Giáo phận Quy Nhơn

Nhà thờ Giáo xứ Chợ Mới

 

Nhà thờ Giáo xứ Chợ Mới
Giáo hạt Mằng Lăng

 

Địa chỉ :   Thôn Hà Yến, xă An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên ( Bản đồ )

Quản nhiệm : Linh mục Phêrô Nguyễn Cấp (6/2013)

Tel

 

E-mail

 

Năm thành lập

01/12/1747 - Tái lập : 28/5/2013

Bổn Mạng

Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời (15/8)

Số giáo dân

1137

Giờ lễ

Chúa nhật     : 

Ngày thường :

Các nhà thờ lân cận :   Gh Đồng Cháy -  Gh Đồng Đất  -  Gh Xóm Làng

Tư liệu :  Lược sử Giáo xứ - H́nh ảnh Giáo xứ 
                Chợ Mới trong lịch sử truyền giáo Phú Yên.

-  Tin tức sinh hoạt 

* Giáo xứ Chợ Mới khánh thành tượng đài Thánh Giuse (16/3/2014)
* H́nh ảnh Lễ nhậm chức chính xứ Chợ Mới của cha Phêrô Nguyễn Cấp (25/8/2013)
* Thánh lễ cung hiến nhà thờ Chợ Mới (14/3/2013)  - H́nh ảnh

 

Lược sử Giáo xứ Chợ Mới

BBT Lịch sử Giáo phận - Nguồn : Website GP Quy Nhơn (11/08/2018 )

I. VỊ TRÍ ĐỊA LƯ

Giáo xứ Chợ Mới hiện nay bao gồm các xă An Cư, An Hiệp, An Hải, An Hoà và các thôn Quảng Đức, Hà Yến, Ḥa Hậu của xă An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Trung tâm sinh hoạt của giáo xứ đặt tại nhà thờ Chợ Mới, thôn Hà Yến, xă An Thạch, huyện Tuy An.

Trên quốc lộ IA, từ Bắc vô Nam, qua khỏi cầu Ngân Sơn chừng 600m, hoặc nếu từ Nam ra Bắc cách ngă ba Chí Thạnh 2 km, gặp trụ cây số 1301, đi theo huyện lộ về hướng Đông khoảng 300m sẽ đến cầu Ḷ Gốm bắc qua nhánh sông Cái[1] chảy ra đầm Ô Loan. Tại cầu Ḷ Gốm, sông Cái chia làm hai nhánh, một nhánh dọc theo cầu Ḷ Gốm chảy ra cửa biển Tiên Châu. Dọc đường bêtông theo nhánh sông nầy là đường về nhà thờ Mằng Lăng. Nhánh kia chảy dưới chân cầu Ḷ Gốm về hướng Nam đổ ra đầm Ô Loan, đoạn qua thôn Hà Yến gọi là sông Hà Yến. Trên đường chảy ra đầm Ô Loan, sông Hà Yến phát sinh một nhánh nhỏ từ Chợ Mai, thôn Hà Yến, đến chân núi G̣ Dầu thôn Ḥa Hậu, rồi cũng chảy ra đầm Ô Loan.

Từ đầu phía Bắc cầu Ḷ Gốm, thuộc thôn Quảng Đức, xă An Thạch, theo đường bê tông dọc bờ sông Hà Yến khoảng 2.200m, rẽ trái theo đường bêtông khoảng 600m, nhà thờ Chợ Mới tọa lạc giữa khu dân cư thôn Hà Yến.

II. ĐÔI D̉NG LỊCH SỬ

1. Nguồn gốc

Vùng đất thôn Hà Yến, nơi nhà thờ Chợ Mới tọa lạc, được bao quanh bởi sông nước, ruộng đồng, khí hậu hiền ḥa, dường như chỉ dành cho những nông dân cần cù thích cuộc sống đạm bạc.

