
Lược
sử Giáo xứ Làng Anh
Địa giới giáo xứ Làng Anh, giáo phận Vinh gồm 4 giáo họ: Làng Anh,
Ân Hậu, Tân Thành, Kim Ân. Nằm trong địa bàn 3 xă: Nghi Ân, Nghi Đức
(nay trực thuộc Tp. Vinh) & Nghi Phong.
Ranh giới: phía nam giáo xứ Cầu Rầm, phía tây Yên Đại, phía đông
là biển Cửa Ḷ giáo xứ Trang Cảnh và Tân Lộc. Cách sân bay Yên Đại 7
km, cách ga Vinh 7 km, cách bến xe Vinh 7 km, các biển Cửa Ḷ 8 km.
DÂN SỐ: 5725 người 1632 Công giáo.
Nghề nghiệp : hầu hết là nông nghiệp, nghề thủ công đan lát, nghề
tiếp thị.

VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ THÀNH LẬP GIÁO XỨ
Năm 1846, giáo phận Nam Đàng Ngoài được thành lập, tách từ giáo
phận Tây Đàng Ngoài. Về sau gọi là giáo phận Vĩnh, rồi giáo phận
Vinh. Theo lịch sử truyền khẩu của các bậc tiền nhân để lại nơi Cha
Ông trên địa danh này (Cụ Quán Thông, Cụ Bang, Cụ Tổng….nhắc lại cho
con cháu).
Vào những thập niên đầu thế kỷ 19 khoảng 1929 – 1932. các nhà
thừa sai đă rảo bước trên những vùng rộng lớn nơi đây để gieo hạt
giống Đức Tin trên mảnh đất ph́ nhiêu này. Qua các vùng: Biển Cảnh
(nay là Trang Cảnh Đá Dựng (nay là Lập Thạch), Cửa Ḷ (nay là Tân
Lộc, Lộc Mỹ), Thôn Trại (nay là Yên Đại), Vĩnh Cầu (nay là Cầu Rầm).
Công cuộc truyền giáo h́nh thanh như sau: từ năm 1840 – 1850 sau
khi tham khảo cả một vùng rộng lớn này rải rác từ Cửa Ḷ sang Cửa
Hội đến Vinh (khi đó c̣n gọi là Vịnh), một vùng dân cư có nếp sống
nông thôn nghèo hầu hết thờ ông bà & 50% là chùa chiền của Đạo Phật.
Các nhà thừa sai đă khéo léo gieo hạt giống Đức Tin vào các làng mạc
và đă có tổ chức thành các làng công giáo.
Đợi cho đến thời Đức Cha Ngô Gia Hậu (Gauthier ) đầu năm 1853 vào
dịp lễ Phục Sinh, một vinh dự bất ngờ đến cho giáo xứ Cả Anh, được
chính thức nhận là Trụ Sở Trung Tâm của miền truyền giáo (Chân Lộc)
gọi đây là xứ Cả Anh (theo như các Cố Tây cắt nghĩa, Cả Anh: nghĩa
là anh cả, sau này để gọi cho đúng việt ngữ đổi ra Làng Anh nghĩa là
Anh của các làng khác. Vậy là sau 7 năm thành lập giáo phạn Vinh,
th́ giáo xứ Làng Anh được thành lập, một giáo xứ được các Cha thừa
sai rất quan tâm.
- Những yếu tố đáng lưu ư mà xứ Cả Anh được chính thức nhận là Xứ
Cả 1853:
Sống giữa một vùng chùa chiền nguy nga của các tôn giáo khác
nhưng họ không bị lấn át bởi thế vô thần lẫn bụt thần.
Luôn luôn vâng phục Giáo Hội và các Đấng coi sóc, ǵn giữ và bảo
vệ các Ngài qua những biến cố khó khăn nhất trong lịch sử xưa và
nay.
Bản chất dân thật thà, hiền lành, tốt bụng, cần cù, siêng năng,
đoàn kết.
Là địa danh trung tâm cho vùng Chân Lộc thời bấy giờ, chỉ sau mấy
tháng đứa con đầu tiên đă ra đời là xứ Lộc Mỹ và tiếp tục sinh ra
những xứ hạt khác theo lược đồ sau đây:
II . LƯỢC ĐỒ GIÁO XỨ PHÁT TRIỂN CỦA GIÁO
XỨ LÀNG ANH

- GIÁO XỨ LÀNG ANH SINH RA:
- Giáo xứ Lộc Mỹ (1853) à Giáo xứ Tân Lộc (1908) (nay là Giáo Hạt
Cửa Ḷ).
