Giáo phận Kontum

Nhà thờ Giáo xứ Tea-Rơxa

 

Nhà thờ Giáo xứ Tea-Rơxa
Giáo hạt Đăk Mót

 

Địa chỉ :   xă Đăk Trăm, h. Đăk Tô, KonTum  ( Bản đồ )

Chánh xứ : Linh mục Giuse Vơ Văn Dũng
Phó xứ     : Linh mục

Tel

 

E-mail

 

Năm thành lập

 

Bổn Mạng

 

Số giáo dân

5.788

Giờ lễ

Chúa nhật     :  5:30  -  9:15  -  15:30

Ngày thường : 5:15

Giờ lễ có thể thay đổi theo mùa hay mục vụ của Gx. Xin xác nhận trước  khi đi lễ

Các nhà thờ lân cận :  

Tư liệu :  Lược sử Giáo xứ - H́nh ảnh Giáo xứ 

-  Tin tức sinh hoạt

 

Lược sử Giáo xứ Tea-Rơxa

1. ĐỊA BÀN:

Tea Rơxá là một địa sở mới thành lập, có thánh đường chính đặt tại làng Đak Rôgia, xă Đak Trăm, huyện Đak Tô, gồm có 40 làng có tín hữu, trải dài trong 7 xă và 2 huỵên Đak Tô và Tu Mơ Rông,

* Trên bản đồ tỉnh Kontum, Địa sở Tea Rơxá nằm về phía bắc của tỉnh Kontum, có địa giới như sau: - Phía Bắc giáp dăy núi Ngọc Linh huyện Đak Glei và tỉnh Quảng Nam;

- Phía Nam giáp 3 xă của Đak Tô : Đak Rơnga, Ngọc Tụ và Kon Đào, và xă Đak Pxi của huyện Đak Hà;

- Phía Tây giáp xă Đak Ang của huyện Ngọc Hồi;

- Phía Đông giáp xă Măng Búk của huyện Kon Plông.

2. ĐÔI NÉT VỀ LỊCH SỬ:

Địa sở Tea Rơxá có liên hệ đến 3 Địa sở có trước năm 1972 là Đak Chô, Kon Hơnong và Kon Du:

Cụ thể:

- 1 làng nguyên thuộc giáo xứ Đăk Chô: Tea Rơxá.

- 4 làng nguyên thuộc giáo xứ Kon Du: Kon Pia, Ty Tu, Kon Ling, Đak PơTrang

- 35 làng nguyên thuộc giáo xứ Kon Hơnong: Đak Dring, Tea Phea, Tea Rong, Tea Pen, Đak Tram, Kuxia, Đak Mong, Đak Hơdro, Đak Hà. Đak Xanh, Tea Hơ-ô, Tea Dro, Tea Pen, Kon Hơnong, Đak Prong, Đak Nông, Đak Hnăng, Đak Trang, Tea Xô 2 Măng Lỗ, Ngọc Năng 1, Ngọc Năng 2, La Giong, Đak Pḷ, Kon Hía 1, Kon Hía 2, Kon Hía 3, Mô Pành. Đak Ré 1, Kon Sang, Đak Hà, Đak Xiêng, Ngọc Leang Văn Sang, Đak Neang.

Địa bàn của địa sở Tea Rơxá hiện nay nguyên là địa bàn của giáo xứ Kon Hnong trước năm 1965. Sự định h́nh các làng có đạo trong Địa sở Tea Rơxá theo ḍng chảy lịch sử của Tây Nguyên.

-Vào năm 1942, Kon Hơnong ṭng giáo. Sau hơn 10 năm, các làng dọc theo con sông Tea Tơken (nay Đak Tơkan) cho đến thượng nguồn, lần lượt trở lại. Nên năm 1953, giáo xứ Kon Hơnong được thiết lập, với cha sở tiên khởi là Lm Marcel Arnould (MEP), gồm các làng: Kon Hnong, Đak Brong, Đak Phea, Đak Hrâp, Đak Hmêng, Kon Pô, Đak Kơxan , Đak Go, Đak Hơdjro, Đak Hnang, Đak Hơ-ô, Đăk Dro