Chung quanh nhà thờ Chợ Mới, nhất là ở phía trước nhà thờ có nhiều ngôi mộ cổ, trong số các ngôi mộ cổ nầy, có một ngôi mộ c̣n một phần h́nh thánh giá trên đầu mộ. Một vài ngôi mộ được chôn sâu trong ḷng đất đă được phát hiện khi thi công xây dựng nhà thờ Chợ Mới hôm nay. Phía Đông Nam nhà thờ Chợ Mới có ngọn núi Một. Tại xóm Ḥa Sen (đội 9 Hợp tác xă Nông nghiệp An Thạch), trên đường đi Ḥa Hậu, có Lẫm Đ́nh.[2] Phía sau Lẫm Đ́nh có Lăng Ông Chưởng, Miếu Ḥa Sen và một số ngôi mộ cổ tọa lạc trên triền núi Một. Hiện nay Lăng, Miếu và Lẫm Đ́nh đă bị hoang phế. Miếu thờ Thổ Địa tại Ḥa Sen c̣n hai trụ cổng, trên hai đầu trụ có hai con lân được ốp bằng các mảnh sành, giữa hai trụ có bức b́nh phong, sau hai bức b́nh phong là hai ṭa miếu đă sụp đổ và rêu phong. Hiện nay chưa t́m được thời điểm các di tích nầy được thành lập.

Dẫu sao, các mồ mả và các di tích nầy cho thấy nơi vùng đất nầy đă có cư dân tụ cư từ lâu đời.

Trước đợt cải cách ruộng đất của vua Minh Mạng vào năm 1832, vùng đất Hà Yến ngày nay có tên gọi là Hà Thanh. Đây là vùng đất thuộc vùng Bà Đài (châu thổ sông Cái), một trong bốn vùng đất được chúa Nguyễn Hoàng ra công lệnh vào ngày mồng 6 tháng 2 năm Đinh Sửu (1597), giao cho Lương Văn Chánh chiêu dân từ Thuận Quảng vào khai khẩn đất hoang. Ngoài ra c̣n có hai đợt lưu dân đến Phú Yên lập nghiệp có tổ chức với số lượng đáng kể: Năm 1648 đời chúa Thượng Nguyễn Phước Lan và từ năm 1655 đến năm 1660 đời chúa Hiền Nguyễn Phước Tần. Lưu dân hai đợt này vốn là những binh lính xứ Nghệ của chúa Trịnh bị chúa Nguyễn bắt và những dân nghèo không có sản nghiệp. Trong số nầy, có số được hướng dẫn đến vùng Bà Đài để lập nghiệp. Trong số lưu dân đến đây lập nghiệp, có thể có những tín hữu đă được các thừa sai ḍng Tên ban bí tích Thánh tẩy tại quê hương của ḿnh.

Sau các thừa sai ḍng Tên, vùng truyền giáo Phú Yên do các thừa sai Paris đảm nhận. Các thừa sai Paris đă chọn Chợ Mới làm cư sở.

Số giáo hữu tăng dần, nhiều giáo điểm có nhà nguyện được thiết lập, nhưng số thừa sai c̣n ít ỏi. Trong thời điểm 1674-1834, các thừa sai làm việc tại Phú Yên, đặt cư sở tại Chợ Mới: [3]

- Gabriel Bouchard (1674 - 1682)

- Jean Baptiste Capony (1680-1690)

- Jean Baptiste Ausiès de Fonbone (1683-1709)

- Pierre Le Noir (1684)

- Charles Gouge (1704- 1720)

- Charles Flory (1728)

- Nicolas Langellerie (1728-1730)

- François Bringol (1729-1730)

- Edmond Bennetat (1738)

- Bertrand Azéma (1739-1751)

- Henri Joseph Freney (1738-1739)

- Paul Bourgine (1742- 1750)

- Guillaume Rivoal (1747)

- Pierre Halbout (1766)

- Jean Arcet (1790)

- Pierre Gire (1804)

- François Gagelin Kính (1830)

- Pierre Jeann (1834-1838, Hoa Vông)

Từ khi cư sở Hoa Vông được thành lập cho đến khi cư sở Chợ Mới hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của ḿnh, nhường chỗ cho Mằng Lăng, hiện biết được có các thừa sai :

- Pierre Lacroix Viêm (1845-1848)

- Alexis Barbier Ba (1845-1855)

- Pierre Perrot Nghiêm (1872-1876, Hoa Vông)

- Gustave Derenne Châu (1866-1870, Mằng Lăng)

Trong số các thừa sai Paris làm việc tại Phú Yên ở giai đoạn đầu, cha Ausiès de Fonbone đă viết trong nhật kư truyền giáo của cha năm 1683: “Sau khi kết thúc chuyến viếng thăm các nhà thờ Phú Yên vào tháng giêng năm 1683, và làm phép nến ngày lễ Thanh Tẩy Đức Mẹ ở nhà thờ Bà Đài, nhà thờ chính trong tỉnh, tôi sắp xếp chuyến đi Qui Ninh[4] theo lệnh của Đức cha Guillaume Mahot, người đă chỉ định tôi trực tiếp coi sóc hai tỉnh này”.[5]