- Giáo xứ La Nham (1925).
- Giáo xứ Mỹ Dụ (1869)
- Giáo xứ Cầu Rầm 1888 (nay là Giáo Hạt Cầu Rầm).
- Giáo xứ Gia Hoà (1889).
- Giáo xứ Cam Lâm (1895).
- Giáo xứ Phù Long (1920).
- Giáo xứ Lập Thạch
(1887).
- Giáo xứ Trang Cảnh (1914).
- Giáo xứ Yên Đại
(1923).
- Giáo xứ Làng Nam (1927)
Tổng cộng 10 xứ và 2 giáo hạt được sinh ra từ giáo xứ Làng Anh.
III. NHỮNG BƯỚC THĂNG TRẦM CỦA GIÁO XỨ
LÀNG ANH
Gíáo xứ Cả Anh cũng như giáo hội Việt Nam phải đương đầu với cơn
bách hại khủng khiếp kéo dài cho tới năm 1888. Cuộc bắt đạo lúc đầu
có vẻ thất thời tuÿ theo hứng của Vua Chúa. Nhưng tới khi Vua Gia
Long nằm xuống năm 1820, các vua triều Nguyễn là Minh Mệnh, Thiệu
Trị, Tự Đức, v́ tinh thần bài ngoại và lầm tưởng theo Đạo là bỏ ông
bà tổ tiên, đă ra lệnh trên toàn quốc triệt hạ thánh đường, xử tử
các Giáo Sĩ và tất cả những giáo dân nào bất tuân lệnh nhà Vua.
Những hành động này đă đưa tới việc liên quân Pháp và Tây Ban Nha
can thiệp vào nội bộ Việt Nam , ép buộc vua Tự Đức kư hoà ước nhận
quyền bảo hộ của Pháp, đồng thời chấm dứt việc sát hại người Công
giáo năm 1883.
1. Vua Tự Đức (1847-1883): Có 13 Sắc Chỉ
Nếu tính số Sắc Chỉ bắt đạo, dưới thời Tự Đức lên tới 13 Sắc Chỉ
ban hành vào những năm 1848, 1851, 1855. Riêng trong năm 1857 có 4
Sắc Chỉ, năm 1859 có 2 Sắc Chỉ, và năm 1860 có 4 Sắc Chỉ cuối cùng.
Nhiều lệnh như thế minh chứng quyết tâm nhà vua muốn tận diệt Đạo
Thiên Chúa bằng mọi giá, và tận diệt suốt trong 36 năm chấp chính.
Chúng ta sẽ thấy nội dung những sắc lệnh đó khủng khiếp tới mức độ
nào!
Đạo Công Giáo được định nghĩa không những như một Tả Đạo mà c̣n
tệ hơn nữa, như một tôn giáo xấu xa, "một dịch tể". (Sắc Chỉ
7-6-1857)
Lệnh cho các xă uỷ, cai tổng (Sắc Chỉ tháng 5 năm 1857): Ai không
tuân theo sẽ bị cách chức (sắc Chỉ 7-6-1857)
Lệnh cho Triều Đ́nh và các Quan địa phương (Sắc Chỉ 24-8-1860).
Theo các sắc lệnh trên đây, phải bắt tất cả mọi thành phần Công
Giáo.
Hết mọi thanh niên trên 15 tuổi phải tŕnh diện thường xuyên theo
thời gian nhất định (lệnh 17-1-1860). Người Công Giáo, dù học giỏi,
có khả năng, cũng không được giữ chức vụ nào (lệnh 19-9-1855).
Đặc biệt nhắm vào giới ngư phủ, v́ họ luôn luôn di chuyển và
thường là chỗ ẩn náu cho các Đạo Trưởng (lệnh 18-9-1855).
Những người chứa chấp Đạo Trưởng sẽ bị phân thân và buông sông (lệnh
30-3-1851).
