
Lược
sử Giáo xứ Bà Râu
Người gieo giống trên sỏi đá
Bà Râu (cách nói trại của người Kinh từ tiếng Raglai B’rau) là
một xứ đạo truyền giáo, được Đức Cha Marcel Piquet Lợi, Giám mục
tiên khởi của Giáo phận Nha Trang, thành lập từ năm 1960 và bổ nhiệm
linh mục Thừa sai Donatien Béliard (tên tiếng Việt là cố Phước) đến
làm quản xứ. Mùa hè năm 1963, bà con dân tộc Bà Râu vừa ngạc nhiên
vừa ṭ ṃ khi thấy một linh mục trẻ người Pháp cùng thầy giúp người
Raglai đến dựng lều tại mảnh đất vốn là nghĩa địa bỏ hoang ở cuối
làng. Lúc đầu lạ lẫm, nhưng sau th́ quen và yêu quư vị linh mục
ngoại quốc nhiệt t́nh, thân thiện, sẵn sàng giúp đỡ mọi người không
nề hà và rất yêu mến trẻ em. Một thời gian sau, ngôi nhà nguyện đơn
sơ và một pḥng học nhỏ bé được dựng nên để mưu ích cho đồng bào,
nhất là đồng bào dân tộc ít người lúc đó hầu như chưa có ai theo đạo.

Mộ Linh mục Thừa sai Donatien Béliard (tên tiếng
Việt là cố Phước)
Giáo điểm ngày càng phát triển, Cố Phước không thể bao quát hết
mọi việc. Tháng 8.1970, các nữ tu thuộc Hội ḍng Khiết Tâm Đức Mẹ
được cử đến Bà Râu để cùng với Cố Phước miệt mài lặn lội khắp các
thôn làng Bà Râu dạy văn hóa, dạy nghề cho các em dân tộc, đồng thời
cũng lo việc từ thiện giúp của ăn, thuốc uống cho người nghèo khó,
bệnh tật …

Thời điểm đó, Giáo xứ Bà Râu được ghi nhận có 215 giáo dân, chủ
yếu là người Kinh ở ven quốc lộ I (Kỷ Yếu GP Nha Trang năm 1972).
Nhiều người Raglai cũng siêng đi lễ, hát kinh, làm kịch vũ Giáng
Sinh dù chưa nhập đạo. Cố Phước không hề nôn nóng rửa tội cho anh
chị em dân tộc, ngài bảo muốn chờ đến khi họ thật sự thấm nhuần đức
tin vào Chúa. Đặc biệt ngài chú trọng việc đào tạo nhân sự cho tương
lai bằng cách gởi các em đi học tại Nha Trang và các nơi khác. Ngày
nay trong số đó có nhiều người đă trở thành chiến sĩ rao giảng Tin
Mừng cho chính đồng bào của ḿnh.
Sau 14 năm gieo văi hạt giống Đức tin và vun trồng cây Đức ái
