
Lược
sử Giáo xứ Hội Lộc
I. VỊ TRÍ ĐỊA LƯ
Giáo xứ Hội Lộc bao gồm địa bàn hành chánh các xă Nhơn Hội, Nhơn
Hải và Nhơn Lư, thuộc thành phố Qui Nhơn, tỉnh B́nh Định. Trung tâm
sinh hoạt của giáo xứ là nhà thờ Hội Lộc, thôn Hội B́nh, xă Nhơn Hội,
thành phố Qui Nhơn.

II. ĐÔI D̉NG LỊCH SỬ
1. Nguồn gốc
Về mặt tôn giáo, Hội Lộc c̣n có tên gọi là họ Đầm hay Hóc Đạo.
Mỗi tên gọi nói lên một ư nghĩa nào đó. Tên gọi Hóc Đạo cho thấy nơi
đây là một vùng hẻo lánh, heo hút, cách trở mà những tín hữu ẩn ḿnh
sinh sống. Quả vậy, Hội Lộc thuộc bán đảo Phương Mai, bị đầm Thị Nại
ngăn cách với thành phố Qui Nhơn. Sự cách trở ấy lắm khi làm cho
ḷng người bùi ngùi, gặp vui xa nhớ:
Vui thời một chút ngọ mùi,
Bước qua thân dậu bùi ngùi nhớ thương.
Sự cách trở ấy đă được khắc phục nhờ chiếc cầu Thị Nại. Khởi đi
từ ngă tư Đống Đa thành phố Qui Nhơn đến chân núi Hang Dơi xă Nhơn
Hội với tổng chiều dài 6.960m, trong đó cầu Thị Nại dài 2.477m và 5
cầu nhỏ với tổng chiều dài 771m bắc qua 5 cửa sông Hà Thanh đổ ra
đầm Thị Nại. Con đường vượt đầm Thị Nại nầy đă được khởi công vào
ngày 03 tháng 11 năm 2002 và khánh thành vào ngày 12 tháng 12 năm
2006. Ngày nay cầu Thị Nại như đă đem lại ư nghĩa đầy đủ cho tên gọi
Hội Lộc, Nhơn Hội.
Thời Thánh Giám mục Stêphanô Thể cai quản Giáo phận, thánh trùm
cả Anrê Nguyễn Kim Thông có khai khẩn 25 mẫu ruộng ở Hội Lộc và
nhượng lại cho Giáo phận. Theo thống kê năm 1850 của Đức cha Cuénot
Thể, Hội Lộc đă có 40 tín hữu. Thời cha Pierre Panis Ngăi làm cha sở
G̣ Thị (1875-1883), cha đă đưa bốn gia đ́nh: Nguyễn Chạy, Nguyễn Dă,
Nguyễn Dần, Nguyễn Nhuận thuộc nhà mồ côi G̣ Thị sang lập nghiệp ở
Hội Lộc.
Nguyên từ trước, họ Đầm hay Hội Lộc thuộc địa sở G̣ Thị, rồi
thuộc địa sở Tân Dinh thời Cha Phanxicô Xaviê Huỳnh Công Ẩn làm cha
sở Tân Dinh (1904-1923). Trong thời cha Tôma Thiềng đặc trách tín
hữu Việt Nam tại Qui Nhơn (1917-1923), họ Đầm được giao về địa sở
Qui Nhơn cho đến năm 2009. Theo thống kê năm 1940, họ Đầm có 122 tín
hữu.
Vào thời cha Antôn Huỳnh Ngọc Thạnh, cha phó địa sở Qui Nhơn, phụ
trách các tín hữu Việt Nam, họ Đầm đă tiên phong và hăng hái trong
việc đóng góp phát triển dân trí cho con em của ḿnh. Mémorial de
Quinhon, tháng 10 năm 1926, trang 40-41 đă ghi:
“ Gần hai năm nay đă cổ động việc xu trường, nhưng chưa thấy cha
nào khởi hành thử coi. Nay cha Antôn Thạnh mở việc ấy tại nơi họ Đầm,
th́ thấy được việc lắm.