Giáo dân không chịu đạp Thánh Giá sẽ bị khắc hai chữ Tả Đạo trên
mặt và đi đầy biệt xứ (lệnh 18-9-1855). Ai cố chấp xưng đạo: Đàn ông
sẽ bị cưỡng bách ṭng quân, đàn bà bị tuyển làm nô t́ cho các quan (lệnh
7-6-1857)
Bắt các thành phần trong Hội Đồng Giáo Xứ (lệnh tháng 10 năm
1959)
Binh sĩ Công Giáo không đạp ảnh Thánh Giá sẽ bị giải ngũ, bị khắc
hai chữ Tả Đạo và bị đầy chung thân (lệnh tháng 12-1859).
Giới Quan Lại Công Giáo: cả những ai đă chối Đạo cũng bị cách
chức. Những ai trung kiên sẽ bị trảm quyết (lệnh 15-12-1859).
Các nữ tu, không được cấp giấy thông hành để di chuyển ngoài địa
phương ḿnh đang ở. V́ họ là những liên lạc viên đắc lực. Ai không
tuân lệnh sẽ bị tù chung thân, hay làm nô t́ cho các Quan (lệnh
17-1-1860 và lệnh tháng 7-1860).
Các Linh Mục Việt Nam , đạp Thánh Giá hay không đều bị phân thân
để nêu gương. Linh Mục ngoại quốc th́ bị trảm quyết, đầu phải treo
luôn 3 ngày, rồi buông sông hay ném xuống biển (lệnh 15-9-1855).
Các cơ sở Công Giáo, bị đốt phá và tiêu huỷ (lệnh 18-9-1855 và
8-12-1857). Nhất là cơ sở tại Vĩnh Trị, phải phá huỷ b́nh địa (lệnh
1-12-1857).
2. Những Cuộc Bách Hại Do Nhóm Văn Thân (1885-1886):
Chính lư ra những cuộc bách hại đă chấm dứt dưới thời Tự Đức, v́
theo khoản 9 của hiệp ước Giáp Tuất kư giữa Việt Nam và nước Pháp
ngày 15-3-1874, vua Tự Đức đă kư nhận "quyền tự do theo Đạo và hành
Đạo của người Công Giáo". Tuy nhiên lịch sử c̣n ghi chép là sau vua
Tự Đức, sự bắt bớ cộng đoàn Công Giáo Việt Nam vẫn tiếp tục, không
kém phần dữ dội tàn bạo, và diễn tiến trong hoàn cảnh rối ren khác
biệt. Các vua kế vị Tự Đức là:
- Hiệp Hoà, lên ngôi chấp chính được 4 tháng rồi sau đó bị ép
buộc phải uống thuốc độc quyên sinh.
- Kiến Phúc, lên ngôi lúc mới 15 tuổi.
- Hàm Nghi, lên kế vị lúc 12 tuổi.
Do đó, mọi quyền hành điều khiển quốc sự, giữa lúc đang phải
đương đầu với ngoại xâm lại năm trong tay các vị đại thần: Nguyễn
Văn Tường và Tôn Thất Thuyết. Kết quả đưa đến chỗ đại bất hạnh cho
đất nước: Qua hai hiệp ước 1883 và 1884, Việt Nam mất nước về tay
Thực Dân. Lănh thổ chia làm 3, Nam kÿ và các thành phố Qui Nhơn, Đà
Nẵng, Vinh, Hải Pḥng và Hà Nội trở thành thuộc địa Pháp. Từ Thanh
Hoá vào đến B́nh Thuận thuộc Nam Triều, từ Ninh B́nh ra Bắc do Khâm
Sai Bắc Kÿ nhưng cả Trung và Bắc đều đặt dưới quyền Bảo Hộ của Pháp.
Quyền thần Tôn Thất Thuyết mưu đánh úp Pháp ở thành Mang Cá nhưng
thất bại, kinh thành Huế ch́m trong biển lửa và chết chóc. Vua Hàm
Ngi bỏ kinh thành chạy về Tân Sở, xuống chiếu Cần Vương kháng Pháp.
Như một cục than hồng ném vào biển dầu, phong trào Văn Thân Cần
Vương bùng lên khắp nơi, tự động tự phát, với khẩu hiệu "B́nh Tây
Sát Tả" lan rộng trên khắp ba miền Bắc Trung Nam, và con vật hy sinh,
một lần nữa, cũng lại là người Công Giáo rải rác trên khắp toàn quốc!
