1.QUÁ TR̀NH
H̀NH THÀNH:
Giáo xứ Vĩnh Ḥa c̣n có tên gọi cũ là Họ đạo Bố Mua thuộc
Giáo xứ Búng, Giáo phận Tây Đàng Trong do Đức Cha Lefèbvre Nghĩa
cai quản. Tông ṭa đặt tại Lái Thiêu (1860).T́nh h́nh Giáo Hội
Việt Nam lúc đó vô cùng khắc nghiệt do sắc chỉ cấm Đạo Giatô của
vua Tự Đức .
Năm 1858 tại Lái Thiêu,
Cha Phêrô Đoàn Công Quư bị triều đ́nh truy nă. Để bảo vệ tính
mạng cha Phêrô, ông Câu Tín đă đưa cha đi trốn. Nhằm đánh lạc
hướng truy nă, cha Phêrô Quư và ông Câu Tín chia tay nhau tại Bà
Lụa: cha Phêrô Quư ở lại Bà Lụa rồi thoát về Lục Tỉnh, sau đó bị
bắt và chịu tử Đạo tại Châu Đốc ngày 31-7-1859; ông Câu Tín lên
hướng Bắc, trôi dạt đến Bố Mua định cư với nghề bốc thuốc nam.
Thấy vùng đất hoang sơ, đa số là người sắc tộc, ông lui tới
viếng thăm và làm quen. Với nghề bốc thuốc nam, ông đă điều trị
bệnh nhiêu người khắp các vùng Bến Sạn, Đá Trắng, Hố Sao, Bào Ao,
Nước Vàng… trong lúc gặp gỡ bệnh nhân, ông đă giới thiệu Chúa
cho họ.
Trong những lần thăm viếng bệnh nhân và gieo mầm đức tin, ông
Câu Tín được làm quen với cha Henry Azémar đă thỉnh thoảng đến
giảng Đạo Giatô ở Bố Mua.
Qua báo cáo của cha Henry Azémar, Đức cha Địa Phận Tây Đàng
Trong là Dom. Lefèbvre Nghĩa chấp thuận cho việc mở mang việc
truyền giáo nơi ông Câu Tín cư ngụ. Tháng 9 năm 1860, Đức Cha đă
cử hai cha phụ tá là cha Piere Amoux và cha Jean Eveillard đến
vùng Bố Mua để quy tụ và lập họ nhánh Bố Mua trực thuộc Họ Đạo
Búng.
Sau đó ít lâu, lệnh
phân sáp vô cùng nghiệt ngă, các cha Tây phải trôi dạt đi tứ
phía, giáo dân tân ṭng như những cánh chim non trong trời giông
băo! Một số tương đối trưởng thành đă lên vùng Bù Đăng, Phú
Riềng, Phước Long…để âm thầm giữ Đạo Chúa. Một số ít giáo dân
trụ lại ở Bố Mua cũng âm thầm…run rẩy…giữ Đạo!
Năm 1869, vua Tự Đức
ra chỉ dụ băi bỏ việc bắt Đạo và cho thành lập các làng Công
Giáo tự do hành Đạo. Một số giáo dân ly tán nay trở về cộng với
số người mới Rửa tội, Họ Đạo Bố Mua được 100 người.
Năm 1885, phong trào
Cần Vương nổi lên và do nhận thức yếu kém, Đạo Công Giáo được
cho là mầm mống của thực dân nên mạnh tay sát hại theo cương
lĩnh B́nh Tây Sát Tả. Vùng Bố Mua xa xôi hẻo lánh và là vùng của
sắc tộc nên thóat nạn. Tuy nhiên cha Piere Azémar đă tiên liệu
trước, ngài đưa một số tân ṭng là người sắc tộc về Lái Thiêu để
chăm sóc và phát triển. Hậu duệ những người anh em sắc tộc này
hiện nay vẫn c̣n ở Lái Thiêu.
