Giáo phận Kontum

Nhà thờ Giáo xứ Phương Nghĩa

 

Nhà thờ Giáo xứ Phương Nghĩa
Giáo hạt Kontum

 

Địa chỉ :     3 Lư Tự Trọng, tp Kontum  ( Bản đồ )

Chánh xứ : Linh mục Antôn Vũ Đ́nh Long

Tel

 

E-mail

 

Năm thành lập

 

Bổn Mạng

 

Số giáo dân

5,957

Giờ lễ

Chúa nhật     : 5:15  -  8:00  -  16:00

Ngày thường : 5:00  -  17:30 ( thứ 3,5)

Giờ lễ có thể thay đổi theo mùa hay mục vụ của Gx. Xin xác nhận trước  khi đi lễ

Các nhà thờ lân cận :  

Tư liệu :  Lược sử Giáo xứ - H́nh ảnh Giáo xứ 
                Videos Sinh Hoạt Gx Phương Nghĩa

-  Tin tức sinh hoạt

* Đức Cha Aloisiô Dâng Lễ Kính Đức Mẹ Fatima Tại Gx Phương Nghĩa (13/5/2022 )

* Thánh Lễ Bổ Nhiệm Linh Mục Chánh Xứ Giáo Xứ Phương Nghĩa (2/5/2016) - H́nh ảnh  - Video

* Ngày Tái Thành lập Xứ Đoàn DON BOSCO Phương Nghĩa (15/11/2015) 

 

Lược sử Giáo xứ Phương Nghĩa

Nhà thờ Phương Nghĩa

03 Lư Tự Trọng, Phường Thắng Lợi, Tp. Kon Tum, Tỉnh Kon Tum

Giáo xứ Phương Nghĩa ngày nay thuộc Giáo hạt Kon Tum, Giáo phận Kon Tum là một giáo xứ có bề dày lịch sử và là một giáo xứ người Kinh có số giáo dân khá đông. Từ một họ đạo được thành lập năm 1856 chung cho người Bahnar và người Kinh, đến năm 1880 cộng đoàn người Kinh Phương Nghĩa được tách riêng ra thành họ đạo trực thuộc địa sở Kon Tum. Đến năm 1963 được tách thành giáo xứ độc lập nhưng vẫn chung một nhà thờ Chính Ṭa-Phương Nghĩa. Năm 1971 mới xây dựng nhà thờ riêng tại đường Lư Tự Trọng, Phường Thắng Lợi, Thành phố Kon Tum, Tỉnh Kon Tum ngày nay.

I. THỜI KỲ SƠ LẬP

Từ năm 1851, sau khi khám phá ra đồng bằng Kontum, Cha Desgouts (Đề) và Thầy sáu Do đảm trách truyền giáo cho bộ tộc Bahnar-Rơngao tại Trung tâm truyền giáo Rơhai (giáo xứ Tân Hương ngày nay). Giữa năm 1852, Thầy sáu Do được gọi về G̣ Thị để chuẩn bị thụ phong Linh mục. Tháng 07/1853, ngài lănh chức Linh mục và trở lên hướng dẫn Trung tâm Rơhai.

Cha Do cho khai thác vùng Đak Kấm, cách Rơhai độ 7 km về hướng tây bắc, lập thành làng nông trại Đak Kấm rập theo kiểu mẫu Rơhai.

Cha Do cũng quyết định lập một làng nông trại thứ 3 cách Rơhai 2 km về hướng đông, trên vùng đất ph́ nhiêu thuộc hữu ngạn sông Đak Bla. Ngài đưa một số người Thượng có đạo và chú giúp người Kinh cùng với Thầy Thám em ngài đến phát dọn chỗ gần bàu nước nhỏ phía bên này sông (bàu nước tiếng Bahnar gọi là Tum). Thầy Thám và Thầy Lai lo coi sóc việc nương rẫy và dựng nhà cho người làm ở lại đó, lập thành xóm nhỏ gọi là Đak Tum. Năm 1856, Cha Ḥa được Đức Cha Stêphanô Cuénot (Thể) chỉ định rời Trung tâm truyền giáo Bơnong (Đak Lăk) về phụ tá Cha Do tại Rơhai, Kontum. Cha Ḥa được giao phụ trách cơ sở Đak Tum để phát triển điểm truyền giáo này. Cùng lên Kontum với Cha Ḥa ngoài một số tín hữu người Mơnông, c̣n có một số người Kinh là giáo dân và người giúp việc của ngài : Thầy Hộ, Ông Tới, Ông Sanh, Ông Hề, Ông Công, Bà Phan, Bà Tại (bà ngoại của Cha Giuse Châu Bahnar sau này), Bà Phải (bà ngoại của cụ Tường Tổng các) [1].

Cha Ḥa đă khuyên được làng Moer và một số làng ở bên kia Đăk Tum dời qua bên này làm nhà ở gần ngài, cạnh nơi có giọt nước tốt và dần dần h́nh thành nên làng Kontum (chỗ Kon Tum Kơnâm bây giờ). Làng Kontum bắt đầu theo đạo từ năm 1856 và số tín hữu ngày càng tăng.

Cha Ḥa đă làm một nhà nguyện nhỏ trong làng bằng tranh nứa, vừa là nơi cử hành phụng vụ vừa là nơi ở cho các chú giúp. Ngài đặt ông Bâu (ông ngoại Cha Antôn Den sau này) làm ông Câu họ đồng thời lo giúp việc pḥng thánh [2] .