Cuộc bách hại tàn ác v́ lợi dụng hoàn cảnh "đục nước béo c̣": chỉ
trong mấy năm văn Thân, số người Công Giáo bị tàn sát v́ tín ngưỡng
đă lên cao gần bằng tổng số tín hữu đă hy sinh trong hơn hai thế kỷ
bách hại, từ đời các Chúa Trịnh Nguyễn cho tới hết đời Tự Đức. Những
cuộc tàn sát thật ác liệt rùng rợn, từng lớp người, kể ra từng trăm
từng ngàn, cứ mỗi lần phải qua một cơn bách hại là cứ tiếp tục ngă
xuống, như những trái sung rụng trước cơn gió lộng!
Trọng điểm nhất là thời kỳ này giáo xứ Làng Anh đă cùng chịu
chung số phận mọi người công giáo. Phong trào Văn Thân, Cần Vương
với khẩu hiệu "B́nh Tây Sát Tả" giáo dân xứ Làng Anh cũng đă chứng
kiến nhiều cuộc tử đạo tập thể tại quảng trường Quán Bàu.
3. Phong trào giảm tô cải cách: 1930 -1931 những cuộc mit-tinh,
biểu t́nh đốt phá các nhà tri huyện rồi kéo đến nhà thờ xứ. Nhưng do
sự khôn khéo, biến báo cha ông, giáo xứ Làng Anh đă nhanh chóng bố
trí cảnh thờ tự thành nơi chùa chiền, họ đă xây cất các đền miếu giả
trong thôn làng, cất dấu đồ thờ tự, kiệu rồng nơi bàu sâu (Kiệu rồng
157 năm nay con lưu giữ tại giáo xứ ) nên những đoàn quân của Văn
Thân lướt qua mà xứ đạo không bị tàn phá, Giáo xứ Làng Anh lúc đó
lại nơi ẩn náu an toàn cho các nhà thừa sai.
4. Giai đoạn chia đôi đất nước: 1951 – 1952
(dập tắt được tổ chức
Liên Đoàn Công giáo) sau đó không lâu hiệp định Genève chia đôi đất
nước rơi vào cảnh chiến tranh tang tóc của 2 miền Nam Bắc, giáo xứ
Làng Anh cũng theo vận mệnh chung của đất nước, nhà thờ, nhà xứ đều
bị bom bỏ tan hoang, hiện c̣n dấu tích của chiến tranh, 2 hố bom bên
nhà pḥng nay là ao cá, những trân mưa bom làm cho nhà xứ bị chôn
vùi trong đống đất, đó là những ngày kinh hoàng nhất, có ngày số
chết 40 người, nhưng đặc biệt nhờ sự che chở của Mẹ Maria người công
giáo lại không bị tổn thất về nhân mạng.
IV. NHỮNG BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ
1. - 1945 bị nạn đói một số đông giáo dân Làng Anh phải đi tha
phương cầu thực và bị chết đói không trở lại.
Ngày 9-3-1945, Nhật đảo chánh Pháp tại Việt Nam . Trước t́nh thế
này vai tṛ của các vị Thừa Sai ngoại quốc càng trở nên khó khăn và
số ứng sinh linh mục Việt Nam đủ điều kiện làm con số linh mục tăng
thêm nhiều. Toà thánh quyết định "Việt Nam Hoá" hệ thống lănh đạo
Giáo Hội qua việc trao cho Giám Mục bản quốc: Hà Nội cho Đức Cha
Trịnh Như Khuê năm 1950, Bắc Ninh cho Đức Cha Hoàng Văn Đoàn năm
1950, Vinh cho Đức Cha Trần Hữu Đức năm 1951, Hải pḥng cho Đức Cha
Trương Cao Đại năm 1953.
2. Năm 1954, hiệp định Genève chia đôi đất nước khiến gần 750.000
giáo dân Công Giáo miền Bắc phải di cư vào miền Nam, một nửa giáo
dân Làng Anh cũng theo đoàn di cư khăn gói lên đường vào Nam. Dân số
Làng Anh sau biến cố này cả xứ chỉ c̣n lại 775 người. Cuộc sống thầm
lặng chung của giáo hội Miền Bắc dă kéo dài 40 năm chia cắt 2 miền
Nam Bắc dân số công giáo tại Giáo xứ Làng Anh cũng 2000 nhân khẩu.
