
Lược
sử Giáo xứ Hộ Diêm
1. Vị
trí địa lư
Đông giáp
Đầm nại. Tây giáp xă Xuân hải. Bắc giáp giáo xứ Thuỷ Lợi. Nam giáp
giáo xứ Thanh Điền.
Địa h́nh,
địa thế, khí hậu: Vùng đồng bằng, nhiệt đới, nắng dài hơn mưa.

2. H́nh
thành và phát triển
Những người
sử dụng Quốc lộ 1 di chuyển Nha Trang đi Phan Rang khi đến cây số 8
cách Phan Rang nh́n thấy phía bên trái ngôi thánh đường đồ sộ với
ngọn tháp cao vượt lên giữa những xóm đông dân cư, ngất ngưởng trông
ra cánh đồng bao la bát ngát, đó là thánh đường giáo xứ Hộ Diêm.
Buổi sơ
khai:
Cố Đề (R.P.Villaume)
chánh xứ Dinh Thuỷ (Tấn tài), khi đă hoan hỷ về thành quả thu được
bởi công cuộc dẫn thuỷ nhập điền vào đồng ruộng Tấn tài, Tấn lộc, Mỹ
an và Tân hội do đập nước của ngài xây dựng ở vua Tháp (Lâm cấm),
ngài đă đứng ra xin chánh phủ bảo hộ một nhượng địa khá rộng trong
đồng bằng Hộ diêm gồm những đất đai hoang vu và ruộng muối phía tây
Đầm Nại.
Ngài đă
được chấp thuận năm 1891, đúng hơn là vào năm 1900, ngày thành lập
Giáo xứ Hộ diêm. Thật sự, Cố Đề v́ quá bận tâm với những công tác
quan trọng trong việc kiến thiết đập nước mới Nha trinh của ngài và
công cuộc đào mương dẫn thuỷ không thể bắt tay vào việc thành lập và
tổ chức họ đạo mới được.Vả lại, chứng nặng tai đă làm cho ngài bất
lực trong việc thi hành nhiệm vụ cha. Do đó Đức Giám Mục Van
Camelbeke, đại diện Tông toà miền Đông nam phần, đă cử cố Kim (R.P.Geoffroy)
từ Qui nhơn vào ngày 30.12.1898 phụ tá ngài. Chính Cố Kim là vị khai
sáng thật sự giáo xứ Hộ diêm.
1899-1918,
Phụ tá Cố Đề trong một năm rưỡi, sau kế vị ngài khi ngài tử nạn ngày
6.9.1900. Cố Kim lúc đầu cư ngụ trên một g̣ cát gần "mương Ngang"
ngày nay, trong một túp lều tranh vừa làm nhà ở vừa nguyện đường.
Đời sống ngài rất cơ cực và bận rộn trong nhiệm vụ điều khiển công
tŕnh đào mương đập dài 24 km, rộng 08 m, kéo dài trong 10 năm. Mười
năm kế tiếp, Ngài dồn nổ lực vào công tác phát quang, san bằng và
khai khẩn vùng đất địa bao la đầy lùm bụi và cây bần. Ngài sử dụng
máy trắc lượng rất thông thạo và khéo léo đến nổi một kỷ sư hoả xa
một ngày nọ đă viện dẫn ngài làm gương cho các đốc công của ông.
Ngài cũng lưu tâm học ngôn ngữ Chàm, v́ đa số lao công trong công
trường thuộc gốc dân thiểu số dị giáo này.
Đến năm
1906 con mương hoàn tất, Cố Kim đến ở trên một cồn cát rộng và cao
hơn, chốn này những năm về trước vài gia đ́nh từ B́nh định, Quảng
Nam ngài đă đem vào quy tụ ở đó. Họ đạo Hộ diêm được thành lập, để
ngăn nước biển tràn vào đồng ruộng vừa khai khẩn, ngài c̣n phải đắp
một con đê đất dài nhiều cây số chạy từ chân núi Cà Đú đến xóm G̣
thao.
Là một nhạc
sĩ trứ danh ngài rất thích đánh đàn phong cầm (harmonium) cho con
chiên ngài thưởng thức. Hơn nữa, ngài c̣n đặt một dàn chuông 12 cái
lớn nhỏ đủ cở đủ giọng, làm trẻ con khoái chí và cũng là hấp lực
mạnh gây sự chú ư nhiều người đến Hộ diêm. Đến thời Cố Thiết (R.P.Gallios)
ngài đă dẹp dàn chuông này, phân tán số chuông rải rác cùng khắp địa
phận Quy nhơn. Điều này làm cho tất cả giáo dân sở tại buồn tiếc lâu
ngày.
