
Lược
sử Giáo xứ Nha Trang
* Bối cảnh
Cuối thế kỷ 19, vào khoảng năm 1885, Nha Trang chỉ
gồm vài xóm chài rải rác ở cửa sông Cái và ven bờ biển. Giáo dân lúc
ấy khoảng dăm ba trăm người sống tập trung ở Giáo Xứ Chợ Mới (Ngọc
Hội). Năm 1886, khi người Pháp đặt cơ quan chính quyền đô hộ tại Nha
Trang, tạo điều kiện cho hai công tŕnh nghiên cứu khoa học quan
trọng được xây dựng đó là Viện Pasteur (1895) và Viện Hải Dương học
(1923). Dân chài tập trung về sống gần viện Pasteur để được chăm sóc
sức khoẻ. Năm 1924, sau nghị định của Toàn Quyền Đông Dương, Vua
Khải Định ra chỉ dụ thiết lập thị trấn Nha Trang. Một số công tŕnh
xây dựng cơ bản xuất hiện, hệ thống đường sá, điện, nước bước đầu
phát triển, kéo theo một số giáo dân nghèo ra thị trấn làm công nhân,
cu-li hay buôn bán hàng rong kiếm sống. Để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt
tôn giáo (đọc kinh, dâng lễ, chịu các bí tích...) cho số giáo dân
này và một số viên chức người Pháp hiện sinh sống trên địa bàn, một
nhà nguyện nhỏ được dựng lên tạm thời trên bờ biển Nha Trang (hiện
nay là Toà Giám Mục Nha Trang, 22 Trần Phú), trực thuộc Giáo xứ Chợ
Mới. Với tấm ḷng nhân ái của người mục tử, vị Linh Mục người Pháp
lúc đó là Louis Vallet (1869-1945) đang coi giáo dân vùng Nha Trang
đă nghĩ ngay đến việc thành lập một Giáo xứ tại Nha Trang, mà điều
đầu tiên phải thực hiện đó là xây dựng một ngôi nhà thờ khang trang.
* Quá tŕnh xây dựng, tu bổ và chỉnh
trang nhà thờ:
1.- Xây dựng:
Ngày 03/09/1928, dự án xây dựng nhà thờ được khởi công trên một
mơm núi nhỏ, có tên là núi Bông. Khoảng 500 trái ḿn đă được sử dụng
để tạo mặt bằng trên đỉnh núi.
Ngày lễ Phục Sinh 1929, khai trương con đường xe chạy lên núi.
Đến tháng 6/1929, một lối đi tắt lên núi, dành cho người đi bộ, gồm
53 bậc cấp, nằm về hướng Bắc (phía đường Thái Nguyên hiện nay) được
hoàn thành.
Ngày 08/09/1929, các công tŕnh phụ: nhà bếp, nhà ở cho người
giúp việc, nhà kho, các bậc thang, từ đường chính lên...được đưa vào
sử dụng.
Đến tháng 3/1930, khu vực Nhà Xứ hoàn thành với đầy đủ hệ thống
điện nước. Phần công tŕnh chính của nhà thờ được tiếp tục xây dựng.
Ngày 12/02/1933, Vua Bảo Đại viếng thăm công tŕnh kiến thiết nhà
thờ, lúc ấy đă cơ bản hoàn thành.
Ngày 14/05/1933, lễ Thánh Jeanne d'Arc, nhà thờ được long trọng
khánh thành với sự có mặt của đông đảo quan khách. Cha Louis Vallet
đă chọn Chúa Kitô Vua làm Bổn Mạng Nhà Thờ.
Ngày 15/08/1933, lắp đặt xong các kính màu trên cung thánh.
Ngày 17/03/1934, toàn bộ kính màu trong nhà thờ được lắp đặt.
Ngày 25/03/1934, nghi thức Tuần Thánh được cử hành lần đầu tiên
trong nhà thờ.