Từ đó, cộng đoàn tín hữu Kinh Thượng phát triển và sinh hoạt chung với nhau và trở nên họ đạo có nhà thờ với bổn mạng là Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội. Cha Ḥa được xem là cha sở tiên khởi của 2 giáo xứ Phương Nghĩa và Chính ṭa ngày nay.

Sau 5 năm hoạt động đắc lực, năm 1861 Cha Ḥa đau yếu trở về Ninh Ḥa (tỉnh Khánh Ḥa) và qua đời tại đó. Từ đó đến năm 1875 địa sở Kontum không có Linh mục coi sóc trực tiếp nên trực thuộc Trung tâm truyền giáo Rơhai (Tân Hương): trước tiên là Cha P.X Nguyễn Do từ năm 1861-1872 (Cha Do qua đời 03/09/1872 tại B́nh Định), Cha Jean Hugon (Xuân) từ năm 1873-1875 (Cha Hugon qua đời 21/06/1877 tại Rơhai), có Cha Gioakim Đạt phụ tá từ năm 1871-1875 (Cha Đạt về G̣ Thị năm 1875).

Mặc dầu không có cha sở tại chỗ nhưng nhà thờ Kontum vẫn có thánh lễ Chúa nhật và các cha giúp mục vụ chung cho giáo dân Kinh Thượng :

“Thời Bok Xun (Cha Hugon Xuân) phụ trách Rơhai, ngài cũng kiêm nhiệm coi sóc Kontum nữa. Hễ Chúa nhật này ngài dâng lễ ở Rơhai, th́ Cha Đạt tới dâng lễ ở Kontum; đến Chúa nhật sau, hai Cha lại thay đổi cho nhau: Cha Đạt làm lễ ở Rơhai, c̣n Bok Xun đến làm lễ tại Kontum. Cứ như vậy cho tới khi Bok Tuyên (Cha Vialleton Truyền) đến ở Kontum” [3].

II. THỜI KỲ THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN

 Tháng 04/1875, cha Jules Vialleton (Truyền) lên Miền Truyền Giáo và được cử đến phụ trách địa sở Kontum [4]

. Ngài ở trong nhà nguyện của làng - một túp nhà chật hẹp gần giống như nhà sàn dân tộc, vừa làm nhà nguyện vừa làm nơi ở cho những người giúp việc người Kinh [5].

Trong thời gian 1870-1880, cộng đoàn người Kinh (khi đó gọi là Họ Annam) phát triển và số giáo dân tăng nhanh, do nhiều tín hữu từ Miền Xuôi thuộc các tỉnh B́nh Định, Quảng Nam, Quảng Ngăi, Phú Yên...theo chân các vị thừa sai lên Kontum lập nghiệp hoặc lánh nạn bắt đạo của triều Nguyễn. Họ đạo người Kinh này đă thành h́nh và sinh hoạt độc lập, qui củ nhưng do chưa có Cha sở chính thức (1870-1875) và Cha Vialleton mới đến (1875) lại chưa quen thủy thổ nên thời gian đầu thường xuyên đau ốm [6].

1 x. Hlabar Tơbang 1917, tr. 45-48; 1918, tr. 65-66.

2 x. P. Ban và S. Thiệt, Mở Đạo Kontum, Imprimerie de Quinhon, tr.115-119.

3 x. Hlabar Tơbang số 83, năm 1919, tr. 59.

4 x. Echos số 12/1947 & 01/1948, tr. 7. Cha Vialleton phụ trách địa sở Kontum từ 1875-1909.

5 x. Tiểu sử Cha Vialleton, văn khố MEP.

6 x.Tiểu sử Cha Vialleton, sđd. tộc

Đặc biệt có thầy Hộ theo Cha Ḥa từ thời kỳ đầu rất hăng say truyền giáo. Thầy đă dạy kinh và giáo lư cho dân làng Kon Klor và Kontum (Kinh-Thượng). Bấy giờ, anh em dân Thượng gọi thầy là Bok Hộ. Khi tuổi già, thầy nghỉ hưu tại trường Cuénot và qua đời tại đó. Trong gian đoạn này, người Kinh và anh em Thượng sống và sinh hoạt chung với nhau cả về tôn giáo lẫn xă hội. V́ thế nhiều chú giúp cho các Cha thường lập gia đ́nh với các chị em Thượng.

Để thuận tiện quản trị mục vụ và phát triển các cộng đoàn Kinh,Thượng, Cha Vialleton đă quyết định tách thành lập riêng ra họ đạo người Kinh, gọi là Họ Phương Nghĩa [7 ], nhưng vẫn chung một Cha sở và Nhà thờ với Họ Kontum người Bahnar [8 ].

Năm 1885, Cha Vialleton được đặt làm Bề trên Miền truyền giáo Kontum (Bể trên 1885-1909), và đến ngày 07/03/1898 ngài chính thức được cử làm Đại diện công quyền tại Kontum (Đại lư hành chính).

