Giáo phận Quy Nhơn

Nhà thờ Giáo xứ Song Hinh

 

Nhà thờ Giáo xứ Song Hinh
Giáo hạt Tuy Ḥa

 

Địa chỉ : khu phố 2, t/t Hai Riêng, Sông Hinh, Phú Yên  ( Bản đồ )

Chánh xứ : Linh mục Gioankim Bùi Văn Ninh (25.08.2015)

Tel

+84-963232709

E-mail

Web : http://giaoxusonghinh.org/
anhtuanbio2014@gmail.com

Năm thành lập

25.08.2015

Bổn Mạng

Thánh Giuse Thợ (1/5)

Số giáo dân

550

Giờ lễ

Chúa nhật     :  8:00

Ngày thường :  18:30

Giờ lễ có thể thay đổi theo mùa hay mục vụ của Gx. Xin xác nhận trước  khi đi lễ

Các nhà thờ lân cận : Gx Tịnh Sơn - Gx Sơn Nguyên - Gx Hoa Châu

Tư liệu :  Lược sử Giáo xứ - H́nh ảnh Giáo xứ 
                Văn thư thành lập Giáo xứ Sông Hinh (25.08.2015)
                Văn thư bổ nhiệm Cha sở Sông Hinh (25.08.2015)

-  Tin tức sinh hoạt

* Đức Giám mục kinh lư Giáo xứ Sông Hinh (3/6/2018)
* H́nh ảnh Lễ bổ nhiệm Linh mục Chánh xứ tiên khởi Giáo xứ Sông Hinh (25/8/2015)
* H́nh ảnh xây dựng nhà thờ Giáo họ Sông Hinh (17-11-2013 )
* Thánh lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ Sông Hinh (7/1/2013)
* Giáo họ Sông Hinh - Phú yên được phép xây nhà thờ  (14/10/2011)

 

Lược sử Giáo xứ Song Hinh

Nguồn : Website GP Quy Nhơn (5/6/2018)

I. VỊ TRÍ ĐỊA LƯ

Địa bàn giáo xứ Sông Hinh gồm thị trấn Hai Riêng và các xă: Đức B́nh Đông, Eatrol, Eabá, Sông Hinh, Ealâm, Eabar, Eabia, Ealy thuộc huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên.

Trung tâm sinh hoạt của giáo xứ là nhà thờ Sông Hinh, khu phố 2, thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên.

II. ĐÔI D̉NG LỊCH SỬ

1. Giai đoạn h́nh thành

Vùng đất Sông Hinh nguyên là nơi cư trú của các tộc người thiểu số. Trước năm 1975, trong tỉnh chỉ có một con đường giao thông đến Sông Hinh, đường Liên tỉnh lộ 9 từ Củng Sơn đi Ea M'Doal (thuộc huyện M' Đrắc tỉnh Đắk Lắk ngày nay). Đường có chiều dài 41,5 km, đường đất thô sơ. Sau năm 1975, tỉnh lộ 5 từ ngă ba Phú Lâm (nay là phường Phú Lâm, TP Tuy Ḥa) được thông qua Sơn Thành đến Sông Hinh, đường nầy được gọi là DT 645, đường đất thô sơ.[1] Lúc bấy giờ Sông Hinh thuộc huyện Tây Sơn, tỉnh Phú Khánh.

Theo Quyết Định 179/HĐBT ngày 27 tháng 12 năm 1984 của Hội Đồng Bộ Trưởng, huyện Tây Sơn được chia thành hai huyện là Sơn Ḥa và Sông Hinh.

Nay Sông Hinh là huyện miền núi vùng Tây Nam tỉnh Phú Yên, có quốc lộ 19C và quốc lộ 29 đi qua. Địa giới huyện phía Đông giáp huyện Tây Ḥa, phía Tây giáp huyện Krông Pa tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp huyện M' Đrắc tỉnh Đắk Lắk và huyện Vạn Ninh, huyện Ninh Ḥa tỉnh Khánh Ḥa, phía Bắc giáp huyện Sơn Ḥa. Hiện nay trên địa bàn huyện có nhiều thành phần dân tộc sinh sống, chủ yếu: Kinh, Ê Đê, Ba Na, Tày, Nùng, Dao, Mường, Chăm ...

Sông Hinh cũng là tên gọi một ḍng sông phụ lưu cấp 1 phía hữu ngạn của sông Ba. Sông Hinh phát nguyên từ vùng núi Chư H'Mu (cao 2.051 m) ở huyện M'Drăk, phía Đông tỉnh Đăk Lăk, dài khoảng 88 km, phần lớn quanh co uốn khúc chảy trong phần đất huyện Sông Hinh, hợp lưu với sông Ba tại Chí Thán, xă Đức B́nh Đông, huyện Sông Hinh. Sông Hinh được nhắc đến trong dân gian: "Cọp núi Lá, Cá Sông Hinh".