Ngày 29/07/1934, Đức Khâm Mạng Toà Thánh Dreyer làm phép quả
chuông đặt tên hiệu là Têrêxa Hài Đồng Giêsu, do bà Đỗ Hữu Trí, Sài
G̣n, dâng tặng.
Ngày 01/04/1935 khởi công và 01/08/1935 hoàn thành tháp chuông.
Ngày 03/12/1935, lắp đặt xong và khánh thành đồng hồ trên tháp
chuông.
Ngày 22/10/1939, Cha Louis Vallet được Giáo quyền uỷ quyền làm
phép hai quả chuông do chính ḿnh dâng cúng. Một dâng kính Thánh Tử
Đạo Cuénot Thể và một dâng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Cha
Maurice Bertin, Bề Trên Ḍng Phanxicô, giảng lễ.
Tháng 04/1940, khánh thành hang đá Đức Mẹ Lộ Đức.
Từ tháng 03 đến tháng 11/1940, xây xong ngôi trường Tiểu học cho
giáo xứ (sau chuyển cho các Soeurs Notre Dame làm trường trung tiểu
học Thánh Tâm, hiện nay là Nhà Trẻ Hương Sen). Kinh phí xây dựng:
6.089,12 đồng VN lúc bấy giờ.
Từ tháng 05 đến tháng 12/1941, lát đá con đường chính lên nhà thờ
(dt: 758,80m2): ḷng đường: 21.626 viên, lề đường 600 viên. Tổng
cộng 22.226 viên đá, trị giá 1.666,95 đồng (7,5 đồng 100 viên). Thêm
tiền công và xi-măng, tổng phí tổn là 2.200 đồng VN lúc bấy giờ.
Tổng kinh phí xây dựng Nhà Thờ, chưa kể công của Cha Louis Vallet
và người cai thầu làm việc với Cha, là: 30.000 đồng VN. Trong đó:
2.500 thùng (barils) xi-măng = 15.000 đồng và các phí tổn khác =
15.000 đồng.
- Diện tích ḥn núi xây dựng nhà thờ: 100m x 45m = 4.500m2 - Diện
tích Nhà Thờ: 36m x 20m = 720m2 - Diện tích Nhà Xứ: 23m x 13,2m =
312,84 m2 - Độ cao của mặt sân Nhà Thờ so với mặt bằng thành phố:
12m - Chiều cao của Nhà Thờ từ móng cho đến đỉnh tháp: 28m

Toàn bộ công tŕnh xây dựng đều do chính Linh Mục Louis Vallet
thực hiện, dưới sự cố vấn kỹ thuật của kiến trúc sư Nesty, người
Pháp và với sự cộng tác của ông Biện Tế làm cai thầu, người thuộc
Giáo Xứ Chợ Mới.
Ngày 24/10/1945, Linh Mục Louis Vallet qua đời. Thi hài Ngài được
an táng dưới chân núi, bên phải con đường lên Nhà Thờ. Hàng năm, tới
ngày lễ giỗ Ngài (24/10), Cha Sở dâng thánh lễ cầu cho Ngài và cùng
với giáo dân viếng mộ, thắp nén nhang, đọc kinh cầu nguyện và tưởng
nhớ công ơn Ngài bên phần mộ khiêm tốn nhưng không kém phần trang
nghiêm của Ngài.
2.- Tu bổ và chỉnh trang:

Vào khoảng năm 1969 đồng hồ trên tháp bị hư, không hoạt động. Măi
tới năm 1978, Linh Mục Giuse Nguyễn Công Nghị đă cho sửa chữa (Ông
Nguyễn Văn Rồng trực tiếp làm) và đồng hồ đă hoạt động lại cho đến
nay.
Vào khoảng năm 1970 (), toà giảng kiên cố theo kiểu các nhà thờ
cổ, cao 3 mét, có bậc thang xây ṿng theo chân cột trái trên cung
thánh (phía tượng Đức Mẹ), được dở bỏ cùng lúc với hàng rào chắn
ngang cung thánh. Bàn thờ nguyên thuỷ hướng về thánh giá và dính
liền với Nhà Tạm được tách ra, đưa xuống giữa cung thánh và hướng về
giáo dân.
