|

Lược
sử Giáo xứ Quy Hiệp
I. VỊ TRÍ:
Giáo xứ Qui Hiệp bao gồm phần đất phường Nguyễn Văn Cừ và phần
phía Tây phường Ngô Mây và của thành phố Qui Nhơn; giáp ranh các
giáo xứ Ḥa Ninh, Ghềnh Ráng, Xuân Quang, Đồng Tiến; Nhà thờ Qui
Hiệp tọa lạc tại 142 đường Ngô Mây, cách Ṭa Giám Mục Qui Nhơn trên
3 km.
II. ĐÔI D̉NG LỊCH SỬ:
Vùng Qui Hiệp và Đồng Tiến ngày nay, trước kia gọi là Khu Sáu.
Đầu thập niên sáu mươi, chính quyền muốn mở rộng sân bay Qui Nhơn đă
đưa một số gia đ́nh thuộc họ Qui Hải cũ đến ở dọc đường Nguyễn Thái
Học. Cha Phêrô Nguyễn Đ́nh Tịch, Tổng đại diện kiêm cha sở Chánh Ṭa,
đă làm cho giáo dân ở đây một nhà nguyện nhỏ trong khuôn viên nhà
thờ Qui Hiệp ngày nay, người ta quen gọi là nhà thờ Khu Sáu, nhưng
đối với giáo phận th́ gọi là nhà thờ Qui Hải. Cha Luy Cao Đức Thuận,
cha phó Chánh Ṭa, được ủy quyền coi sóc giáo dân nhà thờ Khu Sáu
nầy. Khoảng những năm 1962 –1963 vào các ngày Chúa Nhật cũng như
ngày thường có các Nữ tu Ḍng Mến Thánh Giá Qui Nhơn phụ trách
trường Đồng Tiến lên nhà thờ Khu Sáu dự thánh lễ do cha Luy Cao Đức
Thuận cử hành.
Những năm 1964 –1965 nhiều vùng quê mất an ninh, giáo dân các xứ
đạo kéo nhau về Qui Nhơn tạm trú ở nhiều địa điểm khác nhau trong
thị xă. Riêng vùng Khu Sáu là nơi tá túc của một số giáo dân thuộc
các giáo xứ : Gia Hựu, Hội Đức, Bồng Sơn, Đồng Quả, Đồng Dài, Gia
Chiểu, Đại B́nh, Nước Nhỉ, Nhà Đá, Đại An, Kim Châu, Trường Cửu,
Sông Cạn, G̣ Thị, Nam B́nh, Lạc Điền, Xóm Chuối (Ḥa B́nh), Tân Dinh,
Tân Quán... nhưng đông nhất là giáo dân Gia Hựu. Số giáo dân Khu Sáu
lúc bấy giờ trên bảy ngàn người. Cha Giuse Nguyễn Sồ, Giám đốc
Caritas giáo phận, đă dựng tại Khu Sáu một nhà thờ khác, sườn tiền
chế, vách “tableaux”, lợp tôles trên diện tích dài 30m x rộng 8m,
mặt tiền cao 8m. Trên giấy tờ gọi tên là nhà thờ Qui Hải, nhưng dân
chúng vẫn quen gọi là Nhà thờ Khu Sáu.
