|

Lược
sử Giáo họ
Sông Hinh
Giáo họ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân, cách xa nhà thờ giáo xứ chính
Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của tỉnh Phú
Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Phú Yên,
diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn với 82 thôn,
buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người. Trong đó, dân tộc
kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân tộc thiểu số chiếm
46,78 %. Toàn huyện có 4 tôn giáo chính (Phật giáo, Thiên Chúa giáo,
Tin Lành, Cao Đài) và đã có 3.217 người theo các tôn giáo, chiếm 7,3 %
so với dân số của huyện. Địa hình kéo dài nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện
Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn cách vị trí trung tâm, có xã
xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi, phức tạp giao thông đi lại khó
khăn.
Chi tiết bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com

..........................................

Thánh lễ đặt viên đá đầu tiên xây
dựng nhà thờ Sông Hinh
“Hồng ân Chúa như mưa như mưa” và có một ngày nhiều hồng ân như
thế. Sáng thứ Hai, ngày 07/01/2013, sau những ngày lễ trọng của Mùa
Giáng Sinh, giáo họ Sông Hinh thuộc giáo xứ Tịnh Sơn đã hân hoan đón
chào Đức cha Matthêô và các cha trong ngoài giáo phận đến để dâng
thánh lễ làm phép viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ Sông Hinh vào
lúc 9g20, một ngày mưa.
Theo lời của cha sở Tịnh Sơn Giuse Lê Thu Thâu thì từ mấy ngày
qua giáo dân họ Sông Hinh không ngủ được một phần cũng vì cái lạnh
của vùng núi chợt đến, nhưng dầu cho có đốt củi lửa lên sưởi ấm cũng
không thể nào chợp mắt được vì bệnh mất ngủ đột xuất này đến từ một
lý do khác: lòng háo hức chờ đợi ngày làm phép viên đá đầu tiên, nền
móng cho ngôi nhà thờ đẹp đẻ mang hình dáng ngôi nhà sàn của người
miền núi.
.JPG)
Trong phần giảng lễ, Đức cha Matthêo đã nói lên ý nghĩa của việc
đặt viên đá đầu tiên khi xây dựng nhà thờ: “Mùa Giáng Sinh là mùa mà
Giáo hội cử hành việc Thiên Chúa vô hình trở thành hữu hình. Và tên
của Ngài là Emmanuel nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Sự hiện
diện của Thiên Chúa ở giữa chúng ta thể hiện qua Giáo Hội, cũng như
qua các cộng đoàn địa phương trong Giáo Hội. Sự hiện diện của Ngài
được cử hành mỗi ngày Chúa Nhật khi chúng ta cùng nhau tham dự thánh
lễ. Sự hiện diện của Ngài củng cố cho sự bền vững của cộng đoàn. Và
sự bền vững của cộng đoàn được thể hiện qua việc chúng ta cùng nhau
quy tụ tại nhà thờ để cử hành phụng vụ. Vì thế, nhà thờ trở thành
nơi cần thiết để chúng ta thể hiện sự hiệp nhất và hiệp thông là bản
chất của Giáo Hội. Hôm nay chúng ta cùng nhau tham dự thánh lễ đặt
viên đá đầu tiên để xây ngôi thánh đường giáo họ Sông Hinh…. Việc
xây dựng một ngôi đền là một hồng ân Chúa ban, là sự chấp nhận của
Chúa. Hôm nay chúng ta cử hành lễ đặt viên đá đầu tiên. Đá là một
chất liệu cứng, nói lên sự vững bền và là biểu tượng của niềm tin.
Chúng ta đặt tất cả niềm tin nơi Thiên Chúa. Ngoài xã hội, khi xây
dựng một công trình người ta làm lễ “động thổ”, còn chúng ta làm
nghi thức đặt viên đá đầu tiên, không phải để làm cho phù hợp với
một nghi thức của xã hội, nhưng là một cách thể hiện niềm tin vào
Thiên Chúa. Bởi vì công trình xây dựng của chúng ta được khởi đầu
trong đức tin. Viên đá đầu tiên là sự khởi đầu trong đức tin. Chúng
ta tin rằng chúng ta khởi đầu công trình này trong ơn của Chúa,
trong sự che chở của Ngài từ khởi sự cho đến hoàn thành. Chính Thiên
Chúa là Đấng đã mở lòng không biết bao nhiêu ân nhân để họ sẵn sàng
giúp đỡ chúng ta. Từ một mảnh đất hoang, lòng quảng đại của các ân
nhân đã nới rộng mảnh đất này ra để có một mặt bằng như ngày hôm
nay. Và rồi cũng chính lòng quảng đại của các ân nhân, một ngôi
thánh đường sẽ được dựng xây. Tất cả là do ơn Chúa, là do Chúa xếp
dặt. Cho nên nghi thức đặt viên đá đầu tiên là chúng ta đặt tất cả
niềm tin nơi Thiên Chúa trong ngày khởi sự công trình. Viên đá cũng
là biểu tượng của Đức Kitô, là nền tảng của Giáo Hội. Cho nên khi
chúng ta cử hành nghi thức này là chúng ta đặt tất cả công trình này
trên Đức Kitô, đặt tất cả cộng đoàn chúng ta trên niềm tin vào Đức
Kitô, bởi vì không có Đức Kitô thì không có gì tồn tại. Như chất
ximăng gắn kết các viên đá thành ngôi nhà thờ thế nào thì chính sự
yêu thương, sự hiệp nhất của các tín hữu trong khi cùng nhau xây
dựng ngôi nhà thờ này khiến cho cộng đoàn chúng ta trở nên hiệp nhất
hơn ».
Thánh lễ diễn ra trong nghiêm trang sốt sắng mặc dù « hồng ân »
vẫn luôn tuôn đổ, tuy không nhiều nhưng cũng đủ thách thức lòng kiên
trì của những người tham dự. Cuối thánh lễ, Cha Giuse Lê Thu Thâu
nói lên lòng biết ơn đối với Đức cha, các cha, quý tu sĩ nam nữ và
ân nhân, giáo dân đã đến tham dự thánh lễ. Cha nói : «Chúng con vui
mừng nói lên rằng hôm nay là ngày Thiên Chúa dựng nên, và hôm nay là
ngày thật ấm cúng, ấm thấu từng con tim trong lòng mọi người dân
giáo xứ Tịnh Sơn, đặc biệt cho từng giáo dân giáo họ Sông Hinh chúng
con. Từ năm 1979, vì miếng cơm manh áo, giáo dân chúng con phải rời
xa quê hương, từ khắp nơi bắc nam, từu Huế, Quảng Bình, Cam Ranh,
Mằng Lăng, Tuy Hòa và nhiều nơi khác nữa quy tụ về đây để lập nghiệp
sinh sống. Chúng con thao thức ước mong có một ngôi thánh đường để
ngày ngày hiệp nhau cầu nguyện trong thánh lễ cũng như sinh hoạt
chung với nhau. Trong hơn 30 năm qua, vì chưa có nhà thờ tại đây cho
nên tại vùng đất này nhiều người lạc xa Chúa. Cho đến hôm nay chúng
son quy tụ được hơn 150 gia đình với hơn 500 giáo dân, đa số sinh
sống bằng nghề nông nương rẫy, một số ít buôn bán. Chắc chắn tự sức
chúng con không thể đủ khả năng để xây dựng một ngôi thánh đường
hoàn toàn mới. Nhưng chúng con tin rằng với ơn Chúa giúp, với sự
hướng dẫn của Đức cha, với sự giúp đỡ của quý ân nhân trong và ngoài
giáo xứ, chúng con sẽ cố gắng hết sức mình để xây dựng ngôi nhà thờ
mới này làm nơi để làm phong phú cho cánh đồng truyền giáo của Giáo
phận, hướng đến kỷ niệm 400 năm Tin Mừng đến với Giáo phận Qui Nhơn.
Chúng con hy vọng ngày đặt viên đá đầu tiên hôm nay làm bừng cháy
lên trong lòng chúng con một tia hy vọng. Chúng con rất cần mọi
người rộng tay giúp đỡ để có thể thực hiện được điều quá khả năng
của giáo họ miền núi nghèo nàn này »
Niềm vui được tiếp nối bằng bữa tiệc mừng sau thánh lễ, ngay trên
mảnh đất mà sau này sẽ là khuôn viên ngôi thánh đường Sông Hinh, nơi
hội tụ của người dân nhiều miền đất mà giờ đây tất cả đều trở thành
giáo dân của hạt Phú Yên, giáo phận Qui Nhơn.
[ Xem hình ảnh ]
Nguồn : Website GP Quy Nhơn
.......................................

