Giáo phận Quy Nhơn

Nhà thờ Giáo xứ Phù Cát

 

Nhà thờ Giáo xứ Phù Cát
Giáo hạt Bồng Sơn

 

Địa chỉ : Ngô Mây, Phù Cát, B́nh Định  ( Bản đồ )

Chánh xứ : Linh mục Giuse Nguyễn Bá Trung (25/6/2019)
Phó xứ     : Linh mục Phêrô Nguyễn Ngọc Thắng

Tel

(056) 855-561

E-mail

 

Năm thành lập

1977

Bổn Mạng

Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ

Số giáo dân

2053

Giờ lễ

Chúa nhật     :  7:00  -  16:30

Ngày thường : 16:30

Giờ lễ có thể thay đổi theo mùa hay mục vụ của Gx. Xin xác nhận trước  khi đi lễ

Các nhà thờ lân cận :   Gh An Hành  -   Gh BL G̣ Găng  - Gh Ḥa Dơng  -  GhBL Ḥa Mục

Tư liệu :  Lược sử Giáo xứ - H́nh ảnh Giáo xứ 

-  Tin tức sinh hoạt

* Đức Giám mục kinh lư Giáo xứ Phù Cát (2/5/2018)

* H́nh ảnh lễ bổ nhiệm LM Phó xứ Giuse Phan Văn Hay (4/9/2015) 

 

 

Lược sử Giáo xứ Phù Cát

I. VỊ TRÍ ĐỊA LƯ

Giáo xứ Phù Cát gồm địa bàn các xă Cát Tân, Cát Trinh, Cát Hiệp; các thôn Chánh Ḥa, Kiều Đông, Phú Gia, Tường Sơn và Xuân Quang của xă Cát Tường, thị trấn Ngô Mây thuộc huyện Phù Cát và các khu vực Châu Thành, Vạn Thuận, Tiên Hội, Lư Tây, Nhơn Thuận, An Lợi của phường Nhơn Thành thuộc thị xă An Nhơn.

Nhà thờ Phù Cát, trung tâm sinh hoạt của giáo xứ tọa lạc tại thị trấn Ngô Mây, huyện Phù Cát.

II. ĐÔI D̉NG LỊCH SỬ

1. Nguồn gốc

Tiền thân giáo xứ Phù Cát là địa sở Kiều Đông. Nhà thờ Kiều Đông tọa lạc tại thôn Kiều Đông, xă Cát Tường, huyện Phù cát.

G̣ Găng và Kiều Đông là vùng đất ngày nay thuộc giáo xứ Phù Cát đă đón nhận Tin Mừng từ tiền bán thế kỷ XVIII. Trong danh sách nhà thờ nhà nguyện năm 1747 do cha Guillaume Rivoal gửi Hội Thừa sai Paris và Thánh bộ Truyền giáo th́ Kiều Đông có 33 tín hữu, G̣ Găng 30 tín hữu.[1] Trong báo cáo năm 1850 của Thánh Giám mục Stêphanô Thể không thấy có tên Kiều Đông, trong khi đó G̣ Găng có 95 tín hữu.

Hạt giống Tin Mừng âm thầm ở Kiều Đông đă nẩy mầm và bắt đầu phát triển nhờ ḷng nhiệt thành của cha Panis Ngăi, trong thời gian làm cha sở G̣ Thị (1877-1884), năm 1880, ngài đă lập họ An Đước và Kiều Đông. Sau 5 năm, An Đước đă có 400 tín hữu và Kiều Đông đă có 250 tín hữu. Trong cuộc tàn sát của Văn Thân năm 1885, tại Kiều Đông có 38 tín hữu bị thiêu sống trong nhà thờ, chỉ có 5 gia đ́nh ở Kiều Đông và 3 gia đ́nh ở An Đước (Đức) thoát được xuống Qui Nhơn, một số khác chạy trốn trên núi hoặc các làng xung quanh, măi đến năm 1890 những người c̣n sống sót mới lần hồi trở về.