2. PHÁT
TRIỂN:
Trải qua các thời kỳ đen tối, Lời Chúa vẫn soi sáng và lan
tỏa nơi nơi. Năm 1929, Họ Đạo nhánh Bố Mua được Giáo Hội công
nhận là Họ Đạo chính, với cha sở tiên khởi là cha Keller (người
Đức). Thời điểm này tư tưởng vô sản bùng lên… Người Công Giáo bị
nghi kỵ, rồi bị làm khó… Cha Keller phải bỏ Xứ Bố Mua về Lái
Thiêu, một phần v́ không được yên ả, phần khác cha bị bệnh sốt
rét hoành hành.
Sau mấy năm vắng bóng chủ
chăn, có cha Tôma Lê Phước Vạn, rồi đến cha Phaolô Đoàn
Quang Đạt làm Quản nhiệm.
Năm 1938, cha
Sébastient Hồ Thắng Hiền về làm cha sở Bố Mua. Lúc này nhà thờ
Bố Mua được rời từ Bố Mua sang Vàm Vá (gần cầu Vàm Vá như hiện
nay) và đổi tên thành Họ Đạo Vàm Vá. Năm 1945, sau Cách mạng
tháng 8, nhà thờ Vàm Vá bị chiến tranh thiêu rụi. giáo dân một
lần nữa tản lọan đi nơi khác.
Năm 1946, cha Laurent
Nguyễn Thái Sơn về thay thế cha Hồ Thắng Hiền. Ngài cho xây lại
nhà thờ lợp ngói, vách ván, mặt quay về hướng đông. Năm 1949,
Cách mạng bị đàn áp, bom đạn réo vang mỗi ngày, nhà thờ hư hỏng,
Cha Nguyễn Thái Sơn lại rời bỏ Vàm Vá về Lái Thiêu.
Liên tục hơn 10 năm thỉnh thoảng có cha về dâng lễ và ban Bí
tích, trong đó có cha Dom. Đinh Khắc Túc ( cha sở Họ Đạo Nhà Đỏ
- Tân B́nh – Tân Uyên). Năm 1957 bà Cả Vị dâng hiến 1.5 Ha đất
để xây nhà thờ. Cha Dom. Đinh Khắc Túc xây lại ngôi nhà thờ nhỏ
trên đất này và đặt tên lại là Vĩnh Ḥa như hiện nay. Thời điểm
này có một tu sĩ tên là Dân phụ tá cho cha Đinh Khắc Túc; khi có
cha th́ cử hành Thánh Lễ, khi không có cha th́ thầy Dân dạy giáo
lư cho giáo dân. Sau cha Dom. Đinh Khắc Túc, có cha Phaolô Đặng
Hùng Đức, rồi cha Tôma Nguyễn Bá Phùng phụ trách họ Đạo Vĩnh Ḥa.
Năm 1970, do biến cố
chính trị ở Cambodia bất ổn, cha Michel Leroux dẫn số bà con
Việt kiều về ngụ cư vĩnh viễn nơi đây và cha trở thành cha sở
Vĩnh Ḥa. Nhà thờ lúc này quá nhỏ so với số người thực tế, cha
Leroux đă cho xây một nhà thờ mới lơn hơn – nhà thờ cũ để làm
trường học do các D́ Mến Thánh Giá Thủ Thiêm phụ trách.
Năm 1973, cha Leroux
về Pháp. Cha Phêrô Nguyễn Văn Thắm làm cha sở Vĩnh Ḥa 21 năm.
Trong thời gian này cha Phêrô đă cho tu sửa mặt tiền nhà thờ và
nâng cao lên.
Năm 1994, cha Phêrô
Thắm được điều về cai quản xứ Dầu Tiếng; thay thế là cha Giuse
Trần Ngọc Hữu làm cha sở Vĩnh Ḥa tới năm 2008. Suốt thời gian
này do hậu quả chiến tranh và thời kỳ bao cấp khó khăn, cha
Giuse Hữu lại đau bệnh, nhà thờ và nhà xứ xuống cấp trầm trọng,
khuôn viên nhà thờ tan hoang và ngổn ngang rác rưởi tứ bề! T́nh
trạng đạo đức của giáo dân cũng bê trễ, thờ ơ và khô khan nguội
lạnh! |