Tuy họ ấy là một sở mồ côi, ở bên kia phá biển; bổn đạo đều nghèo
có vài ba chủ vừa đủ ăn mà thôi; mỗi Chúa nhật đi qua Qui Nhơn xem
lễ, th́ phải tốn tiền ghe; nhưng khi nghe cha mở việc thâu xu trường,
ai nấy đều hớn hở, kẻ vào sổ xu ngày, người vào sổ xu tuần, người
nghèo lắm th́ vào sổ xu tháng.
Ấy một sở nghèo, c̣n mở được việc huống lựa những nơi đại sở ? Vả
lại những xu thâu đó, chẳng phải đem giúp nơi nào khác, song cha sở
lấy mà tiêu về trường học tại sở: mua sắm vở, sắm ghế bàn, và hườn
công cho thầy giáo, đặng con cháu bổn đạo trong sở học hành cho nên
người văn minh với thiên hạ, th́ lẽ nào người ta không bằng ḷng cho
xu ?
Vậy xin hăy mở việc xu trường, chắc sẽ được như sở Đầm chẳng sai.
Hội xu trường tại họ Đầm:
Xu ngày : Biện F.X. Kư; Anna Trí; Anê Thưởng.
Xu tuần : Thomas Thừa; Phanxicô Án; Phêrô Tiếng; Thomas Biên;
Gioan Kính; Phanxicô An; Phêrô Cẩn; Joachim Hoanh; Thomas Khẩn;
Phanxicô Soi; Phêrô Sao; Anna Mỗ; Isave Trí; Maria Bông; Matta Sáng.
Xu Tháng : Thomas Ngữ; Anrê Nghĩa; Phanxicô Hóa; J.B. Lịnh;
Joachim Điều; Anna Nho; Isave Mót; Maria Châu.”
Từ xưa, nhà thờ Hội Lộc được thiết dựng bằng những vật liệu thô
sơ mái tranh vách đất. Trong thời gian chiến tranh không ai chăm sóc,
nhà thờ đă hoang phế, mục nát chờ ngày tái thiết. Năm 1995, cha
Phêrô Nguyễn Soạn, Tổng Đại diện Giáo phận, cũng là cha sở giáo xứ
Chính ṭa đă cho tập kết và vận chuyển vật liệu xây dựng từ Qui Nhơn
đến Hội Lộc bằng ghe thuyền. Sau thời gian tập kết vật liệu rất công
phu vất vả như kiến tha lương thực về tổ, nhà thờ đă được khởi công
xây dựng với tổng diện tích 315m². Ngày 19 tháng 05 năm 1996, Chúa
nhật lễ Chúa Lên Trời, Bổn mạng giáo họ Hội Lộc, Đức cha Phaolô
Huỳnh Đông Các đă chủ sự lễ khánh thành nhà thờ.
Ngày 01 tháng 07 năm 2003, cha Anrê Huỳnh Thanh Khương, Tổng Đại
diện Giáo phận, cũng là cha sở Chính ṭa, khởi công xây dựng nhà xứ
Hội Lộc, với diện tích 14m x 10m. Đồng thời với việc xây dựng nhà xứ,
nhà thờ cũng được tu sửa : Thay mái ngói bằng mái tôn, thay một số
cây đà, ruôi mè bị mối mọt, sửa lại trần nhà thờ, gia cố hai cánh
nhà thờ, sơn sửa toàn bộ trong ngoài, mua thêm đất nới rộng khuôn
viên nhà thờ và xây tường rào quanh nhà thờ. Lễ khánh thành đă được
tổ chức vào ngày 28 tháng 12 năm 2003.
Khi cơ sở vật chất tại Hội Lộc tương đối đầy đủ, ngày 28 tháng 08
năm 2005, cha Gioakim Dương Minh Thanh, phó xứ Chính toà được bổ
nhiệm làm quản nhiệm giáo họ biệt lập Hội Lộc để chăm sóc mục vụ cho
các tín hữu ở rải rác trên bán đảo nầy.
