
Lược
sử Giáo xứ Rờ Kơi
Nguồn : Web
site GP Kontum

1. ĐỊA BÀN HÀNH CHÍNH
- Giáo xứ Rờ Kơi nằm trên trục đường tỉnh lộ 675, hữu
ngạn suối Đăk Sir, xã Rờ Kơi, cực bắc huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum;
thuộc Giáo hạt Đăk Hà, Giáo phận Kon Tum.
- Từ nhà thờ Rờ Kơi hướng về phía tây bắc
khoảng 12 cây số sẽ nối tiếp quốc lộ 14C.
2. HÌNH THÀNH GIÁO XỨ
- Trãi qua dòng lịch sử, vùng truyền giáo thuộc huyện
Sa Thầy phía bắc tỉnh Kon Tum ngày nay đã được diễm phúc đón nhận
đức tin, và ngày càng lan tỏa qua việc hình thành các họ đạo: Plei
Kơbei (1934), Plei Pơđư (1940), Đăk Rơđe (1947)...Trong giai đoạn
này, các họ đạo trực thuộc địa sở Plei Jơdrâp do các Linh mục phụ
trách: Cha Simon Nguyễn Diện (1923-1945), Cha G.B Lê Thọ
(1943-1945), Cha G.B Nguyễn Quang Huy (1946-1948), Cha G.B Lưu
Phương (1945-1946; 1948-1952; 1953-1962) 1
- Vùng Rờ Kơi khởi đầu được các Linh mục thừa sai từ
địa sở Đăk Mót (nay thuộc huyện Ngọc Hồi) đến truyền giáo.
o Cha Paul Beysselance Lành (1948)
o Cha René Thomann Mẫn (1952)2
Năm 1948 có thể xem là thời
điểm khởi đầu đón nhận đức tin của cộng đoàn Rờ Kơi.
- Từ năm 1952-1953: Cha Tôma Lê Thành Ánh được bổ
nhiệm làm cha sở Plei Jơdrâp, tiếp đến ngài được bổ nhiệm làm cha sở
tiên khởi Plei Kơbei (1953-1955). Trong giai đoạn này, có thêm 3
làng đón nhận Tin Mừng - cả ba đều thuộc sắc tộc Hà Lăng: Đăk Rơđe
ken, Dak Rơđe tih và Plei Khôk Klong; ba làng cách xa sở chính Plei
Kơbei 5, 3 và 10 cây số đường rừng qua nhiều suối. Từ đó, tuyến
truyền giáo Rờ Kơi do các cha Giáo xứ Plei Kơbei phụ trách:
3
1 x. Echos địa phận Kontum
tháng 5-6-7/1949.
2 x. Tiểu sử Lm Paul
Beysselance (1921-2015) và Lm René Thomann (1922-1972), Văn khố MEP.
- Giữa năm 1955-1958, Cha Gioakim Nguyễn Thúc Nên đến
giúp mục vụ Rờ Kơi. - Năm 1958-1966, Cha Phêrô Trần Thanh Chung.
Thời kỳ này cả Cha sở lẫn giáo dân đã phải đối mặt với rất nhiều khó
khăn do chiến tranh, loạn lạc. Năm 1963, tình hình ngày càng mất an
ninh, một số anh chị em thuộc giáo xứ Kơbei đi tránh làn mưa bom đạn,
phải di tản đến bên kia sông Pôkô, thuộc xã Krong hiện nay và cha sở
Phêrô Trần Thanh Chung tiếp tục trông coi 9 làng, gồm 1.128 giáo dân
người sắc tộc, 671 dự tòng.
- Vào giữa năm 1966: Cha Trần Thanh Chung được Đức
Giám Mục thuyên chuyển lên Đà Lạt phụ trách chi nhánh Chủng viện
Thừa sai Kon Tum thay cha Lê Quang Trinh qua đời vì tai nạn giao
thông. Từ giữa năm 1966-1969: địa sở không có linh mục trực tiếp
điều hành tại chỗ.
- Năm 1969-1975, Cha Simon Phan Văn Bình được Đức
Giám Mục giáo phận lúc đó là Đức Cha Phaolô Kim (Seitz) giao chăm
sóc đoàn chiên đang tạm lánh nạn. Số anh chị em lúc ấy khoảng 4.500
người, định cư trong 8 làng.
Năm 1972 do cuộc chiến Mùa Hè
đỏ lửa, Cha Simon đã phải đưa cả đoàn chiên về tạm cư tại thị xã Kon
Tum. Giữa năm 1973, tình hình tạm ổn, cộng đoàn trở về, nhưng vào
năm sau lại tiếp tục di tản một lần nữa.
- Năm 1975-2003: Sau 1975, dân làng lại về sinh sống
tại làng cũ của mình, lúc đó không có linh mục phụ trách chính thức,
nên được sáp nhập vào Giáo xứ Măng La, do cha Phaolô Nguyễn Đức Hữu
cũng như các cha sở Giáo xứ Măng La sau đó. Giáo dân phải đi hơn 50
km để về Kon Tum hoặc Giáo xứ Măng La tham dự Thánh Lễ hoặc lãnh
nhận các bí tích. Đường đi dốc đá gập ghềnh khó khăn, nhất là vào
mùa mưa bão trơn trợt, lại bị cản trở, cấm đoán...thế nhưng đức tin
của người kitô hữu Hà Lăng nơi đây không hề nao núng.
- Năm 2003-2011, Cha Gioan Nguyễn Đức Trường (giáo xứ
Măng La) phụ trách.
- Tháng 02/2011, Đức Giám mục Micae Hoàng Đức Oanh bổ
nhiệm Linh mục Tađêô Nguyễn Ái Quốc về đặc trách địa bàn Rờ Kơi và
nâng Rờ Kơi thành giáo xứ độc lập.
Lúc đầu, Cha Tađêô đến xin trú
ngụ tại làng Đak Rơđe hoặc Khúc Loong, nhưng sau cùng chú Yao Phu
già làng Kram đón cha đến ở trong nhà mình.

