Giáo phận Vinh

Nhà thờ Giáo xứ Giáp Tam

 

Nhà thờ Giáo xứ Giáp Tam
Giáo hạt Hòa Ninh

 

Địa chỉ :  Quảng Minh, Quảng Trạch, Quảng Bình ( Bản đồ )

 Phụ trách : Linh mục Giuse Trương Văn Thực (2/2017)

Tel

 

E-mail

 

Năm thành lập

 

Bổn Mạng

 

Số giáo dân

 

Giờ lễ

Chúa nhật     :

Ngày thường :

Các nhà thờ lân cận :  

Tư liệu :  Lược sử Giáo xứ - Hình ảnh Giáo xứ 

-  Tin tức sinh hoạt

* Gx Cồn Nâm và Gx Giáp Tam rước kiệu và dâng hoa kính Đức Mẹ (31/10/2017) - Hình ảnh
* Thánh lễ ban Bí tích Thêm Sức tại giáo xứ Giáp Tam (26/4/2015) - Hình ảnh
* Hình ảnh Thánh lễ Thứ Năm Tuần Thánh tại Gx Giáp Tam (28/3/2013)
* Đức Giám mục Phaolô thăm mục vụ các giáo xứ, giáo họ tại Hà Tĩnh và Quảng Bình 19.04.2011

 

Lược sử Giáo xứ Giáp Tam

Giáo xứ Giáp Tam : Những con số 3 ấn tượng

12.04.2008

Nguồn : Trang Web Giáo Phận Vinh

Giáp Tam là tên của một xứ đạo thuộc hạt Bình Chính xưa và Hòa Ninh nay, ở xã Quảng Minh, Quảng Trạch, Quảng Bình, cách Tòa Giám mục Xã Đoài hơn 200 km về phía Nam. Nhân dịp đến đây tham dự thánh lễ vào sáng ngày 12/04/2008, chúng tôi đã khám phá những điều liên quan đến số 3 nơi đây.

BA CÙ LAO (CỒN) LÀM NÊN XỨ ĐẠO

“Danh tính”. Cha ông ta nói thật chí lý: cái tên thường nói lên tính chất của một sự vật. Giáp Tam là vùng đất có 3 cù lao (tiếng địa phương gọi là ‘cồn’) liền nhau.

Sông Son – phía bên trái xứ Giáp Tam tính từ QL1 nhìn lên hướng TâyKhông biết dòng sông Gianh và sông Son có tự thuở nào. Sông Gianh là con sông nổi tiếng và có thể nói là lớn nhất ở đất Quảng, bắt nguồn từ khu vực ven núi Cô Pi cao 2.017m thuộc dãy Trường Sơn, chảy qua địa phận các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Trạch rồi đổ ra biển Đông ở Cửa Gianh; và sông Son hay còn gọi là sông Troóc, là một chi lưu của sông Gianh (1) , tuy nhỏ hơn sông Gianh nhưng có thể nổi tiếng hơn, bởi đầu nguồn của nó là Động Phong Nha (cách hơn 30 km về phía Tây Nam), một trong ba kỳ quan của Việt Nam đang được đề cử làm kỳ quan thiên nhiên thế giới. Chắc là hai con sông này đã miệt mài chảy suốt ngày đêm của nhiều kỷ nguyên trước và mang những hạt bụi từ dãy Trường Sơn về gom góp xây nên 3 cù lao nơi đây; và khi tất cả người dân nơi 3 cồn đất này trở lại đạo Công giáo, thì người ta đã lấy cái tên làng Giáp Tam trước đó mà đặt cho họ đạo của mình. Điạ danh này được giữ nguyên cho đến khi họ đạo phát triển thành giáo xứ.