Trong giai đoạn này, đơn vị hành chính được sắp xếp trong toàn miền : tên gọi của các làng người Kinh và Thượng cũng như tên gọi các họ đạo chính thức được sử dụng trong hành chính và ghi trong sổ bộ của các địa sở. Những làng người Kinh ở trung tâm Kontum :Các tên làng Thượng : v́ chưa có chữ viết các sắc tộc khác, nên chữ Bahnar được sử dụng ghi tên các làng/họ đạo. Chẳng hạn :

Vùng Sêđăng : Dak Tô, Dak Chô, Dak Lung.v.v.

Vùng Jrai : Habâu, Pleiku, Plei Rơngol.v.v.

Về chữ “Phương Nghĩa” : có thể hiểu là miền quê nghĩa t́nh, nhân ái.

Cũng có khi nói và viết là “Phường Nghĩa” (tuy không thông dụng thời kỳ sau này), cũng như Phường Quư, Phường Ḥa. Nguyên chữ “Phường” có nghĩa : một xóm, làng nhỏ (x. Đại nam quấc âm tự vị, Húnh-Tịnh Paulus Của, tập II, tr. 213) [9].

7 Trong Sổ Rửa Tội giáo xứ Phương Nghĩa, suốt thời gian đầu đều ghi là Họ Annam. Tên Phương Nghĩa chỉ xuất hiện từ ngày 13/02/1910 trở về sau.

8 x. Mgr. Martial Jannin, Annales des MEP 1933, tr. 161 (c'est le P. Vialleton qui fonde le village de Phuong-nghia...).

9 Có thể các thừa sai người Pháp thường ghi trong Sổ theo cách các ngài phát âm: Phương thành Phường, như chúng tôi phát hiện Cha Guerlach ghi trong Sổ RT Tân Hương 16/01/1899 nêu trên là : Tân Hường. Tuy nhiên chính các Cha người Việt như Cha Simon Diện và các Cha, các chức việc trong Chức Dịch Thơ Tín nhiều chỗ cũng ghi là Phường Nghĩa.

Cha Vialleton dấn thân vào việc đào tạo giáo dục thanh thiếu niên trong địa sở. Ngài nghiên cứu hoàn thiện chữ viết Bahnar song song truyền bá học tập chữ quốc ngữ, và mở trường lớp dạy học cho người Kinh lẫn người Thượng..Những lớp học đầu tiên được h́nh thành dưới hiên nhà của ngài. Đích thân ngài c̣n về B́nh Định mời thầy Hương, một thầy giảng có tiếng đang phục vụ tại Qui Nhơn lên Kontum để sắp đặt chương tŕnh, tổ chức lớp học văn hóa đầu tiên trên miền Kontum, khởi đầu cho phong trào học văn hóa sau này.

Nhiều giáo dân trong thời kỳ này đă biết đọc, biết viết. Họ là mầm khởi đầu cho phong trào học văn hóa sau này.

Có vài biến cố đau buồn đă xảy ra cho cộng đoàn:

+ Cơn dịch đậu mùa năm 1893, mà nguyên nhân do một người Kinh ở làng Kontum về B́nh Định đă dẫn một thanh niên lên theo. Chàng thanh niên này mắc bệnh đậu mùa đă gây truyền nhiễm làm thiệt mạng 168 người riêng tại địa sở Kon Tum, sau đó dịch lan nhanh ra các làng lân cận và hầu khắp các vùng của Kontum làm chết hàng ngàn người  [10] .

+ Cháy nhà thờ ngày 17/05/1897 : Một em trai người Kinh đă bất cẩn làm cháy nhà.

Đám cháy lan sang nhà xứ và nhà thờ, và phá hủy tất cả. Khi thấy mái nhà thờ đang cháy, Cha Víialleton cung kính kiệu Ḿnh Thánh từ Nhà Tạm Kontum sang Rơhai [11].

V́ tác nhân gây ra đều là người Kinh, nên cộng đoàn người Thượng đă thể hiện sự oán giận và thái độ thù địch đối với cộng đoàn người Kinh, kể cả với Cha Vialleton. Tuy nhiên, với sự điều hành khôn ngoan của Cha, nỗi đau buồn và bất ḥa rồi cũng tan biến, 2 cộng đoàn Phương Nghĩa và Kontum trở lại với nhịp sống đạo b́nh thường.

Sau hơn 34 năm hoạt động tông đồ đầy nhiệt thành, quả cảm và đạo đức, Cha Vialleton qua đời vào ngày 11/11/1909 tại trường Cuétnot. trong địa sở của ḿnh.

 Cha Joseph Décrouille (Đệ) đến Kontum năm 1906, ngài thay thế Cha Bề trên Vialleton làm cha xứ địa sở Kontum từ năm 1909-1919. Nhà thờ Kontum (Chính ṭa hiện nay) do cha Décrouille (Đệ) khởi công xây dựng vào ngày 07/04/1913 và khánh thành vào ngày 06/01/1918, đều do Đức Cha Philomen Jeanningros (Vị), Giám mục phó Gp Đông Đàng Trong (Qui Nhơn) lên Kontum làm phép thánh hiến [12].

Trong khoảng thời gian 10 năm làm cha sở, bằng lối ứng xử khôn khéo, và bằng nếp sống quân b́nh, Cha Joseph Décrouille đă nên gương mẫu trong đời sống, công việc cả tinh thần lẫn thể chất. Cha đă chiếm trọn ḷng tin yêu nơi mọi người.