giữa vùng đất Bà Râu nắng cháy, năm 1974, cố Phước qua đời v́ bạo
bệnh trong sự thương tiếc đến sững sờ của mọi người. Phần mộ ngài
nằm ngay tại nơi ngài đă sống, giữa miền truyền giáo thân yêu với
những đứa con tinh thần và bao dự tính c̣n chưa hoàn tất.
Hạt giống âm thầm nảy mầm
Sau 1975, v́ thời cuộc, các nữ tu Khiết Tâm cũng bị buộc rời khỏi
Bà Râu trong ngậm ngùi nước mắt. Nh́n về nhà nguyện nhà xứ bị đổ nát
và đoàn chiên c̣n quá nhỏ bé về mọi mặt, các chị chỉ c̣n biết phó
dâng cho sự quan pḥng của Thiên Chúa.
Giáo xứ Bà Râu được tháp nhập vào các giáo xứ lân cận (G̣ Đền rồi
G̣ Sạn). Các linh mục, tu sĩ ít có cơ hội đến cộng đồng Raglai.
Nhưng, sức sống đạo mănh liệt vẫn âm thầm tuôn chảy trong cộng đoàn.
Những giáo lư viên Raglai trong làng vẫn theo gương các nữ tu tiếp
tục dạy đạo cho trẻ em bằng những bài kinh thuộc ḷng, những bài
thánh ca ngợi khen Chúa rồi đem đến các Cha, các Soeurs nhà thờ đặc
trách gần đó khảo kinh, dạy thêm giáo lư trước khi nhận phép Thánh
tẩy hoặc xưng tội vỡ ḷng. Nhiều trẻ nguy tử trong làng cũng đă được
rửa tội. Thật lạ lùng khi mỗi năm số tân ṭng người lớn và trẻ em
vẫn gia tăng từ vài chục đến vài trăm. Cao điểm nhất là những năm
1999 - 2001, mỗi năm có đến 200 người gia nhập Hội Thánh. Chỉ khoảng
10 năm, đă có 1.570 anh chị em dân tộc Raglai được rửa tôi, quả thật
như một phép màu làm nên mùa gặt bội thu trên cánh đồng truyền giáo
Bà Râu này.
Với thời gian, lần lượt các Linh mục Anrê Nguyễn Lộc Huệ, Giuse
Nguyễn Thường, Phêrô Phạm Văn Thận, Phaolô Cao Ḥa Vinh là chánh –
phó xứ G̣ Đền kiêm phụ trách Bà Râu. Giáo xứ được tái lập với ngôi
thánh đường mới cung hiến vào tháng 8.2011 mở ra một tương lai cho
cánh đồng truyền giáo 28 ngàn dân chưa biết Chúa trên vùng sỏi cát.
Cha Inhaxiô Trương Đ́nh Phương, một linh mục trẻ giàu nhiệt huyết,
được Đức Giám Mục Nha Trang đặt làm quản xứ Bà Râu.
Và những thao thức của người truyền
giáo hôm nay

