
Lược
sử Giáo xứ Quảng Thuận
I. Vị
trí địa lư
Đông giáp
ḍng sông Ông và dăy núi Trà Mo thuộc xă Mỹ sơn. Tây giáp Tân sơn,
dăy núi Ḥn Bà. Nam giáp ḍng sông Than thuộc xă Hoà sơn. Bắc giáp
thôn Ninh b́nh xă Tân sơn.

Địa h́nh
địa thế và khí hậu: Giáo xứ Quảng thuận ở vào vị trí thung lũng miền
Trung du tỉnh Ninh thuận, có độ cao 150m so với mức nước biển, có
h́nh thể chữ nhật với tổng diện tích hơn 140 km2, trong đó diện tích
cư trú và sinh hoạt mục vụ là 06 km2. Đất dai kém màu mỡ, đa số là
rừng mới khai hoang. Thời tiết nắng nhiều hơn là mưa lạnh. Mỗi năm
có lượng mưa trung b́nh là 45 ngày, rải rác từ tháng 5 đến tháng 10
âm lịch. Cây trồng nông nghiệp chủ yếu là sắn, ḿ, lúa, đậu, dưa lấy
hạt và mía đường. Do đất đai xấu, khí hậu không thuận lợi và hệ
thống thuỷ lợi chưa được mở rộng nên năng xuất nông nghiệp không cao.
II. H́nh
thành và phát triển
Do các biến
cố chiến tranh và nhất là sau cuộc chiến tranh mùa hè 1972, người
dân tỉnh Quảng trị ở phía nam sông Bến hải tản cư vào các tỉnh thành
phía nam như Thừa thiên, thành phố Huế, Quảng nam, thành phố Đà nẵng
để tránh bom đạn. Sau hơn 1 năm tạm cư chủ yếu tại các vùng chung
quanh thành phố Đà nẵng mà tiếng súng vẫn chưa ngưng nổ, nhiều ḍng
người đă xuôi Nam, là nơiø chiến tranh ít khốc liệt hơn để t́m đất
sống: Một số đến các vùng đất mới thuộc tỉnh Long khánh màu mỡ, một
số dừng Chân ở tỉnh B́nh tuy mới lập, một số chọn Cam ranh thuộc
tỉnh Khánh hoà, một số sống rải rác ở các nơi khác theo bà con họ
hàng đă đến trước, và số khác t́m đến lập nghiệp tại xă Bửu Sơn,
quận Sông pha, tỉnh Ninh thuận (ngày nay là xă Quảng sơn, huyện Ninh
sơn, tỉnh Ninh thuận) h́nh thành nên giáo xứ Quảng thuận, thuộc Giáo
Hạt Ninh Thuận, Giáo Phận Nha Trang từ tháng 5.1973.

Sự khai
sinh giáo xứ Quảng thuận bắt nguồn từ ư nguyện của giáo dân, được sự
giúp đỡ hướng dẫn của linh mục Giuse Đỗ Bá Ái thuộc giáo phận Huế,
lúc bấy giờ phụ trách mục vụ tại trại tạm cư 6 Non nước, Đà nẵng.Vào
đầu tháng 05.1973, một số thanh niên thiện chí đă lên đường trước
chuẩn bị nơi tạm cư. Vào ngày 13.07.1973, đoàn giáo dân đầu tiên đặt
Chân đến vùng đất mới này cùng với linh mục Giuse Đổ Bá Ái và nghĩa
tử của ngài là linh mục Phêrô Trần Văn Đoàn. Sau đó từng đoàn người
khác cũng lần lược đến đây. Do đoàn chiên Chúa ngày càng đông. Linh
mục Phêrô Đoàn Quang Hàm rồi tiếp đến linh mục Giacôbê Bùi Chung,
cũng thuộc giáo phận Huế, đến phụ giúp linh mục Giuse trong các công
tác mục vụ, văn hoá và giáo dục.
Và như thế,
một giáo xứ mới được khai sinh với danh xưng Quảng thuận và đặt dưới
sự bảo trợ của Thánh quan thầy Giuse (lễ kính vào ngày 01.05) và sự
chăm sóc của linh mục quản xứ tiên khởi là linh mục Giuse Đổ Bá Ái,
cùng với hai linh mục phụ tá là linh mục Phêrô Đoàn Quang Hàm và
linh mục Giacôbê Bùi Chung.
