
Lược
sử Giáo xứ Vĩnh An
I. Tên giáo xứ
1. Giáo xứ Vĩnh An. Ngày bổn mạng 24/11 CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT
NAM.
2. Địa chỉ hành chính: Nhà thờ Vĩnh An-thôn Triệu Hải-xã Cam An
Bắc-huyện Cam Lâm-tỉnh Khánh Hòa.
3. Ngày thành lập: 25/07/1975
4. Ranh giới giáo xứ: Đông: Gx. Vĩnh Thái. Tây: Tàlua. Nam: Gx.
Vĩnh Bình. Bắc: xã Cam Hiệp Nam.

II. Lịch sử hình thành và phát triển
giáo xứ Vĩnh An
Tháng 7 năm 1954 hiệp định tại Genève được ký kết và nước Việt
Nam được chia làm 2 miền Nam – Bắc lấy sông Hiền Lương tại Quảng trị
làm ranh giới, hầu hết giáo dân Hạt Đất Đỏ ở tại Vĩnh Linh, Quảng
trị đều di cư vào miền Nam tạm cư tại La Vang, Quảng trị.
Tháng 3/1972 cuộc chiến tại Quảng trị lại tái diễn tàn khốc, cho
nên tất cả giáo dân phải di tản vào Đà Nẵng. Trong thời gian này 2
Linh mục Phêrô Trần Điển và Phaolô Lê Viết Hoàng đã đi tìm vùng định
cư cho đồng bào và di dân lập nghiệp tại Cam Ranh.
Tháng 5/1974 mọi gia đình đều dựng một nhà tạm tại khu gia cư mới
cho đến ngày hôm nay. Khu định cư được đặt tên là “Trại Vĩnh Linh”.
Trại được chia thành 4 khu gồm có: Thuỷ Ba – Hiền Lương – Triệu Hải
và Cửa Tùng dưới sự quản lý của 2 Linh mục Phêrô Trần Điển và Phaolô
Lê Viết Hoàng do sự hướng dẫn của Đức Cha Phanxico Xavie Nguyễn Văn
Thuận, Giám mục Giáo phận Nha Trang.
Trại Vĩnh Linh được chia làm 2 vùng, ở giữa có con đường đặt tên
là Đường Trần Hưng Đạo cho đến ngày nay, ở phía Nam có 2 khu : Hiền
Lương và Thuỷ Ba, ở phía Bắc có 2 khu : Triệu Hải và Cửa Tùng.
Vào mùa xuân 1975 miền Nam được hoàn toàn giải phóng, 2 Linh mục
Phêrô Trần Điển và Phaolô Lê Viết Hoàng đã đi ra hải ngoại. Trại
Vĩnh Linh như con thuyền không có người lái, thì linh mục Antôn
Nguyễn Văn Bình từ Huế vào với gia đình và được ĐGM. Phaolô Nguyễn
Văn Hoà Giám mục Giáo phận Nha Trang bổ nhiệm để dẫn dắt đàn chiên
của Trại Vĩnh Linh.
Ngày 25-7-1975, Đức Giám mục Nguyễn Văn Hoà Giáo Phận Nha Trang
chính thức khai sinh cho 2 đứa con sinh đôi của Giáo phận là :
Gx.Vĩnh An và Vĩnh Bình theo Nghị Định chia xứ ngày 25-7-1975 của
toà GM. Nha trang.
Tháng 6/1987 ĐGM Giáo phận đã đưa LM. Tôma Trần Văn Hiệu về đảm
nhận quản xứ Vĩnh An thay thế LM. Trần Hữu Tôn.
Ngày 23-11-1993 ĐGM Giáo phận bổ nhiệm LM. Phêrô Trần Bá Ninh làm
quản xứ thay LM. Tôma Trần-Văn-Hiệu.
Ngày 17-7-1999, ĐGM Giáo phận đặt viên đá xây dựng tái thiết nhà
thờ Các Thánh tử Đạo giáo xứ Vĩnh An, đến ngày 01-8-2001 lễ Khánh
thành và Cung hiến nhờ thờ Giáo xứ Vĩnh An do 2 Đức Giám Mục Giáo
phận cắt băng Khánh thành.
Ngày 27-3-2006 ĐGM. Giáo phận bỗ nhiệm Lm. Phêrô Nguyễn-Kim-Thăng
làm quản xứ thay Lm. Phêrô Trần-Bá-Ninh .
Ngày 29-08-2011 ĐGM. Giáo phận bỗ nhiệm Lm. Nicola Nguyễn Hòa làm
quản xứ thay Lm. Phêrô Nguyễn-Kim-Thăng .
