Giáo phận Quy Nhơn

Nhà thờ Giáo xứ Hội Đức

 

< không c̣n nhà thờ >

Vị trí Nhà thờ Hội Đức xưa, nay là Trường tiểu học Hoài Tân

 

Địa chỉ : thôn Gia Hội, xă Hoài Tân huyện Hoài Nhơn  (Bản đồ)

Chánh xứ : Linh mục

Tel

 

E-mail

 

Năm thành lập

 

Bổn Mạng

 

Số giáo dân

 

Giờ lễ

Chúa nhật     :

Ngày thường :

Các nhà thờ lân cận :  

Tư liệu :  Lược sử Giáo xứ - H́nh ảnh Giáo xứ 

-  Tin tức sinh hoạt

 

 

Lược sử Giáo xứ Hội Đức

I. VỊ TRÍ ĐỊA LƯ :

Địa bàn mục vụ giáo xứ Hội Đức bao gồm các xă thuộc huyện Hoài Nhơn : Hoài Tân, Hoài Xuân, Hoài Thanh và Bồng Sơn. Phía Bắc giáp Tam Quan, phía nam giáp Hoài Đức, phía Tây giáp núi Cự Nghi, phía Đông giáp biển. Trung tâm sinh hoạt của Giáo xứ là nhà thờ Hội Đức, c̣n gọi là nhà thờ Dốc. Sở dĩ gọi là nhà thờ Dốc v́ nhà thờ tọa lạc trên đỉnh dốc quốc lộ I, thuộc thôn Gia Hội, xă Hoài Tân. Từ hướng Bắc vô Nam, nhà thờ ở phía bên phải quốc lộ I.

II. ĐÔI D̉NG LỊCH SỬ :

Vùng đất thuộc giáo xứ Hội Đức là một vùng đất trù phú, có nhiều sản phẩm của rẫy rừng, của ruộng đồng và biển cả. Khí hậu tương đối mát và trong lành, nhất là vùng phía Đông như Mỹ Thọ, Vạn.

Trong lịch sử loan báo Tin Mừng của Giáo phận Qui Nhơn, Hội Đức nguyên là một giáo điểm truyền giáo thuộc giáo xứ Gia Hựu. Trong báo cáo năm 1890 của Đức Cha Van Camelbecke cho biết ba cộng đoàn mới đă được thiết lập trên cánh đồng Phú Trăng [1] và các vùng lân cận đó là : Hội Đức, An Dưỡng và Tài Lương [2]. Thời điểm nầy, cha François Marie Geffroy ( Cố Bửu ) đang làm cha sở Gia Hựu.

Năm 1901, Cha Jean Baptiste Solvignon ( Cố Lành ) được bổ nhiệm làm phó xứ Gia Hựu, biệt lập tại Hội Đức. Năm 1902, Cha Jean Baptiste Solvignon được bổ nhiệm làm cha sở Lệ Sơn, Quảng Nam.

Ngày 21 tháng 3 năm 1902, Cha Pierre Marie Le Darré ( Cố Châu ) được bổ nhiệm đến thay thế cha Jean Baptiste Solvignon. Năm 1903, cha Pierre Marie Le Darré được bổ nhiệm làm cha sở Hội Đức. Từ thời điểm nầy, Hội Đức là một giáo xứ có cha sở thường xuyên chăm sóc mục vụ.

1. Cha Pierre Marie Le Darré (1903-1906)

Cha Pierre Marie Le Darré sinh ngày 30 tháng 10 năm 1876 tại giáo xứ St. Martin, giáo phận Quimper, nước Pháp. Thụ phong linh mục ngày 23 tháng 6 năm 1901. Sau khi thụ phong linh mục, cha được bổ nhiệm làm việc tại giáo phận Đông Đàng Trong. Ngày 13 tháng 11 năm 1901, cha lên đường nhận nhiệm sở. Cha học tiếng Việt tại Xóm Quán, thuộc giáo xứ Tân Dinh ngày nay. Năm 1903, cha nhận nhiệm sở Hội Đức.

Cha Le Darré xây dựng nhà thờ Hội Đức và đặt một quả chuông lớn có ghi ḍng kỷ niệm sự kiện các kitô hữu đă bị Văn Thân sát hại tại cánh đồng Phú Trăng năm 1885[3]. Khi nhà thờ hoàn thành, Mẹ Maria được chọn làm bổn mạng của giáo xứ với tước hiệu Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo, thánh lễ bổn mạng được cử hành vào ngày lễ Đức Mẹ Sầu Bi, ngày 15 tháng 9 hằng năm.

