|

Lược
sử Giáo xứ Tịnh Sơn
I. VỊ TRÍ ĐỊA LƯ:
Phần đất giáo xứ
Tịnh Sơn ngày nay gồm các xă thuộc huyện Sơn Hoà : Sơn Hội, Sơn
Phước, Suối Trai, Cà Lúi, thị trấn Củng Sơn và các xă thuộc huyện
Sông Hinh : Đức B́nh,Thị trấn Hai Riêng. Trên đường liên tỉnh lộ số
07 ( Quốc Lộ 25) từ Tuy Hoà đi đến thị trấn Củng Sơn, cách Củng Sơn
khoảng 02 km về hướng Tây, nhà thờ Tịnh Sơn nằm trên khu đất cao
thoáng mát.
.JPG)
II. ĐÔI D̉NG LỊCH SỬ
:
Phần đất giáo xứ Tịnh Sơn là vùng núi cao của Phú
Yên, đường đi hiểm trở, các cụm dân cư thường cách xa nhau. Trong
báo cáo của Đức Cha Stêphanô Thể gởi về Hội Thừa Sai Ba Lê năm 1850,
chưa thấy có tên một giáo điểm hoặc một nhà thờ nào thuộc vùng đất
giáo xứ Tịnh Sơn ngày nay. Trong báo cáo hằng năm của Đức Cha
Hierocésaree năm 1897 có ghi rằng : “ Nhà thờ Trà Kê được hoàn thành.
Nhà thờ nầy được xây lại trên nền nhà nguyện cũ đă có trước năm
1861” (R.A.E d’Hierocésaree, Cp.V, 1897). Như thế Trà Kê là một giáo
điểm được các Thừa Sai Ba Lê thành lập sau năm 1850 và trước năm
1861. Cha François Chatelet là vị thừa sai đầu tiên thường xuyên ở
tại Trà Kê và đă gởi lại thân xác tại vùng Sơn cước Phú Yên đợi chờ
ngày sống lại. Cha Chatelet sinh ngày 20/04/1855 tại Saint-Didier-sur-Beaujeu
(Rhône), thụ phong linh mục ngày 26/09/1880, tháng 10/1880 lên đường
đến Việt Nam, ngài được chỉ định đến Trà Kê. Khi cơn lốc bách hại
của phong trào Văn Thân năm1885 làm cho vùng Trà Kê không được an
toàn, cha Chatelet thiết lập điểm Cây Gia, tương đối hiểm trở, có
suối bao bọc xung quanh (cách Trà Kê khoảng 08 km về hướng Đông-Bắc)
nhằm bảo vệ nhóm tín hữu Trà Kê và các vùng miền xuôi tập trung về.
Ngày 26/08/1885 quân Văn Thân đă phá được pḥng tuyến, xông vào nhà
thờ tiễn cha Chatelet và một số tín hữu về chầu Chúa. Thầy Anrê Cậy,
đang giúp xứ Cây Gia, bị đâm vào cổ ngă nằm chung với các tín hữu đă
đi chầu Chúa, quân Văn Thân tưởng thầy đă chết, sau đó được cứu sống
và thụ phong Linh mục. Ḷng đất Cây Gia đă được vinh hạnh đón nhận
thân xác cha Chatelet và một số tín hữu cùng dâng hy lễ máu đào
trong ngày lịch sử ấy, hiện nay cha Chatelet đă được cải táng về nhà
An B́nh giáo Xứ Tuy Hoà. Trong khi Văn Thân tàn phá tại nhà thờ Cây
Gia, có một người hô lớn tiếng :“ Anh em ơi, nếu phải chết th́ hăy
giết một ít kẻ cướp nầy rồi hăy chết”. Những người c̣n sống vùng dậy
, Văn Thân bị phản công bất ngờ, phải rút lui nhưng Văn Thân vẫn bao
vây gần 02 tháng . Được sự ủy nhiệm của Đức Cha Van Camelbecke ,
ngày 03/10/1885 cha Auger (Cố Đoàn) và cha Phêrô Huề đưa 300 người
có trang bị 50 súng trường từ Quy Nhơn vào tiếp cứu , sáng ngày
05/10/1885 tín hữu Cây Gia được giải vây. Để được an toàn hơn, cha
Auger và cha Huề dẫn đoàn tín hữu c̣n sống sót về Qui Nhơn (R.A.E.