Ngày 10/06/1987, Linh Mục Phêrô Nguyễn Quang Sách cho xây dựng
trên vách đá dọc theo con đường chính lên nhà thờ thành nơi đặt tro
cốt những người quá cố được bốc dở từ nghĩa trang của giáo xứ theo
quyết định của Nhà Nước.
Ngày 29/07/1988, khởi sự lát đá những nơi c̣n trống trên sân nhà
thờ, và lấp đá quanh chân núi phía Ngă Sáu.
Ngày 17/02/1990, gia cố chân núi dưới Hang Đá Đức Mẹ.
Ngày 14/03/1991, sửa và mở rộng con đường chính thêm 1,5 mét, đặt
hàng rào song sắt bao quanh nhà thờ thay cho giây kẽm gai.
Ngày 26/07/1991, đặt 14 chặng đàng Thánh Giá dọc theo đường lên
nhà thờ.
Ngày 28/10/1991, đặt 12 tượng Thánh Tông Đồ cao 1 mét, và tượng
Chúa Kitô Vua cao 1,2 mét dọc theo đường lên nhà thờ.
Năm 1992, bàn thờ được tu sửa, thay kiểu chân, nâng cao thêm và
đưa về vị trí gần Nhà Tạm như hiện nay, đồng thời lát đá cẩm thạch
toàn bộ cung thánh.
Ngày 19/12/1992, đặt 12 tượng thánh bao quanh sân nhà thờ: Gioan
Tẩy Giả, Phao-lô, Gioa-kim, An-na, Mác-cô, Lu-ca, Ba-na-ba, Tổng
Lănh Thiên Thần Mi-ca-e, Ra-pha-e, Ga-bi-ri-e, Mát-ta, Ma-đa-lê-na
và tượng Đức Mẹ cứu vớt các linh hồn (nơi đặt tro cốt).
Ngày 19/01/1993, đặt 8 tượng Thánh: Tê-pha-nô, Gio-an Ma-ri-a,
Vi-a-nê, Mô-ni-ca, Xê-xi-li-a, A-nê, Phan-xi-cô Át-xi-di, An-phong-xô,
Gio-an La-san.
Ngày 09/09/1993, đặt 4 tượng: Chúa Ki-tô Phục Sinh (nơi đặt tro
cốt), Thiên Thần hộ thủ, Thánh Mác-tin Po-rét và Thánh Đa-minh.
Ngày 17/03/1994, sửa nền Hang Đá Đức Mẹ, đặt lại tượng Thánh
Béc-na-đét và đặt rào sắt ṿng trước Hang Đá.
Ngày 04/04/1996, lắp đặt hoàn chỉnh bộ đèn thánh giá trên tháp
Nhà Thờ. Gần 30m bóng nê-on với tổng phí tổn là 5.700.000 đồng VN do
đóng góp của bà con giáo dân và khách văng lai.
Tháng 10/98: bắt đầu phá dở khu vực nhà bếp để sửa sang thành
ngôi nhà 1 tầng. Tầng trên là phần nối dài của khu nhà xứ, dành làm
nhà sinh hoạt, hội họp, giáo ly. Tầng dưới là nhà bếp và nơi ở của
những người phục vụ.
Ngày 17/10/99: được vinh dự đón tiếp Hội Đồng Giám Mục Việt Nam
đến dâng Thánh Lễ (25 vị Gm, trong đó có Đức Hồng Y, Đức TGM TPHCM)
II. ĐỊA LƯ TỔNG QUÁT:

1.- Tên gọi: Từ trước năm 1960, nhà thờ có tên gọi là Nhà Thờ Nha
Trang, thuộc họ Nha Trang. Người b́nh dân c̣n gọi là Nhà Thờ Đá (v́
lối kiến trúc độc đáo như bằng đá), hoặc Nhà Thờ Núi (v́ được xây
trên Núi), hoặc Nhà Thờ Ngă Sáu (v́ ở gần Ngă Sáu, tên này ít thông
dụng). Ngày 05/07/1957 Giáo Phận Nha Trang chính thức được thành lập,
tách rời khỏi Giáo Phận Qui Nhơn, với Đức Giám Mục tiên khởi là
Marcel Piquet Lợi. Nhưng măi đến ngày 24/11/1960, Giáo Phận Nha
Trang mới được nâng lên hàng Giáo Phận Chánh Toà. Nhà Thờ Nha Trang
được chính thức gọi là Nhà Thờ Chánh Toà Nha Trang, và Họ Nha Trang
trở thành Giáo Xứ Chánh Toà Nha Trang.