Theo sổ Hôn phối của giáo xứ Hội Đức đuợc lưu trữ tại Ṭa Giám Mục Qui Nhơn, đôi hôn phối đầu tiên được cha Le Darré chứng hôn tại nhà thờ Trung Yên vào ngày 14 tháng 11 năm 1903 với chữ kư cha sở Hội Đức. Đôi hôn phối thứ hai được cha Le Darré chứng hôn tại nhà thờ Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Hội Đức vào ngày 28 tháng 11 năm 1903. Theo sổ Hôn phối nầy, chúng ta biết được các nhà thờ giáo họ thuộc giáo xứ Hội Đức trong thời điểm 1903 đến 1906: Trung Yên, Thế Lại, An Dưỡng, An Dinh, Bàu Lác, Đệ Đức, Tân Đức, Thuận Ḥa, An Ḥa, Mỹ Thọ.

2. Cha Charles Vallet ( 1906-1909 )

Sau thời gian làm việc mệt nhọc, tháng 10 năm 1906, cha Le Darré phải đi dưỡng bệnh ở Hồng Kông. Cha Charles Vallet được bổ nhiệm đến thay cho cha Le Darré. Cha Charles Vallet làm cha sở Hội Đức cho đến năm 1909.

3. Cha Augustin Tardieu (1909-1916)

Tháng 7 năm 1909, cha Augustin Tardieu được bổ nhiệm làm cha sở Hội Đức. Cha Augustin Tardieu thông minh và năng nổ củng cố cộng đoàn sau cuộc khủng hoảng chung trong các giáo xứ Bắc B́nh Định. Từ năm 1906 đến năm 1908, các tân ṭng xuất giáo hàng loạt v́ sợ có thể xảy ra một cuộc bách hại như cuộc bách hại của Văn Thân vào năm 1885.

Cha Augustin Tardieu thăm viếng, qui tụ, an ủi các tín hữu. Cha xây dựng trường học, qui tụ con em đến trường. Đây là một trong những trường đầu tiên được thiết lập nhằm phát triển dân trí trong giáo phận. Thống kê năm 1916, giáo xứ Hội Đức có 892 tín hữu trong 15 giáo họ [4]. Trong thời điểm cha Augustin Tardieu làm cha sở Hội Đức, có các cha phụ tá : Cha Anrê Cậy ( 1910 ); cha Phêrô Nguyễn Chánh ( 1912-1915 ).

4. Cha Matthêu Nhuận ( 1916-1927 )

5. Cha Toma Nguyễn Đức Luận ( 10/1927-7/1928)

6. Cha Jean François Porcher ( 7/1928-10/7/1933)

Cơn băo đêm 16 tháng 10 năm 1932 đă gây nhiều thiệt hại cho cư dân trong vùng và các cơ sở vật chất của giáo xứ. Nhà thờ Hội Đức đă được cha Porcher xây dựng lại từ đống đỗ nát. Ngày 25 tháng 5 năm 1933, Đức Cha Augustin Tardieu, cựu cha sở Hội Đức đă cử hành Lễ khánh thành nhà thờ.

Đang hết sức hết ḷng phục vụ đoàn chiên, th́nh ĺnh trong đêm ngày 9 rạng sáng ngày 10 tháng 7 năm 1933, cha Jean François Porcher bị xuất huyết đường ruột, bác sĩ từ Bồng Sơn đến chăm sóc nhưng không qua khỏi. Cha Jean François Porcher đă trút hơi thở cuối cùng vào lúc 18 giờ 30 ngày 10 tháng 7 năm 1933. Thánh lễ an táng được cử hành lúc 17 giờ ngày 11 tháng 7 năm 1933. Thi hài của cha Jean François Porcher được an táng tại cung thánh nhà thờ Hội Đức [5].