Giáo họ
Sông Hinh - Phú yên được phép xây nhà thờ
Một tin vui đã đến với giáo họ Sông Hinh thuộc giáo xứ Tịnh sơn:
ngày 14/10, Nhà nước đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, số
hiệu BC 133058, cho thửa đất có diện tích 9.906 m2 của giáo họ Sông
Hinh để xây dựng nhà thờ. Hôm sau, vào ngày 15/10, Đức Cha chính
Phêrô, Đức cha phó Matthêô, cha hạt trưởng Phú Yên, cha sở Tịnh Sơn
Giuse Lê Thu Thâu và một vài cha đã đến giáo họ Sông Hinh để tham
quan khu đất vừa mới được cấp phép để xây dựng nhà thờ.
Giáo họ Sông Hinh gồm có 550 giáo dân, cách xa nhà thờ giáo xứ
chính Tịnh Sơn khoảng 10 km. Theo báo cáo hành chánh năm 2010 của
tỉnh Phú Yên, Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh
Phú Yên, diện tích rừng tự nhiên 886 km2, gồm 10 xã và 01 thị trấn
với 82 thôn, buôn, khu phố; dân số của huyện khoảng 43.637 người.
Trong đó, dân tộc kinh 23.224 người chiếm 53, 22 % còn lại là dân
tộc thiểu số chiếm 46,78 %. Toàn huyện có 4 tôn giáo chính (Phật
giáo, Thiên Chúa giáo, Tin Lành, Cao Đài) và đã có 3.217 người theo
các tôn giáo, chiếm 7,3 % so với dân số của huyện. Địa hình kéo dài
nằm ven dọc Hồ Thuỷ điện Sông Hinh bao quanh là các xã, thị trấn
cách vị trí trung tâm, có xã xa nhất khoảng 30 km, địa hình đồi núi,
phức tạp giao thông đi lại khó khăn.
Hy vọng trong tương lai không xa, với ngôi nhà thờ mới, giáo dân
Sông Hinh sẽ có nơi thuận tiện, gần gũi để có thể thờ phượng Chúa và
cử hành phụng vụ.
Bttvhqn
|
|