
Lược
sử Giáo xứ Tấn Tài
1. Vị
trí địa lư
Đông giáp
Mương Ông Cố. Tây giáp Mả Thánh Tây. Bắc giáp hương lộ đi Mỹ An. Nam
giáp sông Dinh.
Giáo xứ Tấn
tài gồm có 6 họ lẻ ở về phía Đông và phía Nam Thị xă Phan rang-Tháp
chàm và một nửa huyện Ninh phước, tỉnh Ninh thuận, diện tích 150km2
số giáo dân 3855 trong tổng số dân 100.000 người.
2. H́nh
thành và phát triển
Theo tài
liệu của hội Thừa sai Paris, khoảng năm1664, một nhóm giáo dân từ
B́nh định, Phú yên vào lập nghiệp tại B́nh thuận bắc (nay là Ninh
thuận). Họ khẩn hoang trên bờ sông Dinh và đặt tên cho nơi ấy là "Dinh
thuỷ" có nghĩa là nước sông Dinh. Họ tự lực cánh sinh phần xác cũng
như phần hồn: họ dựng lên một nhà nguyện mái tranh vách đất, để sáng
chiều họp nhau đọc kinh cầu nguyện. Họ bầu lên một ban chức việc 3-5
người để điều hành việc đạo: dạy giáo lư, rửa tội cho trẻ em và tân
ṭng, làm chứng hôn phối, giúp kẻ liệt, phụ trách mai táng. Hàng
chục năm mới có một linh mục đến ở với họ vài ngày, có khi chỉ một
buổi để dạy dỗ, ban bí tích, an ủi, căn dặn điều nọ, điều kia. măi
đến năm1882 (218 năm sau), linh mục Thừa sai Gonzagne Villaume (cố
Đề) mới thành lập giáo xứ gọi là giáo xứ Tấn tài; dầu vậy cái tên
Dinh thuỷ c̣n được con cháu nhắc đi nhắc lại cho đến ngày nay.
Cố Đề có
công rất lớn: ngài đă khẩn hoang được non 300 mẫu ruộng, đào mương,
đắp đập dẫn thuỷ nhập điền để cày cấy thuận lợi. Ngài đă xây nhà xứ,
nhà thờ khánh thành năm1900. Theo lời linh mục Thừa sai Gauthier (cố
Báu), th́ trên toàn cơi Đông dương chỉ có nhà thờ Tấn tài và nhà thờ
Pnompenh, Thủ đô Campuchia, đă được xây theo một kiểu này mà thôi.
Từ ngày
được thành lập đến nay, giáo xứ Tấn tài luôn luôn có linh mục chăm
sóc, có tu sĩ ḍng Thánh Giuse, ḍng Mến Thánh giá và Nhà phước giúp
đỡ, dạy dỗ. Từ năm 1968, nữ tu ḍng Khiết tâm B́nh cang thay thế Nhà
phước được giải thể, phụ trách cô nhi viện, cộng tác với linh mục
chánh xứ trong công việc phụng vụ, dạy giáo lư.
Giáo xứ Tấn
tài chia làm ba khu là khu Phêrô, khu Giuse và khu Matthêu, mỗi khu
có một uỷ viên hành giáo phụ trách liên lạc với chánh, phó xứ và ban
hành giáo trong việc rửa tội, thêm sức, hôn phối, kẻ liệt, mai táng
và công tác xă hội nữa.
Giáo xứ Tấn
Tài chiếm 30% diện tích của Phường Tấn tài với 2.086 giáo dân, nếu
tính cả khu Tấn lợi th́ số giáo dân có thể tới 60% của dân số Phường
là 5.600 người, v́ tại khu Tấn lợi (phường Tấn tài) có một số giáo
dân khá đông, nhưng lại thuộc về giáo xứ Phan rang. Phần đông giáo
dân sống bằng nghề nông: trước đây cấy lúa, nay lại trồng nho; phần
c̣n lại làm nghề tiểu thương, công nhân.
Đặc biệt
tại giáo xứ Tấn tài có mấy di tích lịch sử của Hội thánh thời sóng
gió xa xưa; đó là 17 ngôi mộ các Anh hùng bỏ ḿnh v́ Đức tin (chưa
được phong Á thánh). Theo tiền nhân kể lại th́ 15 trong 17 ngôi mộ
này đă được cải táng từ các vùng lân cận như Mỹ tường, Sơn hải,
Thuận hoà về đây, có một viên gạch nung đỏ khắc câu như sau:
"paulus
sanh Nghệ an
profide tumcatus in
B́nh thuận an D
1818 isgis Tự đức II"
Và trên một
ngôi mộ khác có ghi: "Décedée 1864 Mađalêna Lộc".