7. Cha Phêrô Nh́ ( 1933-1943)

Cha Phêrô Nh́ sinh năm 1883 tại Sông Cát, giáo xứ Làng Sông, thụ phong linh mục năm 1913. Cha được bổ nhiệm làm cha sở Hội Đức thay cho cha Porcher vừa mới qua đời. Thời điểm cha Phêrô Nh́ làm cha sở Hội Đức, giáo xứ Hội Đức có 1.220 tín hữu trong16 giáo họ : Hội Đức ( 186 ); Ḥa Trung ( 43 ); Tân Đức ( 93 ); An Dưỡng ( 53 ); Tài Lương Đông ( 80 ); Tài Lương Tây ( 70 ); An Lương ( 27 ); Tấn Thạnh ( 43 ); Tăng Long ( 47 ); Lâm Trước ( 09 ); Trường An ( 14 ); Thiện Đức ( 21 ); Cự Nghi ( 07 ); Ngọc An ( 135 ); Vạn ( 47 ); Mỹ Thọ ( 334 ) [6].

8. Cha Gioan Bt. Nguyễn Đức Quảng ( 1943-1952 )

Khi Cha Phêrô Nh́ được bổ nhiệm làm cha sở Đồng Dài, cha Gioan Bt. Nguyễn Đức Quảng được bổ nhiệm làm cha sở Hội Đức.

9. Cha Antôn Hồ Ngọc Hạnh ( 1952-1957 )

Cha Hạnh xây dựng nhà xứ Hội Đức tân kỳ và khang trang.

10. Cha Alexis Lê Trung Hậu ( 1957-1958 )

11. Cha Gioakim Đoàn Kim Hiền ( 1958-1960 )

12. Cha Phêrô Trịnh Hoài Ân ( 1960-1963 )

Có cha Micae Ngô Trung Lành phụ tá biệt lập ở Mỹ Thọ và các sư huynh Ḍng Thánh Giuse giúp mục vụ tại Mỹ Thọ.

13. Cha Gioakim Huỳnh Văn Hóa ( 1963- 1970 )

Thời điểm chiến tranh ác liệt xảy ra, giáo dân di cư dần dần. Cha Gioakim Huỳnh Văn Hóa dời cư sở đến Bồng Sơn. Khi làm cha sở Hội Đức, cha Gioakim Đoàn Kim Hiền đă xây một nhà đa dụng tại cư sở Bồng Sơn. Cha Gioakim Huỳnh Văn Hóa xây dựng trường trung học Thánh Mẫu tại Bồng Sơn. Trong lúc chiến tranh, cha Micae Ngô Trung Lành, Cha Tôma Bùi Đức cùng làm việc mục vụ với cha Gioakim Huỳnh Văn Hóa. Năm 1967, cha Micae Ngô Trung Lành được bổ nhiệm làm cha sở Xuân Quang. Năm 1970, Cha Gioakim Huỳnh Văn Hóa được bổ nhiệm làm cha sở Nam B́nh. Tháng 10 năm 1965, Nhà thờ Hội Đức đă bị đạn cannon và nhà xứ Hội Đức trở thành hoang phế v́ chiến tranh không có người chăm sóc.

Khi làm cha sở Hội Đức, Cha Gioakim Đoàn Kim Hiền đă xây một nhà đa dụng tại Bồng Sơn. Cha Gioakim Huỳnh Văn Hóa xây dựng trường trung học Thánh Mẫu tại Bồng Sơn.

Tháng 10 năm 1965, Nhà thờ Hội Đức bị đạn cannon. Cha Gioakim Huỳnh Văn Hóa dời cư sở đến Bồng Sơn.

Cuối năm 1964, cha Tôma Bùi Đức đang làm việc ở Trung Tín, Quảng Ngăi di cư về ở Bồng Sơn. Cuối năm 1965, Cha Micae Ngô Trung Lành đang làm việc tại Mỹ Thọ cũng di cư về Bồng Sơn. Cả hai cha cùng làm việc mục vụ với cha Gioakim Huỳnh Văn Hóa tại Bồng Sơn. Lúc bấy giờ, giáo dân giáo xứ Hội Đức cũng như các giáo xứ trong vùng như Đồng Quả, Gia Chiểu, Đồng Dài di cư tản mát đó đây, một số tập trung về Bồng Sơn, một số di cư vào phía Nam.

Năm 1967, cha Micae Ngô Trung Lành được bổ nhiệm làm cha sở Xuân Quang. Năm 1970, Cha Gioakim Huỳnh Văn Hóa được bổ nhiệm làm cha sở Nam B́nh.

