Đức Giám mục
Giáo phận kinh lư Giáo xứ Thác Đá Hạ
Chúa nhật, ngày 17.11.2019, nhân dịp mừng trọng thể lễ Các Thánh
Tử Đạo Việt Nam, cũng là bổn mạng Giáo xứ Thác Đá Hạ, thuộc giáo hạt
Bồng Sơn, Đức Cha Matthêô Nguyễn Văn Khôi - Giám mục Giáo phận, đă
đến nhà thờ Thác Đá Hạ (thôn Định B́nh, xă Hoài Đức, huyện Hoài Nhơn,
tỉnh B́nh Định) để viếng thăm mục vụ giáo xứ theo qui định của giáo
luật (kinh lư), chủ sự Thánh lễ mừng bổn mạng và ban Bí tích Thêm
sức cho 30 em thiếu nhi trong giáo xứ.
Cuộc kinh lư bắt đầu vào lúc 7giờ 45 phút, khi mọi người đă tập
trung đông đủ trước cổng nhà thờ, chào đón Đức giám mục vị chủ chăn
của giáo phận. Niềm vui, sự phấn khởi khi lần đầu tiên Đức giám mục
viếng thăm mục vụ đă thể hiện rơ trên nụ cười rạng ngời của bao
người hiện diện.
Mở đầu cuộc viếng thăm, cha sở Giuse Nguyễn Bá Thành đại diện cho
cộng đoàn dân Chúa có lời chào mừng Đức Cha, cha Tổng Đại diện. Đồng
thời, cha cũng giới thiệu những thành phần hội đoàn ít ỏi trong giáo
xứ. Ít nhưng không phải là không có chất lượng. Điều này thể hiện
qua tỉ lệ số người tham gia các hội đoàn so với số giáo dân trong
giáo xứ rất cao, cũng như là tinh thần phục vụ của các thành viên
trong mỗi hội đoàn.
Đáp từ, Đức Cha thay lời Cha tổng đại diện gửi lời chào trân
trọng đến cha xứ, thầy phó tế, cùng toàn thể cộng đoàn dân Chúa. Đức
Cha xác định mục đích, cũng như một số công việc ngài sẽ làm trong
cuộc viếng thăm mục vụ hôm nay. Các mục đích ấy bao gồm:
Chia vui với giáo xứ trong dịp tất cả họp nhau mừng bổn mạng Các
Thánh Tử Đạo Việt Nam và ban bí tích Thêm Sức cho các em học sinh
giáo lư trong giáo xứ.
Bổn phận kinh lư của Giám mục ít nhất mỗi 5 năm một lần để biết
được những khó khăn thách đố, những nguyện vọng của các thành phần
dân Chúa, hầu thúc đẩy công cuộc truyền giáo và xây dựng giáo xứ.
Qui tụ một cách đông đảo nhất, cùng lắng nghe lịch sử hào hùng
của giáo xứ, cũng như hiện t́nh của giáo xứ để biết được những khó
khăn đang gặp phải hầu cùng nhau xem xét và giải gỡ.
Tọa đàm: lắng nghe ư kiến, nguyện vọng và bất kỳ một sự góp ư nào
của cộng đoàn dân Chúa để Đức Cha phối hợp với cha xứ hoàn thiện
chương tŕnh mục vụ của giáo xứ trên vùng đất rộng lớn này.
1. Lược sử và hiện t́nh giáo xứ Thác Đá Hạ
Để bà con giáo dân hiểu hơn về giáo xứ của ḿnh, dịp này, cha sở
Giuse Nguyễn Bá Thành đă tŕnh bày lược sử h́nh thành và hiện t́nh
giáo xứ với những thăng trầm không thể bỏ qua của một giáo xứ từng
là nơi qui tụ đông đảo giáo dân. Tính đến đời cha sở Giuse Nguyễn Bá
Thành, giáo xứ Thác Đá Hạ đă trải qua 18 đời cha sở. Từ một điểm
truyền giáo khu vực phía bắc B́nh Định, giáo xứ đă phát triển thành
một trung tâm truyền giáo của vùng Bồng Sơn miền núi (1850). Theo đó,
qua nhiều lần chia tách, cấm cách, bắt bớ, chiến tranh loạn lạc,
giáo xứ như là “đống tro tàn”. Những ǵ c̣n sót lại chỉ là một ngôi
nhà thờ sụp đổ, tàn tạ, với vài trăm giáo dân sống rải rác trên một
vùng rộng lớn.