Giáo xứ Bà Râu hiện thuộc huyện Thuận Bắc, một huyện mới được
thành lập thuộc phía bắc tỉnh Ninh Thuận giáp với Cam Ranh – Khánh
Ḥa. Địa bàn giáo xứ rất rộng trải dài trên 5 xă Lợi Hải, Công Hải,
Phước Kháng, Phước Chiến và Bắc Sơn. Từ một nhóm nhỏ, giáo dân hiện
nay đă trên 2,5 ngàn người, trong đó 95% là người dân tộc, được chia
làm 5 giáo họ: Bà Râu, Suối Đá, Karôm – Suối Vang (Du Long), Xóm
Bằng và Kiền Kiền.
Cha Phương cho hay, dù đă có nhà thờ, nhưng v́ địa bàn quá rộng
và đường đi lại rất khó khăn nên cha vẫn phải đến các giáo điểm xa
như Xóm Bằng (cách 14 km), rồi ngược lại Suối Giếng (13 km) .v.v để
dâng lễ cho bà con. Rào cản ngôn ngữ cũng là một thử thách cho cha
trong việc rao giảng Lời Chúa và dạy giáo lư bởi phần đông người già
và trẻ em biết rất ít tiếng Kinh. Cha phải giảng thật đơn giản, dễ
hiểu hết sức có thể và phần c̣n lại th́ phó thác cho Chúa Thánh Thần
làm việc.
Không chỉ quan tâm về đời sống đạo, cha c̣n thao thức nhiều cho
cộng đồng người dân tộc lương giáo mà phần đông là rất nghèo thuộc
giáo xứ ḿnh phụ trách. Chẳng hạn, người Raglai ở vùng này không có
chữ viết, nên dần dần không c̣n giữ lại được truyền thống và bản sắc
của ḿnh; Mặt bằng dân trí thấp, người mù chữ nhiều, sinh con đông
mà lại không có đất canh tác và điều kiện phát triển kinh tế, ngoài
một số ít gia đ́nh có ruộng rẫy để làm th́ người ta đi chặt cây thuê,
hay phổ biến nhất là lượm phân ḅ (kiếm được 5-8 ngàn/ngày). Vậy th́
làm sao để trao cho họ những kiến thức sơ đẳng để bảo vệ sức khỏe;
làm sao để hướng dẫn cho họ cách chi tiêu hợp lư để có cái ăn cái
mặc; làm sao để tạo cho họ những điều kiện tối thiểu để từ đó ư thức
bảo tồn văn hóa của riêng ḿnh mà vẫn không lạc hậu; làm sao để
người Bà Râu có cuộc sống tạm đủ, không bồn chồn cái bụng mỗi kỳ
giáp hạt …? Tất cả luôn là trăn trở hàng đầu của vị mục tử trẻ và
những cộng sự nơi đây, song song với việc xây dựng cho giáo dân một
nền tảng đạo đức và hiểu biết Chúa
Giữa cái thiếu thốn trăm bề, đôi khi giáo xứ vùng hẻo lành này
cũng có được niềm vui nho nhỏ khi được các đoàn đến thăm và chia sẻ
quà như Caritas Nha Trang , nhóm Ngôi Sao Nhỏ, giáo xứ Trung Đồng –
Nam Đồng (Vũng Tàu), giáo xứ Chí Ḥa - Phú Hữu – Thủ Đức – Gia đ́nh
Đồng Công .v.v. Nhưng đấy cũng chỉ là giúp đỡ nhất thời, không bền
vững. Có người gợi ư các nữ tu đang phục vụ ở Bà Râu làm mô h́nh Quỹ
tín dụng – tiết kiệm tương trợ nhỏ cho phụ nữ, như một số nơi đă làm
cho người dân tộc và đă thành công. Các chị đă nh́n ra tính khả thi
của chương tŕnh nhưng vẫn loay hoay v́ không kiếm đâu ra nguồn vốn
ban đầu. Người Raglai theo chế độ mẫu hệ, nên khi vợ chết th́ người
chồng không được coi trọng, thậm chí bị đuổi ra khỏi nhà. Một ngôi
nhà Hưu dưỡng cho người già cô thân và trẻ em mồ côi không nơi nương
tựa cũng là ao ước của những người đang truyền giáo ở Bà Râu. Và bao
nhiêu dự tính khác nữa nhưng vẫn bỏ ngỏ v́ lư do tài chánh.
Chiều dần tàn, thắp nén nhang trên mộ cố Phước đă được cải táng
về trong khuôn viên nhà thờ mới. Tôi nhớ lời cha Phương trong cuộc
tṛ chuyện: “Cho dù vất vả thế nào đi nữa, tôi vẫn thấy vô cùng hạnh
phúc khi được phục vụ ở Bà Râu, nơi mà tôi có những giáo dân có ḷng
đạo đức và luôn khao khát để ḿnh và anh chị em dân tộc ḿnh biết về
Chúa, biết về đạo hơn”. Cha cười hiền từ nói : ““Phaolô trồng,
Appôlô tưới, Thiên Chúa mới cho mọc lên” (1 Cr 3,6). Những người đi
trước đă gieo, giờ tôi chỉ là người gặt hái, tôi vui sướng chu toàn
bổn phận của ḿnh”.
Cầu chúc cho những mong ước của Cha Phương và các nữ tu sớm thành
hiện thực để cánh đồng truyền giáo Bà Râu ngày được mở rộng hơn.
..............................................