Nhà thờ đầu tiên ở Phú Yên là nhà thờ do Bà Maria Mađalêna Ngọc Liên lập tại Dinh Trấn Biên, thuộc vùng Bà Đài (châu thổ sông Cái) sau khi Bà lănh nhận bí tích Rửa tội vào năm 1636.[6] Cuối năm 1643, Phó tướng Nguyễn Phúc Vinh, trấn thủ Phú Yên đă chuyển về Quảng Nam, người đến thay thế ông là Phó tướng Tôn Thất An. Bà Maria Mađalêna Ngọc Liên cũng theo chồng về Quảng Nam và chịu bắt đạo vào năm 1665. Như thế ngôi nhà thờ Bà Ngọc Liên lập tại Dinh Trấn Biên c̣n tồn tại đến năm 1683 là điều không thể. Do đó nhà thờ Bà Đài được nói đến trong ḍng nhật kư truyền giáo của cha Ausiès hiện nay là nơi nào?

Sau 10 năm cha Ausiès thăm viếng Phú Yên lần đầu tiên, có một bức thư của các Thầy giảng đề ngày 09 tháng 02 năm 1693 gởi cho cha Ausiès. Trong thư đứng tên 13 Thầy giảng, được chia làm bốn bậc:

Bậc I: Nicola Vy;

Bậc II: Antôn Thien, Giuse Toan, Phêrô Hon, Giacôbê Daou (Đông), Luca Luoc;

Bậc III: Linô Ly, Tađêô Phuong, Eugêniô Luot;

Bậc IV: Luca Duyen, Giuse Muu, Micae Luoc, Gioan Than.

Theo Linh mục sử gia Adrien Launay, th́ đây là bức thư của các Thầy giảng ở Chợ Mới. [7]

Trong bài tường tŕnh vào tháng 07 năm 1723 về việc qua đời và an táng Đức cha Charles-Marin Labbé, Giám mục phó Đàng Trong, cha Charles Flory có ghi: “Sau khi cho đào một huyệt nhỏ dưới bàn thờ của nhà thờ chính ở Phú Yên, tôi đă đặt ở đó xác của ngài đă được khâm liệm cùng với phẩm phục trước khi tôi đến…Ngài qua đời ngày 24 tháng 03 năm nay và chúng tôi an táng ngài ngày 13 tháng 05”.[8]

Theo thống kê ngày 01 tháng 12 năm 1747 của cha Paul Bourgine về số gia đ́nh và khoảng cách từ các cộng đoàn tín hữu đến nhà thờ, vùng truyền giáo Phú Yên có 6 nhà thờ: Cho-Moi (Chợ Mới, thôn Hà Yến, An Thạch, Tuy An) 134 gia đ́nh; Quan Cau (Quán Cau, An Hiệp, Tuy An) 88; Lo Cao (vùng Màn Màn-Mỹ Á, Tuy Ḥa) 23; Phu Dien (Phú Điền, An Phú, Tuy Ḥa) 21; Phuc Thuyen (Vùng B́nh Kiến-Triều Thủy, Tuy Ḥa) 55; Thach Thanh (Thạch Thành, Ḥa Phú, Tây Ḥa) 93. Trong đó Chợ Mới là nhà thờ chính của Phú Yên và cũng là trú sở thường xuyên của các thừa sai.[9] Theo đó, Phú Yên có 67 giáo điểm, giáo điểm xa nhất của Chợ Mới ở phía Tây là giáo điểm Suối Ré (nay thuộc giáo xứ Đồng Tre) và Lỗ Rong (nay thuộc giáo xứ Sơn Nguyên), phía Nam là Nam B́nh (nay thuộc giáo xứ Đông Mỹ), phía Bắc là giáo điểm Vũng Lắm (nay thuộc giáo xứ Sông Cầu).

Thư của các Thầy giảng đề ngày 09 tháng 02 năm 1693 gởi cho cha Ausiès, tường tŕnh của cha Charles Flory, thống kê của cha Bourgine ở trên, cho thấy Đức cha Labbé được an táng tại nhà thờ Chợ Mới, và lúc bấy giờ, Chợ Mới là trung tâm truyền giáo của Phú Yên. Tên gọi Chợ Mới là một tên gọi ‘thuần túy nhà đạo’ đă có từ lâu đời và được giữ măi cho đến ngày nay.