Theo kỷ yếu
Giáo Phận Nha Trang 1671-1971 (trang 31) th́ Mađalêna Lộc là bà nhất
Nhà phước đă được phúc Tử đạo tại Láng Mun (nay là Tân Hội). Ngoài
ra trong nhà thờ phía tay trái trước bàn thờ Thánh tâm có mộ cố Đề,
vị sáng lập giáo xứ, ngài chết đuối năm 1900 tại đập Nha Trinh đang
khi điều khiển công tác đắp đập.
Tại nghĩa
địa Tấn tài có mộ cố Châu (Pierre Ledarré) chánh xứ Tấn tài năm
1925-1945, ngài qua đời ở B́nh cang (Nha trang) là nơi quân đội Nhật
bổn đă lập trong các giáo sĩ Thừa sai sau ngày đảo chánh 09.3.1949.
Theo di chúc hài cốt của ngài được cải táng về nghĩa địa Tấn tài năm
1972.
Chủng
Viện Qui nhơn và cố Hồng.
Từ năm
1946-1952, Tiểu chủng viện Qui nhơn được tạm thời mở lớp trong khuôn
viên nhà xứ Tấn tài do linh mục Thừa sai Giuse Clause Hồng làm Bề
trên. Trong thời gian này, ngài đă tận t́nh giúp đỡ tù nhân, nhất là
tù nhân chính trị. Ngài làm liên lạc viên giữa tù nhân và gia đ́nh
họ: ngài vào tận lao xá đưa thơ, quà.của người thân gửi cho tù nhân
và nhận thơ của họ gửi cho gia đ́nh. Những tù nhân bệnh hoạn, ngài
lấy quần áo về giặt, phơi khô rồi đưa vào cho. Với một chiếc xe đạp,
cố Hồng chạy đến hết làng này sang xă khác. Năm 1952 Việt minh đă
mời cố lên thăm chiến khu 3 ngày và dẫn ngài về trở lại.
Tiểu chủng
viện được dời về Nha trang năm 1953, ngài tiếp tục làm Bề trên, cho
đến năm1964 làm Tuyên uư ḍng Khiết tâm Đức Mẹ. Ngài qua đời ngày
18.11.1971. Ngày nay nhiều người lương giáo chưa quên cố Hồng.
Chủng
viện Thái B́nh.
Năm1955,
giáo phận Thái b́nh được bề trên giáo phận Qui nhơn chấp thuận mở
Chủng viện trong khuôn viên nhà xứ Tấn tài cho đến năm 1963. Trong
thời gian này quí cha của Chủng viện đă cộng tác với linh mục chánh
xứ Marc Lefèbvre (cố Kim) giúp đỡ giáo xứ rất nhiều, thường xuyên
nhất là linh mục Giuse Đinh Tường Huấn, giám đốc.
Giáo xứ Tấn
Tài từ khi được thành lập luôn có linh mục chính xứ và một phó xứ.
Từ năm 1957, Giáo Phận Nha Trang được thành lập, tách khỏi giáo phận
mẹ Qui nhơn, số linh mục chưa được dồi dào, cho nên chỉ có một linh
mục chính xứ. Để bù lại, ngài được quư linh mục Chủng viện Thái b́nh,
rồi đến trường Trương Vĩnh Kư trợ lực.
Từ năm
1975, linh mục Giuse Trần Văn Láng, được linh mục F.x Nguyễn Nhị phụ
giúp ít năm, rồi một ḿnh ngài tần tảo hết Tấn tài đến Tân xuân,
B́nh quư, Nha mơn, Nhị hà, Đá trắng, nơi nào cũng có thánh lễ mỗi
tuần 1-2 lần, riêng Tấn tài th́ ngày nào cũng có thánh lễ. Ngày Chúa
nhật và thứ năm có hai thánh lễ. Thật là đại phúc !. Măi đến năm
1991 thầy Phêrô Nguyễn Đ́nh Phiên được thụ phong linh mục và được
đặt làm phó xứ chung sức với chính xứ đă quá mệt mỏi v́ đoàn chiên.