Nhà thờ Kontum-Phương Nghĩa xây dựng năm 1913 (chưa có tháp) và năm 1933

10 x. M. Guerlach, La variole chez les Sodang, Rongao et Bahnar, Mission Catholiques 1893.

11 x. Tiểu sử Cha Vialleton, sđd.

12 x.Hlabar Tơbang số 26 năm 1913, tr.29-32 & Báo cáo năm 1918 của Đức Cha Janningros (Vị) - Rapport No.1268, Văn khố MEP.

 Năm 1919, Cha Bề trên Emile Kemlin (Văn) quản nhiệm địa sở Kontum, ngài về ở tại nhà xứ Kontum cho đến ngày 06/04/1924. Ngài đă cống hiến cho địa sở tất cả nhiệt huyết của ngài. Hai họ đạo Phương Nghĩa (Kinh) và Kontum (Bahnar) có số giáo dân gần bằng nhau, Cha Kemlin cử hành thánh lễ Chúa nhật bằng hai ngôn ngữ Kinh và Bahnar cho hai cộng đoàn riêng biệt [13]. Là kiến trúc sư của công tŕnh, Cha tiếp tục hoàn thiện ngôi nhà thờ của địa sở.

 Từ năm 1925 đến năm 1952, Cha Francoise Louison (cố Lui) làm cha sở. Ngài qua Việt Nam từ năm 1907 và đă từng làm cha sở nhiều nơi như Kon Sơmluh, Kon Mơnei (tạm), rồi Phương Nghĩa. Qua 27 năm làm cha sở (mặc dù không liên tục), Cha Louison đă để lại nhiều thành quả tốt đẹp:

1/ Chức việc: Thành lập Ban chức việc.

2/ Phân chia các Xóm giáo trong họ đạo.

3/ Đào tạo nhiều tông đồ giáo dân nổi tiếng như thầy Phêrô Thành, thầy Thục, ông câu Hoàng (Stêphanô Nguyễn Kim Vệ). Thầy Phêrô Thành nguyên là chú giúp của cha sở Louison. Thầy đă tận t́nh làm việc tông đồ trong gần 3 năm: dạy kinh bổn, dạy trẻ em xưng tội, rước Chúa lần đầu và thêm sức. C̣n ông câu Hoàng vừa là câu họ, vừa là ông từ nhà thờ.

Ông đă quán xuyến mọi việc lớn nhỏ trong giáo xứ. Ông đă được ân thưởng huy chương Ṭa Thánh năm 1960.

4/ Năm 1928, xây dựng Hang Đá Lộ Đức, khánh thành ngày 15/08/1928. và Trường Tiểu học Thánh Giuse (vị trí Ḍng Ảnh Phép Lạ hiện nay).

Hang Đá Đức Mẹ Lộ Đức Phương Nghĩa năm 1928 và năm 1937

Thời Cha Louison, hoạt động văn nghệ tại giáo xứ Phương Nghĩa rất sôi nổi, có thể kể 2 lần tổ chức biểu diễn rất thành công “Tuồng Thương Khó Chúa Giêsu” năm 1934 và năm 1949 tại trường thánh Giuse cũ do Cha Giuse Nguyễn Đức Ngọc, lúc bấy giờ là thầy giảng, làm đạo diễn. Về sau Cha Ngọc làm cha sở An Khê và mất năm 1979.

Từ tháng 03/1945, các Lm Thừa sai Pháp bị áp giải và quản thúc tại Nha Trang, Cha Tổng đại diện Simon Nguyễn Diện được cử đến phụ trách giáo xứ Phương Nghĩa. Tháng 07/1946, các Thừa sai trở về, Cha Louison (cố Lui) tiếp tục quản xứ Chính ṭa Kontum.

13 x. Tiểu sử Cha Emile Kemlin, văn khố MEP.

Từ năm 1932, cộng đoàn họ đạo Phương Nghĩa phát triển mạnh, số giáo dân ngày càng đông : năm 1937: 1.020 giáo dân; 1947: 1.161 giáo dân; 1949: 1.238 giáo dân..., có Ban chức việc hoàn chỉnh.

Năm 1953, Cha Louison về Pháp dưỡng bệnh và mất tại Marseille ngày 01/10/1953.

III. THỜI KỲ KIỆN TOÀN (1953-1975)

Tháng 03/1953, Đức Cha Phaolô Seitz (Kim) đă bổ nhiệm Cha Simon Nguyễn Diện đảm nhận chính xứ thay Cha Louison (cố Lui), và có Cha Antôn Den (linh mục Bahnar) đang dạy Trường Cuénot phụ giúp (11/1953-1956). Sang năm 1954, Cha Olivier Deschamps (Đệ) được bổ nhiệm phụ tá đặc trách Cộng đoàn tín hữu Kontum (Thượng). Cha Olivier Deschamps (Đệ) đến ngụ ở Kontum Kơpơng, coi sóc địa sở Kontum (Thượng) gồm các họ: Kontum Kơnâm, Kontum Kơpơng và Kon Hara chốt.

Như vậy Cha Simon Diện chỉ c̣n phụ trách giáo xứ Phương Nghĩa (Kinh). Từ thời điểm này, Giáo xứ Phương Nghĩa/ Nhà thờ Phương Nghĩa (Ecclesia Phương Nghĩa) được chính thức ghi trong sổ bộ của Giáo Hội [14].