2. Thành lập giáo xứ
Ngày 26 tháng 09 năm 2009, Đức cha Phêrô Nguyễn Soạn quyết định
thành lập giáo xứ Hội Lộc tách ra từ giáo xứ Chính ṭa Qui Nhơn và
cha Gioakim Dương Minh Thanh được bổ nhiệm làm cha sở tiên khởi. Địa
bàn giáo xứ gồm các xă Nhơn Hội, Nhơn Lư và Nhơn Hải thuộc thành phố
Qui Nhơn, trừ giáo họ Hải Giang vẫn thuộc giáo xứ Chính ṭa.
Thời điểm nầy Khu Kinh tế Nhơn Hội được thành lập, do đó toàn bộ
cơ sở vật chất của giáo xứ Hội Lộc và bà con giáo dân bị giải tỏa,
phải di dời đến địa điểm mới tại khu tái định cư Nhơn Phước, thôn
Hội Thành, xă Nhơn Hội, thành phố Qui Nhơn.
Cha Gioakim Dương Minh Thanh đă xây dựng lại toàn bộ cơ sở mới.
Nhà thờ được khánh thành vào ngày 12 tháng 12 năm 2012.
Hiện nay tại giáo xứ có một cộng đoàn nữ tu ḍng Thánh Phaolô Đà
Nẵng hiện diện, giúp một số công tác mục vụ tại Hội Lộc. Riêng giáo
họ Nhơn Lư chưa có nhà thờ, được các nữ tu Ḍng Mến Thánh Giá Qui
Nhơn đến giúp mục vụ hằng tháng.
Ngày 08 tháng 09 năm 2014, cha Gioakim Trần Minh Dũng được bổ
nhiệm làm cha sở Hội Lộc, thay cha Thanh được bổ nhiệm làm cha sở
Sông Sạn.
Năm 2016, toàn bộ giáo dân giáo họ Hải Giang thuộc giáo xứ Chính
ṭa được chính quyền di dời đến khu tái định cư Nhơn Phước và nhập
vào cộng đoàn giáo xứ Hội Lộc. Giáo họ Nhơn Hải và giáo họ Nhơn Lư
là hai giáo họ được cha Phêrô Nguyễn Đ́nh Tịch thành lập trong thời
gian ngài làm cha sở Chính ṭa (1958-1964). Hiện nay hai giáo họ nầy
chưa có nhà thờ, bà con giáo dân rất mong ước có ngôi nhà thờ để hôm
sớm kinh nguyện.
III. HIỆN T̀NH GIÁO XỨ
STT |
GIÁO HỌ,
GIÁO KHU |
ĐỊA CHỈ |
NHÀ THỜ N.
NGUYỆN |
T̀NH H̀NH
GIÁO DÂN |
BỔN MẠNG |
NGÀY
BM |
XÂY
DỰNG |
HIỆN TRẠNG |
GIA Đ̀NH |
GIÁO DÂN |
1 |
HỘI LỘC |
Hội B́nh,
Nhơn Hội, Qui Nhơn |
1995 |
mới 2012 |
102 |
397 |
Lễ Thăng
Thiên |
|
2 |
Nhơn Hải |
xă Nhơn Hải, Qui Nhơn |
|
không c̣n |
36 |
115 |
Đức Mẹ HX
Lên Trời |
15/8 |
3 |
Nhơn Lư |
xă Nhơn Lư, Qui Nhơn |
|
không c̣n |
51 |
192 |
St. Phêrô
và Phaolô 29/6 |
29/6 |
|
Tổng cộng |
|
|
|
189 |
704 |
|
|
Giáo họ Nhơn Hải và giáo họ Nhơn Lư là hai giáo họ được cha Phêrô
Nguyễn Đ́nh Tịch thành lập trong thời gian ngài làm cha sở Chính ṭa
(1958-1964). Hiện nay hai giáo họ nầy chưa có nhà thờ, bà con giáo
dân rất mong ước có ngôi nhà thờ để hôm sớm kinh nguyện.
Tác giả bài viết: BBT lịch sử giáo phận (15/5/2018)
Nguồn :
Website GP
Quy Nhơn
Chi tiết bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com

|