2.- Ranh giới: Sau Hiệp định Genève 1954, giáo dân miền Bắc vào
định cư tại Nha Trang ngày càng nhiều, v́ thế năm 1956, một phần họ
Nha Trang được tách làm giáo xứ Bắc Thành. Đến năm 1960, giáo xứ
Phước Hải được thành lập từ Giáo Xứ Bắc Thành. Rồi giáo xứ Phước Hoà
ra đời năm 1972, gồm một phần của Chánh Toà và một phần của Phước
Hải. Cuối cùng, vào năm 1974, Giáo xứ Fatima (sau đổi thành Hoà
Thuận), được h́nh thành và được tách ra khỏi Giáo Xứ Chánh Toà. Hiện
nay, Giáo xứ Chánh Toà trải rộng khoảng 10 km2, Đông giáp Biển Nha
Trang (từ đường Lê Lợi đến đường Lư Tự Trọng) và Giáo xứ Bắc Thành (đường
Nguyễn Trăi, Lư Tự Trọng). Đông Nam giáp Giáo Xứ Phước Hải (đường
Nguyễn Trăi). Đông Bắc giáp Giáo xứ Hoà Thuận (Đường Lê Lợi, Phan
Bội Châu, Thống Nhất, đường Hai tháng Tư). Tây và Tây Nam giáp Giáo
xứ Phước Hoà (đường rầy xe lửa, đường Lê Hồng Phong, Cao Bá
Quát).Bắc giáp sông Cái, Tây Bắc giáp Giáo xứ Chợ Mới. Gồm các phần
đất của 8 Phường trong thành phố Nha Trang: Phước Tân, Phương Sơn,
Phương Sài, Vạn Thạnh, Vạn Thắng, Xương Huân (1 phần), Lộc Thọ (1
phần), Ngọc Hiệp (Khóm Vĩnh Hội). Số giáo dân giáo xứ Chánh Toà
khoảng 3.000 người chiếm tỷ lệ 6% so với dân số rải rác trong 8
Phường (khoảng 50.000 người).
Riêng Phường Phước Tân: Diện tích: 294.200 m2 - có: 2722 hộ dân -
dân số: 14.205 người (tính đến 30/10/98) Dân số Công giáo trong
Phường gồm 3 giáo khu:
- Phaolô: 144 gia đ́nh - 550 người - Môi Khôi: 106 gia đ́nh - 536
người - Lộ Đức (Khu Lộ Đức c̣n có một phần đất nhỏ thuộc Phương Sơn):
132 gia đ́nh - 570 người
Tổng cộng: 382 gia đ́nh - 1656 người Tỉ lệ: 382/2722 hộ gđ chiếm:
14.03% hộ - 1656/14205 người chiếm 11.65% dân số - Mật độ dân số: 5
người / m2 - Mật độ dân số công giáo: 0.56 người / m2
III. _Các Linh Mục Quản
Xứ và Phó Xứ từ 1928 đến nay:
stt |
Họ
và tên |
Quản
xứ |
Phó
xứ |
Rửa
tội |
1 |
Louis Vallet |
1928-1937 &
1939-1945 |
|
567 người |
2 |
Tourte |
1937-1939 |
|
48 người |
3 |
Escalère |
1945-1949 |
|
145 người |
4 |
Jacques Lourdez (Lourdez) |
1949-1951 |
|
115 người |
5 |
E. Garrigues |
1951-1954 |
|
414 người |
6 |
Claude Charmot |
|
1951-1955 |
486 người |
7 |
Pierre Alexandre...