1885. Mgr. Van Camelbecke).
-
Đầu
năm 1887 Đức ChaVan Calmelbecke bổ nhiệm Cha Guitton cùng 02 cha
phụ tá là cha Gioakim Đạt và Cha Phêrô Huề đến Phú Yên. Cha
Guitton phụ trách phía Tây (Cây Gia), 02 cha phụ tá phụ trách phía
Nam ( Hoa Vông). Sau ngày 10/04/1888 Cha Lacassagne được bổ nhiệm
đến Phú Yên với chức năng quản nhiệm toàn vùng truyền giáo Phú Yên,
ngài được tự do chọn Hoa Vông hoặc Mằng Lăng làm trụ sở. Ngài đă
chọn Mằng Lăng.
-
Tháng 09/1888 Đức Cha Van Camelbecke chia Phú Yên làm 02 vùng :
Cha Guitton phụ trách vùng Nam Phú Yên có cha phụ tá người Việt
Nam là cha Đạt đặt cư sở tại Hoa Vông. Cha Lacassagne phụ trách
vùng phía Bắc đặt cư sở tại Mằng Lăng , có cha Huề (quê Phú Điền)
làm phụ tá ở tại Cây Gia.
-
Tháng 02/1893 Tân linh mục Giuse Trần Nhi về Cây Gia, cha Huề đi
Củng Sơn. Hơn 04 tháng sau cha Antôn Bản từ Ninh Hoà về Cây Gia,
cha Nhi đi Củng Sơn, cha Huề về Phú Điền. Năm 1895 cha Wendling
phụ trách vùng Trà Kê - Cây Gia, cha Nhi làm phụ tá về ở tại Tịnh
Sơn. Cha Bản vẫn là phụ tá cho cha Lacassagne về ở tại G̣ Duối.
-
Năm
1896 cha Wendling chính thức đảm nhiệm vùng miền núi Phú Yên. Sau
khi ngài hoàn thành ngôi nhà thờ mới tại Trà Kê năm 1897, năm 1898
ngài đến Củng Sơn tậu đất cho giáo điểm mới nầy. Năm 1901 cha
Wendling đổi về Mằng Lăng ( Fiche individuelle de Wendling ), cha
Perreaux đến thay thế ở tại Cây Gia trong một thời gian ngắn, cùng
năm 1901 cha Porcher được bổ nhiệm về Cây Gia, ngày 14/07/1901 Cha
Antôn Cẩm về Tịnh Sơn thay thế cha Nhi. Theo báo cáo năm 1903 của
Đức cha Grangeon, toàn vùng Trà Kê có 2055 tín hữu rải rác trong
20 cộng đoàn rất cách xa nhau.
-
Tháng 05/1904 cha Cẩm đổi đi nơi khác, Cha Huề được bổ nhiệm về
phụ trách vùng Tịnh Sơn. Tháng 08/1905 cha Vêrô Giảng về Cây Gia
phụ tá cho cha Porcher, sau đó cha Porcher về kiến thiết Đồng Tre,
thường xuyên ở tại Đồng Tre cho đến năm 1918 được bổ nhiệm làm cha
sở Hoa Vông.
-
Trong chuyến viếng thăm mục vụ Phú Yên, vào ngày 18/04/1907 Đức
Cha Grangeon đến Trà Kê và ngày 20 làm phép nhà thờ Trà Kê, ngày
22 Đức Cha đi Tịnh Sơn, trước khi đến Tịnh Sơn Đức Cha ghé thăm 02
giáo điểm Gia Bá và Đá Trắng (Mm.1927, p.33).