Để tiện việc đi lại và quản trị, năm 1890 Kiều Đông được tách khỏi G̣ Thị, sáp nhập vào địa sở Đại An. Lúc bấy giờ cha Luy Blais Lực làm cha sở Đại An. Tháng 02 năm 1895 cha Auguste Geoffroy Kim làm cha phó Đại An, ở tại Kiều Đông, đến tháng 11 năm 1895 cha được bổ nhiệm làm giáo sư ở trường Đại An. Năm 1896, cha Giuse Phan Văn Đến vừa mới thụ phong linh mục, được bổ nhiệm làm cha phó biệt lập ở tại Kiều Đông phụ trách các giáo họ Châu Thành (G̣ Găng), Tân Ḥa, Kiều An, Xuân Kiều (Kiều Huyện), Phú Gia và Vạn Sơn.

2. Thành lập địa sở Kiều Đông

Năm 1899 [2], Đức cha Damien Grangeon Mẫn thành lập địa sở Kiều Đông với các họ đạo: Kiều Đông, Phú Gia, G̣ Găng, Ḥa Dơng, Tân Ḥa, và bổ nhiệm cha Phaolô Phan Văn Thoàng[3] làm cha sở.

Năm 1901 cha Thoàng xây nhà thờ mới rộng răi hơn. Năm 1903, Kiều Đông có 1.712 tín hữu trong 12 họ đạo, phần lớn là tân ṭng.[4] Năm 1905 số tín hữu Kiều Đông là 1.989 người. Theo phúc tŕnh của Đức cha Constant Jeanningros Vị năm 1914, sau 3 năm làm cha sở, nhờ ơn Chúa và ḷng nhiệt thành của cha Emille Perreaux, hằng tháng có chừng 60 người rước lễ đầu tháng và hàng trăm người trở lại đạo; trường học ở Kiều Đông có tiếng trong tỉnh.

Thời cha Mactinô Nguyễn Trọng Huấn làm cha sở Kiều Đông (1951-1956), cha đă thành lập họ đạo An Hành. Năm 1959 cha Phaolô Vơ Vân Cẩm được bổ nhiệm làm cha sở Kiều Đông kiêm tuyên uư tại Phú Tài (1959-1965). Cha Cẩm mua đất làm nhà thờ họ đạo An Hành tại thị trấn Phù Cát.[5] Từ năm 1964 chiến tranh xảy ra nhiều nơi trong vùng, giáo dân di cư về thị trấn ngày càng đông, nhà thờ An Hành nhỏ hẹp so với nhu cầu. Đức cha Đôminicô Hoàng Văn Đoàn cho xây nhà thờ mới, dài 40m, rộng 12m, tháp cao 20m. Cha Giuse Nguyễn Sồ điều hành xây dựng, ngày 27 tháng 12 năm 1967, Đức cha về làm lễ khánh thành nhà thờ. Từ đây gọi là nhà thờ Phù Cát.

Đầu năm 1968 cha Augustinô Nguyễn Thanh Huệ được bổ nhiệm làm cha sở Kiều Đông thay cha Cẩm, nhưng cư sở đặt tại An Hành, Phù Cát. Cha Huệ đă xây dựng thêm nhiều cơ sở, mở trường Trung tiểu học Thánh Giuse, Trường huấn nghệ ngay trong khuôn viên nhà thờ Phù Cát.[6] Ngoài các cơ sở nầy, cha Huệ c̣n xây dựng nhà thờ các giáo họ:

- Nhà thờ Kiều Đông năm 1971: 24m x 11,6m.
- Nhà thờ Phú Gia ngày 12.9.1971: 19m x 6m.
- Nhà thờ Ḥa Dơng năm 1973: 19m x 7m. [7]
- Nhà thờ G̣ Găng năm 1974: 19,5m x 8,5m.