Ngày 20 tháng 11 năm 1966, cha Gioakim Nguyễn Du đang dạy ở Tiểu
chủng viện Qui Nhơn, được bổ nhiệm làm mục vụ tại nhà thờ Qui Hải
nầy. Trong thời gian đó, các Sư Huynh Lasan mở trường dạy tại Đại
Chủng Viện Qui Nhơn[1] lấy tên là trường trung học La San – B́nh Lợi,
sau nầy là Trung học Vi Nhân. Trong vùng nầy cũng có giáo dân tị nạn
chiến tranh, giáo dân tị nạn thường đến nhà nguyện của trường tham
dự kinh lễ chung với các Sư huynh, nên trong thời gian đầu được gọi
là Họ đạo La San. Theo văn thư của Ṭa Giám Mục đề ngày 27.07.1967,
cha Phêrô Nguyễn Hữu Sanh được cử làm tuyên úy cho các Sư Huynh La
san đồng thời coi sóc giáo dân tị nạn tại đây. Cũng bằng Văn thư này,
Ṭa Giám Mục thành lập bốn giáo xứ trong thành phố Qui Nhơn: Ḥa
Ninh, Qui Hải (Khu Sáu), Lasan, Đồng Tiến. [2] Cha Sanh và cha Du
thỏa thuận đặt tên lại cho hai giáo xứ do các ngài phụ trách như sau:
giáo xứ La san lấy lại tên Qui Hải và Qui Hiệp là tên mới của giáo
xứ Qui Hải cũ (Khu Sáu). Đức cha Đôminicô Hoàng Văn Đoàn chấp thuận
tên gọi hai giáo xứ mới với văn thư đề ngày 01.06.1968. Như vậy, Qui
Hiệp đă chính thức được thành lập giáo xứ kể từ năm 1967. Theo lịch
Địa phận năm 1970, Qui Hiệp có 3.746 giáo dân, Ḥa Ninh: 1.919, Qui
Hải: 867, Đồng tiến: 1735. Năm 1972, mùa hè đỏ lửa, một số giáo dân
Qui Hiệp di tản và định cư tại các nơi như: Nha Trang, Cam Ranh,
Xuân Lộc, Sài G̣n... Năm 1973, một cơn hỏa hoạn đă thiêu rụi 480 nóc
nhà, thuộc dăy trại phía Nam nhà thờ Qui Hiệp, gây tổn thất rất nặng
nề. Đầu năm 1975 lịch Địa phận ghi Qui Hiệp c̣n 2.478 giáo dân.
Trong chiến cuộc đầu năm 1975, hầu hết giáo dân đă di tản và đa
số không về lại Qui Hiệp. Năm 1976 Qui Hiệp c̣n khoảng 550 người.
Năm 1979, nhà nước mượn Đại Chủng Viện Qui Nhơn, giáo dân Qui Hải
không c̣n nơi sinh hoạt tôn giáo, nên đă được sáp nhập vào Qui Hiệp
cho đến nay. Ngày 06.06.1983, cha Du bị bắt giam cho đến 19.12.1984,
măn hạn giam, cha Du trở về Qui Hiệp sống như một linh mục hưu từ
1984 –1993. Ngày 12. 02. 1993, cha Du đă qua đời tại bệnh viện Qui
Nhơn. Trong Thánh Lễ an táng có nhiều linh mục đồng tế với Đức cha
Phaolô Huỳnh Đông Các vào ngày 13. 02. 1993 và chôn cất tại nghĩa
trang Qui Nhơn. Nay đă cải táng về nghĩa trang các linh mục tại Làng
Sông.
III. CÁC CHA SỞ QUI HIỆP:
1) Cha Gioakim Nguyễn Du (1967 – 1983)
Công việc mục vụ của cha Du tại Qui Hiệp rất nặng, ngoài việc lo
mục vụ cho trên 7.000 giáo dân lúc ban đầu, cha đảm nhận chức vụ
Tổng Thư Kư Ủy Ban Giáo lư Giáo Phận. Tuy thế, cha c̣n quan tâm đến
công tác xă hội: xây trường tiểu học, mở trạm y tế... cha luôn nuôi
ư định đưa giáo dân Gia Hựu về xây dựng lại quê hương, nhưng công
việc đáng quí nhất của cha là vun trồng ơn gọi. Khi c̣n ở Gia Hựu,
cha đă cho rất nhiều trẻ nam và nữ vào chủng viện, tu viện. V́ thế
giáo xứ gốc Gia Hựu hiện có rất nhiều linh mục và nữ tu.
2) Cha Phêrô Huỳnh Kim Lăng (1989 – 1993)
Trong thời gian cha Du bị bắt, Qui Hiệp hầu như không có thánh lễ,
kể cả Chúa Nhật. Khoảng cuối năm 1987, cha Phêrô Huỳnh Kim Lăng, cha
sở Đồng Tiến đến dâng lễ Chúa Nhật mỗi tháng một lần. Năm 1989, Đức
cha Phaolô Huỳnh Đông Các bổ nhiệm cha Lăng, cha sở Đồng Tiến kiêm
nhiệm Qui Hiệp, nhưng cha vẫn ở tại Đồng Tiến. Măi đến 1990, Qui
Hiệp mới có lễ Chúa Nhật hằng tuần và mỗi chiều thứ năm. Từ 1991,
cha Lăng c̣n đến làm lễ Hôn phối, An táng và mỗi khi có nhu cầu cần
thiết. Từ 29.09.1991, có 02 Nữ tu Ḍng Mến Thánh Giá đến giúp mục vụ
vào ngày Chúa Nhật cho đến nay.