-
Năm
1910 cha Giảng đổi đi Bàu Gốc, Cha Giacôbê Lê Kim Dung đến thay
thế, thường xuyên ở Trà Kê.
-
Năm
1911 cha Huề nhận nhiệm vụ mới, cha Trần Huấn được bổ nhiệm làm
cha sở Tịnh Sơn. ( Mm. 04/1927, p.30-33). Từ thời điểm nầy Tịnh
Sơn sánh vai đồng hành cùng các giáo xứ trong giáo phận. Trà Kê –
Cây Gia lúc nầy là giáo họ thuộc Đồng Tre. Trong thống kê năm
1910-1911 vùng Phú Yên có 04 giáo xứ (Mm. No.77/1911, p.103):
-
Mằng Lăng : 19 giáo điểm với 1790 giáo dân.
-
Đồng Tre : 10 giáo điểm với 1093 giáo dân.
-
Hoa Vông : 13 giáo điểm với 1113 giáo dân.
-
Tịnh Sơn : 04 giáo điểm với 305 giáo dân.
-
Cha
Huấn đến Tịnh Sơn lúc bấy giờ có họ Đá Trắng và Suối Sậy khoảng 15
nóc nhà. Cha Huấn bắt đầu khai quang, nuôi ḅ, làm ruộng nương thu
hoạch nhiều lúa bắp, nhờ đó cha xây nhà thờ, nhà vuông lợp ngói âm
dương (Tộc phả họ Trần – Ô.Trần Nhơn kể).
-
Năm
1916 Hoa Châu , một giáo họ thuộc Hoa Vông được cha Huấn chăm sóc
mục vụ. Tháng 06/1924 Cha Toma Đoán từ Đồng Tre về làm cha phó
Tịnh Sơn, Cha Phêrô Lê Vĩnh Phước được bổ nhiệm làm cha phó Đồng
Tre. Cùng trong năm nầy, cha Huấn hợp tác với cha Porcher ở Hoa
Vông mở trường dạy quốc ngữ tại Tịnh Sơn, nhờ 02 d́ Phước viện
Mằng Lăng dạy. Theo thống kê về các truờng học trong giáo phận,
năm 1928 trường Tịnh Sơn có 25 em nam và 30 em nữ do d́ giáo Agnès
Nhơn phụ trách ( Mm. 1916, p.92/ 1925, p.106./ 1928,p.73 ).
-
Cuối năm 1919 Cha Phêrô Lê Châu được bổ nhiệm làm cha sở Đồng Tre,
cha Giacôbê Lê Kim Dung là cha sở Trà Kê, như thế Trà Kê đă hiện
diện trong bảng thống kê hiện t́nh giáo phận năm 1919-1920 ( Vùng
Phú Yên) : (Mm. 1920,p.66)
- Mằng Lăng 1715 giáo dân
- Đồng Tre 410 giáo dân
- Trà Kê 555 giáo dân
- Tịnh Sơn 630 giáo dân
- Hoa Vông 570 giáo dân.
-
Năm 1927 Cha Huấn về Sông Cầu, Cha Antôn Chẩm
về làm cha sở Tịnh Sơn. Tháng 06 năm 1928 cha Dung từ Trà Kê về
làm cha sở Mằng Lăng, Trà Kê do cha sở Tịnh Sơn kiêm nhiệm. Tháng
08/1928 Cha Phêrô Huỳnh Quang Sinh được bổ nhiệm về làm cha phó
Tịnh Sơn – Trà Kê. Tiếp nối cha Chẩm, từ năm 1931 đến nay Tịnh Sơn
có các cha sở (Theo tài liệu của cha Huỳnh Kim Lăng và lời kể của
ông câu Lê Ngọc Tịnh, hưỡng thọ 90 tuổi) :
-
Cha
Tôma Triều
-
Cha
Anrê Nguyễn Văn Tường
-
Cha
Phêrô Lê Vĩnh Phước
-
Cha
Phaolô Nguyễn Xuân Bàn
-
Cha
Augustinô Th́n làm cha sở Trà Kê từ tháng 8/1943 đến tháng 04/1944
về làm cha sở Lạc Điền, cha Dẫn đến làm cha sở Trà Kê
(Mm.4/1944,p.01). Ngài bị bắn chết và thiêu đốt trên đống gỗ ở nhà
kho tại Trà Kê trong thời chiến tranh Việt- Pháp(1947). Theo lời
truyền khẩu thân xác ngài thành tro nhưng c̣n quả tim được người
bà con đem về chôn cất ở Quảng Nam.