Lễ giỗ Cố
Linh Mục Pière Donatien Beliard
Vài nét về Cố Linh Mục Donatien Beliard:

Cố Pière Donatien Beliard sinh ngày 14.04.1913, tại Chateau-Thébaud,
vùng Loire Atlantique, thuộc địa phận Nantes, nước Pháp.
12.09.1932 ngài gia nhập hội Thừa sai Truyền giáo Paris. Thu
phong linh mục 29.06.1939 và nhận sứ mệnh truyền giáo tại Qui Nhơn,
nhưng v́ chiến tranh và đi lại khó khăn, ngài phải ở lại nước Pháp
làm giáo sư tiểu chủng viện Théophane Vénard trong thời gian một năm.
01.11.1945, ngài lên đường đi Việt Nam với danh nghĩa là tuyên úy
quân đội Pháp ở Đông Dương; ngài ra khỏi ngành này ngày 20-1-1947.
Sau sáu tháng học tiếng việt, ngài bắt đầu sứ vụ tại giáo xứ Hộ Diêm,
dưới sự hướng dẫn của cha Pierre Gauthier.
Từ 1955 đến 1957, ngài làm cha sở giáo xứ Trà Kiệu, Quảng Nam.
Năm 1957, giáo phận Nha Trang được thiết lập, Cha Beliard trở lại
Hộ Diêm, rồi đi nhận nhiệm vụ ở Đồng Dài (Nha Trang). Ngài hăng say
làm việc nơi giáo điểm xa xôi hẻo lánh này.
Năm 1963, hai ngàn người dân tộc Racglai quy tụ sinh sống ở Bà
Râu, ngài được chỉ định làm chủ chăn của họ. Ngài chia sẻ sự nghèo
khó và làm việc để thăng tiến đời sống của họ. Ngài thăm viếng và
giúp đỡ nhiều làng dân tộc Raglai vùng này. Ngài cũng quan tâm đào
tạo các giáo lư viên dân tộc. Với bao kiên nhẫn và cố gắng, ngài xây
nhà thờ, nhà xứ, trường học và nhà ở cho các nữ tu.
14.02.1974, sức khỏe suy nhược, ngài nhập viện ở Sài G̣n và được
chẩn đoán là ung thư tụy đă di căn qua gan. Ngài trải qua cuộc phẫu
thuật ngày 7-3-1974, nhưng do bệnh quá nặng ngài đă trút hơi thở
cuối cùng vào ngày 22.04.1974.
25.04.1974 Thánh lễ an táng được cử hành trọng thể tại nhà thờ Hộ
Diêm với hàng ngàn giáo dân tham dự và 35 linh mục giáo phận đồng tế.
Theo mong muốn của ngài lúc c̣n sống là được ở giữa đồng bào dân tộc
Raglai, ngài được an táng trong khuôn viên Nhà thờ Bà Râu cũ.
Và ngày 11.12.2011, sau nhiều cố gắng và chuẩn bị, Đức Giám Mục
Giáo Phận đă đưa di hài của ngài về an táng trong khuôn viên Nhà thờ
Bà Râu, để ngài được an nghỉ giữa ḷng con cái của ngài.
Những hoạt động lễ giỗ:
Nằm trong những hoạt động mừng lễ, 18h chiều ngày 10.12.2012,
Giáo xứ đă tổ chức buổi đọc kinh cầu lễ tại mộ Ông Cố nằm trong
khuôn viên nhà thờ. Buổi đọc kinh có sự hiện diện của Cha Cựu Giáo
xứ G̣ Sạn, Phêrô Phạm Văn Thận. Sau giờ đọc kinh, Giáo xứ đă tổ chức
đốt lửa, đánh Mă La, uống rượu Cần, nhảy múa và sinh hoạt cho tất cả
bà con trong vùng (không phân biệt tôn giáo, sắc tộc) và những người
già kể cho con cháu nghe những kỷ niệm về Ông Cố.

[xem
nguyên tập h́nh ảnh]
Thánh lễ giỗ Cố Beliard được cử hành vào lúc 9h sáng ngày
11.12.2012, với sự hiện diện và đồng tế của Cha Hạt Trưởng Ninh
Phước, Cha cựu Phêrô Phạm Văn Thận và các cha trong hạt Ninh Hải.
Sau thánh lễ, tất cả cộng đoàn đă ra viếng mộ thắp nén nhang tưởng
nhớ Ông Cố rồi cùng nhau dùng bữa cơm thân mật.
Cùng ngày, Giáo xứ cũng đă tổ chức phát gạo cho 90 người tàn tật,
già yếu, neo đơn không c̣n khả năng lao động. Đây là hoạt động theo
định kỳ mỗi tháng một lần nhằm chia sẻ với những cảnh đời kém may
mắn. Nhu cầu th́ rất lớn nhưng khả năng th́ hạn hẹp. Trong tương lai,
để có thể duy tŕ hoạt động này, rất cần đến sự hỗ trợ của những nhà
hảo tâm xa gần.
Nguồn :
Trang WEB Giáo Phận
Nha Trang
................

