
Lược
sử Giáo xứ Phú Thiện

Nhà thờ Phú Thiện,
Thị trấn Phú Thiện,
Huyện Phú Thiện, Tỉnh Gia Lai
I. GIAI ĐOẠN HÌNH
THÀNH VÀ THỬ THÁCH
Vào năm 1962, một số giáo dân mà đa
phần quê ở Bình Định lên Tây
Nguyên lập nghiệp đã đến vùng đất Phú Thiện lúc đó gọi là Kế Thiện,
thuộc giáo xứ Phú Bổn. Số giáo
dân này sinh hoạt tôn giáo tại nhà thờ Phú Bổn và được Cha Henri
Radelet (tên Việt là Gia) về ở thị trấn Cheoreo (nay là Ayun Pa) làm
chánh xứ. Giáo xứ Phú Bổn (người
Kinh) - do Cha Radelet coi sóc, và TTTG Cheoreo (người dân tộc Jrai)
- do Cha Jacques Dournes (Giacôbê Đức) phụ trách, vẫn liên
kết chặt chẽ trong mọi lĩnh vực tôn
giáo. Từ ngày 1/2/1963, Cha
Giuse Bùi Đức Vượng đảm nhận chánh xứ Phú
Bổn. Ngoài Họ chính (thị xã Phú Bổn),
5 họ nhánh đã được hình thành bao gồm:
Phú Túc, Phú Cần, Tín Lập, Quý Đức và
Phú Thiện.
Từ đây giáo họ Phú Thiện được chăm sóc
mục vụ bởi cha sở Giuse Bùi Đức
Vượng và các cha phó giáo xứ Phú Bổn:
- Năm 1965, Cha Đôminicô Nguyễn Văn
Tri, phó xứ (qua đời 9/1966).
- Năm 1966, Cha Đôminicô Đinh Hữu Lộc
về làm phó xứ thay cha Tri vừa qua đời.
- Sang năm 1968 Cha Đôminicô Đinh Hữu
Lộc được cử sang TTTG
Cheoreo làm phụ tá. Cha GB. Đinh Văn
Thám về làm phó xứ. Đến năm 1969, Cha
Giuse Nguyễn Hoa Viên được cử về làm
phó xứ thay Cha Thám.
Năm 1968, ngôi nhà thờ Họ đạo Phú
Thiện được xây dựng nên nhằm đáp ng nhu cầu tôn thờ Thiên Chúa của
giáo dân. Ngôi nhà thờ nhỏ, đơn sơ đó nằm
đối diện với chợ Phú Thiện ngày nay.
Đến năm 1973, Cha Giuse Phạm Thiên
Trường được bổ nhiệm chánh xứ
Phú Bổn và Cha Gioakim Nguyễn Hoàng Sơn phó xứ, họ đạo được hướng
vào ổn định nề nếp và phát
triển các hội đoàn. Tuy nhiên chiến cuộc sôi động vào
những năm 1972 - 1975, làm cho bà con
hoang mang sợ hãi nên bỏ đi lập nghiệp
nơi khác, số giáo dân đã ít lại càng
ít hơn.
II. GIAI ĐOẠN CỦNG
CỐ VÀ PHÁT TRIỂN
Sau biến cố 1975, Cha Gioakim Nguyễn
Hoàng Sơn quản xứ Phú Bổn. Có
thể nói, từ những năm 1975 - 1979, số giáo dân người Kinh tại Phú
Thiện chỉ còn một hai gia đình
và hoàn toàn chưa có người tín hữu sắc tộc nào. Ngôi nhà
thờ nhỏ của giáo họ bị trưng dụng làm
nhà mẫu giáo.
Vào những năm 1979 - 1987, có nhiều
đợt di dân đi kinh tế mới đến từ các
nơi chủ yếu từ miền Bắc. Do đó số giáo
dân tăng mạnh mà phần đông đến từ
giáo phận Phát Diệm. Năm 1987, số giáo
dân đã là 318 người trong 75 hộ. Họ
đạo dần dần ổn định tổ chức, đi vào
qui củ, được củng cố niềm tin qua các sinh
hoạt phụng vụ với giáo xứ, dưới sự dìu
dắt của linh mục Gioakim Nguyễn Hoàng
Sơn. Đến năm 1997, họ đạo Phú Thiện
được tái lập, có Thánh bổn mạng riêng là
Thánh Cả Giuse và các sinh hoạt đã đi
vào nề nếp.
Số giáo dân tăng làm cho nhu cầu thờ
phượng Thiên Chúa tại chỗ càng
cần phải được đáp ứng ít nhất là cho những người lớn tuổi, các trẻ
em và những giáo dân thiếu
phương tiện đi lại. Số giáo dân có phương tiện đi lại đã cố gắng
trong nhiều năm về tại giáo xứ
Phú Bổn hiệp dâng Thánh lễ và học hỏi giáo lý
vào các ngày Chúa nhật và lễ trọng. Vì
vậy, vấn đề cần có nơi thờ phượng Thiên
Chúa cũng như phục vụ đời sống đức tin
của cộng đoàn được đặt ra. Lá đơn đầu
