
Lược
sử Giáo xứ Trường Cửu
Tác giả bài viết: Ban biên tập lịch sử Giáo phận
Nguồn :
Website GP
Quy Nhơn (16/1/2018)
I. VỊ TRÍ ĐỊA LƯ
Tên gọi giáo xứ Trường Cửu phát xuất từ tên gọi giáo họ Trường
Cửu, nơi cha sở tiên khởi cư trú khi thành lập giáo xứ vào năm 1931.
Từ năm 1964, Trường Cửu đă nhường vị trí làm cư sở của các cha sở
cho Trung Ái hoặc Khiết Tâm. Hiện nay trung tâm sinh hoạt của giáo
xứ là nhà thờ Khiết Tâm, thôn Ngọc Thạnh, xă Nhơn Thọ, thị xă An
Nhơn, trên trục quốc lộ 19 cách ngă tư Cầu Gành 8,6km.
Giáo xứ Trường Cửu ngày nay bao gồm các giáo họ: Trường Cửu, Mỹ
Ngọc, Tráng Long, Phụ Ngọc và Khiết Tâm, thuộc ba xă phía Tây Nam
thị xă An Nhơn: Nhơn Thọ, Nhơn Lộc và Nhơn Phúc.

II. ĐÔI D̉NG LỊCH SỬ
Trước năm 1930, phần đất giáo xứ Trường Cửu thuộc giáo xứ Kim
Châu. Thời cha Simon Nguyễn Văn Chính làm cha sở Kim Châu
(1894-1897) nhiều giáo họ được ngài thành lập: Đông Viên, Mỹ Ngọc,
Trường Cửu, Ḥa Tân, Đông Lâm, Tráng Long, Nhơn Nghĩa và Thủ Thiện.[1]
Trong thời gian làm cha sở Kim Châu, cha Simon Chính cũng thường đến
ở tại Trung Ái. Các cha phó biệt lập của Kim Châu lúc đầu ở tại Nhơn
Nghĩa (An Thái) có: Cha Tôma Nguyễn Thiện quê G̣ Thị, cha Phêrô Lê
Vĩnh Phước (1923), cha Phaolô Nguyễn Tấn Th́ (1925)…. Vào thời cha
Laborier Hảo làm cha sở Kim Châu (1927-1929), cha Th́ đến ở tại
Trường Cửu (xă Nhơn Lộc) và phụ trách thêm hai giáo họ Trung Ái và
Nghiễm Ḥa.
Các cha sở Trường Cửu từ khi thành lập
giáo xứ:
1.- Cha Phaolô Nguyễn Tấn Th́ (1931-1933)
Năm 1931, giáo xứ Trường Cửu được thành lập gồm các giáo họ:
Trường Cửu, Mỹ Ngọc, Tráng Long, Nhơn Nghĩa, Cù Lâm, Trung Ái và
Nghiễm Ḥa. Cha Phaolô Nguyễn Tấn Th́ làm cha sở tiên khởi. Cha đă
rửa tội được một số tân ṭng, nâng đất làm nền nhà thờ và nhà xứ
Trường Cửu.
2. Cha Gioan Baotixita Hậu (1933-1939)
Năm 1933, cha Gioan Baotixita Hậu đến ở Trường Cửu thay cha Th́.
Cơn băo tháng 11.1933 làm sập nhà thờ Nhơn Nghĩa. Bấy giờ Nhơn Nghĩa
c̣n ít giáo dân, và được sự đồng ư của Đức Giám mục giáo phận, cha
Gioan Baotixita Hậu cho dỡ nhà thờ Nhơn Nghĩa đem về làm nhà thờ
Trường Cửu. Cha Hậu cũng cất lại nhà thờ Cù Lâm (1935) và Trung Ái
(1936).
3. Cha Anrê Phan Ngọc Lễ (1939-1942)
Năm 1939, cha Anrê Phan Ngọc Lễ đến thay Gioan Baotixita Hậu. Cha
Lễ mở trường học, mời các thầy Ḍng Thánh Giuse về dạy học và dạy
kinh bổn cho trẻ em.