 Gần 10 năm phụ trách Phương Nghĩa (1953-1962), Cha Simon đă để lại cho giáo xứ nhiều cảm mến về ḷng đạo đức khiêm tốn và khó nghèo nơi chính bản thân ngài. Cha đă tổ chức:

-Các cuộc thi giáo lư cấp địa sở và cấp hạt Kontum.

-Các cuộc thi kinh bổn hàng năm: thi vấn đáp dành cho thiếu niên, thi viết dành cho các thanh niên nam nữ.

-Tổ chức các hội đoàn công giáo tiến hành:

1/ Hội thánh Phanxicô Xaviê để hỗ trợ việc đào tạo các linh mục cho giáo phận.

2/ Đạo Binh Đức Mẹ (Legio Mariae)

3/ Hội Nghĩa Binh Thánh Thể.

4/ Ca đoàn (Ca đoàn Simon với 2 thầy ca trưởng : thầy Hiêrônimô Thiệt và thầy Triều).

Năm Thánh Mẫu kỷ niệm 100 năm tuyên bố Tín điều “Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (08/12/1854-1954), cộng đoàn giáo xứ đă hăng say tu bổ, làm đẹp nhà thờ Phương Nghĩa Kontum: sơn sửa toàn bộ bên trong và bên ngoài, lát gạch chính giữa và hai bên sân, xây bậc cấp tiền đường bằng ximăng, thay toàn bộ kính màu bị bể và đóng toàn bộ bàn ghế qú trong nhà thờ. Số gỗ đóng bàn ghế do ông biện Quá (tức ông Phêrô Ngô Đ́nh Sơn, thân phụ của nữ tu Gertrude Ngô Thị Huê, SPC) dâng cúng. Số băng ghế quỳ này hiện giáo xứ Phương Nghĩa đang sử dụng, chuyển từ nhà thờ Chính Ṭa qua. Ông biện Quá c̣n nhường lại đám đất để xây trường Lê Hữu Từ (nay là trường cơ sở Thắng Lợi II) [15 ].

5/ Ban giúp lễ.

6/ Hội Bà mẹ công giáo (bà hội trưởng đầu tiên: bà Hương mục Anê Hội, chính bà đă cống hiến Hội quán Legio Mariae cho giáo xứ).

7/ Ban Lâm chung: nhằm hỗ trợ ban chức việc trong công tác mai táng người quá cố. Các vị trưởng ban như các ông: Tùng, ông Trợ, Ngợi, Thuận, Lê, Điền, Hạnh, Phần, Phụng, Long...

14 x. Sổ Rửa tội Phương Nghĩa năm 1953, số 1064, ngày 16/10/1953.

15 x. Lịch sử giáo xứ Phương Nghĩa, bản đánh máy chữ ngày 14/11/1992, do ông Câu Quang cung cấp.

Năm 1960, với Sắc chỉ Venerabilium Nostrorum được ban hành ngày 24/11/1960, Đức Thánh Cha Gioan XXIII đă nâng Giáo phận Tông ṭa Kontum thành Giáo phận Chính ṭa Kontum với Nhà thờ Chính ṭa danh hiệu Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.

Năm 1963 Đức Cha Giáo phận Paul Seitz (Kim) quyết định chia địa sở Chính ṭa thành 2 giáo xứ độc lâp: Giáo xứ Phương Nghĩa (người Kinh) với cha xứ Giusc Nguyễn Hữu Nghị và Giáo xứ Kontum (người Thượng) với cha xứ Olivier Deschamps (Đệ); 2 cha xứ, nhưng vẫn chung một nhà thờ là nhà thờ Chính Ṭa Kontum.

Năm 1962, v́ tuổi già sức yếu, Cha Simon Diện xin về Ngô Trang, một họ đạo nhỏ.

Năm 1972 ngài về hưu tại nhà hưu dưỡng các linh mục giáo phận và qua đời ngày 11/11/ 1979.

 Cha Giuse Nguyễn Hữu Nghị thay thế Cha Simon từ năm 1962-1975. Ngài là một linh mục năng nổ: tổ chức thêm giới thiếu nữ Con Đức Mẹ (với sự hướng dẫn của nữ tu Marie và chị Monique). Thay thế Nghĩa Binh Thánh Thể bằng đoàn Hùng tâm dũng chí (năm 1974 số đoàn viên trên 700 em).

Thành lập hội Vinh sơn bác ái: một tổ chức đầy tính xă hội Kitô giáo.

Mỗi xóm giáo được chia ra nhiều khóm nhỏ (mỗi khóm chừng 10 gia đ́nh) để dễ bề tổ chức đọc kinh chung và kiệu Đức Mẹ trong xóm giáo. Tuy nhiên ưu tư hàng đầu của ngài ngay khi làm cha sở: xây cất nhà thờ riêng cho Phương Nghĩa. Bước đầu đă khởi hành tốt đẹp: Năm 1971 ngài làm nhà thờ tạm mái tôle, vách ván, kể từ đó mọi sinh hoạt tôn giáo của giáo xứ đều cử hành tại đây. Ngài đă cho tiến hành đổ cát đắp ruộng...nhưng với hai biến cố 1972 và 1975, công việc xây dựng nhà thờ tạm đ́nh chỉ.

