|

Lược
sử Giáo xứ Ba Giồng
VỊ TRÍ:
- Giáo dân đa số thuộc xă Tân Lư Đông, huyện Châu Thành, tỉnh
Tiền Giang. Số c̣n lại rải rác trong các xă Tân Hội Đông, Tân Ḥa
Thành, Tân Hương, Tân Lư Tây (huyện Châu Thành), Tân Lập 1, Tân Lập
2, Phú Mỹ (huyện Tân Phước).
- Dân số: 60.000
- Số Giáo dân: 1.581
- Số gia đ́nh công giáo: 452
- Linh Mục Chánh Sở: Gioan Baotixita Nguyễn Tấn Sang
- Cha phó:

QUÁ TR̀NH H̀NH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN:
- Giáo phận Mỹ Tho thành lập năm 1960 nhưng người Công giáo sống
ở vùng này đă có từ thời các linh mục thừa sai truyền giáo ở Việt
Nam. Có thể nói Ba Giồng là một họ đạo cổ xưa nhất của giáo phận Mỹ
Tho tồn tại đến ngày hôm nay.
- “Bản tường tŕnh của linh mục F.Demarcq, Thừa sai Tông Ṭa, năm
1911” c̣n lưu giữ tại họ đạo, đă xác định sự hiện diện từ rất sớm
của họ đạo Ba Giồng: “Do tính cách lâu đời của nó, họ đạo này đáng
đứng chỗ nhất, c̣n tất cả các họ đạo khác mới có khá gần đây”
- Theo tài liệu “27 vị Tử Đạo tại Ba Giồng của linh mục H.Hamon
thuộc Hội Thừa Sai paris, trong Missions Catholiques, năm 1882,
quyển 14, có nhắc tên gọi của họ đạo như sau: Về hướng Đông Bắc Sài
G̣n, thuộc tỉnh Mỹ Tho, có một cánh đồng lầy rộng lớn. Vào mùa mưa
lớn, cánh đồng ấy biến thành một hồ nước mênh mông. Ở lối vào đầm
lầy này, nước cuốn dồn cát lại như tạo cho ḿnh một rào chắn không
thể vượt qua nổi. Với thời gian, những đụn cát ấy cao dần lên trên
ba giồng cát mà ḍng nước đă bồi lên, giữa một rừng tre có ngọn cao,
tạo thành một vành đai xanh, đó là xóm nhỏ Ba Giồng. Giữa xóm có một
ngôi nhà lớn, trên mái ngói có dựng cây Thánh Giá nổi bật là nhà thờ
của họ đạo. Dân cư ở đây không giàu sang cũng không túng quẫn, nếp
sống của họ rất b́nh dị. Hầu như mọi người sống bằng lao động của
đôi bàn tay. Thế nhưng họ có một kho báu mà họ coi trọng hơn mọi của
cải giàu sang, đó là “kho báu đức tin”.
- Theo những lời truyền tụng chắc chắn, vào khoảng năm 1700 (Canh
Th́n) hoặc 1702, dưới triều đại Minh Vương (1691) ra dụ cấm đạo
Thiên Chúa, chừng 20 ghe biển của tín hữu Kitô, âm thầm rời Phú Yên,
rời xa bờ biển An nam, mang theo khoảng 30 gia đ́nh Kitô hữu. Những
gia đ́nh trốn lánh cuộc bắt đạo và trẩy về hướng Nam Kỳ. Chúa quan
pḥng dẫn họ đến trước con sông cái, giữa G̣ Công và Chợ Lớn, do hai
con sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây nhập lại kết thành. Ghe ngược
ḍng sông này cho tới chỗ bắt đầu đồng cỏ lát rộng lớn, và dừng lại
ở miệng con rạch gọi là Rạch Chanh. Đầu tiên tất cả các gia đ́nh lập
cư trên bờ con rạch này. Và ghe trở về Phú Yên rước thêm các gia
đ́nh khác. Sáu tháng sau, ghe trở lại đem theo những Kitô hữu khác
c̣n đông hơn nữa. Nhưng gần sông quá, ghe thuyền quan lớn đi lại
thường xuyên nên có lần họ bị bắt và bị cầm tù. Tất cả các Kitô hữu
khác khiếp sợ vội vă rời khỏi nơi ấy để đi sâu vào rừng, cho tới chỗ
Ba Giồng ngày nay và lập cư tại đó. Nhưng rất có thể, dân cư đă trở
lại đạo từ một thời xa xưa. Các cụ già thường chỉ cho con cháu những
ngôi mộ của ba thế hệ đă sống trước họ, mà tất cả đều là những người
Công giáo. Tại đất thánh họ đạo nay c̣n một vài mộ chí niên đại 1663
– 1664 và nhiều ngôi mộ cổ ghi chữ nho đă lu mờ không thể đọc được.
- Giáo xứ Ba Giồng đă trăi qua biết bao cảnh thăng trầm: Năm 1783
anh em nhà Tây Sơn đă t́m đến đây t́m vua Gia Long, và đă nổi giận
chém giết 150 người giáo dân tại đây. Rồi thời vua Minh Mạng, vào
năm 1836, quan quân Triều Nguyễn cũng đă truy quét họ đạo Ba Giồng
và đă tàn sát trên dưới 1700 người. Đến triều đại vua Tự Đức, cha sở
họ đạo lúc đó là cha Thánh Phêrô Nguyễn Văn Lựu cũng đă bị chém đầu
tại Mỹ Tho năm 1861, và sang năm sau, 1862, họ đạo bị tàn sát, lần
này có 25 người đàn ông đă tuyên xưng đức tin tại chợ Củ Chi, cách
Ba Giồng khoảng 2 cây số. Xác 25 vị này đă được chôn tại một nơi gần
đó mà người ta vẫn truyền tụng cho đến ngày hôm nay, gọi là g̣ Chết
Chém. Cùng với 25 người đă tuyên xưng đức tin cách công khai , có 2
người cũng bị chém đầu khi trốn chạy. 10 năm sau cha Hamon vâng lệnh
Đức Cha Miche lo việc cải tang hài cốt các Vị Tử Đạo về an táng tại
đất thánh Ba Giồng ngày 18 tháng 06 năm 1872.
Các cha đă phục vụ giáo xứ:
- Trong thời kỳ cấm đạo:
· Cha Thánh Philipphê Phan Văn Minh (1849 – 1853)
· Cha Thánh Phêrô Nguyễn Văn Lựu (1853 – 1861)
· Gioan Baotixita Thiềng (1855 – 1857)
· Lôrensô Lân, cha Kiệu, Martinô Hiền (1855 – 1857)
· Cha Vọng (1857 – 1861), cha Khách, cha Phaolồ Diện.
- Sau cấm đạo:
· Gernot Quí (1865 – 1866)
· Cha Roustant, Lizé Luy, Peguet Phước, Tôma Đoàn (1865 – 1866)
· Phêrô Trí (1867 – 1869)
- Khi đă ổn định và là cha sở chính thức:
· Theodule Hamon Thể (1869 – 1872)
· Giuse Nhu (1872 – 1875)
· Nicola Colson (1875)
· Louis Gagnon Thọ (1875 – 1877)
· Anrê Thể (1877 – 1893)
· Cha Nu (1893 – 1896)
- Các cha sở Tân An phụ trách họ đạo Ba Giồng:
· Phêrô Viện (1896 – 1898)
· Phêrô Tự (1898 – 1905)
· Phaolo Thăng (1905 – 1909)
· Phêrô Tự (1909 – 1910)
· Demarcq (1910 – 1911)
· Phêrô Xử (1911 – 1915)
· Cha Sinh, cha Diện, cha Cậy (1915)
- Cha sở họ đạo Ba Giồng:
· Carôlô Nhơn (1934 – 1948)
· Giuse Phùng Cảnh (1948)
· Antôn Lê Quang Thạnh, cha sở Tân An kiêm nhiệm (1949 – 1974)
· Phêrô Uông Đ́nh Đạm (1974 – 1975)
· Gioan Trần Phước Cương (1975 – 1976)
· Giuse Phạm Thanh Minh (1976 – 2002)
· Phaolo Trần Kỳ Minh (2002 – 2011)
- Cha sở đương nhiệm: Gioan Baotixita Nguyễn Tấn Sang
· Sinh năm: 1973
· Thụ phong linh mục: 2005
· Nhận nhiệm vụ: 05/2011

