|

Lược
sử Giáo xứ Triệu Phong
Thôn Triệu Phong toạ lạc trên diện tích 2 km vuông. Đông giáp
quốc lộ 27; Tây giáp đất canh tác Thạch Môn, Bắc giáp thôn Thạch Hà;
Nam giáp đất canh tác xã Hoà Sơn.
Nhà thờ Triệu Phong toạ lạc trên khu đất có diện tích 4,200 mét
vuông, trong tổng thể 7,720 mét vuông đất dành để lo việc thờ phượng
và sinh hoạt tôn giáo.
Từ năm 1973, khi mới đặt chân đến vùng đất Quảng Sơn này dưới sự
hướng dẫn của cha Giuse Đỗ Bá Ái, sau khi quy hoạch đất đai nhà cửa,
bà con giáo dân đã nghĩ ngay tới việc tìm đất để làm nhà nguyện và
đã dựng tạm một căn nhà gỗ mái tôn vách ván vào tháng 2.1974, đến
tháng 3.1976, dưới sự hướng dẫn của cha Giacôbê Bùi Chung, bà con
giáo dân đã chung tay góp sức để làm nên một ngôi nhà nguyện mới
bằng gỗ 2 mái, rộng rãi hơn, một mái lợp tôn và một mái lợp tranh.
Sau đó một thời gian, ngôi nhà nguyện này bị xuống cấp, mái tranh
nhột nát không còn đủ sức chóng chọi với thời gian, mưa nắng, bà con
đã nghĩ ngay đến việc làm nhà nguyện mớị Với quyết tâm cao độ, dưới
sự hướng dẫn khôn ngoan của cha quản xứ Giacôbê, vượt qua mọi khó
khăn, trở ngại, bà con giáo dân đã hoàn thành được ngôi nhà nguyện
mới bằng gỗ lợp tôn với diện tích 360 mét vuông, chắc chắn và khang
trang làm nơi thờ phượng Thiên Chúa và giáo dục đức tin cho thế hệ
trẻ. Nhà nguyện này tồn tại cho đến tháng 8.2004, khi mà một ngôi
nhà thờ tạm bằng cột sắt mái tôn rộng 462 mét vuông, được dựng lên
cùng lúc với việc lợp mái ngôi nhà thờ mới đang xây kiên cố, với
diện tích 1,320 mét vuông và một tháp chuông bê-tông cốt sắt cao 27
mét.
Ngôi nhà thờ cũ đã trải qua thời gian dài 24 năm, đã xuống cấp
trầm trọng, cây gỗ bị mối mọt đục khoét, mái tôn thì nhột nát, không
còn an toàn trong những ngày mưa to gió lớn. Bên cạnh đó, số lượng
giáo dân đã trên 4000 người, nên ngôi nhà thờ nói trên không còn chỗ
cho giáo dân tham dự thánh lễ. Đặc biệt là trong các ngày chúa nhật
hằng tuần, giáo dân phải đứng chen chúc nhau trong một khoảng không
gian chật chội trong nhà thờ, khiến nhiều người cảm thấy gò bó, ngột
ngạt…. Trong khi đó, rất nhiều người phải đứng ngoài nhà thờ, vì bên
trong không còn chỗ chứa, mặc dù đã tận dụng tối đa các khoảng không
ở trong nhà thờ.
Trước tình hình đó, linh mục quản xứ Phêrô Nguyễn Đình Phiên, chỉ
mới tiếp nhận giáo xứ từ ngày 20.02.2002, đã cho nối thêm hai mái
tôn, mỗi mái rộng 4 mét, dọc theo hai mái hiên nhà nguyện để có nơi
tham dự thánh lễ và dạy dỗ thiếu nhi.
Do nhu cầu mục vụ và tình hình sinh hoạt của giáo xứ lúc bấy giờ
gặp nhiều khó khăn, Đức Giám Mục Giáo Phận đã cử thầy phó tế
Phanxicô Xavie Nguyễn Vinh Danh về giúp cha xứ để chăm lo mục vụ cho
bà con giáo dân, cũng từ đó, giáo xứ khởi sắc nhiều mặt, nhất là
việc xây dựng nhà thờ và nếp sống đạo đức của cộng đoàn dân Chúa,
đặc biệt là các em thiếu nhi, nhờ sự cộng tách tích cực của các nữ
tu Dòng Thánh Phaolô đang phục vụ tại giáo xứ.