4. Cha Phaolô Huỳnh Biên (1942-1944)
Tháng 10.1942, cha Phaolô Huỳnh Biên được bổ nhiệm làm cha sở
Trường Cửu. Theo ư Bề trên, ngài đă mua nhiều ruộng cho giáo xứ
Trường Cửu.
5. Cha Giacôbê Nguyễn Hữu Thiên (1944-1945)
Tháng 8.1944, cha Giacôbê Nguyễn Hữu Thiên đến thay cha Biên.
6. Cha Anrê Nguyễn Hoàng Nhu (1945-1949)
Tháng 9.1945, cha Anrê Nguyễn Hoàng Nhu làm cha sở Trường Cửu.
Ngài cất nhà lẫm, đóng bao lơn cung thánh, bàn quỳ chức việc cho
Trường Cửu.
7. Cha Gioakim Bùi Vĩnh Mười (1949-1955)
Năm 1949, cha Gioakim Bùi Vĩnh Mười thay cha Nhu. Trong chiến
tranh Việt-Pháp nhà thờ và nhà xứ Trường Cửu bị bom đánh sập. Cha
Mười tạm ở Trung Ái một thời gian. Sau hiệp định Genève 7.1954, cha
Mười được bổ nhiệm làm cha sở Quảng Ngăi. Trường Cửu không có Linh
mục thường trú, cha sở Kim Châu tạm kiêm nhiệm.
8. Cha Philipphê Nguyễn Anh Thọ (1955-1992)
Ngày 17.9.1955, cha Philípphê Nguyễn Anh Thọ được Đức cha Phêrô
Maria Phạm Ngọc Chi bổ nhiệm làm cha sở Trường Cửu. Cha Thọ thường
xuyên ở tại Trường Cửu, tu bổ nhà thờ, mời các cha Ḍng Chúa Cứu Thế
đến giảng tuần đại phúc, đẩy mạnh công việc truyền giáo. Cha lập hai
giáo họ Phụ Ngọc thuộc xă Nhơn Phúc và Thọ Lộc (Khiết Tâm) thuộc xă
Nhơn Thọ. Năm1959, cha xây nhà thờ Phụ Ngọc. Năm 1964, cha xây dựng
nhà thờ Khiết Tâm. Năm 1973, cha xây nhà thờ Mỹ Ngọc.
Năm 1964, cha Thọ rời Trường Cửu đến thường trú tại Trung Ái. Có
thời gian cha về ở tại Khiết Tâm, năm 1974 cha về lại Trung Ái cho
đến năm 1992, cha nghỉ hưu tại nhà hưu dưỡng linh mục.
Với 37 năm hiện diện, hội nhập, đồng hành keo sơn cùng giáo xứ
Trường Cửu nầy, cha Philipphê đă am tường địa h́nh của địa phương và
kinh nghiệm dày dạn của người rao giảng Tin mừng, cha đă chọn xây
dựng nhà thờ Khiết Tâm tại vị trí "đắc địa" so với các nhà thờ của
các giáo họ khác trong giáo xứ. Trong bom đạn chiến tranh, cha vẫn
bám trụ với đoàn chiên. Trong kham khổ khó nghèo, cha đồng hành với
dân lành thôn dă. Trong giản dị chân quê cha tiếp nhận mọi người. Là
hiện thân của Đức Kitô mục tử, cha đă có mặt trong từng ngơ ngách
của giáo xứ Trường Cửu nầy, thường xuyên thăm viếng mọi nhà, giáo
dân cũng như lương dân, an ủi, ban các bí tích sau cùng cho các bệnh
nhân. Đôi bàn tay gân guốc của cha dâng lễ hằng ngày, giọng nói chắc
nịch triết lư mà ngọt ngào thuyết phục của cha, dáng đi thong thả
của cha, gương mặt dịu hiền của cha, ánh mắt trong sáng với cái nh́n
sâu thẳm của cha nay đă tan vùi trong ḷng đất lạnh , nhưng trong
cái nh́n đức tin th́ đó chính là hạt lúa giống đă được gieo vào ḷng
đất để sinh ra những hạt lúa mới.