Theo những chứng từ nầy, ta có thể nghĩ rằng nhà thờ Bà Đài, nhà thờ chính trong tỉnh Phú Yên trong tường tŕnh của cha Ausiès năm 1683 là nhà thờ Chợ Mới. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có chứng từ xác định chính xác vị trí nhà thờ Chợ Mới vào thời điểm ấy.

Trải qua thời gian lịch sử khá lâu dài, vị trị nhà thờ Chợ Mới hôm nay phải chăng chính là vị trí mà Đức cha Labbé được an táng như lời tường thuật? Đó là một vấn đề lịch sử cần được xác minh.

Trong báo cáo năm 1850 của Đức cha Stêphanô Thể gởi cho Hội Thừa sai Paris, Phú Yên được chia làm hai xứ. Xứ phía Bắc có 21 giáo điểm với 3.537 tín hữu, trong đó Chợ Mới đứng đầu danh sách với 423 tín hữu. Xứ phía Nam có 14 giáo điểm với 2.464 tín hữu, trong đó Hoa Vông đứng đầu danh sách với 165 tín hữu.[10] Trong báo cáo nầy, hai giáo điểm Chợ Mới và Hoa Vông đứng đầu danh sách của hai xứ Bắc và Nam Phú Yên không xếp theo thứ tự vần của tên gọi. Xét cách xếp theo thứ tự giáo điểm có số tín hữu đông nhất th́ Chợ Mới có số tín hữu đông nhất trong các giáo điểm thuộc xứ Bắc Phú Yên, lúc bấy giờ Mằng Lăng có 154 tín hữu.

Trong tiểu sử các thừa sai làm việc tại Phú Yên, từ năm 1867- 1870 một ḿnh cha Gustave Louis Derenne Châu ở tại Mằng Lăng, phụ trách toàn vùng Phú Yên. Năm 1870 ngài lâm bệnh, phải đưa về Singapore điều trị nhưng không qua khỏi, ngài qua đời vào ngày 08 tháng 12 năm 1870. Như thế thời điểm nầy trụ sở của các thừa sai đă chuyển đến Mằng Lăng. Chợ Mới đă hoàn thành nhiệm vụ của ḿnh trong lịch sử.

Cha Joseph Mazoyer vừa thụ phong linh mục năm 1881, sau đó đến Quán Cau[11] và bệnh sốt rét đă sớm kết thúc cuộc sống trần thế của ngài tại Quán Cau ngày 06 tháng 10 năm 1882.[12] Một thời gian sau, có cha Dominique Iribarne Thành được bổ nhiệm đến làm việc tại Quán Cau. Ngày 19 tháng 08 năm 1885 cha Iribarne Thành bị Văn Thân sát hại tại Quán Cau, đầu bị treo trên cây, thân ḿnh bị phân mảnh rồi thiêu đốt.[13] Cha Bảo cũng bị Văn Thân sát hại tại Chợ Mới.

Năm 1887, cha Guitton được bổ nhiệm vào Phú Yên với các cha phó là cha Huề và cha Đạt. Cha Huề phụ trách phía Tây (Cây Da), cha Đạt phụ trách phía Nam (Hoa Vông). Ngày 10 tháng 04 năm 1888, cha Joseph Lacassagne từ Hồng Kông về Phan Rang và được bổ nhiệm làm cha sở toàn tỉnh Phú Yên với toàn quyền tự do lựa chọn trụ sở cho ḿnh, Mằng Lăng hoặc Hoa Vông. Cha đă chọn Mằng Lăng.[14]

2. Thành lập giáo xứ

Sau ngày 30 tháng 04 năm 1975 cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Xuân Văn và cha Giacôbê Nguyễn Thành Tri từ Giáo phận Đà Nẵng trở về Giáo phận Qui Nhơn, nguyên quán của hai cha. Tháng 09 năm 1975, Đức cha Phaolô Huỳnh Đông Các, Giám mục Giáo phận Qui Nhơn quyết định lấy 3 giáo họ của giáo xứ Mằng Lăng: Chợ Mới, Xóm Làng và Đồng Cháy lập thành giáo xứ Chợ Mới, giao cho cha Giacôbê Nguyễn Thành Tri. C̣n lại 9 giáo họ thuộc giáo xứ Mằng lăng do cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Xuân Văn đảm nhiệm. Cha Phaolô Trương Đắc Cần lúc bấy giờ là cha sở Mằng Lăng, được bổ nhiệm làm cha sở Sông Cầu.