Cho đến tháng 7/2011, cha Giuse Vơ Tuấn, cha sở Đại B́nh, mới
khởi công xây dựng lại một ngôi nhà thờ mới trên nền nhà thờ Thác Đá
Hạ như hiện nay. Quá tŕnh xây dựng lại ngôi nhà thờ, trung tâm sinh
hoạt tôn giáo của xứ đạo, cũng chính là một khởi đầu mới cho một
giáo xứ đă chịu quá nhiều đau thương nhưng cũng rất hào hùng này.
Đến ngày 16/10/2013, nhà thờ được Đức cha Matthêô Nguyễn Văn Khôi
cung hiến với tước hiệu “CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM” như minh chứng
cho một sức sống trường tồn, không thể dập tắt của hạt giống Tin
Mừng trên xứ đạo.
Sau thời gian trở thành giáo họ biệt lập (từ 12/07/2014 đến
11/08/2017), Thác Đá Hạ đă chính thức trở thành giáo xứ dưới sự chăm
sóc mục vụ của cha Giuse Nguyễn Bá Thành. Đúng hơn, giáo xứ Thác Đá
Hạ đă được tái lập, vực dậy sức sống tiềm ẩn đă từng có trên vùng
đất rộng lớn phía bắc tỉnh B́nh Định.
Hiện tại, theo như lời giới thiệu của cha sở, giáo xứ đă bắt đầu
h́nh thành các hội đoàn (học sinh giáo lư, giáo lư viên, ban âm
thanh ánh sáng, ban kinh, ban trợ táng, ca đoàn, nhóm ḷng Chúa
thương xót,…) qui tụ nhiều người trong giáo xứ tham gia, cũng như
góp phần nâng cao đời sống đạo của bà con giáo dân. Bên cạnh đó,
không phải là không có những khó khăn thách thức, địa bàn rộng, giáo
dân sống rải rác, các nơi sinh hoạt tôn giáo bị lấn chiếm, hoang phế,…
buộc ḷng mọi người phải đồng tâm hiệp lực cùng với cha sở giải gỡ
mọi khó khăn và xây dựng một giáo xứ ngày một vững mạnh.
2. Trao đổi mục vụ
Các vấn đề được trao đổi như sau:
Xin cha sở ở lâu với giáo xứ, xin ngân khoản xây dựng nhà thờ họ
và xây dựng nhà sinh hoạt giáo lư.
Việc cha sở ở lâu hay mau với giáo xứ là tùy thuộc vào nhu cầu
mục vụ của giáo phận và giáo xứ chứ một cha sở không thể ở yên tại
một giáo xứ được. Cho nên sẽ có những lúc, v́ nhu cầu giáo phận sẽ
thuyên chuyển các cha sở với nhau để tạo bầu khí mới và nhu cầu mới
của các giáo xứ. C̣n việc xin ngân khoản để xây dựng nhà thờ họ, đài
Đức Mẹ hay nhà sinh hoạt giáo lư phải phụ thuộc vào khả năng đóng
góp, vào trách nhiệm của ḿnh trước rồi mới nhờ đến sự giúp đỡ của
người khác. Nếu có nhu cầu thực sự, cha sở hăy làm đơn tŕnh bày nhu
cầu của giáo xứ ḿnh, kèm theo tŕnh bày khả năng đóng góp của giáo
xứ và Đức cha sẽ có nhiệm vụ tiếp nhận, giới thiệu với các tổ chức
nước ngoài. Họ sẽ xem xét và giúp đỡ tùy theo nhu cầu của ḿnh. Điều
này cũng giống như hằng năm chúng ta góp quỹ truyền giáo, gửi về ṭa
thánh và ṭa thánh xem xét, phân phối lại cho các vùng truyền giáo
cần giúp đỡ như chúng ta.