Xét về địa
danh, giáo xứ mang tên Quảng thuận với ư nghĩa là Quảng trị và Ninh
thuận; xét về tôn chỉ là quảng đại và thuận hoà yêu thương nhau. Và
quả đúng như ư nguyện của những vị khai sinh, hai mươi lăm năm qua
(1973-1998), giáo xứ Quảng thuận do có ḷng đặc biệt tôn kính và
trông cậy ở Thánh quan thầy Giuse, Ngài đă không ngừng che chở, nâng
đở, hộ tŕ cho giáo xứ vượt qua bao thử thách cũng như các nổi khó
khăn về tinh thần lẫn vật Chất, giáo dân sống yêu thương đùm bọc
nhau và đoàn kết xây dựng cuộc sống phần hồn, phần xác ngày càng tốt
đẹp hơn cùng với Giáo hội và quê hương xứ sở.
Quay lại
thời điểm tháng 7.1973: Khi đoàn giáo dân đầu tiên đặt Chân lên vùng
đất mới và tạm ổn định trong các dăy nhà tôn vách gỗ do các toán
thanh niên thiện chí của giáo xứ đến trước và dựng lên, dưới sự
hướng dẫn của linh mục Phêrô Trần Văn Đoàn, một cuộc sống mới bắt
đầu.
Nhà ở của
người dân- giáo dân cũng như lương dân, đồng loạt được xây dựng trên
địa bàn bốn giáo họ. Công việc khẩn hoang sản xuất chuẩn bị cho cái
ăn lâu dài cũng được tiến hành. Đồng thời điện ánh sáng được lắp đặt,
đưa vào tận mỗi hộ dân và dọc quốc lộ, đoạn đường Chạy qua giáo xứ.
Một nhà máy nước dân sinh được xây cất hoàn chỉnh với hai trạm bơm,
hồ lắng, hồ lọc, ba tháp nước kiên cố và khoảng 5000m ống nước chính
đă được lắp đặt, đem lại nguồn nước uống trong sạch cho toàn dân cư
trên địa bàn giáo xứ.
Văn hoá
giáo dục cũng được giáo xứ đặt thành một công tác hàng đầu: Một
trờng cấp II và III mang tên trường Trung học Quảng Đức được khẩn
trương xây dựng để kịp khai giảng năm học 1973-1974. Năm đầu tiên
trường được làm bằng cây gỗ, vách ván, mái lộp tôn, toạ lạc ngay địa
điểm chợ Quảng thuận sau này; Qua năm sau nhà trường mới được xây
dựng kiên cố trên địa điểm của trường Nguyễn Du ngày nay. Ngay trong
năm học thứ nhất, trường đă thu nhận khoảng 1200 học sinh từ lớp
6-12 (hai ban A và B) là con em trrong giáo xứ và các xă lân cận (lúc
bấy giờ quận Sông Pha, nay là huyện Ninh sơn, chưa có trường trung
học) bao gồm 24 lớp học và khoảng 35 giáo viên (20 giáo viên cấp II
và 15 giáo viên cấp III) mà đại đa số là những giáo dân trong giáo
xứ. Đồng thời bốn trường tiểu học cũng được xây dựng tại bốn giáo họ
thu nhận tất cả con em trong giáo xứ ở trong độ tuổi đi học. Cuối
cùng bốn kư nhi viện đảm trách công việc như của trường mẫu giáo và
nhà trẻ hiện nay, cũng đi vào hoạt động. Mỗi kư nhi viện có bốn lớp
và đội ngũ cô giáo là những giáo sinh được giáo xứ gởi đi đào tạo
nghiệp vụ tại trường sư phạm Quy nhơn vừa trở về, đặt dưới sự hướng
dẫn và điều hành của các nữ tu.
Cũng trong
thời gian này một hội đồng giáo xứ được thành lập do ông Giuse
Nguyễn Văn Nghiêm làm chủ tịch. Hội đồng đă thực sự làm việc hữu
hiệu, phụ giúp quư linh mục trong một số công tác mục vụ.
Đồng thời
giáo xứ cũng thỉnh mời sự cộng tác của hội ḍng thánh PhaoLô gồm 10
nữ tu (ban đầu là 4 và sau đó được tăng cường thêm 6) đăm trách một
bệnh xá Chăm sóc các bệnh nhân, điều hành các kư nhi viện, và giảng
dạy các lớp giáo lư cho các Cháu thiếu nhi.