3. Giai đoạn tái sáp nhập vào giáo xứ Mằng Lăng

Ngày 10 tháng 10 năm 1986, cha Giacôbê Nguyễn Thành Tri được bổ nhiệm làm cha sở Mằng Lăng. Giáo xứ Chợ Mới không có linh mục đến ở thường xuyên, nên được cha sở Mằng Lăng kiêm nhiệm và dần dần trở thành một giáo họ của giáo xứ Mằng Lăng. Trong khi cha Giacôbê Nguyễn Thành Tri về Mằng Lăng, thầy Giuse Trương Đ́nh Hiền từ Mằng Lăng về ở tại Chợ Mới. Ngày 10 tháng 05 năm 1989, thầy Giuse Trương Đ́nh Hiền thụ phong linh mục và ở tại Chợ Mới cho đến ngày 10 tháng 03 năm 1992 được bổ nhiệm làm cha sở Đồng Tre.

Ngôi nhà thờ Chợ Mới được xây dựng từ năm 1962 đă cũ nát. Cha Phêrô Nguyễn Cấp, cha sở Mằng Lăng, đă vận động quyên góp, xin kinh phí từ các tổ chức, các ân nhân trong và ngoài nước để xây dựng lại. Nhân dịp nầy, cha Phêrô Nguyễn Cấp đă nâng đất, mở rộng khuôn viên phía trước nhà thờ.

Ngày 15 tháng 09 năm 2010, Đức cha Phêrô Nguyễn Soạn, Giám mục Giáo phận đến chủ sự nghi thức đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ mới. Nhờ ơn Chúa qua lời cầu bàu của Mẹ Maria và Thánh cả Giuse, ngôi nhà thờ mới với một quần thể khang trang đă được hoàn thành.

Ngày 14 tháng 03 năm 2013, Đức cha Matthêô Nguyễn Văn Khôi, Giám mục Giáo phận đă đến chủ sự Thánh lễ Khánh thành nhà thờ.

4. Tái lập giáo xứ

Ngày 28 tháng 05 năm 2013, Đức cha Matthêô Nguyễn Văn Khôi đă đến Chợ Mới chủ sự thánh lễ công bố Văn thư tái lập giáo xứ Chợ Mới, đồng thời bổ nhiệm cha Phêrô Nguyễn Cấp làm cha sở.

Cuối năm 2017 giáo xứ Chợ Mới có 400 gia đ́nh, 1.143 tín hữu, được phân bố trong 3 giáo họ: Đồng Đất 529, Đồng Cháy 393, Xóm Làng 221.

5. Linh mục, tu sĩ xuất thân từ giáo xứ

- Linh mục

1. Cha Gioakim Đạt, Quán Cau, (†1902)
2. Cha Giuse Nguyễn Tấn Châu, Chợ Mới, (†1952).
3. Cha Phêrô Nguyễn Kim Thăng, Chợ Mới, Giáo phận Nha Trang.

- Tu sĩ

1. Nữ tu Sophia Nguyễn Thị Ngọc Lan, Chợ Mới, MTG Qui Nhơn, († 2001).
2. Nữ tu Jacintha Nguyễn Thị Sen, Xóm Làng, MTG Qui Nhơn.
3. Nữ tu Maria Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Chợ Mới, MTG Qui Nhơn.
4. Nữ tu Têrêxa Thái Thị Huyền Linh, Chợ Mới, MTG Qui Nhơn.
5. Nữ tu Anna Ngô Thị Kim Chung, Đồng Cháy, MTG Qui Nhơn.
6. Nữ tu Macta Nguyễn Thị Hoàng Thi, Xóm Làng, MTG Thủ Thiêm.
7. Nữ tu Maria Lê Thị Mỹ Phúc, Xóm làng, MTG Qui Nhơn.

...................

[1] Sông Cái có chiều dài 102 km. Phát nguyên từ dăy núi cao trên 1.000 m ở phía Đông Nam tỉnh Gia Lai và Tây Nam tỉnh B́nh Định. Đoạn sông chảy trong tỉnh Phú Yên khoảng 76 km. Sông ngang qua nơi nào th́ cư dân lấy tên vùng đất đó để gọi tên sông, như sông Kỳ Lộ, sông La Hai, Sông Ngân Sơn, sông Hà Yến…

[2] Lẫm : nơi chứa lúa. Tên gọi Lẫm Đ́nh nói lên nơi Đ́nh nầy có kho chứa lúa của làng.