14. Khi Cha Gioakim Huỳnh Văn Hóa được bổ nhiệm làm cha sở Nam B́nh. Cha Tôma Bùi Đức làm cha sở Hội Đức, ở tại Bồng Sơn (1970- 1971). Cuối năm 1971, cha Tôma được bổ nhiệm làm cha sở Xuân Quang.

15. Cha Phêrô Nguyễn Quang Báu, ở tại Bồng Sơn (1972-1975)

16. Cha Phêrô Nguyễn Kỳ Hội, ở tại Bồng Sơn (1975-1984).

Như vậy, trong thời gian từ năm 1965 đến năm 1984, các thời cha sở Hội Đức đều ở tại Bồng Sơn. Toàn bộ cơ sở vật chất tại Hội Đức đă bị chiến tranh tàn phá b́nh địa. Sau khi cha Hội qua đời tại Bồng Sơn (năm 1984), Nhà nước trưng dụng toàn bộ cơ sở vật chất của giáo xứ tại Bồng Sơn để mở rộng bệnh viện Đa khoa khu vực Bồng Sơn.

Trong thời gian chiến tranh, giáo dân giáo xứ Hội Đức cũng như các giáo xứ trong vùng như Đồng Quả, Gia Chiểu, Đồng Dài di cư tản mát đó đây, một số ít tập trung về Bồng Sơn, phần lớn di cư vào phía Nam.

III. GIÁO XỨ HỘI ĐỨC TỪ 30-04-1975 ĐẾN NAY

Trong chiến tranh giáo dân Hội Đức ly tán. Sau khi ḥa b́nh văn hồi, nhiều gia đ́nh đă ổn định đời sống nơi vùng đất mới, một số ít giáo dân hồi cư về quê hương. Các cơ sở vật chất của giáo xứ Hội Đức và các giáo họ đă bị chiến tranh tàn phá. Thống kê cuối năm 2011 sau đây cho thấy hiện t́nh của giáo xứ Hội Đức :

 
STT GIÁO HỌ ĐỊA CHỈ HIỆN T̀NH GIÁO DÂN NHÀ THỜ
GIA Đ̀NH GIÁO DÂN
01 Hội Đức Gia Hội, Hoài Tân 54 197 C̣n nền
02 Tân Đức Đệ Đức, Hoài Tân 25 94 C̣n nền
03 An Dưỡng An Dưỡng, Hoài Tân 18 81 C̣n tường
04 Hoài Trung Hoài Trung, Hoài Xuân 04 18 B́nh địa
05 Ngọc An Ngọc An, Hoài Thanh Tây 07 29 C̣n nền
06 Trung Lương Trung Lương, Bồng Sơn 13 45 C̣n nền
07 Trung Yên Thị trấn Bồng Sơn 52 212 Xây trường học
08 Bồng Sơn Thị trấn Bồng Sơn 25 76 Bệnh viện
TỔNG CỘNG 198 752  

Hiện nay giáo dân phải đến nhà thờ Đại B́nh để cử hành phụng vụ và lănh nhận các bí tích. Cha sở Đại B́nh phải cáng đáng chăm sóc mục vụ cho giáo dân. Về phía giáo dân, việc đi lại của các cụ già và trẻ em để hoàn thành bổn phận và thỏa nguyện nhu cầu sinh hoạt tôn giáo là một sự trắc trở. Về phía linh mục, phục vụ nhu cầu tôn giáo cho giáo dân trên một địa bàn mục vụ quá rộng lớn là một gánh nặng trách nhiệm. Do đó, mong mỏi của linh mục cũng như giáo dân là làm sao tái lập được nhà thờ để thuận lợi phục vụ cho nhu cầu tâm linh tôn giáo.

--------------------------------------------------------------------------------

[1] Thuộc thôn Đệ Đức III, xă Hoài Tân, huyện Hoài Nhơn. Cánh đồng nầy toạ lạc giữa trụ cây số Km 1141 cách Hà Nội 969 km, cách thành phố HCM 750 km và trụ cây số km 1142 cách thị trấn Bồng Sơn 03 km, cách Quảng Ngăi 85 km.

[2] Mgr. Van Camelbecke, Rapport de 1890, Archivesmep. Mepasie.org

[3] Quả chuông nầy hiện nay được đặt tại tháp chuông nhà thờ G̣ Thị

[4] Mémorial Mission de Qui Nhơn 1916, p. 118.

[5] - Archivesmep.Mepasie.org/ La Notice Nécrologie de Jean François Porcher .