Cố Kim cũng
thành lập một ban nhạc kèn đồng nổi tiếng như dàn chuông, nhưng cuộc
oanh tạc của Đồng Minh ngày 28.03.1945 chôn vùi dưới gạch đá nhà xứ
phần lớn nhạc cụ, số c̣n lại dần dần biến mất.
Năm 1913,
Cố Kim cất lẫm lúa nhà Chung rộng lớn bằng gỗ và dành riêng một phần
để ở. Đồng thời ngài cất nguyện đường trên chỗ nhà trường hiện tại (nhà
trường cũ) và hoàn thành đầu năm 1914, từ đó có thể để Ḿnh Thánh
Chúa thường trực. Nguyện đường này năm 1930 được gỡ ra đem cất nhà
thờ G̣ đền.
Ngài tạ thế
ngày 04.11.1918 ở Sài g̣n và được an táng tại nghĩa địa Adran tuổi
đời chưa đến 50, nhưng thân xác ngài đă kiệt sức v́ những cơn sốt
rét thường xuyên cùng với những lo âu và công việc nặng nhọc. Trong
giờ lâm chung, hẳn ngài đă vui mừng v́ nh́n thấy Giáo xứ Hộ diêm đạt
được số giáo dân 1062 người rải rác trong bốn giáo đoàn Hộ diêm, G̣
đền, Cà đú và Trại cá mà con số giáo dân chỉ ghi 72 người trong năm
1900.
1919-1927,
Cố Thiết (R.P.Gallioz) nối tiếp công việc của vị tiền nhiệm trên cả
hai phương diện vật chất và tinh thần, ngài đă cho tân tạo một nhà
xứ nhỏ có lầu, hầm dự trử và bể nước. Tất cả đă hoàn toàn huỷ hoại
trong cuộc oanh tạc ngày 28.3.1945 nói trên. Ngài cũng mở một con
đường đất song song với quốc lộ1 từ Cà đú đến G̣ đền, để cho xe ḅ
của tá điền nhà Chung di chuyển khắp địa hạt mà khỏi cần quốc lộ1
cũng như khỏi đóng thuế xe. Sau đó, ngài khởi công xây móng ngôi
thánh đường hiện tại, nhưng bệnh hoạn buộc ngài phải về Pháp ngày
7.2.1927. Ra đi ngài để lại cho giáo xứ Hộ diêm một đàn ḅ và một
đàn cừu.
1928-1943,
Cố Lợi (R.P. Piquet sau là giám mục Quy nhơn- Nha trang) với sự cộng
tác giáo dân đă kiến thiết thánh đường hiện nay năm 1930 với tổn phí
24000 đồng (thời ấy). Lễ khánh thành trọng thể được cử hành ngày
22.4.1931 do Đức Giám Mục Phú chủ sự (S.E.Mgr.Tardieu). Tiếp đến
1937-1938 ngài kiến thiết thánh đường Cà Đú (Thanh điền) hiện nay và
năm 1944 nguyện đường G̣ sạn.
Ngài cũng
chú trọng đến việc khai khẩn đất nhà Chung ở Phước Thiện và Phước
An, các họ lẻ được tách ra khỏi giáo xứ Tấn tài năm 1938 sát nhập
vào Hộ diêm đến năm 1947. Ngài đă lập họ Tầm Chưởng (Phước an) và
định cư tại đó, 1924 khoảng 10 gia đ́nh ngèo ở B́nh định và những
người xuất thân từ viện mồ côi Đại an (B́nh định). Chính ngài đă
phát động phong trào trồng bông g̣n, bắp và nhất là thuốc lá, tạo
nguồn lợi cho xứ sơ,û cung cấp nguồn tài chính cho dân sở tại. Nhờ
đó cuộc sống họ nên dễ dàng và hưởng được một số tiện nghi ngày nay.
1944-1948,
Cố Trí (R.P.Alexandre) chăn sóc con chiên ngài trong một thời buổi
đặc biệt khó khăn. V́ vậy, ngài đă thiết lập một xưởng dệt vải lớn
cho toàn vùng trong lúc Việt Nam không thể nhập cảng được vải vóc từ
ngoại quốc. Ngài đă cho đắp con đê đất mới dài 715 m để đóng kín doi
Đầm nại làm thành một đ́a cá cho giáo xứ Hộ diêm. Năm 1947 ngài c̣n
xây một thánh đường nhỏ tại Ḥn thiên với một nhà xứ thích hợp để
cho một linh mục ở.