BA THẾ KỶ SỐNG NIỀM TIN

Tuy chưa ai biết chính xác ngày giờ người dân nơi đây đón nhận Tin Mừng, nhưng về thế kỷ nào thì lịch sử có ghi chép. Mặc dù họ đạo Giáp Tam mới được nâng lên hàng giáo xứ vào năm 1939, nhưng trong cuốn Lịch sử Giáo Phận Vinh, thì giáo xứ Giáp Tam được tách ra từ giáo xứ Cồn Nâm. Mà giáo xứ Cồn Nâm là một trong bốn giáo xứ có trước khi thành lập giáo phận (1846). Là người con thứ tư trong hàng giáo xứ được tách ra từ một giáo xứ cổ xưa, thì hẳn là tuổi đức tin của nó cũng khá lớn (2). Chưa muốn nói, Giáp Tam là một vùng đất cách biển Đông chỉ mươi cây số và cả hai con sông Gianh và Son đều dễ dàng cho các nhà truyền giáo đậu thuyền ghé vào đây. Chúng ta cũng nên biết, Alexandre de Rhodes đã dừng chân giảng đạo đầu tiên ở Giáo phận Vinh tại xứ Tân Mỹ, cách đó khoảng 8 - 9 km, vào tiền bán thế kỷ XVII (3). Như thế, nếu sau vị truyền giáo Dòng Tên nổi tiếng ở Việt Nam này một thời gian ngắn, có nhà thừa sai nào đặt chân đến giảng đạo nơi đây, thì hạt giống đức tin có thể được gieo vào đây đã hơn ba thế kỷ. Bằng không, năm 1939 Giáp Tam đã thành một giáo xứ, thì chắc chắn mảnh đất này đã phải tiếp nhận hạt giống đức tin ít là vào hậu bán thế kỷ XIX. Và như thế, từ thế kỷ XIX đến thể kỷ XXI cũng là ba thế kỷ!

BA GIAI ĐOẠN LÀM NHÀ THỜ

Ảnh: Một góc nhà thờ và cảnh sinh hoạt ngoài thánh lễ trong Tuần Chầu Lượt

Vào giai đoạn đầu đón nhận Tin Mừng, người tín hữu nơi đây sinh hoạt trong những cơ sở như thế nào thì cho đến bây giờ cũng chẳng ai biết. Những người già cả của giáo xứ này chỉ biết rằng, vào năm 1929 họ cùng các bậc cha ông đã làm một ngôi nhà thờ. Nhưng ngôi nhà thờ đó đã bị bom đạn chiến tranh làm sụp đổ vào năm 1968. Sau đó tiếp tục là giai đoạn nội chiến Bắc Nam và là những thập kỷ khó khăn về kinh tế, nên họ chỉ làm tạm những cây que, tre lá để sinh hoạt. Và do làm bằng những vật liệu đơn sơ nên nó chỉ tồn tại được khoảng 3 hoặc 4 năm gì đó. Giai đoạn “nhà tạm” này họ cũng phải làm đến 3 cái. Đến năm 1990 khi cuộc sống tạm ổn định trở lại, họ mới gom góp và nhờ sự giúp đỡ của các ân nhân xây cho mình một ngôi nhà thờ cột gỗ lim, tường đá vôi và lợp ngói.

BA CHẶNG ĐƯỜNG VÀO XỨ ĐẠO

Tôi may mắn được đồng hành với Đức cha Phaolô Maria đến dự lễ ở xứ Giáp Tam. Chiếc xe vượt được hơn 200 km từ Toà Giám mục Xã Đoài đến bờ sông Son một cách thoải mái, nhưng lại không thể vượt qua con sông Son chỉ rộng khoảng 60 - 70 m, bởi nơi đây vẫn chưa có cầu hay phà lớn. Thấy chiếc xe hơi dừng bên bờ sông, người dân nơi đây đoán ngay là chiếc xe chở Đức cha, vì có lẽ họa hiếm lắm mới có xe hơi đi vào đây. Từ bên này bờ, những người đi dẫn đường cho Đức cha đã phất cờ làm hiệu báo cho cộng đoàn xứ đạo của mình ở bờ bên kia biết vị Cha Già của giáo phận đã tới.