Được sự hỗ trợ tích cực của thầy phó tế và cộng đoàn dân Chúa,
cha xứ đã xin phép Đức Giám Mục Giáo Phận để xây dựng nhà thờ mới để
thờ phượng Thiên Chúa và có chỗ rộng rãi, khang trang, an toàn cho
bà con giáo dân tham dự thánh lễ. Thông cảm với thao thức thật chính
đáng của linh mục quản xứ và bà con giáo dân Triệu Phong, ngày
01.11.2003, Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hoà, Giám Mục Giáo Phận Nha
Trang đã chấp thuận đơn xin của linh mục quản xứ, đồng thời hỗ trợ
tinh thần lẫn vật chất cho công việc cao quý này.
Cùng với việc xin phép Đức Giám Mục Giáo Phận, linh mục quản xứ
cũng đã làm đơn gởi lên các cấp chính quyền địa phương để xin xây
dựng nhà thờ mớị Song song với việc xin đơn, thì với sự cộng tác của
thầy phó tế giúp xứ, công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn thiết kế xây
dựng Phan Rang đã từng bước hoàn thiện bản vẽ thiết kế và phối cảnh
công trình nhà thờ Triệu Phong. Điều may mắn và là niềm vui lớn lao
của toàn thể bà con giáo dân là lúc Ban Tôn Giáo Tỉnh Ninh Thuận ký
quyết định cho xây dựng nhà thờ mới qua công văn số 127 ngày
13.11.2003, thì cũng là lúc bản vẽ kết cấu đã hoàn thành, và chỉ một
thời gian ngắn sau đó bà con giáo dân lại vui mừng trước quyết định
của sở xây dựng Ninh Thuận cấp giấy phép xây dựng số 2, ngày
14.01.2004.
Ngôi nhà thờ mới được xây dựng với kích thước như sau:
• Nền nhà thờ cao 1,40 mét so với chỗ cao nhất của mặt đất tự
nhiên trong mặt bằng xây dựng.
• Chiều dài 60 mét,
• Chiều rộng là 20 mét, kể cả hành lang,
• Cánh gà rộng 5 mét,
• Cung thánh cao 0,9 mét và vị trí đặt bàn thờ cao 1,3 mét so với
nền nhà thờ.
• Chiều cao từ nền lên đỉnh mái nhà thờ là 15 mét.
• Chiều cao từ nền lên đỉnh thánh giá mặt tiền nhà thờ là 22 mét.
• Chiều cao từ nền lên đỉnh thánh giá tháp chuông là 27mét đứng
bên cạnh mặt tiền nhà thờ.
Ngay sau khi có giấy phép xây dựng, qua sự giới thiệu của thầy
phó tế, ngày 19.01.2004 linh mục quản xứ và Hội Đồng Giáo Xứ đã ký
hợp đồng xây dựng nhà thờ mới với anh Lê Văn Bông ở Cam Thành Bắc,
Cam Ranh, Khánh Hoà.
Sau nhiều lần họp bàn và toan tính, cha xứ và Hội Đồng Giáo Xứ
chọn ngày 02.02.2004, lễ Mẹ Dâng Chúa vào đền thờ làm ngày khởi công
xây dựng công trình với một số tiền quá ít ỏi, quá khiêm tốn, 230
triệu đồng trong taỵ Nhưng tin tưởng vào tình yêu và sự quan phòng
của Thiên Chúa, tin tưởng vào lời bàu cử của Mẹ Maria La Vang và
thánh cả Giuse, Linh mục quản xứ phó thác công trình cho tình yêu
của Thiên Chúa và mạnh dạn kêu gọi bà con giáo dân chung sức chung
lòng để làm công việc cao quý này.
05g00 sáng ngày 02.02.2004, cha quản xứ Phêrô Nguyễn Đình Phiên,
cha cựu quản xứ Giacôbê Bùi Chung và thầy phó tế Phanxicô Xavie
Nguyễn Vinh Danh giúp bàn thờ, thánh lễ đồng tế dâng công trình xây
dựng cho Thiên Chúa với sự hiện diện đông đảo, đầy tin tưởng của bà
con giáo dân trong giáo xứ phó thác công việc xây dựng cho lòng nhân
từ của Thiên Chúa và lời bầu cử của Mẹ Maria và thánh cả Giuse.