3) Cha Anrê Hoàng Minh Tâm (1993 – 1997)
Ngày 25. 04. 1993, Đức cha bổ nhiệm cha Anrê Hoàng Minh Tâm, cha
sở Ḥa Ninh, kiêm nhiệm Qui Hiệp, thay cha Phêrô Huỳnh Kim Lăng nghỉ
hưu. Trong suốt thời gian kiêm nhiệm Qui Hiệp, cha Tâm vẫn ở tại Ḥa
Ninh, nhưng thường xuyên có mặt tại Qui Hiệp: Dâng lễ Chúa Nhật hằng
tuần; lễ ngày thường, lúc đầu 3 ngày trong tuần, sau suốt tuần.
Ngoài việc tận tâm lo mục vụ cho khoảng 900 giáo dân, cha Tâm c̣n lo
việc kiến thiết nhà thờ đang xuống cấp trầm trọng. Ngày 10.8.1993,
cha làm đơn xin tái thiết; Ngày 30.09. 1995, Sở Xây Dựng cấp giấy
phép; Ngày 23.04.1996, Lễ đặt viên đá đầu tiên; Ngày 02.05. 1996,
đào móng và khởi công xây dựng. V́ nhu cầu mục vụ, cha Hoàng Minh
Tâm được bổ nhiệm làm cha sở giáo xứ Kiên Ngăi (Mỹ Thạch). Trước khi
thuyên chuyển đến nhiệm sở mới vào ngày 12. 01.1997, cha Tâm đă đặt
nền móng vững chắc cho nhà thờ mới Qui Hiệp với mặt bằng dài 36m x
rộng 18m...
4) Cha Têphanô Dương Thành Thăm (1997 – 2001)
Sáng ngày 14.01.1997 cha Phêrô Nguyễn Soạn, Tổng Đại Diện giáo
phận Qui Nhơn, thay mặt Đức cha Phaolô Huỳnh Đông Các (đang ở nước
ngoài) chủ tŕ lễ bàn giao tại Ḥa Ninh giữa hai cha Hoàng Minh Tâm
và Dương Thành Thăm. Nhưng đến ngày 24.01.1997 cha Thăm mới về ở
luôn tại Ḥa Ninh. Từ đó, hằng ngày có thánh lễ chiều tại nhà thờ
Qui Hiệp. Ngày Chúa Nhật lúc đầu chỉ có một thánh lễ sáng, về sau
thêm một thánh lễ chiều, ưu tiên cho trẻ em sau lễ học giáo lư. Nhờ
ơn Chúa, nhờ ơn hai Đức Giám mục Phaolô và Phêrô, và nhờ ḷng hảo
tâm của quí ân nhân xa gần, cùng với sự cộng tác tích cực của giáo
dân trong giáo xứ, nhà thờ mới Qui Hiệp được tiếp tục xây dựng từng
giai đoạn.
5) Cha Giacôbê Đặng Công Anh (2001 – 2012)
Bằng Văn thư bổ nhiệm kư ngày 15.10.2001 Đức cha Phêrô Nguyễn
Soạn bổ nhiệm cha Giacôbê Đặng Công Anh đang làm cha sở Kim Châu về
làm cha sở Qui Hiệp. Ngày 04. 11.2001 thánh lễ bàn giao giữa hai cha
sở tân-cựu được cử hành dưới sự chủ tŕ của cha Anrê Huỳnh Thanh
Khương, Tổng Đại Diện giáo phận Qui Nhơn, thay mặt Đức Giám mục giáo
phận đang c̣n ở nước ngoài.
Cha Đặng Công Anh về nhận xứ Qui Hiệp trong hoàn cảnh như sau:
nhà thờ c̣n dang dở, nhà xứ th́ chưa có, bờ thành mặt tiền và cổng
ngơ chưa thể xây dựng được v́ chưa có điều kiện giải tỏa các hộ gia
đ́nh ở trong khuôn viên nhà thờ .[3]
Khi về nhận nhiệm sở Qui Hiệp, cha Giacôbê phải tạm ở pḥng thánh
v́ nhà xứ cũ phải nhường nền đất cho nhà thờ mới.