Khi đến cũng như khi về, Đức cha đều phải để cho họ bồng đỡ như thế này!Mặc dù không muốn làm phiền con chiên, nhưng do không có chỗ thuận tiện để vị Cha Già ngoài bát tuần có thể trèo lên thuyền được nên cuối ngài đành để cho hai vị trong Hội Đồng Mục Vụ… bồng đỡ ngài lên.

Khi sang bên kia bờ, nhìn thấy nhà thờ chỉ cách khoảng vài trăm mét, nhưng do bờ ruộng gặp ghềnh, xe máy cũng khó đi nên Đức cha và chúng tôi đi bộ. Thấy Đức cha tiến vào, mọi người mừng như mở hội, vì đã gần 10 năm nay họ mới được thấy Đức giám mục. (Cũng xin nói thêm rằng, từ 69 năm nay xứ Giáp Tam vẫn chưa có cha quản xứ, hiện tại do cha Phêrô Nguyễn Văn Phú kiêm nhiệm).

BA CỬ HÀNH TRONG MỘT BUỔI LỄ

Do được vinh dự làm Tuần Chầu Đền Tạ Chúa Giêsu Thánh Thể thay cho giáo phận; ở giáo phận Vinh, Tuần Chầu không phải chỉ diễn ra vào ngày Chúa nhật như một số giáo phận khác, mà thông thường là từ thứ 5 đến Chúa nhật, nên hôm nay áp ngày cao điểm, Đức cha đến để dâng thánh lễ Tuần Chầu và chia vui với giáo xứ Giáp Tam. Tiện dịp đến viếng thăm mục vụ, Đức cha đã cử hành bí tích Thêm Sức cho hơn 100 con em của giáo xứ. (Trong gần 10 năm qua, nếu có thành viên nào trong giáo xứ đến tuổi Thêm Sức, họ đều phải gửi sang các xứ lân cận). Thấy một lần Đức cha đến là một lần khó và để thêm phần long trọng, nên ngay nhà thờ đang da áo lại ở phía ngoài (vì năm 1990 họ dùng đá và vôi xây nhà thờ nên nay lớp bên ngoài tường đã bong tróc), họ cũng xin Đức cha làm phép bàn thờ mới có người vừa dâng cúng cho họ cách đó một thời gian ngắn.

         

BA NGÔI ĐƯỢC KÍNH THỜ, NIỀM MONG ƯỚC

Theo quan niệm Kinh Thánh, số 3 là con số nói lên sự hoàn hảo. Hy vọng rằng, giáo xứ Giáp Tam, nguyên chính mình đã nói lên con số 3, cùng với những số 3 khác mà chúng tôi nhìn thấy trên đây càng làm cho Giáp Tam nên hoàn thiện hơn nữa. Nhưng sự hoàn thiện tuyệt vời nhất là họ dành trọn “tấm lòng, sức lực và trí khôn” để thờ phượng Thiên Chúa Ba Ngôi.


(1) Xc tại địa chỉ http://vi.wikipedia.org
(2) Xc. Trương Bá Cần, Lịch sử giáo phận Vinh 1846-1996, Tp. HCM 1998, tr. 266 và 274.
(3) Xc. Trương Bá Cần, Lịch sử giáo phận Vinh, nxb. Tp. HCM – 1998, tr. 18.

 

Antôn Hoàng Trung Hoa


Hình ảnh nhà thờ Giáo xứ Giáp Tam

Nguồn : Web Site  Giáo Phận Vinh

      

 

Hình ảnh Gx Cồn Nâm và Gx Giáp Tam rước kiệu và dâng hoa kính Đức Mẹ (31/10/2017)

Nguồn : Web Site  Giáo Phận Vinh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

.....

Hình Đức Giám mục Phaolô thăm Gx Giáp Tam - 19.04.2011

 

[Trở về đầu trang ]