Cũng trong
công tác mục vụ, giáo xứ được giáo phận gởi đến thầy giúp xứ Inhatio
Trần Ngà, cũng là người con của giáo xứ, để đáp ứng nhu cầu của một
họ đạo non trẻ nhưng đông dân.
Song song
với các nổ lực trên, giáo lư vở ḷng, thêm sức, tân ṭng, hôn nhân
cũng đều được quan tâm.
Sau gần một
năm tạm ổn định nơi ăn chốn ở, vào ngày 01.05.1974, toàn thể giáo xứ
mừng kính bổn mạng Thánh quan thầy Giuse Thợ, nhà thờ giáo xứ được
đặt viên đá đầu tiên tại trung tâm giáo họ La vang, vừa để nhớ đến
trung tâm Thánh Mẫu La vang tại quê hương Quảng trị và v́ ở đó có
địa h́nh cao ráo thoáng đăng. Nghi lễ được tổ chức cách hài hoà với
truyền thống dân tộc. Đồng thời các nguyện đường Triệu Phong,Thạch
hà, Hạnh trí cũng được lên phương án.
Tháng
4.1975, khi cuộc giải phóng miền nam bước vào giai đoạn quyết định,
t́nh h́nh chiến sự trở nên sôi động, một số đông giáo dân t́m đường
tránh bom đạn. Hai linh mục Giuse và Phêrô đi theo đoàn chiên, linh
mục Giacôbê ở lại lo cho những giáo dân c̣n lại.
Sau ngày
30.4.1975, đất nước hoàn toàn giải phóng, một số bà con đi tránh bom
đạn trở về Quảng thuận và một số t́m nơi khác làm ăn. Trong hoàn
cảnh này, một ḿnh linh mục Giacôbê lèo lái con thuyền Quảng thuận.
Để phục vụ
đoàn chiên đông đảo nhưng thiếu chủ Chăn, tháng 6.1975 toà Giám Mục
Nha trang bổ nhiệm hai linh mục: J.B Lê Quang Quư và Giuse Lê văn Sỹ
(gốc giáo phận Huế) về phục vụ giáo xứ Quảng thuận. Tuy nhiên các
ngài chỉ phục vụ được một tháng rồi ra đi.
Đầu tháng
10.1975, Toà Gám Mục Nha trang lại bổ nhiệm linh mục Giuse Ngô Mạnh
Điệp trong chức vụ phó xứ về với giáo đoàn Quảng thuận. Trong thời
gian này các sinh hoạt mục vụ của giáo xứ tuy chỉ tập trung vào các
bí tích nhưng đời sống đạo lại có chiều sâu. Ngoài ra, giáo xứ vẫn
nổ lực bảo tŕ và phủ kín ngôi nhà thờ c̣n dang dỡ và các nhà nguyện
c̣n rất thô sơ, khiêm tốn.
Năm1978,
học viện Pio X ngưng sinh hoạt, thầy phó tế Giuse Vơ Quư trở về với
gia đ́nh ở Quảng thuận. V́ thế giáo xứ lại có thêm một tông đồ phục
vụ nhiệt thành.
Ngày
17.04.1983, linh mục Giuse Ngô mạnh Điệp tạm ngưng quyền làm việc
mục vụ, và như thế lại một ḿnh linh mục quản xứ Giacôbê phải đảm
trách hầu hết công việc mục vụ.
Tháng
8.1989, linh mục Giuse Ngô mạnh Điệp được bổ nhiệm làm quản xứ Sông
Mỹ cũng thuộc Giáo Hạt Ninh Thuận, cách giáo xứ Quảng thuận 4km
hướng Tây bắc.
Tháng
2.1990, thầy phó tế Giuse Vơ Quư được nhập hộ nhà xứ Quảng thuận và
trực tiếp công tác với linh mục quản xứ. Trong thời gian này giáo xứ
hoàn thành tượng đài thánh Giuse và bước đầu nâng cấp nhà thờ chính.
Tháng
5.1991, tháp tiền đường nhà thờ chính và phần sau cung thánh được
lợp ngói, mở rộng và nâng hai cánh bằng cột gỗ, lợp tôn và lát đan.
Ngày
13.8.1991, thầy Giuse Vơ Quư và thầy Inhatio Trần Ngà là hai người
con của giáo xứ được thụ phong linh mục tại nhà thờ hạt Phan rang.