- Cha Gioakim Đoàn Kim Hiền, cựu cha sở Hội Đức, hiện nay là cha sở giáo xứ Ghềnh Ráng cho biết mộ cha Porcher có tấm bia đặt sát vách bên phải cung thánh nhà thờ (từ trên cung thánh nh́n xuống). Trong chiến tranh nhà thờ đă bị tàn phá, không biết ngôi mộ và tấm bia hiện nay ra sao. Hy vọng t́m lại được ngôi mộ của ngài.

[6] Mission de Qui Nhon, Compte-Rendu 1940-1941, p.12

Nguồn : Website GP Quy Nhơn

....................

Xem thêm

NHÀ THỜ CÔNG GIÁO BỒNG SƠN

Lm. Phêrô Nguyễn Quang Báu

Linh mục Gioakim Đoàn Kim Hiền làm Chánh xứ Giáo xứ Hội Đức từ ngày 01-08-1958 đến ngày 01-06-1960. Trên triền đồi phía Bắc đỉnh dốc Hội Đức nằm trên quốc lộ số 01 hiện c̣n nền móng Trường Trung học Tư thục Công giáo Hội Đức, nền nhà xứ, nền Nhà Thờ Giáo xứ Hội Đức (quả chuông Hội Đức lớn ngang bằng với quả chuông lớn của Nhà Thờ Nhà Đá, ngang bằng với quả chuông lớn của Nhà Thờ Gia Hựu). Dưới nền Nhà Thờ Hội Đức vẫn c̣n ngôi mộ có hài cốt của Cố linh mục Chánh xứ người Pháp Pierre Porcher Kính. Những năm 60-70, bom đạn chiến tranh đă làm sập đổ b́nh địa Nhà Thờ Hội Đức, nhà xứ, trường học và các nhà phụ thuộc.

Ngày 03-10-1958, Linh mục Gioakim Hiền đă giao cho Chính quyền Bồng Sơn một số ruộng với đầy đủ Trích-lục hoán đổi khuôn đất để làm vườn Nhà Thờ Công giáo Bồng Sơn. Giới cận của khuôn vườn Nhà Thờ Công giáo Bồng Sơn: Nam giáp trường Trung học Tăng Bạt Hổ (cũ), Bắc giáp bệnh viện Bồng Sơn (cũ), Đông giáp đường sắt, Tây giáp quốc lộ số 01. Chỗ góc Tây Bắc khuôn đất vườn này, Linh mục Gioakim Hiền cất một ngôi nhà cấp 4, xây gạch lợp ngói h́nh chữ nhật 3 gian: 2 gian phía Đông làm Nhà Nguyện, 1 gian c̣n lại làm pḥng tiếp giáo dân. Linh mục Gioakim Hiền cũng cất trường Mẫu giáo và nhà cho các Nữ tu Hội ḍng Mến Thánh Giá Qui Nhơn ở dạy trẻ cho đến năm 1963.

Linh mục Phêrô Trịnh Hoài Ân làm Chánh xứ Giáo xứ Hội Đức, thay thế Linh mục Gioakim Đoàn Kim Hiền làm giáo sư Chủng viện Làng Sông từ ngày 01-06-1960.

Thay thế Linh mục Phêrô Trịnh Hoài Ân, Linh mục Gioakim Huỳnh Văn Hóa, Chánh xứ Hội Đức, kiêm Hạt trưởng Hạt Bồng Sơn, đă xây ngôi nhà một tầng trệt và một tầng lầu. Tầng trệt có 2 pḥng lớn và cầu thang ở giữa. Tầng lầu có 2 pḥng lớn, 2 pḥng nhỏ và cầu thang ở giữa lên sân thượng. Cuối năm 1964, cha Tôma Bùi Đức đang làm việc ở Trung Tín, Quảng Ngăi di cư về ở Bồng Sơn. Cuối năm 1965, Cha Micae Ngô Trung Lành đang làm việc tại Mỹ Thọ cũng di cư về Bồng Sơn.

Lúc làm Chánh xứ Giáo xứ Hội Đức ở tại Bồng Sơn (1966), Linh mục Tôma Bùi Đức ở tại nhà lầu mới xây nầy. Linh mục Gioakim Huỳnh Văn Hóa chỉ c̣n là Hạt trưởng Hạt Bồng Sơn ở ngôi nhà xây gạch lợp tranh tại Giáo họ Tân Đức.