9. Cha Phaolô Trương Đ́nh Tu (1992-2010)
Ngày 26.7.1992, Đức cha Phaolô Huỳnh Đông Các đă bổ nhiệm cha
Phaolô Trương Đ́nh Tu làm cha sở Trường Cửu. Cha Tu vẫn thường trú
tại nhà thờ Trung Ái, xă Nhơn Ḥa, huyện An Nhơn.
Nhà xứ Trung Ái đă được làm từ lâu đời bằng mái tranh vách đất.
Lâu quá, nhà đă xiêu vẹo và ẩm thấp. Cha Phaolô Trương Đ́nh Tu làm
lại nhà xứ khang trang, thoáng mát bằng những vật liệu hiện đại.
Ngày 02.02.1998, cha Phaolô đặt viên đă đầu tiên xây dựng nhà thờ
Cù Lâm. Ngày 23.8.2002, nhà thờ được khánh thành.
Ngày 01.9.2003 Đức cha Phêrô Nguyễn Soạn bổ nhiệm cha Vinh Sơn
Nguyễn Đ́nh Tâm làm phó xứ. Cha sở và cha phó vẫn ở tại Trung Ái.
Năm 1975, cơ sở tại giáo họ Khiết Tâm bị chính quyền địa phương
trưng dụng để làm kho lúa, kho phân thuốc trừ sâu, do đó các cơ sở
bị xuống cấp, cũ nát. Sau khi chính quyền địa phương giao lại, ngày
17.11.2003, Toà Giám Mục khởi công xây dựng tường rào và nhà thờ mới,
đại trùng tu nhà xứ để làm pḥng sinh hoạt và pḥng ở cho các nữ tu.
Một nhà xứ mới cũng được xây dựng trong thời điểm nầy. Dưới chân
Thánh Giá trên tháp nhà thờ có đắp chữ Phúc, Lộc, Thọ như lời loan
báo: Phúc là hiến chương Nước Trời với 8 mối phúc thật. Lộc là ơn
thánh, ơn trời: hăy đến với Chúa v́ Chúa là nguồn mạch mọi ơn. Thọ
là được sống đời đời: hăy tin và phó thác cho Chúa “v́ ai tin Ta sẽ
được sống đời đời”. Ngày 25.06.2004, nhà thờ được khánh thành.
Ngày 12.12.2004, cha Vinh Sơn Nguyễn Đ́nh Tâm được bổ nhiệm làm
cha phó biệt lập ở tại nhà thờ Khiết Tâm. Cùng ngày hôm ấy, cộng
đoàn nữ tu Mến Thánh Giá Qui Nhơn được thành lập tại đây với hai nữ
tu: Anê Huỳnh Thị Thanh Ninh và Anna Lê Thị Hà. Việc khôi phục lại
nhà thờ Khiết Tâm và sinh hoạt phụng vụ hằng ngày tại đây đă đem lại
niềm phấn khởi cho bà con trong vùng.
Nhà thờ Trung Ái được xây dựng năm 1936, diện tích 294 m2. Trải
qua thời gian, nhà thờ đă hư hại nặng, cha Phaolô đă xây mới nhà thờ
Trung Ái theo kiến trúc Á Đông, nội thất bằng gỗ, được chạm trỗ tinh
vi. Ngày 11.4.2007, cha Phêrô Hoàng Kym, Tổng Đại Diện giáo phận,
chủ tế thánh lễ làm phép nhà thờ Trung Ái.
10. Cha Vinh Sơn Nguyễn Đ́nh Tâm (2010….)
Ngày 22.3.2010, cha Vinh Sơn Nguyễn Đ́nh Tâm được Đức Giám mục
Phêrô Nguyễn Soạn bổ nhiệm làm cha sở Trường Cửu.