3. Giáo xứ Kiều Đông đổi tên thành giáo xứ Phù Cát

Tháng 03 năm 1971, giáo xứ Kiều Đông được chính thức đổi tên thành giáo xứ Phù Cát.[8]

Để tiện việc đi lại và sinh hoạt tôn giáo cũng như hành chánh, Đức cha Đôminicô Hoàng Văn Đoàn cho các giáo họ trước đây thuộc Nhà Đá như: Cây Rỏi, Hiệp Long, An Điềm, Tùng Chánh, Ḥa Mục, Chánh Danh, Ngăi An và Đề Gi được sáp nhập vào giáo xứ Phù Cát. Tháng 03 năm 1975, cha Huệ và một số giáo dân di tản, sau đó cha không trở về.

Ngày 24 tháng 04 năm 1975, cha Phêrô Nguyễn Công Sanh được bổ nhiệm làm cha sở Phù Cát. V́ thiếu linh mục, Đức cha Phaolô Huỳnh Đông Các giao cho cha sở Phù Cát kiêm nhiệm giáo xứ Đại An và giáo xứ Nhà Đá. Lúc bấy giờ số giáo dân trong vùng khoảng 2.626 người.

Sau năm 1975, số giáo dân tạm cư ở Phù Cát đă trở về quê sinh sống hoặc đi nơi khác. Hầu hết giáo dân ở cách xa nhà thờ Phù Cát và thiếu phương tiện đi lại nên việc đến Phù Cát tham dự thánh lễ ngày Chúa nhật gặp nhiều khó khăn.

Ngày 18 tháng 09 năm 1996, Đức cha Phaolô Huỳnh Đông Các bổ nhiệm cha Anrê Đinh Duy Toàn đến Phù Mỹ, cư sở tại G̣ Đồng với tư cách quản xứ. Từ thời điểm nầy phần đất giáo xứ Nhà Đá thuộc quyền mục vụ của cha Anrê Đinh Duy Toàn.

Các cơ sở của một số giáo họ thuộc giáo xứ Phù Cát đă bị hư hại, cũ nát, lần hồi được cha Sanh làm mới hoặc tu sửa:

Nhà thờ Phù Cát được tu sửa nhiều hạng mục. Nhà thờ Đại An, được làm mới năm 1994 với diện tích 20,5m x 11,7m. Nhà xứ Phù Cát : 14m x 8m, được làm mới 2 tầng, khởi công ngày 07 tháng 07 năm 1997, khánh thành ngày 12 tháng 12 năm 1997. Nhà giáo lư tại Phù Cát được xây mới với diện tích 24m x 9,5m, gồm 2 pḥng. Khởi công ngày 08 tháng 05 năm 2000, hoàn thành ngày 31 tháng 07 năm 2000. Nhà thờ Kiều Đông được tu sửa năm 2000. Nhà thờ Phú Gia được tu sửa năm 2002. Nhà thờ G̣ Găng được tu sửa nhiều lần.

Nhà thờ Cây Rỏi được Đức cha Phêrô Nguyễn Soạn đến đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng vào ngày 10 tháng 07 năm 2001. Ngày 31 tháng 05 năm 2004, Đức cha về chủ tọa lễ khánh thành nhà thờ, hang đá Đức Mẹ và nhà xứ. Ngày 18 tháng 06 năm 2005, cha Gioakim Nguyễn Đức Quang được bổ nhiệm làm phó xứ Phù Cát, đặc trách giáo họ Cây Rỏi. Ngày 22 tháng 09 năm 2009, Đức cha Phêrô Nguyễn Soạn thành lập giáo xứ Cây Rỏi gồm phần đất các xă Cát Sơn, Cát Lâm, Cát Hanh và Cát Hiệp, được tách từ địa bàn mục vụ của giáo xứ Phù cát. Đồng thời Đức cha bổ nhiệm cha Gioakim Nguyễn Đức Quang làm cha sở. Năm 2018, để thuận tiện cho việc mục vụ, Đức cha Matthêô Nguyễn Văn Khôi đă cắt xă Cát Hiệp khỏi giáo xứ Cây Rỏi và sáp nhập lại vào giáo xứ Phù Cát.