Tân linh
mục Giuse được đặt làm phó xứ Quảng thuận. Đây là một biến cố lớn
tạo nên một sức sống mới cho giáo xứ vươn lên. Thật vậy, từ khi giáo
xứ có thêm một linh mục các sinh hoạt cũng như đời sống đạo của
người giáo dân đă chuyển ḿnh thay đổi và phát triển cả chiều rộng
lẫn chiều sâu.
Tân linh
mục Inhaxiô đến nhận nhiệm vụ tại giáo xứ Phước Đức, và nay đang là
quản xứ B́nh chính, Ninh thuận.
Ngày
02.05.1993, kỷ niệm 20 năm thành lập giáo xứ (ngày 01.05 được dời
lại) toàn thể giáo xứ phấn khởi trong tinh thần hiệp nhất tái khởi
công để hoàn chỉnh ngôi nhà thờ giáo xứ theo dự tính ban đầu và làm
mới tháp chuông, với phần bổ sung của viện thiết kế và sở xây dựng
tỉnh Ninh thuận.

Ngày
02.11.1993, Giáo xứ vui mừng thân gởi ba đại chủng sinh là thầy
Phêrô Lê minh Cao, Anrê Lê văn Hải và Giuse Lê thiện Vang vào Đại
chủng viện Sao Biển Nha trang theo chương tŕnh bổ sung hai năm, để
tiến đến thánh chức linh mục mà quư thầy đă âm thầm nhẫn nại theo
đuổi gần hai mươi năm với bao khó khăn thử thách của cuộc sống.
Ngày
25.7.1994, toàn thể giáo xứ hân hoan mở hội dâng lễ tạ ơn Thiên Chúa
v́ Ngài đă thưởng ban cho giáo xứ muôn sự tốt lành để hoàn chỉnh
ngôi nhà thờ sau hai mươi năm dang dở. Ngôi nhà thờ giáo xứ được Đức
Giám Mục giáo phận Phaolô Nguyễn Văn Hoà chủ lễ và làm phép cùng với
khoảng 80 linh mục trong và ngoài giáo phận đồng tế; khoảng 100 tu
sĩ nam nữ và hàng ngàn giáo dân trong xứ và từ các giáo xứ bạn, cũng
như những giáo dân gốc Quảng thuận lâu ngày xa cách, nay cũng trở về
đồng cảm tạ Thiên Chúa với anh em ở quê nhà.
Cũng trong
dịp lễ hội đặc biệt long trọng này, giáo xứ đă tổ chức một buổi đại
tiệc liên hoan hiệp nhất vào tối cùng ngày, với sự tham dự của 2.600
người đại diện cho tất cả gia đ́nh giáo dân và lương dân trong giáo
xứ cùng các thành phần dân Chúa tha phương trở về chia sẻ niềm vui
với giáo xứ.
Ngày
06.07.1995, một biến cố hiếm hoi lại đến với giáo xứ: Quảng Thuận
được Đức Giám Mục Giáo Phận dành cho vinh dự tổ chức thánh lễ truyền
chức linh mục cho 6 thầy phó tế thuộc Giáo Hạt Ninh Thuận trong đó
có 3 người con của giáo xứ đă cưu mang và kỳ vọng trong hai mươi năm
qua. Sự kiện này càng đem lại phấn khởi và hân hoan to lớn cho người
giáo dân cũng như hun đúc và cũng cố ơn gọi tận hiến cuộc đời cho
Thiên Chúa nơi các dự tu và các gia đ́nh.
Ngày
13.8.1995, giáo xứ thân thương đón mừng linh mục phó Anrê Lê văn Hải,
một trong 3 người con giáo xứ vừa được thụ phong đồng thời linh mục
Phêrô Lê minh Cao nhận nhiệm vụ phó xứ Phan rang và linh mục Giuse
Lê thiện Vang đến nhận nhiệm vụ phó xứ Cầu Bảo (Phước Đức), cũng
thuộc Giáo Hạt Ninh Thuận.
Kể từ khi
Quảng thuận có thêm một linh mục phó nữa, đời sống đạo vốn đă bắt
đầu phong phú khởi sắc trong vài năm qua lại có thêm điều kiện để đi
lên.
Ngày
01.12.1995, thực hiện quy chế của Giáo Phận Nha Trang, dưới sự chủ
tŕ của quư linh mục, toàn thể quư vị giúp việc trong 4 giáo họ tập
trung ở nhà sinh hoạt của giáo xứ để bầu ra ban hành giáo trong đó
ông Phêrô Lê Mẫn là chủ tịch, ông Phêrô Nguyễn văn Kiêm là phó nội
vụ và ông Phaolô Phan văn Kư là phó ngoại vụ.