Cha
Stêphanô Cao Tấn Truyện (Năm 1944 làm cha sở Đất Sét, Khánh Hoà).
Cha
Đôminicô Châu Phận (1944 – 1945)
Cha
Simon Tôn (1945 –1947). Cha bị Việt Minh bắt và mất tích, sau này
t́m được xác ở Băi Điệu, cải táng đưa về nhà thờ Tịnh Sơn. Trong
thời gian không có cha sở, cha Phêrô Vơ Hữu Tư từ Hoa Châu đến
chăm sóc mục vụ, có ông câu Lê Đang cọng tác với cha Tư hướng dẫn
cộng đoàn . V́ là vùng chiến tranh, nhà thờ Trà Kê bị đốt cháy,
nhà thờ Tịnh Sơn bị sập mái, dân chúng di tản. Sau hiệp định
Genève một số đông giáo dân trở về Tịnh Sơn trong cảnh nhà cửa tan
hoang, nhà thờ dơ bẩn, ảnh tượng bị đập phá, trong thời gian chờ
dựng lại nhà cửa, dân chúng ở tạm tại nhà thờ. Tại Trà Kê, nhà thờ
không c̣n và là vùng núi cao hiểm trở, chiến tranh thường xảy ra
nên hoang vắng, mọi sinh hoạt tôn giáo đều tập trung về Tịnh Sơn.
Trà Kê – Cây Gia trở thành giáo họ của Tịnh Sơn.
Tháng
07/1955 cha Phaolô Huỳnh Đông Các được bổ nhiệm về làm cha sở Tịnh
Sơn. Năm 1956 ngài được du học, năm 1974 làm Giám mục Giáo phận
Quy Nhơn.
Cha
Giuse Lê Khắc Tâm (1956 – 1957)
Cha
Phêrô Nguyễn Kỳ Hội (1958 – 1970). Trong 12 năm làm cha sở, ngài
củng cố giáo xứ, sửa lại nhà thờ và nhà xứ. Năm 1963 ngài xây nhà
thờ Củng Sơn. Năm 1959 có số giáo dân trong tỉnh đi dinh điền lập
nghiệp tại Phú Đức, xă Đức B́nh huyện Sơn Ḥa ( nay thuộc huyện
Sông Hinh ), cha Hội cho dựng tạm nhà thờ mái tranh vách đất. Năm
1969 ngài xây nhà thờ Phú Đức bằng vật liệu rắn chắc gạch, tôn.
Nhà thờ nầy được khởi công xây dựng lại vào ngày 04/12/1996 (âm
lịch) sau một thời gian nhà nước trưng dụng làm kho lương thực,
tháng 09/ 1997 hoàn thành.
Ngày 21/03/1971 cha Phêrô Tuần Nguyễn Cao Hiên về nhận xứ Tịnh
Sơn.Vùng đất nầy bấy giờ là vùng chiến tranh, dân chúng tập trung
về ở chung quanh quận lỵ Củng Sơn. Cha Hiên đặt cư sở tại Củng Sơn,
nhà thờ Tịnh Sơn hoang vắng cho đến cuối năm 1991 cha được phép
chính quyền dời cư sở lên Tịnh Sơn, nhà thờ và nhà xứ Tịnh Sơn dần
dần được ngài tu sửa.
