
Lược
sử Giáo xứ Kim Lũ
Từ Hương Khê, theo đường quốc
lộ dọc Trường Sơn chạy thêm vài chục cây số qua Tân Ấp đă đến đất
Tuyên Hoá, Quảng B́nh. Đi trên con đường đèo dốc chập chùng hướng về
phía đông xuống thị trấn Ba Đồn, trước mắt chúng tôi đă hiện lên
ngọn tháp cao vút với những giàn giáo, bao quanh là những núi đá vôi
cheo leo, hùng vĩ. Đó chính là tháp chuông nhà thờ giáo xứ Kim Lũ.
“Xứ sở vàng” không thấy phú
quí, chỉ thấy... vàng mắt
Thuộc
giáo hạt Minh Cầm, đơn vị tách từ giáo hạt mẹ B́nh Chính cách đây
vài năm trước, Kim Lũ về mặt hành chính thuộc địa bàn xă Kim Hoá,
huyện Tuyên Hoá. Đây là huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Quảng B́nh.
Với tổng số trên 3.600 nhân danh, giáo dân Kim Lũ cư trú tản mác xen
lẫn các cánh rừng, bị chia cắt bởi núi đồi, khe suối trong phạm vi
khoảng 20km2.
Không biết cha ông đă lên đây tự bao giờ và bằng cách
nào bởi v́ cùng với hai xứ Đá Nện và Tân Hội; giáo xứ Kim Lũ cách xa
với khu vực Công giáo sầm uất vùng Hướng Phương - Hoà Ninh thuộc
đồng bằng Quảng Trạch. Theo sử cũ để lại th́ giáo xứ thành lập năm
1886, thời điểm diễn ra phong trào Cần Vương bắt đạo. Có thể đây là
chốn hẻo lánh để các tín hữu Công giáo có thể yên thân sinh sống.
Hiểu nôm na, “Kim Lũ” là ḍng lũ vàng. Chắc là nơi
đây có nhiều mỏ kim loại quí. Thế nhưng, tuyệt nhiên không hề thấy
vàng bạc mà cũng chẳng thấy sự phú quí; chỉ thấy vàng mắt và vàng da...
v́ sốt rét rừng. Dịch bệnh hoành hành, thuốc men không có, cơ sở
điều trị xa xôi luôn là nỗi âu lo thường trực.

H́nh ảnh trong
tuần chầu lượt Kim Lũ 2010 -
Xem thêm h́nh ảnh
Cách xa trung tâm Giáo phận hàng trăm kilômet, xứ đạo
miền Tây Bắc Quảng B́nh này gặp rất nhiều khó khăn do dân cư sống
không tập trung, địa bàn vùng cao rộng và cheo leo, hiểm trở; đường
sá gập ghềnh. Một cái khổ nữa là khí hậu: mùa hạ khô nóng bởi gió
Lào, mùa đông lạnh lẽo, khắc nghiệt, mùa mưa lũ nơi thượng nguồn
Gianh th́ thật là đáng sợ. Lũ về cuồn cuồn cuốn đi tất cả, những
ḍng phù sa đục ngầu một màu vàng của đất feralit. Cũng có thể đó là
nguồn gốc tên gọi Kim Lũ. Cái tên đẹp và thi vị mà sao cuộc sống
gian khổ quá.
Câu chuyện xây dựng
và nỗi niềm người mục tử giáo xứ vùng biên
Trước, chỉ duy nhất nhà thờ họ trị sở được xây dựng
đơn sơ, cấu trúc gỗ; 5 giáo họ c̣n lại gồm Kim Tiến, Xuân Ninh,
Xuân
Hoà, Khe Nét và Đ̣ Vàng không c̣n nhà thờ. Năm 2001, nhận bài sai
Toà Giám mục, linh mục Micae Hoàng Xuân Hường 31 tuổi về coi xứ. Đă
54 năm kể từ 1947, Kim Lũ mới có người mục tử trực tiếp coi sóc.
Gánh nặng đè lên vai người mục tử trẻ tuổi.
Bắt tay xây dựng làm lại từ con số không quả là khó
khăn, nhất là việc củng cố ḷng đạo và Đức tin cho một thế hệ đă dần
mai một. Thứ đến là xây dựng cơ sở. Nhà thờ Xuân Ninh là đơn vị đi
đầu trong việc xây dựng nhà thờ (23.11.2005 - đến nay đă hoàn thành)
rồi đến họ trị sở Kim Lũ (2.4.2008 - đang hoàn thiện tháp chuông);
họ Xuân Hoà cũng làm được ngôi nhà thờ gỗ lợp ngói chưa xong nhưng
đă đưa vào sử dụng. Đó là ba nhà thờ đă tiến hành xây dựng lại được.
Kết quả lớn nhất là ḷng đạo của giáo dân được đốt sáng lên, tinh
thần sống Đức tin ngày càng triển nở hơn.
Giá như kết ở đây th́ đúng là câu chuyện đẹp. Thế
nhưng, tiếp Đức Giám mục Giáo phận và các Cha nhân dịp lễ chầu lượt
giáo xứ ngày 25.6.2010 vừa qua, ḷng linh mục quản xứ nặng trĩu
những ưu tư, trăn trở. Chẳng là mấy hôm nay, Cha Hường liên tiếp
nhận được thư của diễn đàn Ba Cây Trúc (bacaytruc.com) đề cập
đến vấn đề nhà thờ Kim Lũ, trong đó kết án linh mục quản xứ gian dối
trong việc viết đơn xin tiền.