7g00 sáng, đông đảo bà con giáo dân cùng với ban thi công tập
trung trong nhà thờ cũ để Chầu Mình Thánh Chúa và rước kiệu Mình
Thánh Chúa sang bàn thờ tạm để bắt đầu việc tháo gỡ, di dời, làm nhà
thờ tạm, nhà kho, phòng trực, lán trại cho thợ…. Dưới sự lãnh đạo
của thầy phó tế, mọi người làm việc trong niềm hân hoan, phấn khởi
và hăng háị Niềm vui hiện rõ trên khuôn mặt mọi người, dẫu không
biết tương lai sẽ đi về đâu, chỉ một niềm tin tưởng phó thác vào
tình yêu của Thiên Chúa.
Cũng từ hôm ấy, dưới sự hướng dẫn của cha xứ, mỗi ngày 3 nhịp,
giáo xứ thiết tha cầu nguyện cho công việc xây dựng, Chầu Mình Thánh
Chúa mỗi ngày vào ban sáng, đọc kinh chung vào ban trưa và dâng
thánh lễ vào ban tối.
Sự làm việc nhịp nhàng giữa cha xứ và thầy phó tế, khiến chúng ta
liên tưởng đến công việc của Mô-sê và Giô-suê khi giao chiến với
quân A-ma-lếch. Mô-sê cầu nguyện, còn Giô-suê thì nghinh chiến, và
quân Is-ra-en chỉ chiến thắng bao lâu Mô-sê còn cầu nguyện với hai
tay giơ caọ Công trình xây dựng nhà thờ cũng chỉ tiến triển tốt đẹp
bao lâu cha xứ và cộng đoàn dân Chúa liên lỉ cầu nguyện cho công
trình được bình an, có được nhiều ân nhân hảo tâm giúp đỡ.
Cùng với việc xây dựng nhà thờ, bà con giáo dân cũng một lòng xây
dựng đời sống đạo đức, số người dâng thánh lễ, tham gia các việc đạo
đức tăng lên rõ rệt.
Hưởng ứng lời kêu gọi của cha quản xứ, cộng với lòng nhiệt thành
vốn có của con cái Mẹ La Vang, mọi thành phần dân Chúa đã đóng góp
công sức, tiền của để thi công ngôi thánh đường mới, từ một cụ già
trên giường bệnh đến một em thiếu nhi vài ba tuổi, từ một thanh niên
mạnh khoẻ đến những người đang đau đớn bệnh tật, ai ai cũng vui vẽ
và hăng hái đóng góp cho công việc cao quý này.
Bên cạnh đó, cha xứ và thầy phó tế kêu gọi bà con giáo dân đồng
hương và những người quen biết đóng góp cho việc xây dựng nhà thờ
mới nàỵ Đây là những lời chân tình và tha thiết mà cha xứ đã gởi đến
bà con đồng hương trong và ngoài nước: “Nhà thờ giáo thôn của chúng
ta đã dựng tạm bằng gỗ được gần 30 năm, do công lao khó nhọc của cha
Giuse Đỗ Bá Ái, cố linh mục Phêrô Đoàn Quang Hàm và cha Giacôbê Bùi
Chung, cộng với bao hy sinh vất vả của cha ông chúng ta mà có. Nhưng
vì nhà thờ chủ yếu được dựng tạm bằng vật liệu đơn giản: tất cả trụ
cột, kèo, đòn tay đều bằng gỗ, mái thì tận dụng tôn cũ, nên lâu ngày
đã bị hư hại, rỉ sét. Những ngày mưa gió thì không còn chỗ nào mà
không nhột ướt -từ trên cung thánh cho xuống hết lòng nhà thờ. Vì
thế cần phải được làm mới càng sớm càng tốt để vừa có chỗ cho bà con
giáo dân tham dự thánh lễ, vừa bảo đảm an toàn tính mạng cho cộng
đoàn phụng vụ trong những ngày mưa to gió lớn.
Đức cố Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nho và Đức cha Phaolô Nguyễn Văn
Hoà, Giám Mục của giáo phận đã hiểu rõ tình cảnh này và khuyến khích
chúng tôi xây dựng nhà thờ mới rộng rãi hơn, thông thoáng hơn, để
đáp ứng nhu cầu thờ phượng của giáo dân. Các Cha cựu quản xứ -cha
Giacôbê Bùi Chung, cha Giuse Võ Quý, cha Giuse Ngô Mạnh Điệp, cha
Anrê Lê Văn Hải- cũng khích lệ chúng tôi cố gắng xây dựng lại nhà
thờ mới vì nhu cầu chính đáng của giáo dân”.
