
Lược
sử Giáo xứ Kỳ Tân
I. VỊ TRÍ ĐỊA LƯ :
Giáo xứ Kỳ Tân ngày nay bao gồm phần đất xă Nghĩa Mỹ, xă Nghĩa
Hiệp của huyện Tư Nghĩa và xă Đức Nhuận, xă Đức Lợi của huyện Mộ Đức.
Nhà thờ Phú Mỹ thuộc thôn Phú Mỹ, xă Nghĩa Mỹ, huyện Tư Nghĩa là
trung tâm sinh hoạt tôn giáo của giáo xứ.
II. ĐÔI D̉NG LỊCH SỬ :
Kỳ Tân thuộc xă Đức Lợi, huyện Mộ Đức, nguyên là giáo họ của giáo
xứ Bàu Gốc, được thành lập năm 1908. cha Tôma Thiềng, cha phó Bàu
Gốc, được ủy nhiệm chăm sóc các tân ṭng tại Kỳ Tân từ năm 1912 đến
năm 1914. Cha Thiềng thường xuyên đến thăm các tân ṭng và lập một
nhà thờ tại cửa biển Kỳ Tân. Hằng ngày giáo dân tập trung đến nhà
thờ đọc kinh. Hằng tuần, cha Thiềng đến cử hành thánh lễ Chúa nhật
tại đây. Sau khi cha Thiềng lâm bệnh, cha về Đại An nghỉ dưỡng, Kỳ
Tân được trao cho cha sở Châu Me chăm sóc mục vụ. Đến năm 1933, giáo
xứ Châu Me có các cha phó được bổ nhiệm biệt lập tại Kỳ Tân :
- Cha Phêrô Trịnh Hoài Ân ( 08/1933 - 04/1939 ). Cha Ân được sự
hỗ trợ đặc biệt của cha sở Châu Me [1], ngoài việc đẩy mạnh truyền
giáo, cha Ân c̣n làm lại nhà thờ Kỳ Tân với vật liệu rắn chắc thay
cho nhà thờ cha Thiềng làm bằng mái tranh vách đất đă xiêu vẹo.
- Cha Simon Huỳnh Sánh ( 05/1939 - 04/1941 )
- Cha Giuse Nguyễn Công Nghị ( 08/1941 - 08/1943 )
- Cha Louis Huỳnh Chiếu ( 08/1943 - 01/1944)
- Cha Tôma Trần Ngọc Hườn ( 04/1944 - 01/1948 )
- Cha Giuse Tô Đ́nh Tiên ( 04/1948- 07/1951 )
CÁC CHA SỞ (Từ khi được thành lập giáo xứ )
- Cha Gioakim Huỳnh Văn Hoá ( 10/1951 – 08/1957 )
Theo tiểu sử các linh mục được lưu trữ tại Toà Giám Mục, cha Hóa
đă ghi trong mục chức vụ : Cha sở Kỳ Tân. Như vậy từ thời điểm cha
Hóa làm việc tại Kỳ Tân, Kỳ Tân đă được tách khỏi giáo xứ Châu Me để
lập thành giáo xứ mới, gồm các giáo họ :
1. Kỳ Tân : thuộc xă Đức Hải ( nay là xă Đức Lợi ), huyện Mộ Đức.
2. Bồ Đề : Được thành lập năm 1908, thuộc xă Đức Quang ( nay là
xă Đức Nhuận), huyện Mộ Đức.
3. Giao Hoà : Được thành lập năm 1936, thuộc xă Đức Thắng, huyện
Mộ Đức.
4. Đông Mỹ : Được thành lập năm 1934, thuộc xă Nghĩa Hiệp, huyện
Tư Nghĩa.
5. Hải Châu : Được thành lập trước năm 1900, thuộc xă Nghĩa Hiệp,
huyện Tư Nghĩa.
- Cha Phêrô Nguyễn Đức Mân ( 1957 – 1960 )
- Cha Giuse Vơ Hoàng Thuần ( 1961 – 1965 )
Thời điểm năm 1957 –1963, nhiều người gia nhập đạo, nhiều giáo họ
được thành lập :
· Giáo họ An Mô thuộc xă Đức Lợi , huyện Mộ Đức. Ngày 23-05-1957,
có 144 người lănh nhận Bí tích Rửa tội.