Việc xây dựng lại giáo xứ Gia Hựu.
Nhằm phục hồi lại một giáo xứ kỳ cựu, có hang đá Đức Mẹ và khu
nhà mồ tử đạo. Ṭa giám mục đă viết đơn xin tu sửa và xây dựng một
ngôi nhà nguyện nhỏ nhưng nhà nước chỉ chấp thuận cho tu sửa hang đá
Đức Mẹ và khu nhà mồ. Phần c̣n lại, Ṭa giám mục sẽ tiếp tục kiến
nghị nhưng cũng xin bà con giáo dân tiếp tục cầu nguyện để ước
nguyện phục hồi lại một giáo xứ kỳ cựu được trở thành hiện thực.
Hiện tại, cha sở sẽ viết đơn xin một địa điểm nhà dân để qui tụ cử
hành thành lễ cho bà con ở khu vực đó.
Hội Phaolô Châu là ǵ?
Phaolô Châu là ai? Phaolô Châu là một linh mục, giám đốc chủng
viện Nước Nhĩ, sau này làm giám đốc chủng viện Làng Sông. Ngài là
cháu của Thánh Trùm cả Anrê Kim Thông. Ngài đă tử đạo và được đưa
vào danh sách “Tôi tớ Chúa”. Cho nên, sau này khi cần một nguồn ngân
khoản để nuôi dạy các chú, các thầy để làm linh mục, chủng viện đă
xin Ṭa thánh thành lập một hội gọi là Hội Phaolô Châu, tức là tên
của ngài. Hội này được phổ biến trong khắp giáo phận Qui Nhơn của
ḿnh để mọi người đều có dịp góp phần vào công cuộc đào tạo linh mục
của Chúa. Điều kiện để gia nhập hội này là đóng góp một số tiền theo
qui định hiện thời (hai triệu đồng – năm 2019) và chủng viện sẽ có
nhiệm vụ cấp cho người được xin một chứng nhận là Hội viên hội
Phaolô Châu. Chúng ta có thể xin cho người c̣n sống cũng như cho
người đă khuất. Và cũng theo qui định th́ chủng viện sẽ có nhiệm vụ
dâng lễ cầu nguyện cho hội viên vào mỗi thứ bảy đầu tháng, cũng như
sẽ dâng những thánh lễ theo qui định khi hội viên qua đời. Mong rằng
sẽ có nhiều người tích cực tham gia vào hội này để góp công góp sức
vào việc đào tạo hàng linh mục của giáo phận.
Việc xin một địa điểm qui tụ giáo dân cử hành thánh lễ khu vực
bắc B́nh Định, các giáo họ quá xa nhà thờ Thác Đá Hạ.
Trước mắt chúng ta sẽ xin một địa điểm nhà dân nào đó thuận tiện
để bà con giáo dân có thể qui tụ và cử hành thành lễ vào mỗi ngày
Chúa nhật. Điều này cũng phù hợp với đề nghị của Ban tôn giáo chính
phủ. Tuy nhiên, chính quyền địa phương có vẻ dè chừng vấn đề này.
Ṭa giám mục sẽ tiếp tục kiến nghị vấn đề đó. Trong khi một đất nước
văn minh hiện đại mà lại quá thiếu thốn về vấn đề tôn giáo th́ không
thể chấp nhận được. C̣n về tương lai, chúng ta có thể xin hoặc mua
đất để có thể xây dựng một ngôi nhà thờ, ít là một ngôi nhà nguyện ở
khu vực này để phục vụ cho nhu cầu của bà con giáo dân, chứ không
thể để bà con lặn lội đi xa tham dự thánh lễ tốn công, tốn sức như
vậy. Xin bà con cũng hợp lời cầu nguyện nhiều hơn cho vấn đề này.
Vấn đề ly dị và bỏ đạo công khai?