Cha Giuse xây dựng trường Trung học Lê Hữu Từ ba tầng lầu, khang trang, mỹ thuật, rộng răi có thể dung nạp được hơn 1.000 học sinh. Cơ sở này hoàn thành và đưa vào sử dụng năm học 1965-1966 (nay là trường THCS Trần Hưng Đạo).

Nhà xứ Phương Nghĩa xây dựng năm 1965.

Hội quán Hùng dũng xây dựng năm 1966 (nay là Lớp Mẫu giáo Mầm non Thuỷ Tiên, tổ 8, Phường Thống Nhất.

Kư nhi viện Thanh Phong xây ngày 02/01/1971 (nay là trường tiểu học Phan Chu Trinh).

Nhà thờ xóm 4 (Xóm Mới hoặc Phương Nghĩa 2), ngôi nhà thờ này nguyên thủy của làng Kon Mơnei, được Đức Giám Mục Phaolô Seitz (Kim) trao cho xóm 4 vào cuối năm 1952, thời Cha Simon Diện. Giáo dân xóm 4 đă góp công sức và tài chính dỡ đem về dựng lại tại Xóm Mới. Tại đây mọi sinh hoạt phụng vụ đă được tổ chức qui mô gần như cấp giáo xứ: cũng có ban chức việc, ban lâm chung, ca đoàn...Các linh mục đă đến giúp mục vụ, dâng thánh lễ, ban các bí tích cho cộng đoàn nơi đây: Cha Marcel Arnould (Nhu), Cha Thích, Cha Bonnet (Quư), Cha Lange (Lân).

Hai mươi năm sau vào mùa hè đỏ lửa 1972 ngôi nhà thờ Xóm Mới đă bị phá hủy hoàn toàn. Đến năm 1975 khu đất nhà thờ cũng bị chiếm dụng, không c̣n vết tích.

Thống kê năm 1974 giáo xứ Phương Nghĩa có 3.592 giáo dân.

IV. THỜI KỲ CHUYỂN BIẾN (17/03/1975 - nay)

 Năm 1975, năm đổi mới chế độ chính trị, đổi mới cuộc sống. Chúa đă gởi đến cho giáo xứ một cha sở mới và trẻ trung: Cha Giuse Nguyễn Văn Đắc, 34 tuổi đời và vừa tṛn một tuổi đời linh mục (TpLm ngày 05/05/1974).

Ngày 03/07/1975 ngài được bổ nhiệm về làm cha phó, giúp Cha Giuse Maria Nguyễn Hữu Nghị, không bao lâu cha sở đi chữa mắt bằng một cuộc bàn giao đột xuất ngày 15/03/1975. Ôi ư Chúa thật nhiệm mầu! Sau những ngày di tản kinh hoàng, nhiều gia đ́nh phải sống cơ cực, thiếu thốn, mất mát dường như tất cả, nhiều gia đ́nh phải bắt đầu lại từ con số 0! Cơ sở sinh hoạt của giáo xứ bị thu hẹp. Ngôi nhà thờ tạm nay dường như trở thành vĩnh viễn!

Nhà thờ tạm Phương Nghĩa xây dựng từ năm 1971

Đứng trước những khó khăn về nhiều mặt, ngài phải nỗ lực phục vụ cộng đoàn dân Chúa trong tin yêu phó thác, trong nguyện cầu lạc quan và trong khiêm tốn hy sinh chịu đựng.

1/ Củng cố Ban chức việc: bổ sung một số trung niên đạo đức nhiệt t́nh vào Ban chức việc để cộng tác với cha sở.

2/ Tổ chức các lớp giáo lư: Công việc học hỏi Lời Chúa có thể nói là nhiệm vụ hàng đầu của cha sở. V́ gặp rất nhiều khó khăn, có lúc tưởng như phải ngưng hoạt động, ngài vẫn cương quyết duy tŕ và phát triển không ngừng những lớp học Lời Chúa vào mỗi Chúa nhật.

Nhằm khuyến khích các em hăng say học giáo lư, cha sở c̣n tổ chức những buổi đố vui Kinh Thánh ngay trong nhà thờ. Đặc biệt là hai cuộc thi qui mô: Đố vui về Đức Mẹ ngày 12/06/1989 và đố vui về Kinh Thánh ngày 05/05/1991.

3/ Tu bổ nhà thờ và khu vực nhà xứ., cùng với Hang đá Đức Mẹ.

Năm 1997, Cha Giuse Nguyễn Văn Đắc cho xây dựng nhà xứ cùng với dăy nhà giáo lư c̣n tồn tại cho đến nay. Khu nhà nằm về phía Bắc của thửa đất, phía sau Kư Nhi Viện Thanh Phong và nhà các nữ tu Ḍng Thánh Phaolô, địa chỉ 36 (số mới 03) Lư Tự Trọng - Phường Thắng Lợi - Tp. Kontum.

Cha Giuse Nguyễn Văn Đắc làm cha sở cho đến năm 1999 th́ cha Đaminh Trương Bảo Tâm về thay.