Tường tŕnh của
Lm. Micae Hoàng Xuân Hường và chứng thực của Đức Giám mục
Mặc dù giải thích, tường tŕnh cặn kẽ qua nhiều email
và h́nh ảnh cũng như chứng nhận của Đức cha Phaolô Maria Cao Đ́nh
Thuyên, thế nhưng sự việc vẫn c̣n nhiều bế tắc và chưa đi đến đâu.
Cha Hoàng Xuân Hường cho biết.




H́nh ảnh các nhà
thờ có bút tích và con dấu chứng thực của Đức Giám mục
Đây là lần thứ hai trong khoảng 1 tháng, Đức Cha già
Phaolô Cao Đ́nh Thuyên ghé thăm xứ sở sơn cước này. Lần trước là
buổi chiều ngày 21.5.2010. Điều đó nói lên sự quan tâm, ưu ái của
Ngài đối với công việc xây dựng của Cha quản xứ và giáo dân Kim Lũ.
Đức cha đang cố gắng liên hệ để phía bên kia hiểu được sự nhầm lẫn
trên.
Rời Kim Lũ, chúng tôi như mang theo trong ḷng những
trăn trở và nỗi niềm của người mục tử. Ước mong những ngờ vực được
giải toả trên cơ sở tôn trọng sự thật để xây dựng lại t́nh huynh đệ
và mối liên hệ giữa Kim Lũ với một số bà con hải ngoại.
Nguồn :
Theo bước chân Đức Cha Phaolô Maria "trên từng cây số" - Kỳ II:
Kim Lũ, xứ sở “vàng”
..........
Khởi công xây
dựng thánh đường giáo xứ Kim Lũ
14.04.2008
Hồi 9h ngày 02.04.2008, giáo xứ Kim Lũ đă long trọng tổ chức lễ
khởi công xây dựng thánh đường. Nghi thức khởi công và thánh lễ tạ
ơn diễn ra dưới sự chủ tŕ Đức cha Phaolô Maria. Tham dự sự kiện
quan trọng này c̣n có 11 linh mục trong và ngoài giáo hạt và độ
3.000 tín hữu, khách mời.