Trong thời
buổi mất an ninh này, ngài rất bận tâm về việc tổ chức tự vệ cho
Giáo xứ mà ngài đă nhúng tay vào từ tháng 6.1946. Do đó ngài được
xem như một trong những vị tiền phong quốc sách ấp chiến lược. Theo
tháng năm, ngài kiện toàn tổ chức tự vệ này hữu hiệu đến nổi các dân
làng kế cận phải chạy đến xin tá túc tại Hộ diêm.
Sự kiện
đáng ghi nhận là Cố Trí đă bị gạch ngói vụn nhà xứ đè trọng thương
ngày 28.3.1945 trong trận oanh tạc của phi cơ Đồng minh.
1948-1975
Cố Báu (R.P.Gauthier, tổng đại diện).
Công
tác đầu tay của vị thừa sai này khi mới đến là xúc tiến xây cất một
nhà xứ mới, không lầu nhưng rộng răi hơn nhà cũ, rồi sang việc kiến
thiết một ngôi trường gồm 5 lớp khang trang, đến 1958 lại thêm một
lớp ngay trên chỗ nhà thờ cũ, như thế chứng tỏ con số trẻ em tăng
trưởng nhanh chóng chừng nào.
Từ
1948-1954, như vị tiền nhiệm, ngài thường xuyên củng cố tổ chức tự
vệ, cho xây thêm một hệ thống pḥng thủ, tháp canh, có thể liên lạc
nhau ban đêm bằng đèn hiệu.
Năm 1955,
ngài tái tạo nhà thờ G̣ sạn do thời cuộc bị hoang phế từ tháng
7.1948. Năm 1958 ngài thỉnh các bà Phước St. Paul de Chartres đến G̣
đền để điều khiển trường xứ và thiết lập trường huấn nghệ cho thiếu
nữ Thượng duyên hải, sau đó thêm thiếu nữ Chàm.
Năm
1967-1968 Ngài tân tạo nhà xứ Ḥn thiên với hồ chứa nước mưa để có
thể an cư một cha nào tuổi tác lớn hoặc dưỡng bệnh về đó đồng thời
coi sóc cộng đoàn giáo hữu 470 người.
Giáo xứ Hộ
diêm, trong ṿng 70 năm hiện đă tăng trưởng nhanh chóng từ con số 72
lúc sơ khai (1900) tiến đến mức 9310 trong năm 1970. Sự kiện này ban
đầu nhờ công cuộc di dân của những gia đ́nh nhất là từ Quảng nam và
B́nh Định, tiếp đến nhờ mức độ sinh sản nhanh.Tuy nhiên, cũng có một
số đông thiếu đất cất nhà và không làm ăn được đă t́m sinh kế nơi
khác.
Nếu trong
70 năm hiện hữu, giáo xứ này có 5 linh mục quản xứ chính thức cộng
với 3 linh mục xử lư thường vụ: linh mục Linh, linh mục Lễ và linh
mục An, trái lại số linh mục phó tính được khá đông và một số linh
mục phụ tá. Ba linh mục đầu tiên trong số ấy: Quư linh mục Ái, linh
mục Chẩm và linh mục Binh thường phải lo việc thiêng liêng cho các
họ G̣ đền, Cà đú hơn là Hộ diêm. Chỉ từ linh mục Tới trong năm 1928
mới thường trực là phó xứ ở tại Hộ diêm.
Trong những
năm dài, các sư huynh ḍng Thánh Giuse đă tiếp tay đáng kể cho hàng
giáo phẩm của xứ hoặc đảm nhiệm việc quản thủ ruộng đất (quản lư)
hoặc điều khiển trường tiểu học. Các sư huynh phụ trách văn hoá sau
này được các thầy chủng viện thực tập thay thế, tiếp đến từ năm 1956
là các bà Phước tu Viện mến Thánh Giá G̣ thị.
Các hoạt
động công giáo tiến hành lần lược ra đời và hoạt động nhộn nhịp:
Hội con cái
Đức Mẹ ra đời năm 1940 do linh mục Lễ, và năm 1949 linh mục Phước (R.P.Béliard).