Bà Râu, một
cộng đoàn đức tin kỳ diệu
Bà Râu (cách nói trại của người Kinh từ tiếng Raglai B’rau) là
một xứ đạo truyền giáo, được Đức Cha Marcel Piquet Lợi, Giám mục
tiên khởi của Giáo phận Nha Trang, thành lập từ năm 1960 và bổ nhiệm
linh mục Thừa sai Donatien Béliard (cố Phước) đến làm quản xứ.

Cố Phước cùng với các d́ phước Phaolô và sau là các nữ tu Khiết
Tâm Đức Mẹ, đă miệt mài lặn lội khắp các thôn làng Bà Râu dạy đạo,
dạy chữ, dạy kinh và trợ giúp của ăn, thuốc uống cho anh em dân tộc
Raglai nghèo khó…
Năm 1970, Giáo xứ Bà Râu được ghi nhận có 215 giáo dân, chủ yếu
là người Kinh ở ven quốc lộ I (Kỷ Yếu GPNT năm 1972). Nhiều người
Raglai cũng siêng đi lễ, hát kinh, làm kịch vũ Giáng Sinh dù chưa
nhập đạo.
Sau 14 năm gieo văi hạt giống đức tin và vun trồng cây đức ái
giữa vùng đất Bà Râu nắng cháy, năm 1974, cố Phước đă yên nghỉ bên
đàn chiên chưa thuộc về ràn. Phần mộ ngài nằm giữa miền truyền giáo
thân yêu của ngài như hạt lúa ḿ chịu mục nát, chờ ngày trổ sinh
bông hạt gấp trăm, gấp ngàn…
Chiến tranh, nhà nguyện nhà xứ bị đổ nát. Sau năm 1975, các nữ tu
Khiết Tâm cũng bị buộc rời khỏi Bà Râu.
Số tín hữu Raglai tại các làng ấp Bà Râu vẫn mong manh. Không c̣n
bóng dáng các nhà truyền giáo, nhiều anh chị em Raglai dù chưa nhập
đạo, vẫn theo gương các bà phước tiếp tục dạy đạo cho trẻ em, rửa
tội cho trẻ nguy tử trong làng…
Bà Râu được tháp nhập vào các giáo xứ lân cận (G̣ Đền rồi G̣ Sạn)
trong quăng thời gian dài không chủ chăn. Thời buổi khó khăn, các
linh mục, tu sĩ ít có cơ hội thâm nhập cộng đồng Raglai. Thế nhưng,
hằng năm, con số tân ṭng người lớn và trẻ em thật đông đúc, từ vài
chục cho đến hơn cả trăm, trong khi việc dạy đạo ban đầu khởi đi từ
những giáo lư viên Raglai nằm làng, chỉ biết vài con chữ hoặc thất
học mà thuộc kinh làu làu ! Dù bị cản ngăn, cấm cách, họ vẫn nhiệt
thành dạy kinh, dạy hát cho con em trong làng ca tụng Chúa, rồi đem
đến các Cha, các Soeurs đặc trách khảo kinh, dạy thêm giáo lư trước
khi nhận phép Rửa hoặc xưng tội vỡ ḷng…

Cho đến hôm nay, 36 năm trôi qua, những cậu bé Raglai từng giúp
lễ, bưng đèn theo cố Phước đi kẻ liệt ngày nào, những cô bé ca đoàn
mấy chục năm truớc, nay tiếp tục là những tông đồ nhiệt thành dựng
xây Nhà Chúa.
Thật là, “Phaolô trồng, Appôlô tưới, Thiên Chúa mới cho mọc lên”
(1 Cr 3,6)
Xứ đạo Bà Râu hôm nay có khoảng 2.000 tín hữu mà hơn 90% là anh
em dân tộc Raglai. Dù nghèo khó, vất vả sớm hôm nhưng Bà Râu quả là
một cộng đoàn đức tin sống động, đơn sơ và mạnh mẽ diệu kỳ.
Nguồn :
Trang WEB Giáo Phận
Nha Trang
|