Đây là ban
hành giáo thứ hai chính thức được thành lập kể từ khi giáo xứ được
khai sinh. Trong hai mươi năm qua chỉ có các ban giúp việc tại các
giáo họ, c̣n công việc của giáo xứ có nhu cầu th́ ban giúp việc của
các giáo họ cùng làm việc chung với sự cộng tác của các Đại chủng
sinh.
Ngày
01.05.1997, kỷ niệm năm thứ 24 giáo xứ được thành lập, nhà hội giáo
xứ được đặt viên đá đầu tiên. Ngày 21.08.1997, việc xây dựng chính
thức được khởi công và kết thúc vào ngày 13-12-1997 với diện tích sử
dụng là 300m2. Ngày mồng một Tết Mậu Dần (1998); Sau thánh lễ đầu
năm, nhà hội giáo xứ làm phép và chính thức đưa vào sử dụng làm hội
trường, giảng dạy giáo lư, sinh hoạt các ca đoàn. Có được nhà hội,
các sinh hoạt mục vụ giáo xứ càng được thuận lợi dễ dàng hơn, và
giáo xứ càng ngày có điều kiện phát triển, đi lên.
Hai mươi
lăm năm là một quản thời gian dài của một đời người, nhưng chỉ là
một Chặng đường ngắn của cộng đồng, một giáo xứ. Trên Chặng đường
ngắn ngủi đó, đặc biệt là những năm đầu của thập kỷ 90 này, nhiều sự
kiện to lớn và đầy ư nghĩa đă diễn ra làm thay đổi bộ mặt Quảng
thuận ngày nào mới ra đời c̣n non trẻ, nay đang trưởng thành cùng
với dáng vóc bên ngoài và tâm hồn bên trong.
Dáng vóc
lớn dậy đó là con số 11.500 giáo dân là giáo xứ đông nhất của Giáo
Phận Nha Trang, với một ngôi nhà thờ rộng răi khang trang, vừa được
hoàn chỉnh, một nhà xứ đủ diện tích cho ba linh mục làm việc và nghỉ
ngơi, một nhà hội mới được đưa vào sử dụng và bốn giáo họ tương đối
đầy đủ các cơ sở phượng tự và mục vụ.Và tâm hồn trưởng thành ấy,
chúng tôi nghĩ rằng trước hết là do ḷng ưu ái quan tâm của Đức Giám
Mục Giáo Phận, do sự hy sinh và công lao của quư linh mục, từ linh
mục quản xứù tiên khởi đến quư linh mục lần lược nối tiếp ngài. Sau
đó thành quả này cũng thuộc về các vị chức việc thuộc nhiều thế hệ
đă nhiệt thành và hữu hiệu cộng tác xây dựng giáo xứ trong hai mươi
lăm năm qua, cũng như do sự cầu nguyện và sự đóng góp công sức của
tất cả mọi thành phần dân Chúa trong việc xây dựng và phát triển
giáo xứ. Ngoài ra chúng tôi cũng nhớ đến công ơn của quư vị ân nhân
xa gần đă giúp lời cầu nguyện và rộng răi ủng hộ về mặt tài chính
cho giáo xứ hoàn thành các công tŕnh phượng tự mục vụ và dân sinh
tạo điều kiện thuận lợi cho giáo xứ phát triển.
Mừng Quảng
thuận 25 tuổi, toàn thể giáo cùng cất cao lời cảm tạ về muôn vàn
hồng ân Thiên Chúa đă ban cho giáo xứ chúng ta qua lời cầu bàu của
Mẹ Maria và sự trợ giúp của Thánh cả Giuse, vị quan thầy mà Quảng
thuận đă, đang và măi măi trông cậy, phó thác nơi Ngài.
-
Giáo Họ:
Triệu Phong, Thạch hà, La vang, Hạnh trí.