Ngày 19 tháng 06 năm 2005, cha Phaolô Nguyễn Văn Khiêm được bổ nhiệm làm cha sở Phù cát. Ngày 03 tháng 07 năm 2005 cha định vị và xây tường rào chung quanh khuôn viên nhà thờ Phù Cát. Năm 2006, cha trùng tu nhà thờ Phù Cát, làm tượng đài Đức Mẹ - Thánh Giuse và làm bê tông sân nhà thờ. Ngày 24 tháng 08 năm 2006, thánh lễ tạ ơn hoàn tất công tŕnh trùng tu nhà thờ.

Năm 2007, xây tường rào nhà thờ giáo họ Phú Gia để giữ ǵn đất nhà thờ. Cũng trong năm này xây 2 mộ tử đạo tập thể tại giáo họ Thạnh Ḥa và Tùng Chánh. Năm 2008, xây dựng tường rào chung quanh nhà thờ giáo họ Xuân Yên. Năm 2009, xây dựng hang đá Đức Mẹ Lộ Đức tại giáo họ G̣ Găng và hoàn thành trong năm.

Ngày 31 tháng 05 năm 2010, khởi công xây dựng nhà thờ Hoà Dơng và khánh thành ngày 20 tháng 07 năm 2011.

Ngày 14 tháng 11 năm 2013, Quyết định số 339 của UBND tỉnh B́nh Định giao đất để xây dựng nhà thờ Hoà Mục. Ngày 31 tháng 05 năm 2014 khởi công xây dựng nhà thờ Hoà Mục. Cũng trong năm này tiến hành làm nhà xứ giáo họ Đại An để chuẩn bị tách Đại An thành giáo họ biệt lập.

Ngày 01 tháng 09 năm 2015, Đức cha Mattthêô Nguyễn Văn Khôi kư Văn thư bổ nhiệm cha Giuse Phan Văn Hay, phó xứ Phù Cát, đặc trách giáo họ biệt lập Đại An gồm các giáo họ: Đại An, Xuân Yên, Cảnh Hàng, Thạnh Ḥa và Tân Hội được tách từ giáo xứ Phù Cát. Văn thư có hiệu lực từ ngày công bố ngày 04 tháng 09 năm 2015.

Ngày 20 tháng 07 năm 2016, khánh thành nhà thờ Hoà Mục và Đức cha Matthêô chủ sự thánh lễ cung hiến nhà thờ. Đúng 3 tháng sau, ngày 20 tháng 10 năm 2017, Đức cha Matthêô kư Văn thư thành lập giáo họ biệt lập Ḥa Mục gồm địa bàn được tách từ địa bàn mục vụ của giáo xứ Phù Cát: xă Cát Tài, xă Cát Thành và một phần của giáo họ Tân Hóa, giáo xứ Cây Rỏi: thôn Vĩnh Kiên, Khánh Lộc, Vĩnh Trường, Mỹ Hóa, Ḥa Hội của xă Cát Hanh, huyện Phù Cát, tỉnh B́nh Định.

Cuối năm 2017 giáo xứ Phù Cát có 310 gia đ́nh, 1.154 tín hữu, được phân bố trong 6 giáo họ: An Hành 406, Phú Gia 188, Kiều Đông 107, Ḥa Dơng 100, Tùng Chánh 33, G̣ Găng 320.