Từ năm 1989 nền nhà thờ Trà kê dần dần được dọn
dẹp cỏ cây sau một thời gian dài hoang phế và một nhà thờ tạm dài 9
m rộng 7m cột kèo tre, mái tôn rách được thành h́nh, những buổi kinh
hôm và thánh lễ hằng tuần dần dần được cử hành.
Năm 1979 có số đông giáo dân đi kinh tế mới tại
Sơn Nguyên huyện Sơn Hoà và Thị trấn Hai Riêng huyện Sông Hinh cùng
với số đông giáo dân sống rải rác, nhiều nơi đường đi xa xôi trắc
trở không làm ngài quản ngại. Trong 10 giáo họ: Tịnh Sơn, Củng Sơn,
Trà Kê, Tân B́nh, Phú Đức, Sông Hinh, Cà lúi, Sơn Nguyên, Đồng Cam,
Ḥa Sơn nơi nào cũng có sự hiện diện thường xuyên của ngài, thăm
viếng, an ủi, ủy lạo, giải tội, dâng lễ.Năm 1983, Đại Chủng Viện
Làng Sông giải thể, Thầy Giuse Lê Thu Thâu về với cha mẹ ở Sơn
Nguyên, như Chúa quan pḥng gởi thầy giúp xứ đến cho cha Hiên đang
quá tải trong việc chăm sóc mục vụ cho đoàn chiên. T́nh Chúa càng
lớn hơn, vào ngày 01/05/1992 thầy Giuse Thâu được thụ phong linh mục,
làm cha phó ở tại giáo họ Sơn Nguyên. Giáo họ Sơn Nguyên được tách
khỏi Tịnh Sơn, nâng lên hàng giáo xứ ngày 01/07/2003. Từ đây giáo xứ
Tịnh Sơn c̣n 07 giáo họ: Tịnh Sơn, Củng Sơn, Trà Kê, Tân B́nh, Cà
Lúi, Phú Đức, Sông Hinh, tập họp sinh hoạt phụng vụ tại 04 nhà thờ :
Tịnh Sơn, Trà Kê, Củng Sơn, Phú Đức.
Sau 27 năm phục vụ giáo xứ miền sơn cước, năm
1998 cha Hiên được bổ nhiệm làm cha sở Đông Mỹ, cha Phêrô Nguyễn Cấp
từ Đông Mỹ về làm cha sở Tịnh Sơn. Cha Cấp trùng tu nhà thờ Tịnh Sơn,
xây dựng tượng đài Đức Mẹ và thánh Giuse, năm 2002 khởi công xây
dựng nhà thờ Trà Kê và khánh thành ngày 02/04/2003.
III.
CÁC TU SĨ D̉NG MẾN THÁNH GIÁ QUY NHƠN GIÚP
XỨ :
1 |
D́ Nhơn và D́ Hoa
Phước Viện Mằng Lăng |
1922 – 1928
|
2 |
Théophine Nguyễn
thị Mỹ Hảo |
1992 - 1998 |
3 |
Anna Nguyễn Thị
Bích Nga |
1992 - 1993 |
4 |
Têrêxa Thái Thị
Huyền Linh |
1998 – 2003 |
5 |
Marie Lorette
Trương Thị Minh Đức |
1993 - 1998 |
6 |
Anna Trương Thị
Huyền |
1998 – 2003 |
7 |
Matta Đinh Thị Mỹ
Dung |
2003 – |
8 |
Têrêxa Phạm Thị
Tuyết Ngân |
2003 – |
IV.
DỰ KIẾN TƯƠNG LAI :
-
Xin xây nhà thờ thị trấn Hai Riêng – huyện Sông
Hinh. (chưa bao giờ có nhà thờ)
-
Xin Toà Giám Mục tăng thêm 2 Cha đặc trách : Giáo
họ Trà Kê, cách Tịnh Sơn 20km, Giáo họ Hai Riêng, cách Tịnh Sơn 13
km, qua đ̣ ngang.
-
Khuyến học, cổ động ơn gọi tu tŕ.
Nguồn : Trang Web Giáo hạ Phú Yên
|
|