Hội Thánh Thể năm 1954 do linh mục Sách. Ca đoàn Cécilia được cải tổ
do linh mục Hỷ,. Liên minh Thánh Tâm năm1961 do linh mục Hành. Hội
các Bà Mẹ Công Giáo năm 1967 do linh mục Lộc và Hùng Dũng năm 1969
do linh mục Thanh.
1975-1978
Giáo xứ được linh mục Giuse Lê khắc Tâm coi sóc, nhưng chỉ một thời
gian ngắn ngài bị chứng bệnh ung thư rồi mất. Xác ngài được an táng
sau thánh đường Hộ Diêm. Măi đến 1989 giáo xứ mới được Đức Giám Mục
bổ nhiệm linh mục Phanxicô Xavie Nguyễn Nhị chính thức về ở với giáo
dân, lâu nay chỉ có thầy Martinô Hồ Đắc Trung và các linh mục xung
quanh đến dâng thánh lễ và ban các bí tích. Năm 1990 ngài tổ chức lễ
Tạ Ơn 90 năm thành lập Giáo xứ rất thành công.
Thời gian
này ngài đứng ra tổ chức, xây dựng lại các đoàn thể, các phong trào
đạo đức lâu nay không ai chăm sóc. Đời sống đạo của Giáo xứ như được
ngọn gió mới thổi bùng lên ngọn lửa từ những mẫu than âm ỉ dưới lớp
tro.
Đến 1996,
ngài sử sang lại ngôi thánh đường, cho sơn lại tường trước đây quét
vôi, thay và sơn lại ngói cũ, nâng và mở rộng cung thánh. Trong thời
gian này ngài sángd kiến đập vách nhà Lẫm thay bằng vách gỗ, phía
trên đóng râm ri thoáng mát và rộng răi có thể chứa đông giáo dân
tham dự thánh lễ trong các lễ trọng và Chúa nhật. Đây cũng là nơi
hội họp, dạy giáo lư, sinh hoạt văn hoá. Ngài c̣n tổ chức những
phong trào văn nghệ, đặc biệt những giải bóng đá thiếu niên nhi đồng
và dịp hè.
Năm 1998,
Đức Giám Mục bổ nhiệm linh mục phó Giuse Nguyễn Đức Long trong niềm
vui sướng hồ hởi của giáo dân, cùng cộng tác với linh mục quản xứ
ngài cho trồng cây xanh và lác đá xung quanh nhà thờ, bắt hệ thống
quạt. Ngôi thánh đường càng thêm khang trang, lộng lẫy. Đồng thời
ngài xin Đức Giám Mục tiền mua lại hai ngôi nhà nằm trong khung viên
thánh đường để có nơi hội họp và sinh hoạt cho các đoàn thể. Từng
ngày giáo xứ vững bước đi lên trong đời sống đức tin và trong t́nh
đoàn kết yêu thương.
Các linh
mục phụ trách giáo xứ từ ngày thành lập đến nay:
-
Cố Kim (R.P.Julien
Geoffroy)1899-1918.
-
Linh mục
Antôn Linh (Xử lư thường vụ) 1918-1919.
-
Cố Thiết
(R.P.Pierre Gallioz) 1919-1928.
-
Cố Lợi
(SE Mrg. Piquet)1928-1943.
-
Linh mục
Anrê Lễ (XLTV)1943-1944.
-
Cố Trí (R.P.Pierre
Alexandre) 1944-1948.
-
Linh mục
Antôn An (XLTM)1945-1946.
-
Cố Báu (R.P
Pierre Gauthier)1948-1975.
-
Linh mục
Giuse Lê khắc Tâm 1975-1978, Ngài qua đời 1978 được an táng tại
thánh đường Hộ diêm.
-
Linh mục
Gb Phạm hồng Thái, Quản xứ Thanh điền kiêm nhiệm giáo xứ Hộ diêm,
trong thời gian Đức giám mục chưa bổ nhiệm được linh mục quản xứ
từ 1978-1989.
-
Linh mục
Fx Nguyễn Nhị 1989- đến nay.
-
Linh mục
phó xứ:
-
Quư linh
mục Jos Ái 1921-1924.
-
Ant Chẩm
1924-1926.
-
Step Bính
1926-1928.
-
Thom Tới
1928-1933.
-
Phêrô Quá
1933-1934.
-
Aug Long
1934-1935.
-
Anrê Lễ
1935-1941.
-
Thom Hườn
1941-1942
-
Gb Quảng
1942-1943.
-
Jos Số
1943-1944.