Năm 1995,
tân linh mục Inhatiô Bùi Sĩ Đức được sai đến làm phó xứ thay thế
linh mục Phêrô Nguyễn Đ́nh Phiên được tiến chức chính xứ Sông Pha.
Năm 1996,
thêm một linh mục hoạt bát là linh mục Don Bosco Cao Tấn Phúc làm
phó xứ 2. Nhờ vậy mà linh mục chính xứ an tâm đi chữa mấy chứng bệnh
nan y, mặc dầu ngài đă về nhiệm sở nhưng bệnh vẫn chưa lành hẳn.
Ngày
18.08.1997, linh mục Gioakim Nguyễn Phúc Hoà về làm phó xứ thay cho
linh mục Don Bosco Cao Tấn Phúc được quản nhiệm giáo xứ G̣ Đền.
Các linh
mục phụ trách giáo xứ từ ngày thành lập đến nay:
-
Đấng
sáng lập giáo xứ: Gonzague Villaume (Cố Đề) 1882-6.9.1990
-
Louis
Nezeys (Cố Nhạc) 1900-1903.
-
Alexis
Boivin (Cố Nhă) 1903-1907.
-
Jules
Labiausse (Cố Sáng) 1907-1920.
-
Guillaume
David (Cố Yên)1920-1924.
-
Marcel
Piquet (cố Lợi) 1924-1928.
-
Pierre
Ledarré (cố Châu) 1928-1945.
-
Giuse
Nguyễn Sồ 1945-1947.
-
Emile
Laborier (cố Hảo) 1947-1948.
-
Paul
Valour (cố Lực) 1948-1951.
-
Giuse
Nguyễn Công Nghị 17 tháng
-
Pierre
Gauthier (cố Báu) 02 tháng.
-
Marc
Lefèbre (cố Kim) 1951-1970.
-
Giuse
Đinh Tường Huấn 04.1961 đến 11.1961.
-
Giuse Lê
Khắc Tâm 1970-1975.
-
Giuse
Nguyễn Hoàng Kim 05.1975 đến 08.1975.
-
Giuse
Trần Văn Láng 15.08.1975 đến 5.10.2006.
-
-
GB. Trần
Minh Cương 5.10.2006 đến nay.
Các linh
mục phó:
-
F.x
Nguyễn Nhị 1975-1989.
-
Phêrô
Nguyễn Đ́nh Phiên 08.1991 đến 10.08.1995. Hiện linh mục quản xứ
Sông Pha.
-
Don Bosco
Cao Tấn Phúc 21.01.1996 đến 13.07.1997. Hiện linh mục quản xứ G̣
đền.
-
Ignace de
Lovola Bùi Sĩ Đức 11.08.1995
-
Gioakim
Nguyễn Phúc Hoà 18.08.1997 - 2005.
-
Đaminh
Nguyễn Thanh Vân 2005 đến nay
Hoa quả
ơn gọi của giáo xứ
Nữ tu
Sinh
hoạt giáo xứ
1. Các
lớp giáo lư
Giáo lư tân
ṭng một năm 2 khoá: Khoá 1 từ Chúa Nhật I Mùa Vọng đến hết Mùa Chay;
Khoá 2 từ Chúa Nhật I Phục Sinh cho đến Mùa Vọng.
Lớp đào tạo
giáo lư viên hàng tuần chiều thứ hai do linh mục phó phụ trách.
2. Các
hoạt động:
Phát thưởng
cho các em học sinh suất sắc, tiên tiến vào dịp cuối năm.
Hướng
tương lai
Hiện nay
Tấn Tài có ba linh mục luân phiên công tác mục vụ, họ đạo nào cũng
được no thoả, không c̣n đói khát nữa. Nhưng Tấn Tài là một cánh đồng
mênh mông, ngoài số đông giáo dân đă được quy tụ trong các giáo họ,
không biết bao người đang sống lẫn lộn giữa lương dân; xa có, gần có,
thôn nào, xă nào cũng có ít nhiều chiên lạc. Làm sao để t́m kiếm họ
Đó là nỗi thao thức ngày đêm của chủ chăn. Ba linh mục vẫn chưa đủ
cho cánh đồng này.
Xin thêm
một linh mục cho họ lẻ, thêm nữ tu hoạt động truyền giáo.
* Nguồn :
Trang WEB Giáo Phận
Nha Trang -
Diễn Đàn
|