|

Lược
sử Giáo xứ Lộc Tấn
Giáo xứ Lộc Tấn h́nh thành từ đầu thế kỷ 20, trên vùng rừng núi
Lộc Ninh bạt ngàn. Từ những năm 1910 - 1930, địa bàn Lộc Tấn đă
có lưa thưa vài chục gia đ́nh người Kinh di cư từ miền Bắc,
trong đó có khoảng 10 gia đ́nh Công Giáo, họ tụ họp lại và xây
dựng ngôi nhà nguyện đầu tiên bằng gỗ, cách ngôi nhà thờ hiện
tại về phía sau khoảng vài trăm mét. Đến giai đoạn 1930 - 1934,
công ty cao su Viễn Đông của Pháp lên khảo sát và thành lập
những đồn điền cao su đầu tiên, mở đầu phong trào mộ phu ào ạt,
vùng đất Lộc Ninh trở thành nơi quy tụ nhiều công nhân và gia
đ́nh họ di cư từ Bắc vào.
Để xây dựng cơ sở hạ tầng cho việc sản xuất cao su, người Pháp
đă tổ chức vùng đất Lộc Ninh thành 11 làng, mỗi làng đều có nhà
thờ, chùa và những khu nhà ở cho công nhân. Trong đó, Lộc Tấn
Làng 5, trở thành trung tâm với những trụ sở công ty, nhà hát,
bệnh viện, băi đâu xe, … Và Nhà thờ Lộc Tấn nhà thờ trung tâm và
lớn nhất vùng, đă được xây dựng từ năm 1933, c̣n tồn tại nguyên
vẹn cho đến ngày nay.
Từ khi có nhà thờ kiên cố, cuộc sống của khoảng 200 giáo dân cao
su tương đối ổn định, nhờ việc mục vụ luân phiên của các cha
Thừa Sai MEP của Pháp và các cha Việt Nam, nổi tiếng nhất là
hoạt động kinh lễ của Cha Gioan B. Lê Quang Bạch, Cha xứ Bến Cát
Quảng Lợi, Cha tây Giuse B́nh, Cha Antôn Vitte (từ năm 1955).
Các ngài không thường trú ở Lộc Tấn, chỉ đến dâng lễ và cử hành
các bí tích hàng tuần hoặc hàng tháng.
Đến năm 1960, Cha Giuse
Nguyễn Văn Cung, vừa chịu chức linh mục, đă được Đức Cha Simon
Hoà Nguyễn Văn Hiền, Giám mục Sài G̣n, cử làm cha phó biệt cư ở
tại Lộc Tấn. Tầm hoạt động của ngài trải dài cả 11 làng ở Lộc
Ninh, chủ yếu là việc truyền giáo và việc phát chuẩn cứu đói cho
đồng bào người dân tộc Stiêng vừa từ vùng Lái Thiêu di cư lên
sống cơ cực trong rừng.
Đầu năm 1963, sau chuyến
thăm kinh lư của Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn B́nh, Giám mục Sài
G̣n, Lộc Tấn chính thức được nâng lên thành Giáo xứ độc lập, và
Cha Giuse là cha sở tiên khởi. Từ sự kiện quan trọng này, hơn
300 giáo dân Lộc Tấn đi vào nề nếp, có kinh lễ hàng ngày, có lớp
Giáo lư, dù đang sống trong cảnh chiến tranh khốc liệt.
Cũng vào năm lập xứ, Lộc Tấn đă hân hoan khánh thành đài Đức Mẹ
Sao Sáng, nhà xứ, nhà Công Giáo tiến hành, nhà Caritas phát
thuốc đông y, và trường học do quư soeur Mến Thánh Giá Phụ trách.
Phần lớn các cơ sở này, trừ nhà thờ và đài Đức Mẹ, đều đă bị
chiến tranh tàn phá.
Vào năm 1966, Lộc Tấn
thuộc về Giáo phận Phú Cường vừa được thiết lập. Năm 1967, Đức
Cha Giuse Phạm Văn Thiên đă về kinh lư Giáo xứ. Năm 1968, Cha
Giuse Nguyễn Văn Cung được thuyên chuyển về B́nh Dương, để lại
một di sang lịch sử, một thành quả phục vụ cho hơn 380 gia đ́nh
Công Giáo khắp Lộc Ninh, và một truyền thống từ thiện bác ái cao
quư.