 Ngày 27/09/1999, Đức Giám Mục bổ nhiệm Cha Đaminh Trương Bảo Tâm làm chính xứ Phương Nghĩa. Cha Đaminh tiếp tục củng cố kiện toàn các hội đoàn, ban ngành trong giáo xứ. Ngôi nhà thờ tạm Phương Nghĩa từ năm 1971 đến nay không c̣n đáp ứng đủ nhu cầu phụng vụ của giáo xứ. Năm 2002, cha xứ Đaminh khởi công xây dựng nhà thờ mới. Nhà thờ được cung hiến vào ngày 09/12/2003 do Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh. Sau đó Cha Đaminh c̣n cho xây Nhà sinh hoạt giáo xứ, xây dựng Tháp chuông mới, chiều cao 26m, diện tích mặt bằng 4m x 4m = 16m2 (năm 2004) và nhà Vĩnh Hằng cùng với pḥng thánh

(năm 2008). Năm 2009, Cha cùng giáo xứ trùng tu, nâng cấp mặt sau Hang Đá Đức Mẹ Lộ Đức. Ngày 28/10/2009, Đức Cha Micae đă kư bổ nhiệm Cha Đaminh Trương Bảo Tâm thuyên chuyển đến giáo xứ Thánh Tâm (Pleiku) và Cha Aloisiô Nguyễn Hùng Vị đảm nhận chính xứ Phương Nghĩa.

Nhà thờ Phương Nghĩa xây dựng 2003

 Ngày 05/01/2010, Cha Aloisiô Nguyễn Hùng Vị về nhận xứ Phương Nghĩa. Cha Aloisiô đă củng cố giáo xứ về mọi mặt, đưa các hội đoàn vào sinh hoạt qui củ, nề nếp. Cha quan tâm về phụng vụ : điều chỉnh, cập nhật kinh nguyện trong tuần, kinh ngày Chúa nhật, kinh hát trong Thánh lễ...giúp cộng đoàn tham dự phụng vụ sống động, sốt sắng. Năm 2010, Cha xứ đă cho xây tường bảo vệ khuôn viên nhà thờ như hiện nay. Năm 2013, 14 chặng Đàng Thánh Giá cũng đă được xây dựng trong khuôn viên phía trước nhà thờ; toàn bộ cửa nhà thờ được sơn lại; nâng lên một tầng lầu Nhà giáo lư gồm các pḥng học giáo lư và pḥng khách văng lai cũng như xây thêm 3 pḥng giáo lư khác. Cha cho trồng nhiều cây xanh và cây thuốc trên khoảng đất rộng bên hông nhà thờ để giữ cát giữ đất, tạo một màu xanh cho khuôn viên nhà thờ. Trong 5 năm Cha quản nhiệm, nhiều giáo dân trở lại đạo, giáo xứ từ 7 xóm giáo tăng lên thành 9 xóm giáo.v.v. Số giáo dân năm 2010 là 5.355 giáo dân. Ngày 07/10/2015 Cha Aloisiô Nguyễn Hùng Vị được Ṭa Thánh bổ nhiệm làm Giám mục chính ṭa Kontum. Thánh lễ tấn phong Giám mục vào ngày 03/12/2015 tại sân Chủng viện - ṭa Giám Mục..

 Ngày 17/11/2015 Cha Phêrô Ngô Đức Trinh được cử đến quản nhiệm giáo xứ Phương Nghĩa, trong gần 6 tháng. Tuy thời gian ngắn ngủi nhưng Cha đă để lại nhiều t́nh cảm tốt đẹp nơi giáo xứ.

 Ngày 02/05/2016, Đức Giám mục giáo phận Aloisiô Nguyễn Hùng Vị đă bổ nhiệm linh mục Gioan Baotixita Hồ Quang Huyên đảm nhận mục vụ chính xứ Giáo xứ Phương Nghĩa. Cha G.B Hồ Quang Huyên tiếp tục đồng hành với giáo xứ. Cha quan tâm đến giới trẻ,

các em giáo lư : xây ngăn pḥng giáo lư trên lầu 3 để có thêm pḥng học giáo lư cho các em, đồng thời trang bị điện, quạt. Cha đă cho sơn lại mặt tiền Nhà thờ, sơn lại cổng và toàn bộ tường rào từ Nhà xứ đến Hang Đá Đức Mẹ; làm gác đàn (bục đứng ca đoàn trên gác cuối nhà thờ) và âm thanh cho ca đoàn; làm sân bóng rổ để thanh niên có chỗ chơi thể thao lành mạnh, không chỉ cho người trong giáo xứ, mà c̣n thu hút học sinh, bạn trẻ bên ngoài.v.v.

 Ngày 26/11/2019, Cha Antôn Vũ Đ́nh Long thay Cha Gioan Baotixita Hồ Quang Huyên nhận nhiệm vụ chính xứ Phương Nghĩa. Cha Antôn đă cho cải tạo khuôn viên nhà thờ, qui hoạch lại vườn cây, trồng cỏ, làm lối đi, lát gạch lối đi...tạo khuôn viên Nhà Chúa sạch đẹp. Sửa khu Nhà xứ : nâng nền, lát gạch, làm la-phông...Cùng với đó làm lại Đài Thánh Giuse trước Nhà xứ...Làm khu nhà vệ sinh, nhà kho.v.v. Cha và giáo xứ đă đề ra kế hoạch trùng tu Hang Đá Đức Mẹ Lộ Đức Phương Nghĩa, hiện đang trong quá tŕnh chuẩn bị chờ thi công khi điều kiện thuận tiện.v.v.