4. Các linh mục chánh xứ và phó xứ Kiều Đông - Phù Cát

- Các cha xứ

1. Cha Phaolô Phan Văn Thoàng (1899-1908)
2. Cha Phêrô Phan Nho (1908-1910)
3. Cha Marius Julien Jean Gioan (1910-1911)
4. Cha Emille Perreaux Qui (1911-1913)
5. Cha Phêrô Lục (1913-1914)
6. Cha Gioan Baotixita Nguyễn Văn Hậu (1914-1915)
7. Cha Micae Thiên (1915-1916)
8. Cha Phêrô Lê Châu (1916-1917)
9. Cha Phanxicô Xaviê Sanh (1917-1926)
10. Cha Phêrô Tánh (1926-1930)
11. Cha Gioakim Nguyễn Thủ (1930-1934)
12. Cha Antôn Phùng Văn Linh (1934-1935)
13. Cha Gioan Baotixita Nguyễn Khắc Trung (1935-1938)
14. Cha Phêrô Nguyễn Tuần (1938-1939)
15. Cha Phaolô Nguyễn Xuân Bàn (1939-1945)
16. Cha Phêrô Nh́ (1945-1949)
17. Cha Phêrô Lê Vĩnh Phước (1949-1951)
18. Cha Mactinô Nguyễn Trọng Huấn (1951-1956)
19. Cha Phaolô Nguyễn Xuân Bàn, lần 2 (1957-1958)
20. Cha Phaolô Vơ Vân Cẩm[9] (1959-1967)
21. Cha Augustinô Nguyễn Thanh Huệ (1968-1975)
22. Cha Phêrô Nguyễn Công Sanh (1975-2005)
23. Cha Phaolô Nguyễn Văn Khiêm ( 2005-…)

Các cha phó

1. Cha Giuse Phan Văn hay (2009 – 2015)
2. Cha Phêrô Nguyễn Ngọc Thắng (2015-2017)
 

III. HIỆN T̀NH GIÁO XỨ (Cuối năm 2017)

 STT

GIÁO HỌ, GIÁO KHU

ĐỊA CHỈ

NHÀ THỜ, N.NGUYỆN

T̀NH H̀NH GIÁO DÂN

BỔN MẠNG

NGÀY
BM

XÂY
DỰNG

HIỆN TRẠNG

GIA Đ̀NH

 GIÁO DÂN

1

An Hành

Thị Trấn Ngô Mây, Phù Cát

1968

đại tu 2006

113

406

Trái Tim Vô Nhiễm

tháng 6

2

Phú Gia

Phú Gia, Cát Tường, Phù Cát

1971

50%

53

188

Đức Mẹ HX Lên Trời

15.08

3

KIỀU ĐÔNG

Kiều Đông, Cát Tường, Phù Cát

1971

50%

24

107

Chúa TT Hiện Xuống

 

4

Ḥa Dơng

Ḥa Dơng, Cát Tân, Phù Cát

2012

mới

31

100

Lễ Thánh Giuse

19.03

5

Tùng Chánh

Cát Hiệp, Phù Cát

 

 

11

33

Các T.Đ. Đạo V.N

24.11

6

G̣ Găng

Châu Thành, Nhơn Thành, An Nhơn

1974

đại tu 2004

78

320

thánh tâm Chúa Giêsu

tháng 6

TỔNG CỘNG

310

1.154

 

 

 

IV. LINH MỤC, TU SĨ XUẤT THÂN TỪ GIÁO XỨ

1. Cha Đàng, G̣ Găng († ?)

2. Cha Philipphê Khiêm, G̣ Găng (1867- †1939)

3. Nữ tu Anê Valentine Nguyễn Thị Điệp, G̣ Găng, MTG Qui Nhơn (1910 - †1993)

....................

[1] Xem ADRIEN LAUNAY, Histoire de la Mission de Cochinchine, III, sđd., tr. 189.
[2] Xem Compte-rendu et état de la Mission de Quinhon 9/1941- 9/1942, tr. 3-4.
[3] Tên của cha có tài liệu viết cha Thoàn.
[4] Xem AMEP, Rapport annuel de Cochinchine Orientale 1903 – Mgr. Grangeon.
[5] Vị trí nhà thờ Phù Cát ngày nay.
[6] Hai trường nầy nhà nước quản lư từ năm 1978.
[7] Bị băo sập năm 1984.
[8] Xem Bản thông tin địa phận Qui Nhơn, số 67, tháng 3 năm 1971, tr. 13.
[9] Theo tờ lư lịch hiện được lưu giữ ghi Vơ Vân Cẩm. Có những tại liệu khác ghi Vơ Ngọc Cẩm.

 

Tác giả bài viết: BBT lịch sử giáo phận (8/5/2018)

Nguồn : Website GP Quy Nhơn

Chi tiết bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com 


H́nh ảnh nhà thờ Giáo xứ Phù Cát

 

 

H́nh ảnh bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com 

[Trở về đầu trang ]