NHÀ NGUYỆN đầu tiên (Nhà của
gia đình chú Gliêm, làng Kram)
3 x. Bản tường thuật của
Cha Tôma Lê Thành Ánh ngày 12/06/1995.
Cộng đoàn giáo xứ Rờ Kơi trải
qua nhiều năm không có linh mục chăm sóc, không nơi phượng tự. Cha
xứ tiên khởi bắt tay chăm lo đời sống đức tin cho dân Chúa, đồng
thời lo tìm mua đất, cất nhà nguyện, phòng dạy giáo lý, nhà xứ, nhà
nuôi các em nội trú, và chuẩn bị đất đai và phương tiện để xây nhà
thờ mới trong tương lai.

NHÀ THỜ ĐẦU TIÊN CỦA GIÁO XỨ
THUỘC LÀNG KRAM
Nhà thờ được cải tạo từ nhà
nguyện cũ và hoàn thành năm 2013
Năm 2015 số tín hữu trong giáo
xứ là 1.455 trong tổng số 290 gia đình, trong đó người dân tộc Hà
Lăng có 1.399 tín hữu trong tổng số 277 hộ gia đình, người kinh 56
tín hữu/ 13 hộ gia đình.
- Năm 2016, Đức Giám mục Aloisiô Nguyễn Hùng Vị đã
trao Giáo xứ Rờ Kơi cho Dòng Đaminh vào tháng 07/2016, và cha Giuse
Nguyễn Hữu Phú, OP chính thức nhận nhiệm sở. Có thầy Gioan Nguyễn
Văn Mão OP, được tăng cường từ Đak Lak lên. Cha Giuse chăm lo củng
cố giáo xứ, các hội đoàn, nhất là việc dạy giáo lý và phụng vụ thánh
lễ.
- Đến tháng 05/2018, cha Luca Nguyễn Văn Mạnh, O.P
được bổ nhiệm làm cha sở giáo xứ Rờ Kơi, và cha Tađeô Hồ Vĩnh Thịnh
làm phó xứ. Ngoài việc thiết lập, củng cố, duy trì, phát triển đoàn
thiếu nhi, các ca đoàn, Legio Maria, Huynh đoàn Đa Minh...giáo xứ đã
mở những lớp giáo lý dự tòng, rửa tội và hợp thức hóa nhiều đôi hôn
nhân. Nhiều người thuộc nhiều thành phần trong dân làng, kể cả những
cán bộ huyện, xã...bỏ đạo lâu năm nay được ơn trở lại đạo.

Các cha dòng Đaminh đảm nhận
Giáo xứ Rờ Kơi
Từ ngày 27/08/2017, Hội dòng nữ
Đa Minh Tam Hiệp đến cộng tác với quý cha, quý thầy cùng nhau chia
sẻ sứ vụ tại giáo xứ Rờ Kơi.
Do số giáo dân ngày một tăng và nhà nguyện Rơkơi trở
nên quá nhỏ bé và hư hại qua thời gian, nên cha sở Luca quyết định
xây dựng một ngôi nhà mới trên một khu đất rộng hơn.
Thánh lễ đặt viên đá đầu tiên
xây dựng nhà thờ do Đức Cha Aloisiô Giám mục giáo phận chủ tế ngày
02/01/2020. Tới tháng 06/2021 nhà thờ mới tọa lạc tại làng Khúc
Loong được hoàn thành. Năm 2020 có cha Giuse Nguyễn Anh Vũ, OP phụ
tá (đặc trách Moray).
Hiện nay (2021), giáo xứ Rờ Kơi
có 2.600 giáo dân. Trong đó:
Người Hà Lăng: 2.406 tín hữu
Người J’rai: 61 tín hữu
Người Kinh: 133 tín hữu
NHÀ THỜ RỜ KƠI MỚI



Chi tiết bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com

|