Ngay những ngày gần nhất sau khi nhận được thư vận động, bà con
đồng hương đã bày tỏ sự hưởng ứng của mình bằng cách gọi điện thoại,
viết thư và gởi tiền cho cha xứ để góp phần xây dựng Nhà Chúa, xây
dựng quê hương, đặc biệt cha Giuse Đỗ Bá Ái đã quan tâm đóng góp và
còn động viên bà con cộng tác, và chính ngài, nhân dịp về thăm quê
hương vào tháng 9.2004 đã đích thân đến thăm công trình và gặp được
một số đông bà con giáo dân, nhất là các em thiếu nhi của giáo xứ
đang vui Tết Trung Thu.
Việc thi công nhà thờ mới đã từng bước tiến triển tốt đẹp, bà con
giáo dân vui mừng từng ngày với những ơn lành Chúa ban và thành quả
gặt hái được của tiến độ thi công. Không quản sớm hay tối, ngày hay
đêm, lúc nào công trình cần sự cộng tác là bà con đều tích cực tham
gia.
Chỉ trong vòng 2 ngày mà nhà nguyện, nhà kho, phòng trực, giải
phóng mặt bằng xây dựng đã được bố trí gọn gàng. Đường vận chuyển
vật tư cũng đã được bố trí thật hợp lý và rất tài tình, xe chuyên
chở vật tư có thể chạy theo vòng tròn để vào và ra công trình mà
không ảnh hưởng đến việc thi công.
Song song với việc giải phóng mặt bằng, thợ hồ đã bắt tay thi
công nhà xứ mà trước mắt là lán trại để thợ hồ có chỗ nghỉ ngơi,
sinh hoạt trong thời gian thi công. Ngôi nhà này đã được hoàn chỉnh
và bàn giao cho giáo xứ đưa vào chính thức sử dụng ngày 02.02.2005,
kỷ niệm một năm khởi công xây dựng nhà thờ. Hiện tại là nhà xứ chính
thức của giáo xứ, nơi cha xứ và cha phó đang sinh hoạt.
Những ngày tiếp theo, cùng với việc bóc vác vật liệu xây dựng,
sắt thép, xi măng… thì 54 hố móng cũng được hoàn thành, mỗi hố móng
sâu đến gần 2 mét, mỗi chiều rộng cả 2 mét được bà con tích cực tham
gia một cách hồ hỡi, phấn khởi, từng hố móng được đào xong, thầy phó
tế nghiệm thu và cho đổ bê-tông. Bà con vui từng ngày khi nhìn thấy
công trình đang dần dần nên hình nên dạng. Nhìn các loại xe cơ giới
đang làm việc và tiếng động của máy móc vang lên trên công trình mà
lòng vui phơi phới, máy đào, máy ủi, xe chở đất, máy cắt, khoan, cưa
bào, tiếng rung của máy dầm bê-tông, tất cả hoà nên một bản nhạc độc
đáo và cũng diễn tả sự chắc chắn của công trình ngay từ bước đầu thi
công. Từng phần việc được giải quyết, mỗi ngày lại có một niềm vui
mới với tiến độ thi công, và trong thâm tâm mỗi người tự nhắc bảo
nhau “Cố lên”:
Cố lên! Ta hãy cố lên
Lòng yêu mến Chúa, ta quên nhọc nhằn
Cố lên! Đừng ngại khó khăn
Thực hành ước nguyện ta hằng ước mơ
Cố lên! Xây dựng nhà thờ
Muôn người nên một, thời cơ đến rồi
|Cố lên! Nào các bạn ơi
Hy sinh vì Chúa, đời đời vinh quang
Cố lên! Vững chí hiên ngang
Đời sau công phúc lan tràn hồng ân
Cố lên! Ta hãy góp phần
Đừng lo, có Mẹ đỡ đần chở che
Cố lên! Dù có khó nghèo
Tin yêu cho trọn, quyết theo đến cùng.