Ḍng nước mát trong của Sông Hinh[2] c̣n được người thiếu phụ mượn để trải ḷng:

"Nước nào trong bằng nước Sông Hinh,
Đố ai ăn ở chung t́nh bằng em".

Trong cư dân của các buôn làng, truyền thuyết về tên gọi Sông Hinh được lưu truyền: "Đôi trai gái Y Doal và H’Ngal không đến được với nhau do mâu thuẫn giữa hai bộ lạc; khi bộ lạc bên này quyết định đem chàng Y Doal trói vào gốc cây trên ngọn Vọng Phu, bộ lạc bên kia cũng đem nàng H’Ngal nhốt vào hang sâu. Thương H’Ngal, nước mắt chàng Y Doal chảy thành suối. Nhớ Y Doal, nước mắt nàng H’Ngal cũng chảy thành sông. Hai con sông, suối cách nhau mấy cánh rừng cũng đă t́m gặp nhau, tạo thành con sông lớn đổ về sông Ba xuôi ra biển Đông. Từ khi có con sông, vùng đất này trở nên màu mỡ, mùa nối mùa vui. Sông lại lắm cá, thú rừng cũng tranh nhau về đây. Đời sống hai bộ lạc càng thêm no ấm. Lúc này mọi người mới nghĩ lại, thương nhớ chuyện t́nh Y Doal và H’Ngal, họ tin ḍng sông là nơi hội nhập hai linh hồn của đôi trai gái theo ư muốn của Giàng. Già làng hai bộ lạc chủ động gặp nhau để giải oan cho đôi trai gái. Họ đă đặt tên con suối nơi chàng trai ra đi là suối Ya Doal, con suối tạo bởi nước mắt của cô gái là suối Ea Ngal, ḍng sông nước mắt của họ có tên là Sông Hinh (Krông Hinh). Từ đó hai bộ lạc thêm ḥa hiếu yêu thương nhau. Họ bảo vệ các con suối và ḍng sông để bày tỏ nhớ thương đôi trai tài gái sắc và họ đă căn dặn con cháu phải làm sao để ḍng nước mắt của tiền nhân ngày thêm mang lại hữu ích cho đời...".[3]

Sau khi huyện Sông Hinh được thành lập, vùng đất đỏ bazan Sông Hinh được nhiều cư dân đến lập nghiệp. Năm 1985, đoàn dân đầu tiên đến lập nghiệp tại Sông Hinh có một số giáo dân của các giáo xứ trong tỉnh Phú Yên, đông nhất là số giáo dân giáo xứ Mằng Lăng[4] đến định cư tại Buôn Thô.[5] Trước 1985, trong đoàn người đi khai thác vàng tự do tại Buôn Ly, thuộc xă Ea Trol, cũng có một số giáo dân.

Năm 1989, thị trấn Hai Riêng huyện Sông Hinh được thành lập. Một số giáo dân từ Tuy Ḥa và các giáo xứ từ các nơi đến đây lập nghiệp, trong đó có một số giáo dân từ miền Bắc.

Năm 1993, thủy điện Sông Hinh thuộc xă Ea Trol được khởi công, đường thi công thủy điện được mở ra, tạo thuận lợi cho việc giao thông, một số giáo dân tại Buôn Thô và các nơi khác đến sinh sống ở vùng ven thủy điện.

Giáo họ Sông Hinh được h́nh thành, thuộc giáo xứ Tịnh Sơn. Thành phần giáo dân gồm khắp nơi từ Huế, Quảng B́nh, Cam Ranh, Mằng Lăng, Tuy Ḥa và các nơi khác quy tụ về đây để lập nghiệp.

Để đáp ứng nhu cầu các Bí tích cho số giáo dân đến lập nghiệp tại Sông Hinh trong giai đoạn nầy, cha Phêrô Tuần Nguyễn Cao Hiên, cha sở Tịnh Sơn, phải nhờ đ̣ ngang qua sông Ba, rồi tận dụng mọi phương tiện để đến với con chiên. Có khi cha phải dùng đôi chân dẻo dai của cha, có khi xe đạp, có khi chiếc xe máy đời "ơ ḱa".