Sau đó, v́ hoàn cảnh, Lộc Tấn rơi vào những năm thiến ổn định.
Các cha Giêrônimô Quư, Cha Phaolô Ḥa, Cha Giuse Bạch, luân
phiên đến phục vụ vài tháng, rồi lại ra đi. Từ biến cố năm 1972,
Lộc Ninh được giải phóng Lộc Tấn hoàn toàn vắng bóng các linh
mục và tu sĩ. Nhà thờ và khuôn viên được các ông trùm Măo, ông
trùm Chấp, ông trùm Các và nhiều người khác bảo vệ, chăm sóc. Có
lúc, giáo dân vẫn đến nhà thờ đọc kinh và cử hành Phụng vụ Lời
Chúa ngày Chúa Nhật trong âm thầm. |
Măi đến năm 1991, Cha
Giuse Nguyễn Văn Cung, cha Phêrô Trương Huy Hoàng đă thường xuyên
đến dâng lễ và cử hành các bí tích mỗi tháng vài lần.
Năm 1994, Lộc Tấn được hồi
sinh khi Cha Phaolô Lê Vinh Đởm, thường trú Lộc Ninh, đă về chăm sóc
mục vụ hàng tuần cho Giáo xứ. Đến năm 1996, Cha Tôma Nguyễn Toàn
Quyền về thường trú bán thời gian tại Giáo xứ, mọi sinh hoạt tôn
giáo dần dần trở lại nề nếp. Dịp Noel năm 1998, Cha Phaolô Nguyễn
Quốc Khánh được bổ nhiệm làm Chánh xứ. Năm 2004, Cha Laurensô Trương
Văn Luyện được cử về thay thế Cha Phaolô. Tháng 12/2005, v́ lí do
mục vụ, Cha Phêrô Phan Văn Toàn, phó xứ Tích Thiện được bổ về làm
quản nhiệm thay Cha Laurensô……….
Giáo xứ Lộc Tấn hiện tại là một Giáo xứ truyền giáo, đó là lời khẳng
định của Đức Cha Phêrô Trần Đ́nh Tứ, Giám mục Giáo phận Phú Cường,
trong dịp về thăm giáo xứ lần đầu tiên ngày 24/11/2002. thực vậy,
trong hơn 20 năm ẩn dật v́ vắng chủ chăn, ḷng giáo dân Lộc Tấn xa
Chúa nhiều. Giờ đây trong số 500 thành viên của Giáo xứ, có rất
nhiều người mới trở về, rất nhiều người ṭng giáo. Thành quả truyền
giáo trong 4 năm gần đây là rửa tội cho hơn 200 người dân tộc Stiêng,
150 người Kinh trưởng thành ở nhiều nơi.
Năm 2006, Cha Đaminh Hoàng
Văn Chỉ được Đức Cha Phêrô bổ nhiệm làm chánh xứ Lộc Tấn.
Đến năm 2008, Cha Đaminh xin
Đức Cha Phêrô thành lập giáo xứ Lộc Thạnh.
Ngôi nhà thờ Lộc Tấn với tước hiệu bổn mạng Thánh Tâm Chúa Giêsu,
qua vài lần tu sửa, đă tiếp tục đứng vững sau 80 năm tuổi, được Đức
Cha Phêrô cho phép giáo xứ xây dựng ngôi Thánh Đường mới. Đây là
chứng tích của t́nh thương Thiên Chúa luôn ở với giáo xứ theo ḍng
lịch sử, và là dấu hiệu của t́nh yêu thương đoàn kết. Qua 40 năm
thành lập, dù c̣n nhiều khó khăn, Lộc Tấn luôn gắng là men trong bột,
để sống làm chứng cho Thiên Chúa trong ḷng xă hội c̣n 97% chưa biết
Chúa. Xin cầu nguyện nhiều cho Giáo xứ.
Nguồn :
Website GP Phú Cường
Chi tiết bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com

|
|