, sinh động. Bên cạnh đó Trung Tâm
Truyền giáo Jơrai do các Cha DCCT phụ trách cũng có những bước tiến
diệu kỳ. Cách đây hơn 50 năm từ công cuộc truyền giáo của nhà nhân
chủng học Cha Jacques Dournes, một vài giáo dân Jơrai theo Chúa, một
số dự ṭng, nay có hàng chục ngàn giáo dân Jơrai, Bana trải dài ba
huyện Chưthai, Ayunpa, KrongPa…
Ngày 1/10/2011, ngày "Mừng 50 hành tŕnh sống đạo" và khánh thành
nhà thờ Phú Bổn, Cha chánh xứ Tuy Hoà, Kiêm hạt trưởng Phú Yên
Trương Đ́nh Hiền tổ chức một đoàn gồm 7 cha và 14 giáo dân tham dự.
Hôm nay cũng là Ngày lễ thánh Têrêxa Hài đồng Giêsu - bổn mạng các
xứ truyền giáo. Giáo phận Kon Tum là giáo phận truyền giáo. Chắc
chắn đến với Giáo Xứ Phú bổn cha Hạt Trưởng muốn tham dự một một
cách trang trọng, v́ Phú Bổn Tuy Hoà chung một ḍng sông ; đây không
phải là cuộc thăm quan dạo chơi, nhưng là một cộc lên đường để học
hỏi, để tiếp cận những thành quả Chúa làm qua công cuộc truyền giáo
của Giáo Hội địa phương, qua công sức của bao thế hệ linh mục, tu sĩ,
giáo dân đă hy sinh trọn cuộc đời cho vùng đất khô cằn nóng cháy này.
H́nh ảnh hơn 40 Cha và hàng ngàn Giáo dân hân hoan bước vào ngôi
nhà thờ mới đẹp làm sao ! Sân nhà thờ không c̣n những cây phượng đỏ
chói chang, thay vào đó những mảng cây xanh ngút mắt, làm dịu mát
ḷng người khi bước vào nhà Chúa, màu xanh của hy vọng, thôi thúc
mỗi người trong chúng ta phải chung một tấm ḷng, phải biết thao
thức chuyển ḿnh với những ưu tư của Giáo Hội.
Ḍng sông đang cuộn chảy về nguồn ; mỗi một chặng khúc của ḍng
sông luôn mang trong ḿnh phù sa để hạt giống Tin Mừng sinh hoa kết
quả khắp muôn nơi.
Bùi Phương Hạc
Nguồn : VietCatholic
|