Trong vấn đề ly dị chúng ta phải xét người đó là nguyên nhân hay
là nạn nhân. Nếu người đó là nguyên gây ra tội lỗi th́ phải hoàn
toàn chịu trách nhiệm, c̣n nếu là nạn nhân th́ không có lỗi. Thêm
nữa, khi xảy ra xung đột gia đ́nh mà có nguy cơ dẫn đến ly dị th́
tốt nhất nên đến với cha sở đề t́m cách giải quyết, ḥa giải, trở
lại đời sống vợ chồng. Nếu không ḥa giải được, biện pháp cuối cùng
là ly thân ở ṭa đời chứ không được phép ly dị. Giáo hội chỉ chấp
nhận ly thân và vợ chồng sống trong hoàn cảnh ly thân không được
phép tái hôn, tức không được cưới vợ lấy chồng khác. C̣n nếu xảy ra
chuyện tái hôn th́ sẽ chịu phạt “không được xưng tội rước lễ”. Tuy
nhiên, không có nghĩa là loại bỏ hoàn toàn người đó ra khỏi cộng
đoàn giáo xứ. Họ vẫn được quyền đi lễ và giữ đạo hằng ngày. Cho nên,
Giáo hội khuyên, nếu đă lỡ ly dị th́ không được phép tái hôn. Họ sẽ
chịu phạt trong một thời gian 6 tháng đến một năm rồi trở lại b́nh
thường. Chứ tái hôn là hết đường cứu chữa.
C̣n về vấn đề bỏ đạo: nếu người đó đă được rửa tội nhưng trong
quá tŕnh sinh sống không giữ đạo được th́ cần an ủi, giúp đỡ và đưa
họ trở về với đạo. C̣n nếu một người đă giữ đạo nhưng nay lại công
khai bỏ đạo th́ khi chết họ không được chôn theo phép đạo. Nhưng nếu
vào phút chót mà họ biết ăn năn thống hối, xin cha chịu các bí tích
sau hết th́ họ vẫn được hưởng các ơn lành của Hội thánh và được chôn
theo phép đạo. Mong rằng mọi người trong giáo xứ chúng ta cố gắng
giúp đỡ những người đă từng giữ đạo mà nay bỏ, để họ được trở về
đoàn tụ với cộng đoàn giáo xứ.
Việc xin thêm cha phó phục vụ giáo xứ.
Thông thường một giáo xứ có một cha sở và một cha phó. Trước kia,
giáo xứ chúng ta chỉ là một giáo họ biệt lập nên không xin được.
Hiện nay, khi đă chính thức là một giáo xứ độc lập, chúng ta có
quyền xin một cha phó để phụ giúp cha sở trong công tác mục vụ. Mong
rằng vài tháng nữa th́ chúng ta sẽ có cha phó, v́ chúng ta đă có
thầy phó tế đang giúp ở đây. C̣n một điều nữa là chúng ta có thể mời
các ḍng về hoạt động tại các giáo họ xa xôi của chúng ta. Sự hiện
diện của các nữ tu sẽ giúp cho đời sống đạo của chúng ta thăng tiến
hơn. Mong rằng điều đó sẽ sớm trở thành hiện thực.
3. Tổng kết và định hướng mục vụ
Cha Tổng đại diện Giuse Trương Đ́nh Hiền tóm kết những vấn đề
trao đổi giữa Đức Cha và cộng đoàn dân Chúa. Đồng thời, qua đó ngài
cũng đưa ra các định hướng mục vụ cho cộng đoàn giáo xứ.
Trước hết, Giáo xứ Thác Đá Hạ đang thực hiện một cuộc lội ngược
ḍng trở về với cội nguồn là vùng đất thánh đất thiêng, trung tâm
sinh hoạt tôn giáo của vùng bắc B́nh Định, một giáo xứ mẹ sinh ra
nhiều giáo xứ khác, một cộng đoàn có truyền thống truyền giáo lâu
đời, một vùng đất thấm đẫm máu các vị tử đạo mà lăng mộ của các ngài
là một bằng chứng rơ ràng. V́ thế, chúng ta phải hănh diện về cội
nguồn của ḿnh. Chúng ta cần phải nhắc nhở cho con cháu của ḿnh
hănh diện và xác tín về điều này. Đây chính là một điểm son rất đặc
biệt của giáo xứ.