- Chiến cuộc 1964-1965 xảy ra ngay tại miền Tu M’rông Trường Sơn, khiến con dân Sê-đăng phần lớn phải chạy về lánh nạn tại quận lỵ Đăk Tô (nay là xă Kon Đào), phía dưới đèo Ngọc Tụ. Chính trong ḥan cảnh bị bứng khỏi núi rừng, các làng Sêđăng lương dân tị nạn lại xin ṭng giáo. Ngày 14-07-1964 [1] : tại nhà thờ Đak Tô các cha Dujon, Chastanet, Léoni, Rơnaud, Arnould đă rửa tội cho 26 người thuộc làng Đak Kơnong (nay là Đăk Nông) và 47 người Đak Treang (nay là Đăk Trang). Và một số anh em ở các làng Đak Hrâp, Đak Hmêng, Đak Brong, Kon Pô, Đak Phea, Đak Go, Đak Treang, Đak Hơdjro, Mang Kloh, Đak Hnang,...

- Năm 1972, “mùa Hè đỏ lửa” Đăk Tô khiến các Cố Tây tiếp tục dẫn đoàn chiên lánh nạn, chạy về Kon Tum, đi Pleiku. Tại Pleiku, vào ngày 29-10-1972 [2] : Cha GB Trần Khánh Lê đă rửa tội cho anh em Sêđăng luơng dân làng Đak Kơneang (nay là Đăk Neang), Tea Xiă (nay là Đăk Xiêng), Wăng-Săng (nay là Văn Sang). Sau đó, cha Marcel Arnould, cha sở Kon Hnong, tiếp tục dẫn đoàn chiên Sêđăng chạy tới Phú Bổn ở tại Plei Măng 2 [3].

- Năm 1975, chiến cuộc chấm dứt. Các Cố Tây được lệnh rời khỏi Việt Nam. Đàn chiên bỗng trở nên bơ vơ giữa đất khách quê người. Anh em Sê-đăng phần lớn quyết định quay về rừng thiêng làng cũ của tổ tiên. Tất cả phải bước vào thời kỳ mới: lao động tập thể, sống tập thể, dọc theo sông Đăk Tơken, với lịch tuần 10 ngày! Sau vài năm, mô h́nh “sản xuất tập thể” bị hủy bỏ, mỗi làng chọn cho ḿnh một mảnh đất mới. Dân 4 làng Tea Rơxá kan, Tea Rơxá Kue, Tea Kơmo, Tea Xue, trước 1972 thuộc địa sở Đăk Chô, ṭng giáo vào năm 1937, thời cha Paul Rơnaud, đă chọn mảnh đất của làng Tea Phea, nơi băi đỗ cây của Lâm Trường Đăk Tô, dựng thành một làng mới, với tên gọi hành chính là Đăk Rôgia. C̣n một số anh em khác, quay về chốn xưa, phục hồi làng cũ như Tea Pen, Tea Dro (nay là Tê Rông), Tea Kơxán (nay là Đak Xanh), Tea Hơ-ô.

1 Theo Sổ Rửa Tội Địa Sở Kon Hơnong 1953-1973

2 Theo Sổ Rửa Tội Địa Sở Kon Hơnong 1953-1973

3 Lịch Địa Phận Kontum 1968, 1972, 1975

- Rồi vào những năm của thập niên 90, đất nước bước sang cơ chế thị trường. Các làng ở dọc con sông Tea Pơxái (nay gọi là Đak Pxy) được lệnh dời làng lên vùng đất cao, hoặc chọn miền đất mới. Các chú Yao phu: Jêrôm A Hiong, Phanxicô Xaviê A Nhim,.. dẫn một số gia đ́nh tiến về phía bắc của xă Đak Pxy, đến Tu M’rông dựng làng mới Kon Pia, Ty Tu, Kon Ling, Đak Pơtrang.