[3] Năm 1834, thời điểm cha Pierre Léopold Jeanne ở và làm việc tại Hoa Vông, cư sở truyền giáo Nam Phú Yên đă được thành lập.

[4] Qui Ninh là tỉnh B́nh Định ngày nay. Năm 1651, chúa Nguyễn Phúc Tần đổi phủ Qui Nhơn thành phủ Qui Ninh.

[5] ADRIEN LAUNAY, Histoire de la Mission de Cochinchine, I, sđd., tr. 302.

[6] Dinh Trấn Biên Phú Yên ngày nay thuộc xóm Thành Cũ, thôn B́nh Thạnh, xă An Ninh Tây, huyện Tuy An.

[7] Xem ADRIEN LAUNAY, Histoire de la Mission de Cochinchine, I, sđd., tr. 401. Chợ Mới ở đây có thể hiểu là toàn vùng truyền giáo Phú Yên.

[8] ADRIEN LAUNAY, Histoire de la Mission de Cochinchine, I, sđd., tr. 641

[9] Xem ADRIEN LAUNAY, Histoire de la Mission de Cochinchine, II, sđd., tr. 191.

[10] Xem Mémorial Mission de Quinhon, No. 58, 31 Octobre 1909, tr. 152-153.

[11] C̣n nền nhà thờ, hoang hóa, phía Tây quốc lộ I, tại thôn Phú Điềm, xă An Hiệp, huyện Tuy An.

[12] Xem Nécrologie de Mazoyer.

[13] Xem Nécrologie de Iribarne.

[14] Xem Mémorial Mission de Quinhon, du mois d' Avril 1927, tr. 30.

Tác giả bài viết: BBT lịch sử giáo phận

Nguồn : Website GP Quy Nhơn

 

Xem thêm :

[ Lược sử Giáo xứ Chợ Mới ] - Lm. Gioan Vơ Đ́nh Đệ

Giáo họ Chợ Mới trong lịch sử truyền giáo Phú Yên. - Lm. Gioan Vơ Đ́nh Đệ

 

Chi tiết bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com 

........................................

Thánh lễ cung hiến nhà thờ Chợ Mới

Sau hơn 2 năm kể từ ngày Đức cha Phêrô Nguyễn Soạn cử hành thánh lễ đặt viên đá xây dựng lại nhà thờ (15/09/2010), với sự tận tụy hy sinh của cha sở Phêrô Nguyễn Cấp, cha phó cùng với bà con giáo dân giáo họ Chợ Mới, sự cộng tác quảng đại của các ân nhân xa gần, hôm nay ngôi nhà thờ mới khang trang được hoàn thành, thay thế cho ngôi nhà thờ được xây dựng từ năm 1962 đă cũ nát theo thời gian.

Lúc 9 giờ sáng, ngày 14 tháng 3 năm 2013, trong niềm vui tạ ơn Thiên Chúa của cộng đoàn giáo họ Chợ Mới, Đức Cha Matthêô Nguyễn Văn Khôi đă chủ sự thánh lễ cung hiến nhà thờ Chợ Mới cho Thiên Chúa.

Trước khi cử hành nghi lễ cung hiến, Đức cha đă làm phép hang đá Đức Mẹ Lộ Đức được xây dựng trong khuôn viên nhà thờ, cùng lúc khi xây nhà thờ mới. Tiếp đến, Đức cha Matthêô, cha sở Phêrô, cha hạt trưởng Quảng Ngăi, B́nh Định, Phú Yên cắt băng khánh thành nhà thờ trong sự chứng kiến của cộng đoàn tham dự. Sau nghi thức mở cửa nhà thờ, Đức cha chủ tế, linh mục đoàn và cộng đoàn giáo dân tiến vào nhà thờ bắt đầu cử hành thánh lễ.

Đầu lễ, cha hạt trưởng Phú Yên Phêrô Đặng Son đọc văn thư cung hiến nhà thờ. Kể từ đây nhà thờ Chợ Mới được cung hiến mang tước hiệu Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, lễ bổn mạng được mừng vào ngày 15 tháng 8 hằng năm. Tiếp theo cha hạt trưởng Quảng Ngăi Giuse Trương Đ́nh Hiền đọc văn thư chứng nhận xương thánh Anrê Nguyễn Kim Thông, theo đó xương thánh này được đặt tại bàn thờ chính của nhà thờ Chợ Mới để tôn kính.