Lúc ban đầu, thỉnh thoảng, cha đến dâng lễ cho đoàn giáo dân Sông Hinh có khi tại nhà bà Isave Nguyễn Thị Sự, một gia đ́nh giáo dân gốc Mằng Lăng; có khi tại nhà ông Laurensô Phạm Xí, một gia đ́nh giáo dân gốc Tuy Ḥa. Có lần cha dâng lễ "bất thường" như thế nên cha phải tạm nghỉ đêm tại trụ sở cơ quan công quyền. Để giữ lễ Chúa nhật, giáo dân Sông Hinh phải vượt qua đường đi khó khăn và cách trở đ̣ giang để đến nhà thờ Củng Sơn và Tịnh Sơn. Dĩ nhiên chỉ được một số ít người.

Ngày 16 tháng 09 năm 1995, nhà thờ Phú Đức (Đức B́nh) được chính quyền trả lại sau 20 năm bị trưng dụng làm kho lương thực. Sau thời gian chuẩn bị, cha Phêrô Nguyễn Cao Hiên cho xây dựng lại, ngày 07 tháng 09 năm 1997, nhà thờ được khánh thành. Từ đây giáo dân giáo họ Sông Hinh cũng như giáo dân giáo họ Phú Đức có nơi dâng lễ Chúa nhật, không sợ cách trở đ̣ giang.

Từ năm 2000, vùng đất thuộc xă Ea Ly ngày nay,[6] giáp ranh hai tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk, một vùng đất rất thuận lợi cho kinh tế nông nghiệp, được một số giáo dân từ hai Giáo phận Phát Diệm và Bùi Chu, một số khác tại các xă của huyện Sông Hinh và các huyện miền xuôi của Phú Yên đến đây khai thác tiềm năng dồi dào của thiên nhiên. Số giáo dân nầy đa số tập trung tại thôn Tân Lập, xă Ealy. Giáo họ Tân Lập được h́nh thành.

Sáng ngày 01 tháng 07 năm 2008, cầu Sông Ba trên tuyến quốc lộ 19C nối liền hai huyện miền núi Sơn Ḥa - Sông Hinh được thông xe, chấm dứt cảnh giao thông cách trở giữa 2 huyện, nhất là vào mùa mưa lũ.

Giao thông thuận lợi, kinh tế phát triển, ḷng người cởi mở, cùng t́nh Chúa vững bền. Ngày 14 tháng 10 năm 2011, Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho giáo họ Sông Hinh để xây dựng nhà thờ. Thửa đất có diện tích 9.906 m² trên cơ sở phần đất do gia đ́nh ông Phanxicô Đinh Lộc Lĩnh và bà Anna Nguyễn Thị Điểm dâng cúng cho giáo họ.

Có quyền sử dụng đất, cha Giuse Lê Thu Thâu và bà con giáo dân góp công, góp gức, góp tài chánh, làm nhà nguyện tiền chế và các công tŕnh phụ khác. Từ đây giáo dân Sông Hinh có nơi qui tụ kinh nguyện hôm sớm và tham dự các cử hành phụng vụ.

Sau khi hoàn thành thủ tục hành chánh về việc xây dựng, sáng thứ hai, ngày 07 tháng 01 năm 2013, Đức cha Matthêô Nguyễn Văn Khôi, giám mục Giáo phận, chủ sự thánh lễ làm phép viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ Sông Hinh.

Theo quy chế Hội đồng giáo xứ của Giáo phận Qui Nhơn, ngày 06 tháng 08 năm 2014 giáo họ Sông Hinh đă bầu Ban chức việc nhiệm kỳ II, từ năm 2014-2017 do cha Giuse Lê Thu Thâu chủ tŕ.

2. Thành lập giáo xứ

Ngày 22 tháng 08 năm 2015, Đức cha Matthêô Nguyễn Văn Khôi kư Văn thư thành lập giáo xứ Sông Hinh, tách ra từ giáo xứ Tịnh Sơn, đồng thời bổ nhiệm cha Gioakim Bùi Văn Ninh, nguyên cha phó Tịnh Sơn, làm cha sở giáo xứ mới. Văn thư có hiệu lực từ ngày công bố 25 tháng 08 năm 2015.

Từ khi nhậm chức, cha đă tiến hành mua thêm đất, lập thiết kế và xây dựng nhà thờ Sông Hinh kiên cố theo kiểu dáng dân tộc miền núi. Cha c̣n mua thêm đất để chuẩn bị xây dựng nhà thờ cho giáo họ Tân Lập.

Ngoài công việc xây dựng cơ sở vật chất, cha c̣n quan tâm đến công việc mục vụ giáo xứ, thường xuyên đi đến những cộng đoàn ở xa và dâng lễ Chúa nhật cho họ.