|
|
|
|
8 |
Vincentê Lê Công
Khương |
|
1948-1951 |
212 người |
9 |
Bênađô Phan Văn
Hoàng |
|
1952-1953 |
129 người |
10 |
Giuse Nguyễn Sồ |
1954-1957 |
|
53 người |
11 |
Gioakim Nguyễn Du |
|
1955 |
93 người |
12 |
Giuse Phan Văn Hoa |
|
1955-1957 |
748 người |
13 |
Gioan Nguyễn Quang
Xuyên |
1957-1958 |
|
8 người |
14 |
Hilariô Trần Khắc
Hỷ |
|
1957-1958 |
305 người |
15 |
Giuse Nguyễn Công Nghị
|
1958-1964 &
1966-1979 |
|
2530 người |
16 |
Vincentê Nguyễn Đạo
Quán |
|
1958-1960 |
125 người |
17 |
Giuse Nguyễn Hoàng
Kim |
|
1961-1962 |
77 người |
18 |
Gioan Nguyễn Văn
Minh |
|
1962-1964 |
91 người |
19 |
Antôn Hồ Ngọc Hạnh |
1964-1966 |
|
243 người |
20 |
Phaolô Đậu Vương
Quyền |
|
1965-1967 |
316 người |
21 |
Giuse Trần Văn Láng |
|
1967-1968 |
106 người |
22 |
Phaolô Trần Thanh
Lộc |
|
1968-1969 |
74 người |
23 |
Phêrô Trương Trăi |
|
1969-1970 |
137 người |
24 |
Phaolô Nguyễn Quốc
Bửu |
|
1970-1971 |
76 người |
25 |
Giuse Trần Thanh
Phong |
1979 (Quản nhiệm) |
1972 |
31 người |
26 |
Simon Vơ Kinh |
|
1973-1975 |
|
27 |
Phêrô Nguyễn Quang
Sách |
1979-25/11/2001 |
|
852 người |
28 |
Đaminh Nguyễn Công
Đắc |
|
1993-2002 |
354 người |
29 |
Phêrô Phạm Ngọc Phi |
25/11/2001-2005 |
|
|
30 |
Tôma Nguyễn Thành
Nguyên |
|
2002-2004 |
|
31 |
Giuse Trần Thanh
Phong |
2005- |
|
|
32 |
Nicôla Nguyễn Hoà
|
|
2004-2005 |
|
33 |
Phêrô Trần Trung
Nam |
|
2005- |
|
34 |
Giuse Lê Văn Sỹ |
|
2007 |
|
35 |
Phêrô Nguyễn Đại |
|
2007-2008 |
|
36 |
G.B Nguyễn Văn Thanh Toàn |
|
2008 – 2009 |
|
37 |
Antôn Nguyễn Bảo Chi Quốc |
|
2009 – 2011 |
|
38 |
Gioankim Huỳnh Quốc Vũ |
|
2012 – 11/3/2014 |
|
39 |
Phêrô Nguyễn viết Duy |
|
2010 – 2012 |
|
40 |
Phêrô Nguyễn Chí Công |
|
2010 – 9/3/2014 |
|
41 |
Giuse Nguyễn Đức Nhu |
|
10/3/2014 - ? |
|
42 |
Giuse M. Trần Thanh
Phong |
|
|
|
IV._ CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA GIÁO XỨ:
Nằm trên độ cao 12 mét ngay giữa trung tâm thành phố, với kiến
trúc Tây Phương độc đáo uy nghiêm, cảnh quan đẹp mắt, Nhà Thờ Chánh
Toà thu hút rất nhiều du khách, các nhà quay phim và nhiếp ảnh trong
cũng như ngoài nước. Đặc biệt các đôi tân hôn thích được quay video
với phong cảnh nhà thờ.