Giáo xứ Kim Lũ trước đây thuộc giáo hạt B́nh Chính và nay thuộc
giáo hạt Minh Cầm, nằm trong điạ bàn xă Kim Hóa, Tuyên Hóa, Quảng
B́nh. Hiện có hơn 3.600 tín hữu trên 6 giáo họ và trải rộng trên
diện tích khoảng 17 km2, cách ṭa giám mục xă Đoài khoảng 160 km về
phía Tây Nam.
Nghe cái tên “Kim Lũ” người ta cứ tưởng nơi đây là chỗ “vàng tràn
qua” từ những hầm mỏ trong các ngọn núi ngút trời của dăy Trường Sơn,
nhưng thực tế dường như ngược lại. Cái tên Kim Lũ chỉ là sự thi vị
hóa, chỉ là cách nói thăng hoa cho cuộc sống của người dân lao động
lầm than nơi đây.
Trước hết, cái tên Kim Lũ h́nh thành là v́ mảnh đất nơi cực Tây
Bắc Quảng B́nh này thường xuyên bị những cơn lũ lụt càn quét. Khi
những cơn mưa đổ từ dăy Trường Sơn về chúng cuốn theo những bụi đất
của các ngọn núi làm “vàng đục” các con sông, khe suối, thung lũng,
đồng ruộng và thậm chí cả nhà cửa của người dân.
Tiếp đến, cái địa danh này được h́nh thành c̣n là do người nông
dân nơi chốn cao sơn núi thẳm giáp biên giới Việt - Lào này suốt
ngày đêm lao động vất vả, mồ hôi nhễ nhại, nhất là vào những tháng
hè oi bức, để kiếm sống qua ngày. Thấy ḿnh lam lũ và phải đổ những
“ḍng” mồ hôi mới có sống, và biết rằng ḿnh có than văn th́ số phận
cũng không dễ đổi thay, nên họ gọi vùng đất của ḿnh là “Kim Lũ –
vàng tuôn chảy, vàng trào tràn” để vừa nói lên cái sự quư giá của
những gọt mồ hôi lao động, vừa để có chút an ủi, tự hào! Và từ đó
cái tên dính chặt với vùng đất nơi đây.
Điều này hẳn là đúng, v́ sau khi được thành lập vào 1885 giáo xứ
Kim Lũ đă xây dựng cho ḿnh một ngôi nhà thờ nhỏ. Nhưng ngôi nhà đó
đă bị sụp đổ dưới bom đạn chiến tranh. Do điều kiện kinh tế quá khó
khăn nên họ không thể xây dựng lại thánh đường, mà tổ chức sinh hoạt
trong các tư gia. Măi đến năm 1994, khi linh mục Antôn Hoàng Tiến
Diễn được đề cử kiêm nhiệm, th́ ngài mới cùng dân chúng vào rừng
chặt cây về dựng lên một ngôi nhà thờ gỗ nhỏ bé làm tạm nơi sinh
hoạt. Suốt 54 năm không có linh mục quản xứ riêng, nên có cơ sở như
vậy đă là điều mong ước của họ. Đến năm 2001, khi linh mục Micae
Hoàng Xuân Hường được cử về làm quản xứ, ngài mới bắt đầu tập trung
giáo dân, tổ chức lại sinh hoạt và bắt đầu gây quỹ để tái thiết nhà
thờ.

Sau mấy năm trời chắt chiu gom góp và nhờ sự giúp đỡ của rất
nhiều ân nhân gần xa, tuy theo dự tính kinh phí th́ chỉ mới được
2/3, và nếu tính theo thời giá vật liệu th́ càng chưa được mức đó,
nhưng cha Micae và Hội Đồng Mục Vụ xứ vẫn tiến hành khởi công, v́
thấy ngôi nhà thờ gỗ quá chật chội và đă bị mối mọt đục khoét sắp
sập, và hy vọng vào t́nh thương tiếp tục của các ân nhân, - hy vọng
“có ngày khởi công th́ sẽ có ngày kết thúc” dẫu không biết ngày kết
thúc là lúc nào.
Nguyện cầu cho giáo xứ Kim Lũ được Chúa thương chúc lành và các
ân nhân tiếp tục quảng đại hỗ trợ, để giáo xứ sớm thấy được “Đền
vàng” làm sự động viên tinh thần, và để từ đó người tín hữu nơi đây
có được sự phấn khích, ngơ hầu hăng say lao động hơn, cũng như có
những sáng kiến khác làm cho cuộc sống sớm thoát khỏi những cơn lầm
than, lam lũ!
PV
|