Trong bài giảng lễ, Đức cha giải thích cho cộng đoàn tham dự hiểu rơ hơn lịch sử và ư nghĩa của đền thờ, nhà thờ. Nhà thờ trung tâm điểm cử hành phụng vụ, nơi quy tụ để lắng nghe lời Chúa, đón nhận các bí tích và kết nối t́nh hiệp thông, đồng thời trở thành trung tâm điểm để từ đó chúng ta ra đi rao giảng Tin Mừng đem ánh sáng đức tin cho những người xung quanh.

Qua h́nh ảnh của ngôi nhà thờ được xây lên bằng gỗ đá, Đức cha đă mời gọi mọi người hướng về chiều kích tâm linh của đền thờ sống động, thiêng liêng trong tâm hồn mỗi người. Như thánh Phaolô đă nói : “nào anh em chẳng biết rằng anh em là Đền Thờ của Thiên Chúa, và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong anh em sao? […] Đền Thờ Thiên Chúa là nơi thánh, và Đền Thờ ấy chính là anh em” (1 Cr 3,16-17). Việc xây nhà thờ đă hoàn thành, nhưng ngôi nhà thờ tâm hồn của mỗi người tín hữu cần phải xây dựng mỗi ngày. Qua bí tích rửa tội, tâm hồn mỗi người trở nên đền thờ cho Chúa ngự. Bởi đó đừng để cho ngôi đền thờ thiêng liêng và thánh thiện trong tâm hồn bị xúc phạm, hoen ố bằng những hành vi bất xứng.

Thánh lễ tiếp nối bằng kinh cầu và xức dầu thánh hiến nhà thờ và bàn thờ.

Trước khi kết thúc thánh lễ, một đại diện của giáo họ Chợ Mới đă nói lời chân thành cám ơn đến quư đức cha, quư cha, quư tu sĩ nam nữ cộng đoàn dân Chúa, quư ân nhân xa gần đă giúp đỡ để ngôi nhà thờ được hoàn thành. Đặc biệt cám ơn cha sở đă vất vả, âm thầm tận tuỵ đêm ngày để hỗ trợ cho việc xây dựng hôm nay. Đây thực sự là niềm vui của giáo dân giáo họ Chợ Mới, v́ chưa bao giờ nghĩ đến một ngày giáo dân nơi đây sẽ có ngôi thánh đường khang trang như vậy. Tiếp lời, Cha sở Phêrô chia sẻ ḷng biết ơn đến quư đức cha, quư cha, các cha bạn đến từ Đà lạt, Cần thơ, các cộng đoàn tu sĩ nam nữ, bà con ân nhân xa gần đă đến chia sẻ niềm vui của ngày lễ tạ ơn hôm nay.

Cuối cùng, Đức cha Matthêô đại diện cho toàn giáo phận cám ơn cha sở Phêrô đă âm thầm hy sinh thật nhiều, cộng tác với giám mục trong việc cai quản và xây dựng giáo xứ. Ngài cũng không quên nhắn nhủ mọi người tích cực sống đức tin và truyền giáo, để trong Năm Đức Tin này có thêm nhiều người nhận biết Chúa.

Để chia sẻ niềm vui nhân dịp lễ cung hiến nhà thờ mới, cha sở Phêrô Nguyễn Cấp đă tổ chức hai ngày trại cho các anh chị em giáo lư viên, các bạn trẻ của các giáo xứ trong hạt Phú Yên. Chủ để của hai ngày trại là : “HUYNH ĐỆ, HIỆP NHẤT”. Có tất cả 10 giáo xứ, một giáo họ tham dự bao gồm : Giáo xứ Đông Mỹ, Đa Lộc, Hoa châu, Tịnh Sơn, Trà Kê, Tuy Ḥa, Sông Cầu, Đồng Tre, Hóc Gáo, Mằng Măng, giáo họ Chợ Mới.

Nguồn : Website GP Quy Nhơn

 


H́nh ảnh nhà thờ Giáo xứ Chợ Mới

H́nh ảnh Thánh lễ cung hiến nhà thờ Chợ Mới (14/3/2013)

Nguồn : Website GP Quy Nhơn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

H́nh ảnh bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com 

[Trở về đầu trang ]