-
Martinô
Hộ 1944.
-
Toach Hoá
1944.
-
Giuse
Nghị 1944-1945.
-
Vinc
Khương 1945-1946
-
Cố Minh (R.P.
Tamet) 1946-1949.
-
Cố Lộc (R.P.
Jacq Cuordez) 1946-1947.
-
Cố Phước
(R.P.Don. Béliard) 1947-1953
-
Linh mục
Luy Nhẫn 1953.
-
Phêrô
Sách 1953-1955
-
Giuse
Châu 1955-1956.
-
Phêrô Mân
1956-1957
-
Jos Tâm
1957-1959
-
Hil Hỷ
1959-1960
-
Phêrô
Hành 1960-1965
-
Alex Ngọc
1962-1964
-
Phao lô
Tịnh 1964-1967
-
Phao lô
Lộc 1967-1968
-
Tadêô
Thanh 1968-1970
-
Gb Thái
1970-1973.
-
Giuse
Tinh 1973-1976.
-
FX Nguyễn
Nhị
-
Giuse
Long 1998- 2000.
-
Phanxicô
Assisi Nguyễn Tôn Sùng 2000 - nay
-
Phó xứ: Antôn Nguyễn Ngọc Trăi 2005 - nay
Hoa quả
ơn gọi của giáo xứ
-
Linh mục
Fr Nguyễn Tôn Sùng
-
Linh mục
Giuse Trần Văn Láng
-
Linh mục
Jb Lê Văn Nh́
-
Linh mục
Giuse Nguyễn Đức Long
Tu sĩ
-
Ḍng Mến
Thánh Giá: Nữ tu Adrienne - Nữ tu Sophie Kết - Nữ tu Christine
Phụng -Nữ tu Phạm thị Cúc Hoa - Nữ tu Nguyễn thị Trung - Nữ tu
Phạm Thị Mai Linh - Nữ tu Thuư - Nữ tu Nguyễn thị Định - Nữ tu
Nguyễn thị Đẹp -Nữ tu Nguyễn thị Thay
-
Ḍng
Khiết Tâm Đức Mẹ B́nh Cang: Nữ tu Mélanie Minh Loan - Nữ tu Jean
Marie Chế - Nữ tu Kim - Nữ tu Mến - Nữ tu Trần Thị An Tuyền - Nữ
tu Trần Thị Thuư
Sinh
hoạt giáo xứ
1. Các
lớp giáo lư
Lớp giáo lư
vở ḷng hằng năm vào dịp hè. Lớp giáo lư Kinh thánh phổ thông cho
mọi giới vào ngày Chúa Nhật.
Lớp giáo lư
dự bị hôn nhân hằng năm 2 lớp tổ chức học vào mùa Chay và mùa Vọng.
Lớp giáo lư
viên giáo xứ sinh hoạt theo quy chế của giáo phận.
Giáo lư hôn
nhân: Hằng năm tổ chức 2 khoá giáo lư hôn nhân vào dịp Mùa Chay và
Mùa Vọng. Học tập trung vào dịp tối, thời gian từ 3-5 tháng. Đối
tượng thanh niên thanh nữ chưa lập gia đ́nh.
2. Các
hoạt động:
Đặc biệt
quan tâm đến người nghèo, người neo đơn, bệnh tật. Định kỳ cứ 3
tháng một lần và dịp đại lễ: Mục vụ Bí tích và phát quà.
Hướng
tương lai
Ưu tiên của
giáo xứ giáo lư phụng vụ cho mọi giới. Ước mong giải quyết lao động
nâng cao thu nhập cho dân. Giáo dục cho dân: Một xoá bỏ ư thức ỷ lại;
một bản lĩnh sống đạo chiều sâu: Tức là đem Lời Chúa vào cuộc sống
cụ thể qua đức ái và sự hiệp nhất.
Chú tâm đến
việc tái truyền giáo cho giáo dân nhiều hơn. Sáng kiến bằng mọi h́nh
thức sống đạo, tổ chức đại lễ. Nhằm phát động một ḷng nhiệt thành
nhà Chúa, một đoàn kết và kích thích mọi người hăy trở về nguồn của
đức tin lẫn xă hội văn hoá. Muốn truyền giáo, trước tiên phải hội
nhập và thích nghi về mọi mặt. Loan báo bằng cuộc sống quan trọng
hơn và là bước đầu cho một thuyết phục. Đối tượng: Cho hết mọi người.
|