 

[1] Nay là phần quốc lộ 29 đi qua Phú Yên.
[2] Theo lư giải của dân gian, nước Sông Hinh rất trong v́ các con suối có rất nhiều đá.
[3] HOÀNG HÀ THẾ, "Sông Hinh bừng sáng", http://www.baophuyen.com.vn/382/158644/song-hinh-bung-sang.html.
[4] Lúc bấy giờ bao gồm cả giáo xứ Chợ Mới ngày nay.
[5] Buôn Thô nay thuộc thị trấn Hai Riêng. Điểm tiếp giáp giữa quốc lộ 25 và quốc lộ 19C ngày nay tạo thành ngă ba thuộc Buôn Thô. Ngă ba nầy thường được người dân ở đây gọi là ngă ba Tuy An, v́ số dân ban đầu đến định cư tại đây đa số là dân gốc của huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
[6] Xă Ea Ly được thành lập theo Nghị định số 95/2003/NĐ-CP ngày 20.08.2003 của Chính phủ.

Tác giả bài viết: BBT lịch sử giáo phận

Nguồn : Website GP Quy Nhơn (5/6/2018)

 

Chi tiết bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com 

............................

Thánh lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ Sông Hinh

“Hồng ân Chúa như mưa như mưa” và có một ngày nhiều hồng ân như thế. Sáng thứ Hai, ngày 07/01/2013, sau những ngày lễ trọng của Mùa Giáng Sinh, giáo họ Sông Hinh thuộc giáo xứ Tịnh Sơn đă hân hoan đón chào Đức cha Matthêô và các cha trong ngoài giáo phận đến để dâng thánh lễ làm phép viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ Sông Hinh vào lúc 9g20, một ngày mưa.

Theo lời của cha sở Tịnh Sơn Giuse Lê Thu Thâu th́ từ mấy ngày qua giáo dân họ Sông Hinh không ngủ được một phần cũng v́ cái lạnh của vùng núi chợt đến, nhưng dầu cho có đốt củi lửa lên sưởi ấm cũng không thể nào chợp mắt được v́ bệnh mất ngủ đột xuất này đến từ một lư do khác: ḷng háo hức chờ đợi ngày làm phép viên đá đầu tiên, nền móng cho ngôi nhà thờ đẹp đẻ mang h́nh dáng ngôi nhà sàn của người miền núi.

Trong phần giảng lễ, Đức cha Matthêo đă nói lên ư nghĩa của việc đặt viên đá đầu tiên khi xây dựng nhà thờ: “Mùa Giáng Sinh là mùa mà Giáo hội cử hành việc Thiên Chúa vô h́nh trở thành hữu h́nh. Và tên của Ngài là Emmanuel nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Sự hiện diện của Thiên Chúa ở giữa chúng ta thể hiện qua Giáo Hội, cũng như qua các cộng đoàn địa phương trong Giáo Hội. Sự hiện diện của Ngài được cử hành mỗi ngày Chúa Nhật khi chúng ta cùng nhau tham dự thánh lễ. Sự hiện diện của Ngài củng cố cho sự bền vững của cộng đoàn. Và sự bền vững của cộng đoàn được thể hiện qua việc chúng ta cùng nhau quy tụ tại nhà thờ để cử hành phụng vụ. V́ thế, nhà thờ trở thành nơi cần thiết để chúng ta thể hiện sự hiệp nhất và hiệp thông là bản chất của Giáo Hội. Hôm nay chúng ta cùng nhau tham dự thánh lễ đặt viên đá đầu tiên để xây ngôi thánh đường giáo họ Sông Hinh…. Việc xây dựng một ngôi đền là một hồng ân Chúa ban, là sự chấp nhận của Chúa. Hôm nay chúng ta cử hành lễ đặt viên đá đầu tiên. Đá là một chất liệu cứng, nói lên sự vững bền và là biểu tượng của niềm tin. Chúng ta đặt tất cả niềm tin nơi Thiên Chúa. Ngoài xă hội, khi xây dựng một công tŕnh người ta làm lễ “động thổ”, c̣n chúng ta làm nghi thức đặt viên đá đầu tiên, không phải để làm cho phù hợp với một nghi thức của xă hội, nhưng là một cách thể hiện niềm tin vào Thiên Chúa. Bởi v́ công tŕnh xây dựng của chúng ta được khởi đầu trong đức tin. Viên đá đầu tiên là sự khởi đầu trong đức tin. Chúng ta tin rằng chúng ta khởi đầu công tŕnh này trong ơn của Chúa, trong sự che chở của Ngài từ khởi sự cho đến hoàn thành. Chính Thiên Chúa là Đấng đă mở ḷng không biết bao nhiêu ân nhân để họ sẵn sàng giúp đỡ chúng ta. Từ một mảnh đất hoang, ḷng quảng đại của các ân nhân đă nới rộng mảnh đất này ra để có một mặt bằng như ngày hôm nay. Và rồi cũng chính ḷng quảng đại của các ân nhân, một ngôi thánh đường sẽ được dựng xây. Tất cả là do ơn Chúa, là do Chúa xếp dặt. Cho nên nghi thức đặt viên đá đầu tiên là chúng ta đặt tất cả niềm tin nơi Thiên Chúa trong ngày khởi sự công tŕnh. Viên đá cũng là biểu tượng của Đức Kitô, là nền tảng của Giáo Hội. Cho nên khi chúng ta cử hành nghi thức này là chúng ta đặt tất cả công tŕnh này trên Đức Kitô, đặt tất cả cộng đoàn chúng ta trên niềm tin vào Đức Kitô, bởi v́ không có Đức Kitô th́ không có ǵ tồn tại. Như chất ximăng gắn kết các viên đá thành ngôi nhà thờ thế nào th́ chính sự yêu thương, sự hiệp nhất của các tín hữu trong khi cùng nhau xây dựng ngôi nhà thờ này khiến cho cộng đoàn chúng ta trở nên hiệp nhất hơn ».