· Giáo họ Năng An thuộc xă Đức Nhuận, huyện Mộ Đức. Ngày
03-08-1958, có 150 người lănh nhận Bí tích Rửa tội.
· Giáo họ Văn Hội thuộc xă Đức Nhuận, huyện Mộ Đức. Ngày
20-11-1958, có 73 người lănh nhận Bí tích Rửa tội.
· Giáo họ An Tỉnh thuộc xă Đức Thắng, huyện Mộ Đức. Ngày
12-09-1959, có 99 người lănh nhận Bí tích Rửa tội.
· Giáo họ Trung Giang thuộc xă Đức Lợi, huyện Mộ Đức. Ngày
08-01-1960, có 63 người lănh nhận Bí tích Rửa tội.
· Giáo họ Dương Quan thuộc xă Đức Thắng, huyện Mộ Đức. Ngày
01-03-1960, có 70 người lănh nhận Bí tích Rửa tội.
· Giáo họ Năng Đông thuộc xă Nghĩa Hiệp, huyện Tư Nghĩa ( sổ Rửa
tội bị thất lạc ).
· Giáo họ Thế Khương thuộc xă Nghĩa Hiệp, huyện Tư Nghĩa. Giáo họ
nầy đă được thành lập từ năm 1936. Năm 1940, Thế Khương đă có 39
giáo dân.
· Giáo họ Sông Vệ thuộc xă Nghĩa Phương, huyện Tư Nghĩa.
Theo thống kê hằng năm của lịch giáo phận, giáo xứ Kỳ Tân có
những bước chuyển biến :
MỤC |
NĂM |
1960 |
1961 |
1963 |
1965 |
1966 |
Giáo dân |
951 |
1.255 |
1.51 |
1.73 |
1.618 |
Giáo họ |
9 |
12 |
15 |
16 |
17 |
Dự ṭng |
3 |
2.1 |
1.13 |
|
|
- Cha Sở Châu Me kiêm nhiệm :
Trong chiến tranh, giáo xứ Kỳ Tân không tránh được những mất mát
như các giáo xứ trong vùng. Từ khoảng cuối năm 1965, cha sở và một
số nhỏ giáo dân đă bắt đầu di cư. Cuối năm 1966, phần lớn giáo dân
Kỳ Tân di cư cùng với giáo dân Phú Vang do cha Giuse Vơ Ngọc Nhă,
cha sở Phú Vang, hướng dẫn vào định cư, lập xứ tại Hoà Nghĩa và
Nghĩa Phú, Cam Ranh, Khánh Hoà. Số ít giáo dân c̣n lại tập trung
sinh hoạt tại hai nhà thờ Phú Mỹ và Bàu Giang do cha sở Châu Me phụ
trách.
- Cha sở Quảng Ngăi kiêm nhiệm :
Sau ngày 30-04-1975, hoà b́nh văn hồi, hầu hết những người di cư
đă ổn định cuộc sống nên không trở về quê quán. Số giáo dân Kỳ Tân
được cha sở Quảng Ngăi chăm sóc mục vụ. Trong chiến tranh, nhà thờ
Kỳ Tân đă bị sụp đổ, giáo dân tại Kỳ Tân cũng không c̣n nhiều, cho
đến hôm nay mọi sinh hoạt phụng vụ được tập trung về nhà thờ Phú Mỹ,
thôn Mỹ Ḥa, xă Nghĩa Mỹ, huyện Tư Nghĩa. Hằng tuần chỉ có thánh lễ
ngày Chúa Nhật.
Ngày 13 tháng 3 năm 2003, Đức cha Phêrô Nguyễn Soạn, Giám mục
giáo phận Qui Nhơn, bổ nhiệm cha Grêgôriô Lê Văn Hiếu làm phó xứ tự
quản giáo xứ Quảng Ngăi, đặc trách giáo xứ Kỳ Tân. Thực tế, từ ngày
di cư cho đến thời điểm nầy, giáo xứ Kỳ Tân không c̣n cơ sở vật chất.
Từ năm 1972, Kỳ Tân không có tên trong danh sách các giáo xứ của
giáo phận và được kể như một giáo họ có khi thuộc giáo xứ Châu Me,
có khi thuộc giáo xứ Quảng Ngăi.
Sau khi được bổ nhiệm, cha Hiếu đă cho chỉnh trang lại khu vườn
nhà thờ Phú Mỹ, xây tường rào bảo vệ qui mô, khang trang. Việc chăm
sóc mục vụ được củng cố và sinh hoạt thường xuyên hơn.