Suốt một thời gian dài: 1975-2006: Miền Sêđăng này vắng bóng linh mục, không nhà thờ, không tu sĩ, nhưng công việc truyền giáo vẫn tiến triển lạ thường: hàng loạt anh em các làng Ngọc Năng, La Giong, Kon Hía 1, Kon Hía 2, Kon Hía 3, Đăk Ré 1, xin trở lại. Tất cả nhờ “Hạt giống Tin Mừng được gieo văi” trong thời kỳ lọan lạc, chạy ngược xuôi hơn 10 năm (1964-1975), đă được lớn lên, tiến triển nơi quê hương ḿnh của ḿnh, nhờ anh em Yao phu làng can trường giữ lửa “đức tin” và truyền đức tin cho nhau, bất chấp tù tội. Lễ Phục Sinh (Paskal) hằng năm, t́m mọi cách, băng rừng vượt suối, dẫn nhau về Nhà Thờ Kontum, gặp cha phụ trách, để nhận lănh các Bí Tích mà yao phu không thể trao ban.

Măi đến Tuần Thánh năm 2006, chính quyền mới chấp thuận cho cha Calistô Bá Năng Lư đến Kon Hơnong cử hành lễ Phục Sinh.

3. HƯỚNG ĐẾN TƢƠNG LAI:

Nhưng từ ngày 22-12-2006, Lm Giuse Vơ Văn Dũng được gửi đến, hiện diện giữa anh em Sê-đăng.

Được sự hỗ trợ của Ṭa Giám Mục Kontum, ngôi nhà thờ mới Tea Rơxá được khởi công xây dựng và khánh thành vào năm 2008, diện tích 280 m2 , theo mô-típ nhà rông Tây Nguyên.

Tiếp đến đầu năm 2011, có thêm cha Gioakim Nguyễn Hữu Tuyến đến phụ giúp.

Năm 2012, Địa sở có :

- 40 làng có tín hữu công giáo, trải dài trong 7 xă và 2 huỵên Đak Tô và Tu Mơ Rông,

- Với 12.2914 tín hữu công giáo, trong đó : Sêđăng là 12.100 ; Ha Lâng: 125, Kinh : 38.

- 93 Yao phu: trong đó: 78 nam và 15 nữ, 4 chú Kuênót.

- 2 Nữ tu sắc tộc: Kêpha Y Wút (người Sêđăng), Louise de Marillac Y Thưk (người Bahnar)

- 2 Linh mục Giuse Vơ Văn Dũng và Gioakim Nguyễn Hữu Tuyến.

4 Số liệu tháng 10 năm 2012

Ngày 20-11-2012, giáo xứ vinh dự đón tiếp Đức Tổng GM Léopoldo Girelli, đại diện Đức Thánh Cha đến thăm mục vụ, tại Nhà thờ Tea Rơxá.

Đức Tổng GM Léopoldo Girelli và 2 Đức Cha Giáo phận thăm mục vụ

Năm 2013, cha phó Gioakim Nguyễn Hữu Tuyến được thuyên chuyển đến phục vụ giáo xứ Kon Hring, linh mục Phêrô Nguyễn Xuân Anh Tuấn được bổ nhiệm phó xứ.

Với địa bàn mục vụ quá rộng lớn, từ năm 2012 cha sở Giuse Vơ Văn Dũng đă xin Đức Giám mục Giáo phận thiết lập các giáo xứ mới tách ra từ địa sở Tea Rơxá.

Đến năm 2015, Kon Pia (1547 tín hữu) được lên giáo xứ với cha Phêrô Nguyễn Xuân Anh Tuấn được bổ nhiệm chính xứ tiên khởi.

Hiện nay, Giáo xứ Tea Rơxá có tổng số 5.788 giáo dân. Trong đó đa số là anh chị em sắc tộc Sêđăng với 5.759 giáo dân, chỉ có 29 giáo dân người Kinh. Cha Giuse Vơ Văn Dũng đă hơn 15 năm lăn lộn mục vụ, đưa giáo xứ vượt qua biết bao gian lao thử thách, ngày một trưởng thành hơn trong đời sống đức tin của cộng đoàn, và vươn tới loan báo Tin Mừng cho những anh chị em chưa biết Chúa trong vùng truyền giáo phía Bắc tỉnh Kontum này.

 

 

 

Chi tiết bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com 


H́nh ảnh nhà thờ Giáo xứ Tea-Rơxa

< chưa có >

Chi tiết - h́nh ảnh bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com 

[Trở về đầu trang ]