Ngày 15-01-2015 ĐGM. Giáo phận bỗ nhiệm Lm. Phêrô Nguyễn Viết Duy
cho đến nay
III. Giáo xứ hiện nay
Dân số công giáo
(Tính đến 01-01-2015)
Tổng số Hộ: 520 Hộ
Tổng số Khẩu: 2167 Khẩu
Tổ Chức :
Giáo Xứ Vĩnh An có HĐGX gồm 7 người cùng với 26 vị xóm trưởng
trực thuộc 2 giáo họ :
Giáo họ Giuse thuộc thôn Triệu Hải, gồm có 12 xóm, 12 vị xóm
Trưởng và Phó.
Giáo họ Maria thuộc thôn Cửa Tùng, gồm có 14 xóm, 14 vị xóm Trưởng
và Phó.
Ban Giáo Lý gồm 24 Giáo lý viên, phụ trách các lớp từ Đồng Cỏ Non
đến Vào Đời 3.
Hai Ca đoàn : Thánh Linh và Têrêxa
Hội Legio Mariae với 3 tiểu đội trưởng thành và 5 tiểu đội thiếu
niên.
Khôi Bình với khoảng 30 hội viên.
Gia Đình Phạt Tạ Thánh Tâm
Các Bà Mẹ Công Giáo
Đời sống Phụng vụ:
Chúa Nhật có 2 Thánh lễ: 1 lễ sáng cho người lớn và 1 lễ chiều
cho thiếu nhi.
Hằng ngày có Thánh lễ vào buổi sáng, riêng thứ Năm lễ chiều cho
thiếu nhi.
Thứ Sáu hằng tuần có đi đàng thánh giá, chiều thứ Sáu đầu tháng có
Chầu Mình Thánh Chúa.
Hoa Trái ơn gọi:
Hiện nay Giáo xứ đã có:
12 Linh Mục
6 Đại chủng sinh
2 Tu sĩ Nam
7 Nữ tu
Khoảng 100 dự tu Nam và Nữ
Sinh hoạt xã hội và đời sống kinh tế
Giáo xứ Vĩnh An là một xứ đạo toàn tòng, khoảng 99% dân Công Giáo.
Người dân xuất thân cùng một quê hương là Quảng Trị có chung tập
quán, văn hóa, niềm tin và âm giọng ngôn ngữ nên mọi người có sự
đồng cảm với nhau. Mối tương giao với nhau xây dựng trên nền tảng
của tình đồng hương và tình hoài hương. Mối giao hảo đó được thể
hiện trong đời sống sinh hoạt xóm làng. Các hộ gia đình sống tập
trung với nhau theo từng xóm từ 10-20 hộ gia đình. Mọi người quan
tâm đến nhau trong cuộc sống và công việc. Làng xóm chia sẻ với nhau
từ bó rau, trái bắp, vài củ mì hay giúp đỡ nhau trong vụ mùa thu
hoạch mía, mì. Nhìn chung, tình làng nghĩa xóm gần gũi và yêu thương
trong tâm tình của người dân quê mùa chất phác. Con người của làng
quê nghèo lại giàu tình nặng nghĩa!
Do điều kiện thời tiết không mấy thuận lợi, đất đai khô cằn, ít
mầu mỡ, thời tiết nắng nóng, ít mưa nên đa số người dân Vĩnh Linh
sống nhờ vào 2 cây lương thực chính là cây mía và mì. Cây mía một
năm thu hoạch 1 vụ, mì thu hoạch 2 vụ. Thu nhập của người dân ở mức
trung bình và đủ ăn. Bên cạnh đó, các hộ gia đình còn chăn nuôi một
số gia súc và gia cầm để cải thiện cuộc sống và tăng thêm thu nhập
như gà, vịt, heo, bò...Hơn nữa, giới trẻ giáo xứ đang có xu hướng
vươn đến những thành phố lớn như Nha Trang, TP HCM để học tập và lập
nghiệp. Hầu hết thanh niên đổ xô vào thành phố vì dễ kiếm việc và có
thu nhập cao. Thay vào đó, các công việc đồng áng nặng nhọc là công
việc của những người già và người lớn tuổi. Một thực trạng đáng buồn
là địa phương đang giảm dần nguồn nhân lực trẻ.
Nguồn : <
Trang WEB Giáo Phận Nha Trang >
..............................................
Lược sử Giáo
xứ Vĩnh An (bản cũ)
1. Vị trí địa lý
Bắc giáp xã Suối Cát, Nam giáp Giáo xứ Vĩnh Bình, Ðông giáp Giáo
xứ Vĩnh Thái, Tây giáp núi Tà Lua.
Ðây là một xã được xếp vào diện miền núi. Gần chân núi nên vị thế
đất có nhiều đồi dốc, khí hậu khô nóng, ít mưa.