Rồi ngày lễ Đặt Viên Đá đến gần, ngày 25.03.2004, lễ Truyền Tin,
được chọn để tổ chức thánh lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ
mớị Toàn thể giáo dân Triệu Phong vui sướng vô hạn, vì 30 năm mới có
một ngày hội ngộ đông đủ các thành phần dân Chúa bên vị chủ chăn của
giáo phận trong khuôn viên nhà thờ Triệu Phong và vì 30 năm mới chỉ
là một bước khởi đầu, chuyển mình bước sang trang sử mới với nhiều
hy vọng cho tương laị Bởi, đau khổ, gian nan đã tạo nên những con
người Triệu Phong can trường, đạo đức, hết sức tin tưởng vào Thiên
Chúa và Mẹ Maria La Vang.
Mặc dù đời sống kinh tế của bà con giáo dân gặp nhiều khó khăn,
mặc dù chưa có thời gian đủ dài để chuẩn bị cho việc xây dựng nhà
thờ mới, mặc cho bao người tỏ ra lo sợ cho sự liều lĩnh của cha xứ
và thầy phó tế theo cách nhìn của con ngườị Tạ ơn Chúa, sau gần hai
tháng khởi công, mà công trình chưa bị gián đoạn vì không có tài
chánh!
Niềm vui tiếp nối niềm vui, công trình đang vươn lên từng ngày
với sự nỗ lực của các nhóm thợ để hoàn thành công việc của mình một
cách suất sắc. Cùng với việc xây dựng nhà thờ, bà con giáo dân đã
cùng nhau góp công góp sức để làm các công trình phụ, và công trình
đầu tiên được nghĩ đến và bắt tay thực hiện đó là việc xây dựng lại
Đài Đức Mẹ La Vang, tháng 5.2004 khởi công trong thời tiết mưa gió
thế nhưng đến ngày 14.08.2004 toàn thể bà con hân hoan và sốt sắng
dâng thánh lễ vọng mừng Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời tại đài mới vừa được
làm phép. Cùng với niềm vui khánh thành Đài Đức Mẹ là việc hoàn
thành lợp mái nhà thờ mới, để sáng hôm sau 15.08.2004 là thánh lễ
đầu tiên trong nhà thờ mới Mừng Đức Mẹ Hồn Xác lên trời và cho các
em Rước Chúa lần đầu, đây là một hồng ân lớn lao và là dấu ấn đặc
biệt cho các em thiếu nhi trong ngày trọng đại của đời mình.
Hăng say tiếp tục hăng say, bà con giáo dân lại bắt tay xây dựng
Đài Thánh Giuse, tháng 9.2004 khởi công và ngày 01.11.2004, lễ Các
Thánh Nam Nữ, sau thánh lễ là nghi thức làm phép Đài Thánh Giuse,
tuy đơn sơ nhưng rất sốt sắng, đạo đức, với sự hiện diện của cha xứ
Phêrô, cha cựu Giacôbê và thầy phó tế cùng bà con giáo dân.
Quyết tâm để đạt được mục tiêu đã đặt ra ngay từ những ngày chuẩn
bị khởi công, giờ đây, bà con giáo dân lại tham gia công tác để
chuẩn bị mặt bằng cho lễ Giáng Sinh 2004, để rồi 30 năm mới có một
lễ Giáng Sinh đầu tiên được tổ chức long trọng và trang nghiêm tại
khuôn viên nhà thờ Triệu Phong như thế, ai ai cũng phấn khởi vui
mừng với chương trình canh thức Giáng Sinh và thánh lễ trọng thể,
với sự hiện diện đông đảo của bà con giáo dân đứng chật cả sân, kín
cả hai con đường phía trước, đặc biệt, giáo xứ vui mừng đón tiếp
những người anh em khác tôn giáo trong thôn đến tham dự Lễ Giáng
Sinh, đây là một nghĩa cử tốt đẹp của tình làng nghĩa xóm, của sự
hiệp nhất, yêu thương.
Nhà thờ mới đã là niềm vui và nơi quy tụ của bà con giáo dân để
thờ phượng Thiên Chúa và để cử hành các bí tích, đặc biệt ngày
28.12.2004, giáo xứ lại có dịp hân hoan đón tiếp Đức Giám Mục Giáo
Phận đến chủ tế thánh lễ ban Bí Tích Thêm Sức cho 137 con em của
giáo xứ, với sự đồng tế của các linh mục trong giáo hạt. Lại một lần
nữa, đây là lần đầu tiên các em lãnh Bí Tích Thêm Sức tại mãnh đất
thân yêu này.