Năm 1965, nhiều giáo dân Giáo xứ Gia Hựu đến ở tập trung trong những căn lều tạm bợ chật chội nơi khuôn viên Nhà Thờ Công giáo Bồng Sơn. Ngày 01-03-1971, Đức Cha Giáo phận Qui Nhơn Đôminicô Hoàng Văn Đoàn đặt Linh mục Phêrô Nguyễn Quang Báu làm Chánh xứ Giáo xứ Hội Đức ở tại Bồng Sơn, kiêm Hạt trưởng Hạt Bồng Sơn, thường trú tại Nhà Thờ Công giáo Bồng Sơn. Việc trước tiên là sửa ngôi nhà Linh mục Gioakim Hiền đă xây: lấy trọn 3 pḥng làm Nhà Thờ có mặt tiền với cây Thánh Giá nh́n ra quốc lộ số 01. Lúc bấy giờ, ở Hội Đức và ở Tam Quan, mỗi nơi có một nhà nguyện nhỏ do cha Phêrô Bartôlômêô Trần Đức Nam xây dựng.

Thời gian ở Bồng Sơn, ngày Chúa nhật Linh mục Phêrô Báu dâng Thánh lễ 5 giờ sáng tại Nhà Thờ Bồng Sơn, dâng Thánh lễ 7 giờ tại Nhà Nguyện Hội Đức, dâng Thánh lễ 9 giờ tại Nhà Thờ Tam Quan, và dâng Thánh lễ 3 giờ chiều tại Nhà Thờ Bồng Sơn.

Nhà lầu Cha Gioakim Hóa đă xây cũng được sửa lại để có đủ pḥng lớp dạy học. Tầng trệt: dời cầu thang ra hè phía Đông, xây làm 3 pḥng bằng nhau. Tầng lầu: dời cầu thang ra hè phía Đông, 2 pḥng lớn, 2 pḥng nhỏ và chỗ cầu thang xây làm 3 pḥng bằng nhau. Ngôi nhà lầu đă có 6 pḥng làm lớp học. Ngày 01-05-1971, đă xin Hội ḍng Mến Thánh Giá Qui Nhơn cho 2 Nữ tu và 1 cô đệ tử đến Bồng Sơn, xin được giấy phép mở trường Tư thục Công giáo Bồng Sơn. Đă dạy học được một năm.

Ba tháng mùa Hè năm 1972, Đoàn quân Cách mạng giải phóng quận Hoài Nhơn, quận Hoài Ân và quận An Lăo. Trường Tư thục Công giáo Bồng Sơn phải đóng cửa. Các Nữ tu đă trở về nhà Mẹ Ḍng Mến Thánh Giá tại Qui Nhơn.

Số người tạm cư trong khuôn vườn Nhà Thờ Công giáo Bồng Sơn di tản vào Qui Nhơn, Ghềnh Ráng, Nha Trang, Cam Ranh, Sài G̣n t́m phương sinh sống.

Linh mục Phêrô Nguyễn Quang Báu chạy vào tá túc tại Ṭa Giám mục Qui Nhơn. Khi t́nh h́nh chiến cuộc tại Bồng Sơn lắng dịu, Linh mục Phêrô Báu trở về Bồng Sơn. Nhà Thờ, nhà lầu, nhà các Nữ tu đều hư sập. Đồ đạc: bàn ghế, tủ giường, sách vở mất hết. Một số sách vở và giấy tờ bị đốt cháy. Nhiều rác rưởi và sắt phế thải của cả thị trấn Bồng Sơn đă được quăng đổ như một băi rác khổng lồ nơi vườn Nhà Thờ Công giáo Bồng Sơn. Người ta nói trong vườn Nhà thờ Công giáo Bồng Sơn có nhiều đạn M79 và M72 chưa nổ bị chôn vùi dưới đất. Đă phải thuê xe ủi đất dọn sạch và nâng mặt bằng khuôn vườn cao hơn 6 tấc. Rất may, không có đạn nổ.

Đáng lẽ phải phá bỏ các ngôi nhà bị hư sập để xây dựng lại. Nhưng v́ tiết kiệm, phải chấp nhận sửa dần dần. Ưu tiên một: sửa Nhà Thờ để có nơi cho giáo dân cầu kinh dâng lễ. Tiếp theo: sửa nhà lầu và nhà ở của các Nữ tu. Dọn khuôn vườn và nhà cửa sạch sẽ. Rào quanh vườn và trồng dừa để làm ranh giới.