2. Hình thành và phát triển

Sau biến cố mùa hè 1972, dân các vùng Quảng Trị, Huế, Quảng Nam,
Quảng Tín tập trung về Ðà Nẵng ngày càng đông. Cuộc sống ở các trại
tiếp cư quá phức tạp nên vào tháng 10 - 1973, hai Linh Mục: Phêrô
Trần Ðiển và Phaolô Lê Viết Hoàng đã đem một số dân ở trại tiếp cư
vào Cam Ranh với danh nghĩa là khẩn hoang lập ấp.
Số dân khoảng 1.400 người đó được tập trung vào một nơi và họ đã
lấy lại tên cũ là Vĩnh Linh để đặt cho nơi này. Lúc đó, vùng đất này
trực thuộc xã Suối Cam, quận Bắc, thị xã Cam Ranh.
Hai Linh Mục và số giáo dân nói trên đã được Ðức Giám Mục
Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, Giám Mục Giáo phận Nha Trang lúc đó
công nhận và cho lập thành một Giáo xứ cũng mang tên Vĩnh Linh.
Ðến tháng 01.1975 vì hoàn cảnh kinh tế và dân số, nên Ðức Giám
Mục Phaolô Nguyễn Văn Hoà đã ký quyết định tách Giáo xứ Vĩnh Linh ra
làm 2: Vĩnh Bình và Vĩnh An.
Sau giải phóng, 2 Linh Mục Trần Ðiển và Lê Viết Hoàng không có
mặt tại địa phương nên Ðức Giám Mục Giáo phận đã cử Linh Mục Antôn
Nguyễn Văn Bình, đang sống tại chỗ với gia đình tạm làm quản xứ.
Năm 1978, Linh Mục Nguyễn Văn Bình phải đi cải tạo, Ðức Giám Mục
Giáo phận đã cử Linh Mục Phêrô Trần Hữu Tôn cũng đang sống tại chỗ
với gia đình, thay thế Linh Mục Bình trong chức vụ quản xứ.
Năm 1986, Linh Mục Trần Hữu Tôn xin nghỉ hưu vì già yếu. Ðức Giám
Mục đã cử Linh Mục Tôma Trần Văn Hiệu, lúc đó là phó xứ Vĩnh Bình,
thay thế.
Cuối tháng 11.1993, Ðức Giám Mục lại cử Linh Mục Phêrô Trần Bá
Ninh, lúc đó đang là phó xứ Ba Ngòi về thay thế Linh Mục Hiệu.
Các giáo họ: có 2 giáo họ: Giuse và Maria.
Các linh mục phụ trách giáo xứ từ ngày thánh lập đến nay:
Linh Mục Trần Ðiển (1973 - 1975) quản xứ đầu tiên.
Linh Mục Antôn Nguyễn Văn Bình (1975 - 1978)
Linh Mục Phêrô Trần Hữu Tôn (1978 - 1986)
Linh Mục Tôma Trần Văn Hiệu (1986 - 1993)
Linh Mục Phêrô Trần Bá Ninh (1993 - 3/2006)
Linh Mục Phêrô Nguyễn Kim Thăng (3/2006 - )
Linh Mục Phêrô Nguyễn Kim Thăng
Hoa quả ơn gọi của giáo xứ:
Linh mục Antôn Nguyễn Văn Bình (Nha Trang).
Linh mục Phùng Chí (Nước ngoài)
Linh mục Phêrô Nguyễn Thời Bá (Nha Trang).
Linh mục Inhaxiô Hồ Thông (Nha Trang).
Linh mục Nguyễn Văn Dụ (Ðài Loan).
Nữ tu: 2.
Chủng sinh tại Ðại chủng viện: 3.
Chủng sinh ngoại trú: 4
Tiểu chủng sinh: 48
Ðệ tử dòng nữ: 14
Sinh hoạt giáo xứ
1. Các lớp giáo lý
Theo chương trình giáo lý phổ thông của Giáo phận, giáo lý tân
tòng: 3 khoá/năm. Giáo lý hôn nhân: 6 khoá/năm.
2. Các hoạt động:
Hằng năm vào đầu niên học, tất cả các học sinh trong giáo xứ đều
được giúp một số vở và một số tiền để trang trải chi phí xây dựng
trường ốc. Mỗi năm, mọi người trong giáo xứ có hai đợt quyên góp để
giúp những người nghèo và neo đơn trong giáo xứ.
Hướng tương lai:
Mong có một nhà thờ cao hơn, rộng hơn và thoáng mát hơn để đủ sức
chứa số giáo dân ngày càng đông, đồng thời để người giáo dân có điều
kiện thoải mái hơn khi đến tiếp xúc với Chúa.
Ước mong cho các người lao động trẻ có chút kiến thức có công ăn
việc làm tại chỗ.
* Nguồn :
Trang WEB Giáo Phận
Nha Trang -
Diễn Đàn
|