- Cha Grêgôriô Lê Văn Hiếu :
Ngày 10 tháng 9 năm 2009, Đức cha Phêrô Nguyễn Soạn kư văn thư
tái thành lập giáo xứ Kỳ Tân và bổ nhiệm cha Grêgôriô Lê Văn Hiếu
làm cha sở Kỳ Tân. Trung tâm sinh hoạt của giáo xứ được đặt tại nhà
thờ Phú Mỹ, thôn Mỹ Ḥa, xă Nghĩa Mỹ, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng
Ngăi.
III. HIỆN T̀NH GIÁO XỨ (cuối năm 2014) :
Xem : "Hiện
Trạng Giáo Phận Quy Nhơn 2014" IV. LINH MỤC, TU SĨ XUẤT THÂN TỪ
GIÁO XỨ
1. Giáo họ Hải Châu : - Linh mục Phêrô Đặng Son
2. Giáo họ Đông Mỹ : - Linh mục Huỳnh Tấn Viết
3. Giáo họ Kỳ Tân: - Nữ tu Amélie ( Ḍng MTG Qui Nhơn) - Nữ tu Perpétua ( Ḍng MTG Qui Nhơn)
V. HƯỚNG TỚI TƯƠNG LAI :
Cho đến nay đă sít soát 100 năm thành lập giáo họ Kỳ Tân và đúng
55 năm giáo xứ Kỳ Tân được thành lập. Kể ra một chặng đường lịch sử
đă khá dài, thời gian cứ măi trôi đi nhưng t́nh thương của Chúa vẫn
cao dày và tồn tại. Cho dù giáo xứ đă từng bước đi trong ‘thung lũng
tối’, mất mát quá nhiều, nhưng vẫn xác tín rằng : “ Dù bước đi trong
thung lũng tối, tôi không lo mắc nạn, v́ Chúa ở cùng tôi” ( Tv
22,4). Trong tin tưởng và hy vọng, đoàn tín hữu Kỳ Tân tiếp tục viết
trang sử đức tin của ḿnh bằng những nổ lực sống đạo, chuyên chăm
nguyện cầu cho nhiều người được nhận biết và yêu mến Chúa.
--------------------------------------------------------------------------------
[1] Lúc bấy giờ, Cha Phêrô Lê Châu làm Cha sở Châu Me. Cha Châu
là Cha bảo trợ của Cha Phêrô Trịnh Hoài Ân. Khi c̣n nhỏ, Cha Châu có
tên là Phêrô Lê Chỉ, nguyên quán Bàu Giêng, Gia Hựu, con của ông Lê
Tây Sơn và bà Phó Đề. Trước khi bị Văn Thân thiêu sống tại nhà thờ
Bàu Giêng, bà Phó Đề lén gởi cậu Phêrô Lê Chỉ, con trai 06 tháng
tuổi của ḿnh cho một người lương thân cận . Sau Văn Thân, cậu Phêrô
Lê Chỉ được ông Trịnh Xuyến ở Gia Hựu nhận làm con nuôi. Cậu Phêrô
Lê Chỉ đi tu làm linh mục, đổi tên là Phêrô Lê Châu.
Trong khi Ông trịnh Xuyến ( Trùm Quyên) đi Huế với Cha François
Geffroy (Cha sở Gia Hựu 1879 – 1918), Văn Thân tàn sát giáo hữu ở
Gia Hựu. Khi trở về, vợ và hai con gái của ông trùm Quiên đă bị sát
hại. Ông trùm Quiên tục huyền, sinh được 05 người con : 1. Bà Trịnh
Thị Báu ( bà nội linh mục Gioan Vơ Đ́nh Đệ); 2. Bà Trịnh Thị Màu ;
3. Bà Trịnh Thị Nhiệm ( mẹ của linh mục Phaolô Trương Đắc Cần và là
bà ngoại của linh mục Phaolô Lê Văn Nhơn và linh mục Phaolô Lương
Minh Chánh); 4. Linh mục Matthêu Trịnh Hoà Đại; 5. Linh mục Phêrô
Trịnh Hoài Ân. Như vậy, Cha Châu vừa là Cha bảo trợ vừa là người anh
nghĩa dưỡng của Cha Ân và Cha Đại.
Nguồn :
www.quangngaicatholic.net
|