* Hoa trái của giáo xứ: đă xuất thân 17 linh mục, trong số đó có Cha Phêrô Trần Thích (qua đời năm 1958), Giuse Đỗ Hiệu (Tổng đại diện), Cha Simon Phan Văn B́nh.v.v., 3 thầy ḍng, 16 nữ tu...

* Cộng Đoàn Nữ Tu phục vụ Giáo xứ :

1. Cộng đoàn Nữ tu thánh Phaolô Đà Nẵng (SPC) : Cộng đoàn Phaolô Thanh Phong (v́ ban đầu ở tại Kư nhi viện Thanh Phong). Hiện diện từ ngày 30.08.1975 đến nay.

2. Cộng đoàn Nữ tu Chúa Quan Pḥng (Cần Thơ) : Cộng đoàn Kim Phước hiện diện từ 1975-2018 trong khuôn viên TGM Kontum, thuộc địa bàn Giáo xứ Phương Nghĩa.

Từ ngày 03/09/2018 cộng đoàn chuyển từ Ṭa Giám Mục Kontum ra nhà hưu cũ của Ṭa Giám Mục, thuộc giáo xứ Tân Hương.

* Số Giáo dân : Hiện tại giáo xứ có 6.886 giáo dân, phân bổ trong 9 Xóm giáo mang thánh hiệu Đức Mẹ :

Truyền Tin, Mông Triệu, Lộ Đức, Mân Côi, Thiên Mẫu, Sinh Nhật, Thăm Viếng, Trinh Vương, Fatima.

* Vị trí : Giáo xứ Phương Nghĩa hiện nay nằm trong địa bàn 03 Phường của Tp. Kontum: Phường Thống Nhất, Phường Thắng Lợi và Phường Trường Chinh.

- Phía Đông : giáp Giáo xứ Chính toà (làng Kontum Kơnâm, Kontum Kơpơng: đường Đào duy Từ).

- Phía Tây : giáp Giáo xứ Tân Hương (đường Hoàng Diệu, Triệu Việt Vương, Tăng Bạt Hổ, Trần Quốc Toản).

- Phía Nam : giáp Nhà thờ Chính ṭa và đường Nguyễn Huệ (ô bờ sông Đăk Bla).

- Phía Bắc : giáp Giáo xứ Vơ Lâm (đường Nguyễn Viết Xuân nối dài, Trường Chinh,

Trần Văn Hai).

 

 

 

 

 

 

 

 

Chi tiết bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com 

..........................................

Thánh Lễ Bổ Nhiệm Linh Mục Chánh Xứ Giáo Xứ Phương Nghĩa

(02-05-2016)

Cùng chung niềm vui với anh em giáo xứ Phương Nghĩa, mọi gia đ́nh trong Giáo phận dâng lời Tạ Ơn Thiên Chúa và cầu chúc Giáo xứ tiến bước trên con đường nên thánh, trở nên chứng nhân sống động như lời nhắn nhủ trong Thánh Lễ bổ nhiệm tốt đẹp này của Đức Cha cũng là nguyên Chánh xứ Giáo xứ Phương Nghĩa.

Ngày 02/05/2016, Đức Giám mục giáo phận Aloisiô NGUYỄN HÙNG VỊ đă bổ nhiệm Linh Mục GIOAN BAOTIXITA HỒ QUANG HUYÊN đảm nhận mục vụ Chánh xứ Giáo xứ Phương Nghĩa.

Đức Giám mục Giáo phận chủ tế, trên 30 linh mục đồng tế, cùng đông đảo tu sĩ và giáo dân hiệp thông dâng Thánh lễ bổ nhiệm này. Giáo xứ Phương Nghĩa là một giáo xứ kỳ cựu và đông giáo dân, trên dưới 6000 tín hữu người kinh nằm trong địa bàn Thành Phố Kontum, tỉnh Kontum. Sau khi cha chánh xứ Aloisiô NGUYỄN HÙNG VỊ được Ṭa Thánh bổ nhiệm làm Giám mục Giáo phận, giáo xứ Phương Nghĩa đă vắng bóng chủ chăn trên 6 tháng, nên Thánh Lễ Bổ nhiệm Tân linh mục Chánh xứ là niềm vui to lớn cho toàn giáo dân trong xứ. Niềm vui đó được thể hiện rơ nét trên từng khuôn mặt của anh em tín hữu trong giáo xứ.

Cùng chung niềm vui với anh em giáo xứ Phương Nghĩa, mọi gia đ́nh trong Giáo phận dâng lời Tạ Ơn Thiên Chúa và cầu chúc Giáo xứ tiến bước trên con đường nên thánh, trở nên chứng nhân sống động như lời nhắn nhủ trong Thánh Lễ bổ nhiệm tốt đẹp này của Đức Cha cũng là nguyên Chánh xứ Giáo xứ Phương Nghĩa.

Nguồn : Website GP Kontum


H́nh ảnh nhà thờ Giáo xứ Phương Nghĩa

 H́nh ảnh Thánh Lễ Bổ Nhiệm Linh Mục Chánh Xứ Giáo Xứ Phương Nghĩa (2/5/2016)

Nguồn : Website GP Kontum

 

 

 

 

 

 

WGPKT(22/07/2021) KONTUM

 

Chi tiết - h́nh ảnh bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com 

[Trở về đầu trang ]