Thời gian này giáo xứ lại hồi hộp chờ đợi một sự kiện lớn lao
khác đang đến với giáo xứ, thầy phó tế được Đức Giám Mục giáo phận
gọi tiến chức linh mục. Đây là một hồng ân lớn lao cho thầy và cũng
là một quà tặng vĩ đại cho giáo xứ, đồng thời cũng là một sự hồi hộp
lo âu của mỗi người, vì ai nấy đều mong muốn thầy được ở lại với bà
con giáo dân để tiếp tục điều hành công trình xây dựng và để cùng
với cha xứ chăm lo mục vụ giáo xứ, đặc biệt là giới trẻ và các em
thiếu nhị “Cầu được, ước thấy”, ngày 20.01.2005, thầy phó tế được
Đức Giám Mục Giáo Phận phong chức linh mục và đặt làm cha phó ở lại
với giáo xứ. Ngày 22.01.2005, giáo xứ hân hoan đón mừng Tân Linh Mục
về dâng thánh lễ Tạ Ơn, tạ ơn Thiên Chúa, tri ân tình người, vì biết
bao hồng ân Ngài đã ban xuống cho người con được Ngài tuyển chọn. Từ
nay, cha xứ có một cộng tác viên đắc lực trong công việc mục vụ,
giáo xứ có thêm một thừa tác viên cử hành các bí tích phục vụ cộng
đoàn dân Chúa.
Niềm vui tiếp nối niềm vui như những đợt sóng dồn dập đập vào bờ
cát, bà con giáo dân lại một lần nữa có dịp vui mừng với thành quả
của những cố gắng bao ngày qua, Tam Nhật Vượt Qua và suốt Tuần Bát
Nhật Phục Sinh, mọi cử hành phụng vụ được diễn ra trong ngôi nhà thờ
mới thân thương, dường như việc xây dựng đã hoàn tất, thế nhưng còn
nhiều việc phải làm để hoàn thiện công trình, chuẩn bị cho ngày
Khánh Thành và Cung Hiến, ngày 03.06.2005.
Sau Tuần Bát Nhật Phục Sinh, bắt đầu việc lát nền nhà thờ mới và
hoàn thiện mặt bằng chung quanh. Các nhóm thợ đã và đang cố gắng
từng ngày để hoàn thiện công trình, bà con giáo dân cũng nỗ lực
không kém để hoàn thiện mặt bằng chung quanh, không quản giam mình
dưới cái nắng oi bức của thời tiết khắc nghiệt, ai ai cũng vui vẻ
làm việc để mong cho ngày Khánh Thành và Cung Hiến được tươm tất.
Rải đá làm mặt bằng, trộn đổ bê-tông sân và đường kiệu, khoảng 30
tấn xi-măng đã được bà con nhanh chóng biến thành sân và đường kiệu
khang trang đẹp đẽ. Vất vả với công việc nặng nhọc dưới trời nắng
gắt, nhưng nhìn lại những thành quả gặt hái được ai cũng vui mừng,
quang cảnh nhà thờ mỗi ngày một tươm tất và sạch đẹp để vừa là nơi
thờ phượng Thiên Chúa, giáo dục đức tin cho thế hệ trẻ, nhưng cũng
là nơi con người tìm sự yên tĩnh để thư giản thể xác, bồi dưỡng tinh
thần sau những giờ phút lao động cực nhọc.
CỐ LÊN !
Cố lên! Ta hãy cố lên
Lòng yêu mến Chúa, ta quên nhọc nhằn
Cố lên! Đừng ngại khó khăn
Thực hành ước nguyện ta hằng ước mơ
Cố lên! Xây dựng nhà thờ
Muôn người nên một, thời cơ đến rồi
|Cố lên! Nào các bạn ơi
Hy sinh vì Chúa, đời đời vinh quang
Cố lên! Vững chí hiên ngang
Đời sau công phúc lan tràn hồng ân
Cố lên! Ta hãy góp phần
Đừng lo, có Mẹ đỡ đần chở che
Cố lên! Dù có khó nghèo
Tin yêu cho trọn, quyết theo đến cùng.
Tuấn Sa
Kỷ niệm khởi công
02.02.2004
|
|