tiên năm 1987 xin xây dựng nhà thờ
cũng xuất phát từ nhu cầu tâm linh này.
Năm 1988, cụ Trần Văn Thực đã cho giáo
họ mượn ngôi nhà thờ tự của gia
đình ông để làm nơi cho cộng đoàn đến
tụ họp cầu nguyện, dâng Thánh lễ và sinh
hoạt. Chính tại nơi đây mà cộng đoàn
bắt đầu trưởng thành và lớn mạnh. Số giáo
dân được 115 hộ với 410 người.
Từ năm 1992, dù rằng giáo họ chưa có
nhà thờ chính thức, cha sở vẫn cố
gắng về tại nhà hội họp của giáo họ để
dâng Thánh lễ vào các ngày Chúa nhật
hàng tuần và các ngày Lễ trọng.
Năm 1995, giáo họ Phú Thiện có 137 hộ
gia đình công giáo, với 447 nhân
danh. Đến năm 1999 số gia đình công
giáo là 210 với số giáo dân là 1.084 người.
Ngày 28 tháng 9 năm 1999, cha Giuse
Nguyễn Văn Đắc được Đức Giám
Mục Giáo phận thuyên chuyển đến Giáo xứ Phú Bổn thay cha Gioakim
Nguyễn Hoàng Sơn. Cha Giuse
quan tâm đến giáo họ Phú Thiện: lo mua đất và xin phép
xây dựng nhà thờ. Năm 2001, cộng đoàn
có được một miếng đất canh tác với
diện tích là 11.592 mét vuông, ước
muốn xây dựng ngôi nhà thờ ngày càng khẩn
thiết hơn. Tháng 12/2005, sau khi nhận
được giấy phép xây dựng, cha Giuse và
cộng đoàn tiến hành thi công. Thánh lễ
đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ vào
ngày 8/9/2006 đã đánh dấu một bước
trưởng thành hơn của giáo họ trong đời
sống Đức tin, bởi phải trải qua nhiều
khó khăn và thử thách. Con số giáo dân
tăng lên rõ rệt với 307 hộ gồm 1.437
người (số liệu năm 2003).
III. GIÁO XỨ PHÚ
THIỆN HƯỚNG ĐẾN TƯƠNG LAI
Ngày 16/1/2007, Cha sở Phú Bổn là
Giuse Nguyễn Văn Đắc được Đức
Giám Mục Giáo phận thuyên chuyển đến nhiệm sở mới - giáo xứ Mỹ Thạch.
Và cha Phanxicô Xaviê Lê Tiên đang phục vụ nhà thờ Chính tòa Kontum
được Đức Giám mục Micae thuyên
chuyển về làm chánh xứ Phú Bổn. Cha Phanxicô Xavie
làm trọn phần kế tiếp công trình xây
dựng ngôi thánh đường Phú Thiện cho đến
hoàn thành và được ĐGM Giáo phận về
làm phép vào ngày 15/6/2007.
Cộng tác với Cha Phanxicô Xaviê trong
việc mục vụ còn phải kể đến 2 cha
phó. Ngày 14/12/2008, Cha Phêrô Ngô
Đức Trinh về làm phó xứ (đến 16/11/2010 Cha được bổ nhiệm làm chính
xứ Phú Túc với ngôi thánh đường vừa
được xây dựng thật khang trang ở vùng
cực nam của Giáo phận). Ngày 22/12/2010, tân linh mục Giuse Vũ Quốc
Bình được bổ nhiệm về làm phó xứ Phú
Bổn.
Tháng 10/2013 Cha Bênêđictô Nguyễn Văn
Bình được bổ nhiệm làm chánh xứ
Phú Bổn thay Cha P.X Lê Tiên được thuyên chuyển đến giáo xứ Kon
H’ring (14/10/2013); Cha Gioan
Bosco Trần Thanh Phương, phó xứ (2013- 2017). Giáo họ Phú Thiện tiếp
tục được quan tâm phát triển mọi mặt, trở thành
một giáo họ lớn trong một giáo xứ
tuyến đầu của giáo phận.
Và đến ngày 5/2/2017, Cha Gioan Bosco
Trần Thanh Phương được bổ nhiệm
chánh xứ Phú Thiện, Thánh lễ nhận xứ cùng ngày do Đức Cha Aloisiô
Giám mục Giáo phận chủ tế. Từ
đây, giáo xứ Phú Thiện đã tách ra khỏi giáo xứ
mẹ Phú Bổn, để có thể tiếp tục lớn
mạnh hơn nữa hầu làm vinh danh Thiên
Chúa.
Hiện nay (số liệu năm 2020), giáo xứ
Phú Thiện có tổng số 2.361 giáo dân
người Kinh.






Chi tiết bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com

|