Vùng đất của giáo xứ đă trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh loạn
lạc. Nhiều di tích vẫn c̣n đă minh chứng về điều đó. Chính điều này
đă ảnh hưởng đến đời sống đạo của anh chị em rất nhiều. Và cũng
chính v́ thế mà anh chị em đă phải di cư rất xa để t́m những vùng
đất an b́nh hơn. Thế nhưng khi ḥa b́nh được văn hồi, đă có nhiều
người quay trở về quê cha đất tổ này, gây dựng lại đời sống kinh tế
và đời sống đạo, dù gặp rất nhiều khó khăn. Anh chị em đă mất rất
nhiều thời gian để gây dựng lại cuộc sống này y như dân Israel ngày
xưa trở về vùng đất thánh. Một cuộc trở về của đức tin thấm đẫm mồ
hôi, nước mắt và cả máu.
Tuy nhiên, cuộc trở về này phải được khẳng định lại, phải được
làm sống lại để đời sống đức tin không bị lụi tàn. Đặc biệt qua sự
kiện tái lập giáo xứ vào năm 2017, cuộc trở về lội ngược ḍng này đă
thực sự được khẳng định, khi qua hai năm tái lập, giáo xứ đă nỗ lực
hết sức khẳng định đời sống đạo của ḿnh giữa đông đảo lương dân.
Điều này cũng nhắc nhở anh chị em phải nỗ lực hơn nữa trong nỗ lực
truyền giáo, phải gấp nhiều lần so với những giáo xứ khác.
Sau cùng, giáo xứ Thác Đá Hạ là một giáo xứ nhỏ, ít giáo dân
nhưng sinh hoạt tôn giáo không phải là trầm lặng. Điều này được thể
hiện qua việc cộng đoàn giáo xứ cũng có đầy đủ các hội đoàn để cho
mọi người tham gia, cống hiến công sức cho giáo xứ tùy theo sức của
ḿnh. Tất cả mọi thành phần trong giáo xứ đều được mời gọi cộng tác
vào công việc chung như một gia đ́nh.
4. Kiểm tra sổ sách
Cuộc kinh lư đi kèm với việc kiểm tra các sổ Rửa tội, sổ Hôn phối,
sổ T́nh trạng các gia đ́nh,… vừa để xem xét việc thống kê sổ sách
của cha sở, vừa để có những điều chỉnh phù hợp trong việc quản lư
các văn khố của giáo xứ.
Sau khi kiểm tra sổ sách, Đức Cha chủ sự Thánh lễ bổn mạng và ban
bí tích Thêm Sức cho 30 em học sinh giáo lư. Đây như là dấu chỉ khởi
đầu cho một giai đoạn phát triển mới của giáo xứ. Các em rồi sẽ trở
thành những thành phần ṇng cốt xây dựng giáo xứ này.
Cuộc viếng thăm mục vụ kết thúc trong niềm vui tiếng cười bên bữa
cơm thân mật, cũng là tiệc mừng bổn mạng của giáo xứ và mừng các em
mới chịu phép Thêm Sức. Ước mong rằng những trao đổi và những định
hướng mục vụ mà Đức Cha đă dành cho giáo xứ, những ngôi nhà thờ
khang trang, qui tụ đông đảo bà con giáo dân sum họp kinh lễ sáng
tối sẽ trở thành hiện thực.
.JPG)
.JPG)
.JPG)
.JPG)
.JPG)
.JPG)
.JPG)
.JPG)
.JPG)
.JPG)
.JPG)
.JPG)
.JPG)
.JPG)
.JPG)
.JPG)
.JPG)
.JPG)
.JPG)
.JPG)
.JPG)
.JPG)
.JPG)
.JPG)
.JPG)
.JPG)
.JPG)
.JPG)
.JPG)
.JPG)
.JPG)

Tác giả bài viết: Phaolô Nguyễn Bá Định
Nguồn :
Website GP
Quy Nhơn |