-
Các linh
mục phụ trách giáo xứ từ ngày thành lập đến nay:
-
Lm Giuse
Đỗ bá Ái quản xứ tiên khởi 1973-1975
-
Lm Jb lê
quang Quư 7.1975
-
Lm
Giacôbê Bùi Chung 8.1975- 2002
-
Lm Giuse
Vơ Quư 2002 - 2005
-
Lm Phêrô Lê Minh Cao 26/10/05 - nay
Các linh
mục phó
-
Lm Phêrô
Trần văn Đoàn 1973-1975
-
Lm Phêrô
Đoàn quang Hàm 1973-1975
-
Lm Jb Lê
quang Quư 7.1975
-
Lm Giuse
Lê văn Sỹ 7.1975
-
Lm Giuse
Ngô mạnh Điệp 10.1975-1989
-
Lm Giuse
Vơ Quư 1991- 2005
-
Lm Anrê
Lê văn Hải 13.8.1995- 2005
-
Lm
Giuse
Phạm Kim Quốc 2005 - nay
Hoa quả
ơn gọi của giáo xứ
-
Linh mục
Augustinô Nguyễn văn Dụ hiện ở Ư
-
Linh mục
Giuse Vơ Quư hiện phó xứ Quảng Thuận
-
Linh mục
Inhaxiô Trần Ngà hiện quản xứ B́nh Chính
-
Linh mục
Jb Lê văn Tuấn hiện tại Pháp
-
Linh mục
Raymunđô Lê hữu Từ hiện tại Mỹ
-
Linh mục
Phêrô Lê minh Cao phó xứ Phan Rang
-
Linh mục
Giuse Lê thiện Vang phó xứ Cầu Bảo
-
Linh mục
Anrê Lê văn Hải phó xứ Quảng Thuận
-
Linh mục
Giuse Nguyễn văn Nghĩa phó xứ Châu Sơn BMT
Nam tu
sĩ
-
Ḍng Phan
sinh 1
-
Ḍng
Lasan 1
-
Ḍng
Giuse 1
-
Ḍng
Salésiens 1
Nữ tu sĩ
-
Ḍng MTG
Huế 6
-
Ḍng Con
Đức Bà Đi viếng Huế 1
-
Ḍng Con
Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế 4
-
Ḍng
thánh PhaoLô Đà Nẵng 1
-
Ḍng Phan
sinh Thừa Sai Đức Mẹ 2
-
Chủng
sinh: 3
Sinh
hoạt giáo xứ
1. Các
lớp giáo lư
Giáo xứ
không có lớp giáo lư phổ thông quanh năm, hoặc lớp Kinh thánh nhưng
giáo xứ có lớp giáo lư thường xuyên như lớp giáo lư xưng tội rước lễ
lần đầu được tổ chức theo chu kỳ hằng năm.
Lớp giáo lư
thêm sức được tổ chức theo chu kỳ 2 năm.
Lớp giáo lư
hôn nhân: Được tổ chức mỗi năm 3 khoá, mỗi khoá kéo dài 3 tháng, cho
những đôi nam nữ, chuẩn bị bước vào đời sống gia đ́nh, thường là
những đôi đă tổ chức lễ hỏi. Những lớp giáo lư hôn nhân này, thường
do các linh mục, các nữ tu và những người thiện chí có tŕnh độ và
kinh nghiệm đảm trách.
Lớp đào tạo
giáo lư viên được tổ chức theo chu kỳ 4 khoá một năm.
Ngoài các
lớp giáo lư thường xuyên, giáo xứ c̣n mở lớp dạy và học giáo lư cho
toàn thể giáo dân trong giáo xứ về các đề tài giáo lư năm thánh.
2. Các
hoạt động:
Trên địa
bàn giáo xứ có một nhà từ thiện được đặt tên là: "Nhà t́nh thương".
Nhà này do các người hảo tâm trong giáo xứ thành lập và giúp đở về
vật Chất. Nhà này đón nhận và nuôi dưỡng những người già nghèo khổ,
neo đơn. Ngoài ra c̣n có các hoạt động thăm viếng và giúp đỡ về tinh
thần và vật Chất cho những người nghèo khổ, cô đơn.
III.
Hướng tương lai
Hiện nay
giáo xứ đang ưu tiên cho việc sinh hoạt giới trẻ và nâng cao học vấn
cho con em trong giáo xứ. Ngoài ra, việc tạo công ăn việc làm cho
thanh niên cũng là một ưu tư cho các gia đ́nh giáo dân và giáo xứ.
V́ có công ăn việc làm ổn định th́ các tệ nạn ở giới thanh niên sẽ
giảm bớt nhiều và việc sống đạo dễ dàng thực hiện hơn.
Hầu hết
giáo dân đều ước ao xây dựng được 3 nhà nguyện cho 3 giáo họ: Thạch
hà, Triệu phong, Hạnh trí.
|