Thánh lễ diễn ra trong nghiêm trang sốt sắng mặc dù « hồng ân » vẫn luôn tuôn đổ, tuy không nhiều nhưng cũng đủ thách thức ḷng kiên tŕ của những người tham dự. Cuối thánh lễ, Cha Giuse Lê Thu Thâu nói lên ḷng biết ơn đối với Đức cha, các cha, quư tu sĩ nam nữ và ân nhân, giáo dân đă đến tham dự thánh lễ. Cha nói : «Chúng con vui mừng nói lên rằng hôm nay là ngày Thiên Chúa dựng nên, và hôm nay là ngày thật ấm cúng, ấm thấu từng con tim trong ḷng mọi người dân giáo xứ Tịnh Sơn, đặc biệt cho từng giáo dân giáo họ Sông Hinh chúng con. Từ năm 1979, v́ miếng cơm manh áo, giáo dân chúng con phải rời xa quê hương, từ khắp nơi bắc nam, từu Huế, Quảng B́nh, Cam Ranh, Mằng Lăng, Tuy Ḥa và nhiều nơi khác nữa quy tụ về đây để lập nghiệp sinh sống. Chúng con thao thức ước mong có một ngôi thánh đường để ngày ngày hiệp nhau cầu nguyện trong thánh lễ cũng như sinh hoạt chung với nhau. Trong hơn 30 năm qua, v́ chưa có nhà thờ tại đây cho nên tại vùng đất này nhiều người lạc xa Chúa. Cho đến hôm nay chúng son quy tụ được hơn 150 gia đ́nh với hơn 500 giáo dân, đa số sinh sống bằng nghề nông nương rẫy, một số ít buôn bán. Chắc chắn tự sức chúng con không thể đủ khả năng để xây dựng một ngôi thánh đường hoàn toàn mới. Nhưng chúng con tin rằng với ơn Chúa giúp, với sự hướng dẫn của Đức cha, với sự giúp đỡ của quư ân nhân trong và ngoài giáo xứ, chúng con sẽ cố gắng hết sức ḿnh để xây dựng ngôi nhà thờ mới này làm nơi để làm phong phú cho cánh đồng truyền giáo của Giáo phận, hướng đến kỷ niệm 400 năm Tin Mừng đến với Giáo phận Qui Nhơn. Chúng con hy vọng ngày đặt viên đá đầu tiên hôm nay làm bừng cháy lên trong ḷng chúng con một tia hy vọng. Chúng con rất cần mọi người rộng tay giúp đỡ để có thể thực hiện được điều quá khả năng của giáo họ miền núi nghèo nàn này »

Niềm vui được tiếp nối bằng bữa tiệc mừng sau thánh lễ, ngay trên mảnh đất mà sau này sẽ là khuôn viên ngôi thánh đường Sông Hinh, nơi hội tụ của người dân nhiều miền đất mà giờ đây tất cả đều trở thành giáo dân của hạt Phú Yên, giáo phận Qui Nhơn.

[ Xem h́nh ảnh ]

Nguồn : Website GP Quy Nhơn

 


H́nh ảnh nhà thờ Giáo xứ Song Hinh

H́nh ảnh Lễ bổ nhiệm Linh mục Chánh xứ tiên khởi Giáo xứ  Sông Hinh (25/8/2015)

Nguồn : Website GP Quy Nhơn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

H́nh ảnh bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com 

[Trở về đầu trang ]