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG:
- Giáo xứ có 4 giáo họ, Hội Đồng Mục Vụ giáo xứ gồm 17 người, phụ
trách các giáo họ.
- Các hội đoàn: Legiô Mariae, Các Bà Mẹ Công giáo, Gia đ́nh phạt
tạ Thánh Tâm, giứoi thanh niên và thiếu nhi. Tất cả các hội đoàn
sinh hoạt và hội họp hàng tháng, hàng tuần.
- Các em thiếu nhi đều theo học các lớp giáo lư hàng tuần theo
lứa tuổi. Riêng dự ṭng và hôn nhân được tổ chức quanh năm.
- Cùng với sự phát triển của xă hội, đời sống vật chất của giáo
dân cũng phát triển theo nhưng ngược lại đời sống đức tin có phần sa
sút . V́ thế,giáo xứ đang hướng mọi hoạt động vào việc đào tạo các
hội đoàn đă hoạt động truyền giáo, thăm viếng mục vụ để củng cố niềm
tin cho giáo dân, tổ chức những buổi kinh tối tại gia đ́nh.
- Giáo dân Ba Giồng đa số tập trung tại xă Tân Lư Đông, nhưng có
một số sống rải rác trong các xă Tân Hội Đông, Tân Ḥa Thành, Tân
Hương, Tân Lư Tây (huyện Châu Thành), Tân Lập 1, Tân Lập 2, Phú Mỹ (huyện
Tân Phước). V́ nhu cầu dạy giáo lư, giáo xứ đă và đang đào tạo nhân
sự dạy giáo lư cho thiếu nhi và dự ṭng tại giáo xứ để phục vụ cho
những nơi xa.
|
|