Vừa sửa xong các ngôi nhà. Sắm tạm đủ bàn ghế, tủ giường và những vật dụng cần thiết. Một số ít người dân lánh cư lần lượt trở về dựng tạm nhà lều ở trong vườn Nhà Thờ.

Ngày 03-08-1974, t́nh h́nh chiến cuộc lại leo thang. Dân tạm cư lại chạy đến các nơi xem ra yên ổn. Khi các chốt đỉnh núi đều bị đóng chặt, không thể vào Qui Nhơn theo quốc lộ số 01. Linh mục Phêrô Nguyễn Quang Báu cùng với dân chúng theo quốc lộ số 01 chạy ra Quảng Ngăi, xuống bến canô, mua vé vào Qui Nhơn theo đường biển. Sau một đêm tù túng chật chội trên canô, sáng hôm sau tới bến cảng Qui Nhơn. Về ở Ṭa Giám mục Qui Nhơn một thời gian khá lâu. Sáng 26-03-1975, Linh mục Phêrô Nguyễn Quang Báu mướn xe lam về Bồng Sơn. Tới Phù Cát, nghe đang có giao tranh tại Phù Ly. Tiếp theo, có người từ Bồng Sơn hớt hải chạy vào cho biết chiều hôm trước Bồng Sơn đă có lệnh di tản. Xe lam phải quay về Qui Nhơn. Linh mục Phêrô Nguyễn Quang Báu giă từ Bồng Sơn 26-03-1975.

Tháng 06 năm 1975, Linh mục Phêrô Nguyễn Kỳ Hội được điều về làm Chánh xứ Giáo xứ Hội Đức (ở tại Bồng Sơn), thường trú tại Nhà Thờ Công giáo Bồng Sơn. Thứ Tư Tuần Bát Nhật Phục Sinh năm 1984, Linh mục Phêrô Nguyễn Kỳ Hội đă được Thiên Chúa gọi về. Chỉ một ḿnh Linh mục Phêrô Đặng Son cùng với giáo dân Bồng Sơn dâng Thánh lễ An táng và tiễn đưa thi hài Linh mục Phêrô Nguyễn Kỳ Hội an nghỉ tại Nghĩa trang Giáo họ Trung Lương. Năm 2000, mộ Linh mục Phêrô Nguyễn Kỳ Hội đă được cải táng về Nghĩa trang các Linh mục tại Làng Sông. Linh mục Phêrô Đặng Son, Chánh xứ Giáo xứ Đại B́nh kiêm nhiệm Chánh xứ Giáo xứ Hội Đức.

Thời gian này, Nhà thờ Công giáo Bồng Sơn, trường lầu, nhà ở các nữ tu bị triệt hạ: Bệnh viện Bồng Sơn đă được xây dựng trên khuôn đất vườn Nhà Thờ Công giáo Bồng Sơn và khuôn đất trường Tăng Bạt Hổ (cũ). Bệnh viện Bồng Sơn hiện nay phía Bắc giáp sát đất vườn Bệnh viện Bồng Sơn (cũ). Bồn nước của Bệnh viện Bồng Sơn được đặt đúng tại vị trí bàn thờ của Nhà thờ Công giáo Bồng Sơn.

Làng Sông, ngày 31-03-2013

Tác giả bài viết: Lm. Phêrô Nguyễn Quang Báu

Nguồn tin: Gpquinhon.org

Xem h́nh ảnh

 


H́nh ảnh nhà thờ Giáo xứ Hội Đức

< không c̣n nhà thờ>

Vị trí Nhà thờ tạm Hội Đức do cha Bartôlômêô Nam xây dựng, nay là Trường dạy nghề

 

Vị trí Nhà thờ Hội Đức xưa, nay là Trường tiểu học Hoài Tân

 

 

Vị trí nền nhà thờ Hội Đức, nơi có mộ linh mục Porcher Kính

 

 

 

Vị trí Nhà thờ Bồng Sơn, nay là khu khám Trung Cao

 

 

 

Vị trí trước đây là trường của Giáo xứ Bồng Sơn

 

H́nh ảnh bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com 

[Trở về đầu trang ]