Ở và sinh hoạt nơi pḥng thánh không thể là phương án lâu dài,
chính v́ thế mà sau một thời gian làm cha sở Qui Hiệp, ngày
10.8.2002, cha Giacôbê đă làm đơn xin xây dựng nhà xứ và đă được cấp
giấy phép xây dựng ngày 19.11.2002. Ngày 19.2.2003 cha Giacôbê đă
khởi công xây dựng nhà xứ qui Hiệp, sau hơn 9 tháng thi công, nhà xứ
tạm hoàn chỉnh để có thể đưa vào sử dụng vào dịp mừng Chúa Giáng
Sinh năm 2003.
Đầu năm 2005, nhà sinh hoạt của giáo xứ được khởi công và hoàn
thành với diện tích 7m x 10m, một trệt và một lầu. Tường rào, cổng
ngơ cũng được hoàn thành.
Ngày 15.8.2010, cha Giacôbê tổ chức Thánh lễ Tạ ơn các công tŕnh
cơ sở vật chất của giáo xứ đă được hoàn thành.
6) Cha Phaolô Trịnh Duy Ri (2012 - ...)
Ngày 18.5.2012, cha Phaolô Trịnh Duy Ri được bổ nhiệm làm cha sở
Qui Hiệp. Đức cha Phêrô Nguyễn Soạn chủ sự thánh lễ nhậm chức. Theo
sự quan pḥng kỳ diệu của Chúa, cha Phaolô, một thời là giáo dân của
giáo xứ Qui Hiệp.
Bắt đầu nhiệm vụ mục tử tại Qui Hiệp, cha Phaolô quan tâm đến đời
sống đạo của giáo dân, tổ chức các lớp giáo lư, các buổi sinh hoạt
và nhất là việc cử hành phụng vụ trang nghiêm sốt sắng, qui tụ nhiều
người đến tham dự, ngay cả những ngày thường trong tuần.
Đồng thời, thừa hưởng công tŕnh của các cha tiền nhiệm, cha
Phaolô đă tiếp tục tu sửa nhà thờ, nhà xứ, nhà sinh hoạt giáo xứ và
quang cảnh tổng quan của nhà thờ. Về nhà thờ cha đă tu chỉnh lại
pḥng thánh, trang bị thêm ghế bàn, kiện toàn hệ thống điện, hệ
thống âm thanh và ánh sáng trong ngoài, đặt máy chiếu, đèn chùm, hệ
thống quạt và điều ḥa, hệ thống giảm nóng giảm ồn, tạo điều kiện
thuận lợi cho giáo dân trong việc cử hành phụng vụ... Nhà sinh hoạt
giáo xứ cũng được tu sửa, xây thêm mặt tiền chống nắng và các công
tŕnh phụ, trang bị phương tiện hữu dụng để có nơi chỗ thích hợp cho
các sinh hoạt giáo lư và các khóa học hay hội họp khác trong giáo xứ.
Giáo xứ cũng đă được trang bị hệ thống nước sạch và hệ thống phun
sương, tạo điều kiện bảo vệ sức khỏe cho mọi người. Riêng nhà xứ
cũng đă được cải thiện để thích họp cho việc tiếp khách, hội họp và
đáp ứng cho những nhu cầu thiết thực của giáo xứ... Ngoài ra, nhà
thờ, nhà sinh hoạt và nhà xứ đă được lắp đặt hệ thống camera giám
sát, giúp bảo vệ an ninh và xe cho anh chị em giáo dân được an tâm
thờ phượng và tham dự các sinh hoạt khác của giáo xứ.
IV. HIỆN T̀NH GIÁO XỨ (Cuối năm 2016)

[1] Cơ sở nầy dược Đức Cha Tardieu cho xây dựng năm 1930. Hiện
nay nhà nước quản lư, làm trường Đại học, toạ lạc trên đường An
Dương Vương.
[2] Thông tin địa phận số 53/1967, trang 24
[3] Các hộ dân này ở trong trường học trước kia thuộc nhà thờ,
sau năm 1975 nhà nước mượn rồi cho một số hộ gia đ́nh thuê ở và buôn
bán nhỏ. Các hộ nầy đă được nhà nước cấp đất và trả lại mặt bằng cho
giáo xứ vào đầu năm 2006.
Tác giả bài viết: Ban biên soạn lịch sử giáo phận
Nguồn :
Website GP
Quy Nhơn ( 11/12/2017 )
Chi tiết bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com

|
|