3. - 1975 biến cố thống nhất Đất Nước, lại một lần nữa khoảng 400
người lại lên đường vào miền Nam làm kinh tế, con số c̣n lại 1600
người chia làm 4 giáo họ:
Họ Làng Anh, Họ Ân Hậu, Họ Tân Thành, Họ Kim Ân.
Nằm trên địa bàn hành chính của 3 xă: xă Nghi Phong, xă Nghi Đức,
xă Nghi Ân thuộc huyện Nghi Lộc, diện tích tổng quát chiều rộng 2,5
km rải dài 5 km tổng cộng 11km2. Tất cả các giáo họ đều có nhà thờ.
Nơi trung tâm phụng vụ chung của cộng đoàn là nhà thờ giáo xứ đă
được xây dựng lại năm 1995 do linh mục Phêrô Nguyễn Văn Thiện.
Được sự chăn dắt của các Chủ Chăn, giáo dân Làng Anh đă sớm ư
thức về ơn gọi và chỗ đứng của ḿnh trong Giáo Hội, nỗ lực làm việc
tông đồ và góp phần rất xứng đáng trong công việc xây dựng Giáo Xứ
và sống đạo trong mọi hoàn cảnh.
V. CÁC LINH MỤC CON CÁI GIÁO XỨ:
Cha Mathêu Thọ - quê Làng Anh - chịu chức linh mục 1867 - từ trần
tại Kẻ Tiểu.
Cha Phêrô Thế - quê Ân Hậu - chịu chức linh mục 1892 - từ trần tại
quê.
Cha Phêrô Vệ - quê Ân Hậu - chịu chức linh mục 1892 - từ trần tại
Yên Phú 1939.
Cha Gioan Hồi - quê Làng Anh - chịu chức linh mục 1904 - từ trần tại
Lộc Thuỷ 1942.
Cha F.x. Đông - quê Ân Hậu - chịu chức linh mục 1910 - từ trần tại
Kẻ Đông 1951.
Cha Phaolô Quyền- quê Làng Anh - chịu chức linh mục 1912 - từ trần
tại Mỹ Hoà.
Cha Giuse Thân - quê Làng Anh - chịu chức linh mục 1927 - từ trần
tại Văn Thành 1965.
Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp - quê TânThành - chịu chức linh mục
8-8-1972. Nay là giám mục Giáo Phận Vinh.
VI. CÁC LINH MỤC COI SÓC GIÁO XỨ:
Trực tiếp chăm sóc Giáo xứ, từ bước khởi đầu khi Giáo sở được
chính thức thành lập vào năm 1853 cho đến nay, năm 2004, có tất cả
22 linh mục quản xứ & phụ trách:
Cha Bảo - Quản xứ - từ 1884 đến 1893
Cha Đoài - Quản xứ - từ 1893 đến 1901
Cha Thế - Quản xứ - từ 1901 đến 1905
Cha Tính - Quản xứ - từ 1905 đến 1910
Cha Trạch - Quản xứ - từ 1910 đến 1921
Cha Khoa - Quản xứ - từ 1921 đến 1927
Cha Tân - Quản xứ - từ 1927 đến 1931
Cha Biện - Quản xứ - từ 1931 đến 1937
Cha Đường - Quản xứ - từ 1937 đến 1945
Cha Thư - Quản xứ - từ 1945 đến 1946
Cha Huyên - Quản xứ - từ 1947 đến 1951
Cha Khâm - Quản xứ - từ 1951 đến 1958
Cha Liêm - Phụ trách - từ 1958 đến 1959
Cha hạt Lê - Phụ trách - từ 1959 đến 1962
Cha Liêm - Phụ trách - từ 1962 đến 1966
Cha Nho - Quản xứ - từ 1966 đến 1974
Cha Danh - Quản xứ - từ 1974 đến 1987
Cha Thiện - Quản xứ - từ 1987 đến 1998
Cha Nho - Phụ trách - từ 1998 đến 2001
Cha Lợi - Phụ trách - từ 2001 đến 2002
Cha Thắng - Phụ trách - từ 2002 đến 2003
Cha Nhàn - Quản xứ - từ 2003 đến 2010.
(tài liệu do LM Quản xứ Raphael Trần-Xuân-Nhàn)
Nguồn : www.tinvui.org
|