Ngày 05.04.2011, Đức cha Phêrô Nguyễn Soạn bổ nhiệm cha Phêrô
Nguyễn Minh Trường làm phó xứ Trường Cửu, ở tại Trung Ái.
Sau khi cha Tâm ổn định cơ sở vật chất tại Cù Lâm, ngày
30.08.2012, giáo họ Cù Lâm và Cầu Máng được Đức cha Matthêô Nguyễn
Văn Khôi tách khỏi giáo xứ Trường Cửu để thành lập giáo xứ Cù Lâm.
Nhà thờ giáo họ Mỹ Ngọc được xây dựng năm 1973, hư hại nặng có
nguy cơ bị sập. Cha Tâm tái thiết, khánh thành ngày 02.10.2010. Lần
hồi, cha làm đài Đức Mẹ và đài Thánh Giuse, làm phép ngày
31.05.2012; tháp chuông được làm phép ngày 24.06.2014.
Nhà thờ Phụ Ngọc được cha Thọ xây dựng 1959, hư hại nặng. Cha Tâm
ổn định tường rào cổng ngơ, xây dựng lại nhà thờ, nhà sinh hoạt,
hang đá Đức Mẹ, đài Thánh Giuse. Toàn thể công tŕnh được khánh
thành ngày 10.12.2013. Trong bài giảng thánh lễ khánh thành, Đức cha
Matthêô huấn dụ cộng đoàn: "Ngôi thánh đường mang dáng dấp nhỏ bé
này cũng như cộng đoàn ở đây rất nhỏ bé v́ chỉ có 63 người, nhưng
điều quan trọng không phải là cộng đoàn lớn hay nhỏ, mà là sự thánh
thiện mà một cộng đoàn phải có. Cho nên cộng đoàn Phụ Ngọc này hăy
tập sống thánh thiện như Mẹ, v́ như thế mới xứng đáng là đền thờ
sống động của Chúa".
Ngày 01.09.2015, hai giáo họ Trung Ái và Nghiễm Ḥa được Đức cha
Matthêô tách khỏi giáo xứ Trường Cửu để thành lập giáo họ biệt lập
Trung Ái. Cha Phêrô Nguyễn Minh Trường, phó xứ Trường Cửu được bổ
nhiệm đặc trách giáo họ biệt lập Trung Ái.
Ngày 27.07.2016, cha Giuse Phan Thế Vinh được bổ nhiệm đặc trách
giáo họ biệt lập Trung Ái, thay cho cha Phêrô Nguyễn Minh Trường.
Ngoài việc ổn định nhà thờ của các giáo họ, hằng tuần dâng lễ tại
các giáo họ, thăm viếng, gần gũi dân, cha Tâm c̣n qui tụ bà con
không phân biệt lương giáo trong các dịp lễ như Trung Thu, Giáng
Sinh, dường như trở thành một nét sinh hoạt quen thuộc của bà con ở
đây.
III. HIỆN T̀NH CÁC GIÁO HỌ (cuối năm
2017) :

IV. LINH MỤC, TU SĨ, CHỦNG SINH XUẤT
THÂN TỪ GIÁO XỨ:
Nữ tu Isave Phan Thiên Liệu (Ḍng MTG Qui Nhơn)
Thầy Micae Trịnh Minh Tín (Ḍng Ngôi Lời)
Thầy Tôma Nguyễn Xuân Thể, đại chủng sinh.
[1] Mémorial Mission de Qui Nhơn, số 58, tháng 10/1919, trang
141-142
Tác giả bài viết: Ban biên tập lịch sử Giáo phận
Nguồn :
Website GP
Quy Nhơn (16/1/2018)
Tham khảo thêm :
[Lược
sử Giáo xứ Trường Cửu - Lm. Vơ Đ́nh Đệ - Nguồn : http://www.ghphuyen.com/
]
|