Rất tiếc là vùng đất bao quanh chân núi của nhà thờ đă bị làm xấu
đi một phần do dân chúng đến chiếm dụng và xây dựng tuỳ tiện, hạn
chế tầm nh́n, và một phần do công trường là nơi sinh hoạt tôn giáo
của giáo xứ đă bị Nhà Nước mượn dụng làm nơi tổ chức những sinh hoạt
xa lạ với tôn giáo như: đấu banh, đấu vơ, dạy vơ, trợt pa-tin, buôn
bán... Nhà Thờ đă nhiều lần đệ đơn xin được sử dụng lại khu vực công
trường này nhưng chưa được trả lời.
Trong việc bảo tồn Nhà Thờ có nhiều ư kiến cho rằng, tuyến đường
sắt chạy sát cạnh nhà thờ đă gây chấn động ảnh hưởng rất lớn đến sự
vững chắc của nhà thờ.
Nhà thờ rất mong có sự ủng hộ của Nhà Nước trong việc bảo tồn và
tôn tạo khu vực chung quanh nhà thờ này.

V. HOA QUẢ ƠN GỌI
- Linh mục:
Đôminicô Ngô Đức Thiện OFM
- Nữ tu
- Tu sĩ:
- Chủng Sinh:
Giuse Nguyễn Văn Quyền
VI._ SINH HOẠT:
Hiện nay, Nhà Thờ Chánh Toà luôn có 2 thánh lễ được cử hành vào
lúc 4 giờ 45 sáng và 17 giờ 00 chiều vào các ngày trong tuần. Ngày
Chúa nhật có 4 thánh lễ vào lúc: 5 giờ 00, 7 giờ 00, 9 giờ 30 sáng
và 16 giờ 30 chiều, và một giờ Chầu Phép Lành lúc 15 giờ 20.
V́ là Nhà Thờ Chánh Toà nên hằng tháng được Đức Giám Mục đến dâng
thánh lễ vào Chúa Nhật đầu tháng và các ngày lễ Trọng như Giáng Sinh,
Phục Sinh, Bổn Mạng Giáo Phận, Bổn Mạng Giáo xứ, Thánh Lễ làm Phép
Dầu...
Về phương tiện sinh hoạt, khu vực Nhà Xứ chỉ đủ làm nơi ăn ở cho
hai linh mục và những người phục vụ. Không có pḥng ốc để hội họp và
dạy giáo lư. Tháng 03/1995, Linh Mục Phêrô Nguyễn Quang Sách đă cho
cải tạo khu vực garage cũ đă hư hỏng ở cổng lên Nhà Thờ thành một
căn pḥng nhỏ dùng để hội họp và để xe tang. C̣n việc dạy giáo lư
cho các em thiếu nhi phải thực hiện trong nhà thờ, ngoài hành lang,
sân nhà thờ và Hang Đá Đức Mẹ... thiếu thốn bàn ghế, nơi sinh hoạt
và gặp nhiều khó khăn khi thời tiết thay đổi nắng, gió, mưa... T́nh
trạng này hy vọng sẽ khắc phục được khi nhà thờ được trao trả quyền
sử dụng khu vực công trường Ngă Sáu.
Người giáo dân giáo xứ Chánh Toà có nguồn gốc từ tứ xứ, lại ở
phân tán trên 8 Phường nên cũng là một thách đố cho những vị chăn
chiên trong việc quản lư, chăm sóc, hướng dẫn và sửa chữa những sai
phạm. Nhưng cũng có mặt thuận lợi về mặt xă hội: v́ ở rải rác nên
người giáo dân Chánh Toà sống hoà đồng, sát cánh với bà con xóm
giềng lương cũng như các tôn giáo khác, thực hiện tốt các nghĩa vụ
của Nhà Nước cũng như góp phần ḿnh xây dựng quê hương, cách riêng
Thành Phố Nha Trang ngày càng văn minh và giàu đẹp.
* Nguồn :
Trang WEB Giáo Phận
Nha Trang
|